Rễ cây cau pdf

4 244 0
Rễ cây cau pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rễ cây cau Cau có tên khác là binh lang, tân lang, người Tày gọi là mạy làng, tên K’Ho là pơ lạng, thuộc họ Cau. Arecaceae. Đó là loại cây trồng phổ biến ở nhiều nơi, nhất là vùng nông thôn, để lấy quả ăn trầu và các bộ phận khác làm thuốc. - Rễ cau: Thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất gọi là rễ cau nổi. Dùng độc vị rễ cau nổi (20-30g) thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày, chữa liệt dương. Để chữa đái nhắt, đái són, lấy rễ cau (10g) phối hợp với rễ trầu không (10g, có thể dùng thân hoặc lá) thái nhỏ, sắc uống ngày một thang. Dùng vài ngày. Phụ nữ có thai không được dùng rễ cau. - Lá cau: Phối hợp với vỏ núc nác, mỗi thứ 20-30g, thái nhỏ, sắc uống; kết hợp lấy lá đinh lăng lót giường nằm, chữa kinh giật ở trẻ em. - Vỏ quả cau: Lấy lớp vỏ dày trắng bên trong (đã lột bỏ vỏ xanh bên ngoài) phơi khô, có tên thuốc trong y học cổ truyền là đại phúc bì. Dược liệu có vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng hạ khí, tiêu thũng chữa phù toàn thân, bụng đầy trướng, đại tiện không thông, tiểu tiện khó khăn. Ngày 6-9g dưới dạng nước sắc. - Hạt cau: Có vị đắng, chát, tính ôn, có tác dụng diệt trùng, tiêu tích, hành khí, lợi tiểu. Tẩy giun sán: Hạt cau khô (6-8g) thái nhỏ, sắc với 2 bát rượu, lấy 1 bát, uống làm 2-3 lần trong ngày. Chữa kiết lỵ, viêm ruột: Hạt cau khô (0,5-4g) sắc uống. Chữa khó tiêu, bụng đầy trướng: Hạt cau (10g), sơn tra (10g), sắc uống làm hai lần trong ngày. Dùng ngoài, bột hạt cau rắc làm thuốc cầm máu. - Buồng cau đang ra hoa và hình thành quả non bị thui chột, không phát triển, tự khô héo, màu vàng xám, gọi là buồng cau điếc (tên dân gian) hay tua cau rũ (tên trong sách thuốc cổ). Buồng cau điếc đốt tồn tính (không để cháy thành than) tán nhỏ, mỗi lần 4-6g ăn với cháo hoa, chữa hen suyễn hoặc 8g uống với nước tiểu trẻ em vào lúc đói, chữa khí hư. Buồng cau điếc (40g) phối hợp với gương sen (1-2 cái) thái nhỏ, phơi khô, nấu nước đặc uống trong ngày, chữa băng huyết. - Mốc cây cau hay phấn cau, rêu cau là những mảng mỏng màu trắng xám bám ở gốc và thân cây cau. Khi dùng, cạo lấy mốc, sao qua, lấy 40g giã nhỏ với bồ hóng (20g), dịt vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay. Để chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy mốc cau (20g), tinh tre (20g), lá chuối hột (10g). Đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày. Trước khi điều trị mong hãy tìm hiểu cho thật kỹ bệnh của mình nhé Để chữa viêm ruột, lỵ, hãy lấy một hạt cau khô (thái nhỏ) và 6 g rộp thân cây ổi, sắc với 100 ml nước đến khi còn 50 ml rồi chia 2-3 lần uống trong ngày. Sau đây là hai bài thuốc khác từ cau: - Chữa phù thũng, bụng đầy trướng, khó thở, tiểu tiện ít, ốm nghén nôn mửa: Vỏ quả cau, vỏ rễ dâu, vỏ quýt, vỏ gừng mỗi thứ 12 g, sắc với 300 ml nước, lấy 200 ml, chia hai lần uống trong ngày. - Chữa sán xơ mít: Hạt cau 60-80 g (trẻ em 30 g), hạt bí ngô bóc vỏ 100 g (trẻ em 40 g). Cho hạt cau vào 500 ml nước, sắc lấy 150-200 ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi hết hiện tượng kết tủa để loại bỏ toàn bộ tanin rồi gạn lấy nước trong. Ăn hạt bí vào sáng sớm, lúc đói, 2 tiếng sau uống nước sắc hạt cau rồi nằm nghỉ. Đến khi thật buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào nước. . lấy quả ăn trầu và các bộ phận khác làm thuốc. - Rễ cau: Thường dùng loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất gọi là rễ cau nổi. Dùng độc vị rễ cau nổi (20-30g) thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn. Rễ cây cau Cau có tên khác là binh lang, tân lang, người Tày gọi là mạy làng, tên K’Ho là pơ lạng, thuộc họ Cau. Arecaceae. Đó là loại cây trồng phổ biến ở nhiều. đái són, lấy rễ cau (10g) phối hợp với rễ trầu không (10g, có thể dùng thân hoặc lá) thái nhỏ, sắc uống ngày một thang. Dùng vài ngày. Phụ nữ có thai không được dùng rễ cau. - Lá cau: Phối

Ngày đăng: 30/07/2014, 05:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan