Do vậy, công xã hầu như hoàn toàn đóng kín, sự trao đổi hàng hoá giữa công xã này với công xã khác và giữa nông thôn với thành thị không đáng kể, có chăng chỉ là một số thứ mà công xã kh
Trang 1ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
2
c Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ III CN
Năm 187 TCN, vương triều Môrya bị một viên tướng của mình lật đổ Từ đó nước Magađa suy yếu nhanh chóng và đến năm 28 TCN thì diệt vong
Đến thế kỷ I, người Cusan (cùng một huyết thống với người Tuyếc) từ Trung Á tràn sang chiếm được miền Tây Bắc An Độ lập thành một nước tương đối lớn Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canísca (78 – 123) cũng là một người rất tôn sùng đạo Phật nên dưới thời thống trị của ông, Phật giáo rất hưng thịnh
Theo truyền thuyết, đến năm 123, Canisca bị nhân dân khởi nghĩa bóp chết Từ đó, nước Cusan ngày càng suy yếu, lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại đến thế kỷ V thì diệt vong
2 Giai cấp nô lệ và công xã nông thôn
a Giai cấp nô lệ
Vấn đề nô lệ ở An Độ, từ thời cổ đại đã có hai ý kiến:
Mêgaxten, sứ thần của Xêlơcút thường trú ở cung đình vương triều Môrya khẳng định rằng ở An Độ không có nô lệ Ông nói: “Ở An Độ có một điểm đáng chú ý nhất là tất cả mọi người An Độ đều là người tự do, không có một người An Độ nào là nô lệ”
Sở dĩ Magaxten có ý kiến như vậy vì ông là một người Hy Lạp, do đó ông đã dùng tiêu chuẩn của người nô lệ ở Hy Lạp để xem xét tình hình nô lệ ở Ấn Độ
- Cautalia, tác giả sách “Bàn về việc chính trị” (Arthasastra) cho rằng ở An Độ có đến 15 loại đaxa, mà đaxa có nghĩa là tôi tớ, nô lệ
Trang 2- Sự thực, không phải ở An Độ cổ đại không có nô lệ, đồng thời cũng không phải
có nhiều loại nô lệ như Cautalia đã nói
Nguồn gốc nô lệ ở An Độ cũng là tù binh, người phá sản, người phạm tội… Thân phận của nô lệ cũng rất thấp kém, họ bị coi là tài sản của chủ và bị gọi là “tài sản hai chân” để phân biệt với gia súc được gọi là “tài sản bốn chân” Do vậy nô lệ cũng bị đem bán, cầm, biếu, trao đổi, làm giải thưởng trong các cuộc thi đấu v.v… Theo tác phẩm “Bàn về việc chính trị”, giá một nô lệ so với ngựa đắt hơn ¼ so với trâu hoặc bò cái đắt hơn một lần rưỡi, so với dê thì bằng 20 lần
Đối với những người nô lệ mà chủ cho là phạm tội thì chủ có quyền trừng phạt mà hình thức thông thường nhất là đánh đập, xiềng xích, đóng dấu nung đỏ Nếu chủ giết chết nô lệ cũng không phải là một tội lỗi
Tuy vậy, phần đông nô lệ ở An Độ cổ đại là người đồng tộc, hơn nữa họ lại xuất thân từ những đẳng cấp khác nhau, nên khi đối xử với nô lệ, chủ không thể không suy nghĩ đến những vấn đề ấy Do đặc điểm đó, một số nô lệ ở An Độ có gia đình riêng, có tài sản riêng và có quyền truyền tài sản lại cho con cháu
Tóm lại, quan hệ nô lệ ở An Độ cổ đại không phát triển lắm Nô lệ giữ vai trò rất phụ trong đời sống kinh tế của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ
b Công xã nông thôn
Trong số các nước Phương Đông, An Độ là nơi công xã nông thôn tồn vững chắc
và lâu dài nhất
Cơ sở của sự tồn tại vững chắc của công xã nông thôn gồm hai mặt chủ yếu:
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước
- Nền kinh tế tự cấp tự túc (cũng gọi là kinh tế tự nhiên), trong đó chủ yếu là sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp
Trên cơ sở toàn bộ ruộng đất thuộc về nhà nước, ở các địa phương ruộng đất được giao cho các làng quản lý Như vậy, các làng có quyền chiếm hữu tập thể ruộng
Trang 3đất của làng Ngoài phần đất đai như bãi cỏ, rừng, ao hồ v.v… mọi người trong làng được sử dụng chung, đất canh tác được định kỳ (thường là ba năm) chia cho các hộ nông dân cày cấy
Một đặc điểm khác rất nổi bật làm cho công xã nông thôn tồn tại vững chắc là sự
tự cấp tự túc về kinh tế Sự tự cấp tự túc ấy biểu hiện ở hai mặt:
+ Trong từng gia đình, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghề nông và nghề dệt vải Do vậy hai nhu cầu cơ bản của người nông dân là ăn và mặc đều tự túc được
+ Trong công xã có một số thợ thủ công như thợ rèn, thợ mộc, thợ gốm v.v…chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc nghề của mình để thõa mản các nhu cầu của mọi thành viên trong công xã
Do vậy, công xã hầu như hoàn toàn đóng kín, sự trao đổi hàng hoá giữa công xã này với công xã khác và giữa nông thôn với thành thị không đáng kể, có chăng chỉ
là một số thứ mà công xã không thể sản xuất được như muối, sắt v.v… mà thôi
Về mặt hành chính, đứng đầu mỗi công xã là một thôn trưởng Dưới thôn trưởng
là một số người chức trách giữ những công việc khác nhau như quản lý việc sản xuất nông nghiệp, trông nom các công trình thủy lợi, phụ trách việc tuần tra canh gác, dạy con trẻ, xem thiên văn v.v…
Nông dân sống trong công xã là những người nông dân tự do Tuy vậy, cày cấy ruộng đất công, nông dân công xã phải nộp thuế cho nhà nước Mức thuế dao động
từ 1/12 đến 1/6 thu hoạch Ngoài ra nông dân công xã còn phải làm các tạp dịnh như đắp đê, làm đường, đào kênh v.v…
Sự tồn tại lâu dài và vững chắc của công xã nông thôn đã bảo đảm cho nông dân
An Độ ai cũng có ruộng đất để canh tác, do đó đã hạn chế sự phá sản của nông dân, hạn chế sự phát triển của quan hệ nô lệ
Sự tồn tại của công xã nông thôn còn làm cho nông dân sống gắn bó với nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, tình làng nghĩa xóm đậm đà
Nhưng mặt khác, công xã nông thôn cũng có nhiều hạn chế;
Trang 4- Nền kinh tế tự cấp tự túc của công xã nông thôn đã làm cho kinh tế hàng hóa chậm phát triển, hệ thống đường giao thông hầu như không cần thiết Nhu vậy sự tồn tại của công xã nông thôn đã kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của xã hội
- Cuộc sống biệt lập của các công xã làm cho nông dân không biết gì hơn ngoài xóm làng nhỏ bé của mình, do đó họ thờ ơ với tình hình chính trị của đất nước
- Do sự hiểu biết hạn chế ở trong các công xã, những tập tục cổ hủ, những thói mê tín dị đoan càng có điều kiện duy trì và nảy nở
Bàn về những hạn chế của công xã nông thôn ở An Độ, Mác Viết:
“… Chúng ta cũng không được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy,
dù cho chúng có vẻ vô hại như thế nào đi chăng nữa, bao giờ cũng vẫn là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã ấy đã hạn chế
lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của cái quy tắc cổ truyền, tước đoạt nó mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử Chúng ta không được quên lòng ích kỷ của những con người man rợ, họ đã tập trung mọi lợi ích của mình trên một mảnh đất nhỏ bé đáng thương, bình thản nhìn những đế quốc lớn sụp đổ, nhìn những hành động tàn bạo không thể tưởng tượng được xảy ra, nhìn dân cư của những thành phố lớn bị tàn sát, - họ đã bình thản nhìn tất cả những cái đó mà chẳng hề suy nghĩ gì hơn là nhìn những hiện tượng tự nhiên, và bản thân họ đã trở thành miếng mồi yếu đuối của bất kỳ một kẻ đi xâm chiếm nào khi kẻ ấy đoái nhìn đến họ
Chúng ta không được quên rằng những công xã nhỏ bé ấy mang dấu ấn của những
sự phân biệt đẳng cấp và của chế độ nô lệ, rằng những công xã ấy làm cho con người phải phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài, chứ không nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy, rằng những công xã ấy đã biến trạng thái tự động phát triển của xã hội thành một số phận bất di bất dịch do thiên nhiên quyết định trước, và do đó, đã tạo ra sự sùng bái thiên nhiên một cách thô lỗ, mà sự thoái hóa thể hiện đặc biệt ở chỗ con người, kẻ làm chủ thiên nhiên, lại phải thành kính qùy gối trước con khỉ Hanuman và trước con bò Sápbala” (1)
Trang 5Chế độ công xã nông thôn này tồn tại suốt thời cổ trung đại ở An Độ, về sau đến thời thống trị của Anh mới bị nền kinh tế hàng hóa phá vỡ
3 Sự ra đời và phát triển của đạo Phật
a Truyền thuyết về Phật Thích Ca
Người sáng lập đạo Phật là Xitđácta Gôtama (siddharta Gautama), thái tử của nước Capilavastu ở chân núi dãy Hymalaya, miền đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần ở Đông Bắc An Độ Năm 29 tuổi, vị thái tử này bắt đầu rời khỏi cung điện của vua cha để tìm con đường cứu khổ cho chúng sinh Đến năm 35 tuổi, ông đắc đạo, từ đó được gọi là Bútđa (Buddha) nghĩa là người
đã giác ngộ, và được tín đồ gọi là Xakyamuni (sakyamuni) nghĩa là “Thánh nhân của họ Xakya”, ta quen gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni
Về niên đại của Phật, có người nói Phật sinh năm 563 TCN và mất năm 483 TCN,
có người lại cho rằng Phật sinh năm 624 TCN và mất năm 544 TCN Ngày nay, tín đồ đạo Phật lấy năm 544 TCN làm năm mở đầu kỳ nguyên Phật giáo
b Học thuyết của Phật giáo
Mục đích của Phật giáo là lý giải và nêu ra cái chân lý về nỗi khổ đau và cách cứu vớt thoát khỏi nỗi đau khổ
Vì vậy nội dung chủ yếu của đạo Phật được thể hiện trong thuyết tứ đế (còn gọi là
tứ thánh đế) có nghĩa là “bốn chân lý”
Tứ đế gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế, và đạo đế
- Khổ đế nói về các nỗi khổ của con người
- Tập đế nói về nguyên nhân của các nỗi khổ ấy
- Diệt đế nói về sự dập tắt các nỗi khổ
- Đạo đế chỉ ra con đường để thực hiện việc diệt khổ
Trang 6Đạo Phật ban đầu chỉ nhấn mạnh sự tu hành của mỗi người chứ không thừa nhận
có một đấng tối cao và các vị thần bảo hộ, do đó không cần nghi thức cúng bái
Về mặt xã hội, đạo Phật phủ nhận chế độ Vácna, vì đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người không phải là điều kiện để được cứu vớt
c Sự phát triển của đạo Phật ở An Độ
Do đạo Phật ban đầu là một tôn giáo từ bi, đơn giản và không công nhận chế độ đẳng cấp nên được quần chúng hoan nghênh và được giai cấp thống trị ủng hộ Đến thế kỷ III TCN, với sự giúp đỡ của vua Axôca, đại hội Phật giáo lần thứ ba được triệu tập Tại đại hội này, đạo Phật được chấn chỉnh về tổ chức, giáo lý Đồng thời Axôca còn cho xây dựng nhiều chùa tháp Cũng bắt đầu từ đây, đạo Phật được truyền ra bên ngoài mà trước hết là sang Srilanca
Đến khoảng năm 100, tại đại hội Phật giáo lần thứ IV họp ở Casmia thuộc nước Cusan, đạo Phật chính thức chia thành hai phái là Tiểu thừa và Đại thừa
Tiểu thừa là phái phật giáo nguyên thủy, cho rằng:
- Chỉ những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt
- Chỉ thờ Phật Thích Ca
- Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh gắn liền với giác ngộ sáng suốt
Phái Đại thừa cho rằng:
- Ngoài những người tu hành, những người trần tục quy y theo Phật giáo cũng được cứu vớt
- Phật Thích Ca là vị Phật cao nhất của đạo Phật,nhưng ngoài Phật Thích Ca còn
có các vị Phật khác và các vị Bồ Tát
- Niết bàn là thế giới của các vị Phật
- Điạ ngục là nơi đày đoạ linh hồn những kẻ có tội
- Canisca cũng cho xây chùa, tạc tượng và khuyến khích các nhà sư ra nước ngoài truyền đạo