BỆNH UNG THƯ LÀ GÌ? pps

9 193 0
BỆNH UNG THƯ LÀ GÌ? pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH UNG THƯ LÀ GÌ? Ung thư là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, khả năng tồn tại và phát triển ở các cơ quan và tổ chức lạ. Các ung thư thường phát triển từ một tế bào ban đầu và phải mất nhiều năm cho tới khi có một kích thước đủ lớn để có thể nhận thấy được. Quá tŕnh phát triển từ một tế bào duy nhất thành một khối ung thư trải qua nhiều giai đoạn. Thông thường, các tế bào lành có một tuổi thọ nhất định và tuân thủ theo một quy luật chung là phát triển - già - chết. Các tế bào chết đi lại được thay thế bằng các tế bào mới. Cơ thể có một cơ chế kiểm soát quy luật này một cách chặt chẽ và duy tŕ số lượng tế bào ở mỗi cơ quan, tổ chức ở mức ổn định. Bệnh ung thư bắt đầu khi có một tế bào vượt qua cơ chế kiểm soát này của cơ thể, bắt đầu phát triển và sinh sôi không ngừng nghỉ, h́nh thành một đám tế bào có chung một đặc điểm phát triển vô tổ chức, xâm lấn và chèn ép vào các cơ quan và tổ chức xung quanh. Các tế bào ung thư có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi nẩy nở (quá tŕnh này gọi là “di căn”). Các ung thư chèn ép hoặc di căn vào các cơ quan giữ chức năng sống của cơ thể như năo, phổi, gan, thận… bệnh nhân sẽ tử vong. Ngày nay, người ta đă biết rằng sự phát triển b́nh thường của tế bào trong cơ thể được kiểm soát bằng ba nhóm gien:  Nhóm gien sinh trưởng (oncogenes) chịu trách nhiệm về sự phát triển và biệt hóa của tế bào. Nếu nhóm gien này bị tổn thương (biến dị), nó hoạt động không theo đúng quy luật và sẽ khiến các tế bào phân chia liên tục và phát triển một cách không kiểm soát được.  Nhóm gien ức chế (oncogene supressors): Chịu trách nhiệm ức chế gien sinh trưởng, không cho các tế bào tham gia tùy tiện vào chu kỳ sinh trưởng. Nếu gien này bị mất hoặc bị tổn thương, các gien sinh trưởng bị mất kiểm soát và hoạt động một cách bất thường khiến cho các tế bào sẽ sinh sản bất b́nh thường.  Nhóm gien sửa chữa: Là nhóm gen chịu trách nhiệm điều chỉnh những sai sót trong hoạt động của hai loại gien trên. Nếu loại gen này bị tổn thương th́ những biến dị của hai loại gen trên sẽ không được khắc phục và sẽ dẫn đến sự sinh trưởng bất b́nh thường của tế bào. Cơ thể còn người được tạo nên từ các tế bào. Tế bào ở các cơ quan khác nhau của cơ thể có thể có hình dạng khác nhau, cách làm việc khác nhau, nhưng đều có chung cơ chế nhân bản. Tế bào cũng có tuổi thọ, già, rồi chết, và những tế bào mới được sinh ra để thay thế. Bình thường, sự phân chia nhân bản tế bào được kiểm soát một cách có hệ thống. Nhưng nếu quá trình nhân bản này vượt ra ngoài sự kiểm soát vì một lý do nào đấy, các tế bào sẽ phân chia liên tục và tạo ra một khối thường gọi là khôi u. Các khối u có thể là lành tính, hoặc ác tình. Ung thư là tên gọi của các khối u ác tính. Nếu khối u lành tính không di căn sang các cơ quan khác của cơ thế, thì đó không phải là ung thư. Tuy nhiên, nếu khối u lành tính phát triển tại chỗ quá mạnh, nó có thể chèn ép lên các cơ quan khác, và gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Xin chú ý rằng: UNG THƯ chỉ là khái niệm chung, không phải chỉ là MỘT loại bệnh lý duy nhất với một cách chưa duy nhất. Ung thư có trên 200 loại, và mỗi loại có một tên riêng, như ung thư phổi, ung thư gan, vv và mỗi loại ung thư có những phương pháp điều trị chuyên biệt! Ung thư là một căn bệnh đáng sợ. Ở Anh, trung bình cứ 3 người có một người mắc bệnh ung thư, nhưng phần lớn những người mắc bệnh là những người có tuổi. Tuy nhiên, ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, và rủi ro tiềm ẩn về mắc bệnh ung thư sẽ tăng dần theo tuổi tác. Tại Anh, khoảng 70% bệnh nhân ung thư phát hiện được ở độ tuổi 60 hoặc hơn. Ung thư cũng có mức độ phổ biến khác nhau. Những con số thống kê mới nhất ở Anh cho thấy loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi (19%), tiếp theo là ung thư tiền liệt tuyến (17%), ung thư ruột già (14%) và ung thư bàng quang (7%). Đối với phụ nữ, các con số lần lượt là ung thư vú (29%), ung thư ruột già (12%), ung thư phổi (11%), và ung thư buồng trứng (5%). Ung thư có thể được chữa khỏi, nếu phát hiện kịp thời. Ngay cả trong trường hợp ung thư không thể chữa khỏi được, thông thường chúng ta có thể điều trị và kiểm soát được căn bệnh với khoảng thời gian từ vài tháng, tới vài năm CHẨN ĐOÁN SỚM BỆNH UNG THƯ Chẩn đoán ung thư sớm là một việc RẤT QUAN TRỌNG. Ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu chúng ta PHÁT HIỆN SỚM khi căn bệnh mới bắt đầu. Tuy nhiên, ở Việt nam, chúng ta ít có thói quen và ít có điều kiện khám sức khỏe định kỳ. Vì vậy, căn bệnh ung thư thường được phát hiện khi đã quá muộn. Chúng tôi mở thêm riêng một mục CHẨN ĐOÁN SỚM này, mong giúp các bạn có thêm kiến thức để phòng bị cho bản thân và cho những người thân trong gia đình. Hiện tại, thông tin chi tiết về các phương pháp, thủ tục chẩn đoán sớm các loại bệnh ung thư cụ thể đang được một nữ bác sỹ trẻ Nguyễn P.K. biên dịch. Chúng tôi sẽ cập nhật dần dần các thông tin chi tiết lên mục này trong thời gian tới. Để mở đầu cho mục này, xin được biên dịch một tài liệu tóm tắt từ website http://www.canhope.com.sg Bảng dưới đây sẽ mô tả một số loại ung thư hay gặp và các biện pháp khám nghiệm, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Đồng thời, trong bảng cũng có chỉ rõ các đối tượng nên khám nghiệm định kỳ để chẩn đoán ung thư sớm tùy theo từng độ tuổi, và từng loại bệnh. Lo ại ung thư Xét nghiệm – Chẩn đoán Đối tượng Vú 1. Khám nghiệm vú 2. Siêu âm hoặc chụp X- quang tuyến vú Mammography 3. Xét nghiệm chỉ số CA15.3 Phụ nữ 40 tuổi trở lên * Nếu phát hiện thấy cục, u trong vú, cần đến khám bác sỹ ngay Ruột kết 1. Xét nghi ệm máu trong phân (FOBT) 2. Xét nghiệm chỉ số CEA 3. N ội soi ruột (Colonoscopy) 4. Ch ụp CT nội suy (CT Virtual Colonoscopy) Mọi đối tượng từ 45 tuổi trở lên * Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này có thể phải khám nghiệm sớm hơn Tử cung 1. Khám nghiệm âm đạo 2. Xét nghiệm dịch âm đạo PAP 3. Siêu âm vùng xương chậu Tất cả nhưng phụ nữ có quan hệ tình dục tích cực Gan 1. Chỉ số ung thư AFP 2. Xét nghiệm chức năng gan 3. Siêu âm gan 4. Siêu âm gan mở rộng Mọi đối tượng từ 45 tuổi trở lên * Những đối tượng có tiền sử xơ gan, viêm gan B, hoặc viêm gan C thường có nguy cơ cao hơn và cần theo dõi sớm hơn Phổi 1. Chụp X-quang phổi 2. Xét nghiệm tế bào đờm Những người hút thuốc lá * Hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc 3. Xét nghiệm chỉ số ung thư CEA 4. Chụp CT phổi cường độ thấp hại Vòm họng 1. Xét nghi ệm một số chỉ số: EBV EA+EBNA-1 IgA 2. N ội soi vòm họng Những đối tượng 40 tuổi trở lên *Những đối tượng có các hiện tượng đáng ngờ *Những đối tượng có tiền sử gia đình Ti ền liệt tuyến 1. Khám nghiệm trực trang 2. Xét nghiệm chỉ số PSA 3. Siêu âm vùng xương chậu Đàn ông 50 tuổi trở lên * Những người có tiền sử gia đình về ung thư tiền liệt tuyến, hoặc có những phụ nữ ruột thịt bị ung thư vú hoặc buồng trứng cần khám thường xuyên Buồng trứng 1. Khám nghiệm vùng xương chậu 2. Xét nghiệm chỉ số CA125 3. Siêu âm vùng xương chậu Phụ nữ có tiền sử gia đình ung thư vú, bu ồng trứng, hoặc ruột kết Dạ dày 1. N ội soi dạ dầy 2. Xét nghiệm vi tr ùng Helicobacter pylori Những đối tượg có tiền sử gia đình ung thư dạ dầy và/ho ặc mắc chứng bệnh nhiễm khuẩn dạ dày mãn tính với vi khuẩn Helicobacter pylori. Tuy nhiên, với kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ, nếu có điều kiện, các bạn nên khám nghiệm định kỳ, kể cả khi còn trẻ và không có tiền sử gia đình mắc những bệnh ung thư tương ứng. . loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi (19%), tiếp theo là ung thư tiền liệt tuyến (17%), ung thư ruột già (14%) và ung thư bàng quang (7%). Đối với phụ nữ, các con số lần lượt là. chuyên biệt! Ung thư là một căn bệnh đáng sợ. Ở Anh, trung bình cứ 3 người có một người mắc bệnh ung thư, nhưng phần lớn những người mắc bệnh là những người có tuổi. Tuy nhiên, ung thư có thể. lượt là ung thư vú (29%), ung thư ruột già (12%), ung thư phổi (11%), và ung thư buồng trứng (5%). Ung thư có thể được chữa khỏi, nếu phát hiện kịp thời. Ngay cả trong trường hợp ung thư không

Ngày đăng: 30/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan