1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Rễ cây Bọ mẩy là “Bản lam căn” ? pdf

6 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 151,8 KB

Nội dung

Bài “Phát hiện cây Đại Thanh diệp tại Đà nẵng” của tác giả Trần Đình Niên đã cung cấp những thông tin về cây thuốc này và hảo tâm chia sẻ với chúng ta những kinh nghiệm sử dụng quý giá c

Trang 1

Rễ cây Bọ mẩy là “Bản lam căn” ?

Trang 2

Bài “Phát hiện cây Đại Thanh diệp tại Đà nẵng” của tác giả Trần Đình Niên đã

cung cấp những thông tin về cây thuốc này và hảo tâm chia sẻ với chúng ta những

kinh nghiệm sử dụng quý giá của mình Tuy nhiên, có một chi tiết, theo thiển ý của

tôi, có thể là nên xem xét thêm Cụ thể: Rễ cây Bọ mẩy không phải là vị thuốc Bản

lam căn trong Đông y Trung Quốc

Cây bọ mẩy

Trang 3

Như ông đã viết: “Trong thuốc Bắc có hai vị thuốc Đại Thanh Diệp (lá), Bản lam

căn (rễ) đều có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhưng trên thị trường phải nhập của

Trung Quốc nên thường rất đắt, đôi khi hiếm không tìm mua được Đọc sách thuốc

tôi được biết hai vị thuốc đó có cùng nguồn gốc từ một cây còn có tên là Bọ mẩy

hay Đắng cẩy, mọc hoang ở vùng đồi trung du Bắc bộ và Trung bộ nước ta ” Xin

được trao đổi chi tiết hơn:

Về Đại thanh diệp và Đại thanh căn

Trong Đông y Trung Quốc (Trung y), vị thuốc mang tên Đại thanh diệp là cành, lá

của 5 cây khác nhau (trong số đó, 3 cây thấy mọc ở Việt Nam):

1- Cây Lộ biên thanh – Clerodendron cyrtophyllum Turcz Thuộc họ Cỏ roi ngựa

Cây này ở Việt Nam gọi là Bọ mẩy, cũng chính là cây mà tác giả T.Đ Niên đã đề

cập đến trong “ ống kính khắp nơi”, CTQ số 3, tháng 4 năm 2003

Trang 4

2- Cây Liễu lam – Polygonum tinctorium Ait., thuộc họ Rau răm (Polygonaceae)

Tại Việt Nam, cây có tên là Nghể chàm, mọc hoang ở Hà Tây, Ninh Bình, và

được trồng ở một số nơi để chế thuốc nhuộm

3- Cây Mã lam – Baphicananthus cusia (Nees) Bremek.; còn có tên khoa học là

Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze Thuộc họ Ô-rô (Acanthaceae) Tại Việt Nam

gọi là cây Chàm mèo, mọc hoang ở các thung lũng ẩm ướt, núi đá; có mặt ở hầu

hết các tỉnh miền núi phía Bắc, như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Thái Nguyên

4- Cây Tùng lam Isatis tinctoria L thuộc họ Chữ thập (Brassicaceae) Theo sách

Những cây thuốc và vị thuốc VN của GS Đỗ Tất Lợi, cây này không thấy ở nước

ta Cũng không có mặt trong Từ điển cây thuốc VN của TS Võ Văn Chi

5- Cây Thảo đại thanh – Indigotica Fort., họ Chữ thập (Brassicaceae)- cũng chưa

phát hiện thấy ở VN

Trang 5

Trong khi vị thuốc Đại thanh diệp có thể là cành lá của nhiều loài cây, thì vị thuốc

Đại thanh căn lại là rễ của một cây duy nhất: cây Lộ biên thanh - Clerodendron

cyrtophyllum Turcz đã nói ở trên Trong sách thuốc Trung Quốc Đại thanh căn,

còn có tên là Xú căn, Dã địa cốt (Phúc kiến dân gian bản thảo), Thổ địa cốt bì

(Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương)

Về vị thuốc Bản lam căn:

Bản lam căn là rễ của 3 loài cây:

1 Cây Tùng lam ( còn gọi là Đại lam) , tên khoa học là Isatis tinctoria L., họ Chữ

thập (Brassicaceae) Chưa phát hiện thấy mọc ở VN; Không thấy mô tả trong

Những cây thuốc và vị thuốc VN và Từ điển cây thuốc VN

2 Cây Thảo đại thanh, tên khoa học là Isatis Indigotica Fort., họ Chữ thập

(Brassicaceae)- Cũng chưa phát hiện thấy ở VN

Trang 6

3 Cây Mã lam, tên khoa học là Baphicananthus cusia (Nees) Bremek., họ Ô-rô

(Acanthaceae) Cây này ở Việt Nam gọi là Chàm mèo, như đã nói ở trên

Như vậy đã có thể đưa ra hai nhận xét:

Cây Bọ mẩy ở Việt Nam cho ta 2 vị thuốc: Đại thanh diệp và Đại thanh căn

Rễ cây Bọ mẩy không phải là vị thuốc Bản lam căn trong Đông y Trung Quốc

Ngày đăng: 27/02/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w