Bài thuốcchữabệnhtừ rễ cây
Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số loại rễcâychữabệnh rất thông dụng, dễ tìm, dễ
chế biến, lại có hiệu quả cao.
Nước ta có khí hậu nóng và ẩm nên rất thích hợp với sự phát triển của cây cối. Tùy theo
tính năng sử dụng, người ta chia ra nhiều loại cây như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
làm cảnh, cây làm thuốc… Trong các cây làm thuốc, tùy theo tính dược và theo kinh
nghiệm mà người ta dùng các bộ phận hoa, lá, cành, quả, rễ. Trong phạm vi bài này, xin
giới thiệu cùng bạn đọc một số loại rễcâychữabệnh rất thông dụng, dễ tìm, dễ chế biến,
lại có hiệu quả cao.
Rễ cây râm bụt: Râm bụt mọc ở mọi nơi. Bà con thường trồng làm hàng rào, hoa màu
đỏ rất đẹp. Cả cây râm bụt đều có tác dụng làm thuốc. Hoa và lá giã nhỏ, cho thêm ít
muối, đắp lên mụn nhọt sẽ tan, còn rễ sắc với một vài vị thuốc sau chữa các bệnh kinh
nguyệt không đều, khí hư bạch đới, lợi tiểu và giải độc.
Bài thuốc: Rễ râm bụt 25g, rau má 20g, ích mẫu 20g, hương phụ 8g. Sắc uống ngày 1
thang.
Rễ cây gai: Cây gai dễ sống, dễ trồng. Khắp mọi miền ở nước ta nhân dân trồng gai để
lấy lá làm bánh, vỏ cây gai làm sợi dệt vải, làm dây buộc. Rễ gai dùng làm thuốc, thu hái
quanh năm. Theo tài liệu, rễ gai có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng tả nhiệt, tán
ứ, chữa phụ nữ có thai đau bụng, động thai, rỉ ối nước vàng hoặc đỏ, còn dùng chữa sa dạ
con, sa trực tràng, lợi tiểu.
Bài thuốc: Rễ gai 8g, cành tía tô 6g, ngải cứu 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Có thể dùng
độc vị rễcây gai tươi hoặc khô sắc uống ngày 3 bát con, chia làm 3 lần.
Rễ cây dứa: Dứa được trồng để ăn quả, dứa còn là nguyên liệu để chế biến trong ngành
công nghiệp. Nhân dân ta dùng rễcây dứa chữabệnh đái buốt, đái rắt, sỏi đường tiết
niệu.
Bài thuốc: Rễ dứa (rễ non tốt hơn già), rửa sạch, phơi hoặc sấy khô dùng dần. Có thể
dùng rễ tươi ngày 6-10g sắc uống. Còn bã rễ dứa đắp vào hậu môn chữabệnh lòi dom.
Rễ cây lựu: Cây lựu trồng làm cảnh, quả lựu ăn ngon, mát bổ, lại vừa là câythuốcchữa
bệnh. Rễ lựu sau khi lấy về, phơi hay sấy khô, nên dùng ngay, không nên để quá 1 năm vì
không còn tác dụng mà lại gây độc. Rễ lựu dùng để điều trị giun sán. Tẩy sán rất đặc hiệu
và kết quả cao. Không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Bài thuốc: Rễ lựu 40g, đại hoàng 4g, hạt cau 4g. Cho 50ml nước, sắc còn 300ml. Tối
hôm trước nhịn ăn, sáng hôm sau uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 giờ. Nằm nghỉ
ngơi. Khi đi ngoài thấy thân sán ra là có kết quả, nên ngâm mông vào chậu nước ấm để
đầu sán ra hết, nếu để lạnh, đầu sán hay bị đứt.
Rễ cỏ tranh: Còn gọi là cỏ gianh. Cỏ tranh mọc hoang ở khắp nơi, nhất là vùng đồi núi.
Theo tài liệu Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có thể dùng tươi hoặc khô. Tác
dụng lợi tiểu, trị vàng da và các chứng ra máu. Phụ nữ có thai không được dùng.
Bài thuốc: Rễ cỏ tranh 30g, râu ngô 40g, sa tiền tử 25g, hoa cúc 5g. Nấu với 1 lít nước,
để nguội, uống trong ngày.
Rễ cỏ xước: Còn có tên là ngưu tất. Mọc hoang nhiều nơi. Có thể dùng tươi hoặc dùng
khô. Thu hái quanh năm. Theo y học phương đông, cỏ xước có vị chua, đắng, tính bình,
không độc. Vào hai kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết hành ứ (nếu dùng sống). Bổ
can thận, mạnh gân cốt (nếu dùng chín). Chữa các bệnh viêm khớp, đau bụng, kinh
nguyệt khó ra. Ngày dùng 8-10 g, sắc uống.
Bài thuốc: Rễ cỏ xước sao vàng 10g, lá bạc hà 5g, cỏ mần trầu 6g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 2 lần.
Rễ câyrẻ quạt: Còn có tên là xạ can, vừa là cây cảnh, toàn bộ cây lại dùng làm thuốc.
Rễ có tác dụng chữa bệnh. Thu hoạch vào mùa xuân và thu. Theo tài liệu cổ, rẻ quạt có vị
đắng, cay, tính hàn, hơi độc. Đi vào hai kinh can và phế. Có tác dụng thanh hỏa, giải độc,
tán huyết, tiêu đờm. Chữa viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản. Rẻ quạt còn có
tác dụng chữa đại tiểu tiện không thông, tắc tia sữa và rắn cắn.
Bài thuốc: Rễrẻ quạt 4g, hoàng cầm 2g, cam thảo 2g, cát cánh 2g. Tất cả sắc uống ngày 1
thang.
Rễ cây sầu riêng: Thường có nhiều ở vùng Nam Bộ. Quả ăn rất thơm, ngon và bổ. Lá và
rễ phơi khô dùng chữa bệnh. Công dụng chữabệnh gan, vàng da và sốt. Ngày dùng 10-
16g rễ và lá non, sắc uống ngày 2 lần.
Rễ cây bướm bạc: Còn gọi là cây hoa bướm. Cây mọc hoang khắp nơi, nhất là vùng
rừng núi. Rễ và hoa đều là thuốcchữa bệnh. Thu hái quanh năm, đem về phơi hay sấy
khô dùng dần. Theo tài liệu cổ, cây bướm bạc có vị ngọt, tính mát. Tác dụng giải nhiệt,
trị sốt nóng, lợi tiểu, viêm tấy, giảm đau xương khớp, chữa tê thấp.
Bài thuốc: Rễcây bướm bạc 30g, lá rẻ quạt 2g, húng chanh 10g. Sắc uống ngày 1 thang,
chia 2 lần.
. Bài thuốc chữa bệnh từ rễ cây
Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số loại rễ cây chữa bệnh rất thông dụng, dễ tìm, dễ
chế. của cây cối. Tùy theo
tính năng sử dụng, người ta chia ra nhiều loại cây như cây công nghiệp, cây ăn quả, cây
làm cảnh, cây làm thuốc Trong các cây