Các dấu hiệu suy thận mãn tính pptx

10 289 1
Các dấu hiệu suy thận mãn tính pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các dấu hiệu suy thận mãn tính Ăn không ngon, mệt bất thường, đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, đau bụng, đau dọc theo vùng cột sống thắt lưng, cao huyết áp, phù nề hay bị chuột rút 1/3 bệnh nhân là thanh niên Khoa Thận tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) có 50 giường bệnh nhưng thường quá tải với số bệnh nhân gấp đôi số giường. Hơn 20% trong số đó là bệnh nhân bị suy thận mãn tính (STMT). Đáng nói là có tới 1/3 số bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa do STMT là thanh niên, từ 18-30 tuổi. Những bệnh nhân này gồm nhiều thành phần trong xã hội như công nhân, sinh viên, nông dân Không ít trường hợp đi khám sức khỏe để chuẩn bị đi nước ngoài lao động, học tập mới phát hiện bị STMT. Mới đây khoa Thận Tiết niệu tiếp nhận bệnh nhân N.M.T. sinh viên năm thứ 4 trong tình trạng da xanh nhợt, mệt mỏi, nhức đầu. Do chủ quan nên khi có dấu hiệu mệt mỏi T. đã không đi khám. Đến khi sức khỏe giảm sút, T. phải vào viện. Kết quả xét nghiệm cho hay T. bị viêm cầu thận dẫn tới suy thận mãn độ 3B (bệnh nặng) cần phải lọc máu thường xuyên. Cùng phòng với T. còn có bệnh nhân được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) sau khi đã được chạy thận nhân tạo để qua giai đoạn nguy hiểm. Lao động quá sức, không có chế độ ăn uống hợp lý là nguyên nhân khiến bệnh nhân này bị suy thận. Do không có tiền khám bệnh nên bệnh nhân không phát hiện bị bệnh ở giai đoạn đầu, đến khi quá nặng mới đến cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy. GS. Trần Văn Chất – Khoa Thận Tiết niệu (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận, trong đó có nguyên nhân bẩm sinh, độc chất, chế độ ăn uống, dùng thuốc chống viêm Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có khả năng dẫn đến suy thận như nhiễm trùng đường niệu, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh về mạch máu Kết quả khảo sát mới đây của Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, số bệnh nhân bị dị ứng do lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ đang gia tăng từ 7-8 lần trong vòng 15 năm qua. Điều này cũng tỷ lệ thuận với việc gia tăng bệnh nhân bị STMT. GS Chất cho biết thêm, khi uống thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh phải có chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy tiện dùng thuốc chống viêm sẽ hạn chế khả năng lọc của thận gây suy thận cấp hay mãn tính. Riêng đối với thuốc kháng sinh, nếu uống không đúng liều, uống dài hạn, uống không theo chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ dễ làm tổn thương thận, gây suy thận Điều quan trọng nhất trong phòng chống bệnh STMT là phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh như ăn không ngon, mệt bất thường, đi tiểu nhiều, uống nhiều nước, tiểu khó, tiểu máu, tiểu đục, đau bụng, đau dọc theo vùng cột sống thắt lưng, cao huyết áp, phù nề hay bị chuột rút PGS.TS Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, đối với một số yếu tố bẩm sinh mà có thể dẫn đến STMT như hẹp niệu đạo bẩm sinh, hẹp miệng niệu đạo, hẹp bao quy đầu thì vẫn có thể phòng tránh được bằng cách phẫu thuật sớm. Phẫu thuật sớm sẽ tránh được ứ đọng nước tiểu gây nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang dẫn đến viêm thận. Ăn uống hợp lý, giảm nguy cơ mắc bệnh Theo các chuyên gia về thận tiết niệu, chế độ ăn uống giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh STMT. Theo đó, không nên ăn quá nhiều những thức ăn chứa nhiều canxi như nghêu, sò, tôm, cua vì canxi có thể kết tinh thành sỏi thận. Những thức ăn có nhiều acid oxalic cũng nên hạn chế (chất này có trong rau dền, rau muống, cải bó xôi ). Đặc biệt, ăn mặn sẽ dẫn tới cơ thể hấp thu nhiều muối làm rối loạn cân bằng nước trong cơ thể. Đối với những người cao huyết áp, lại càng không nên ăn quá mặn. Bởi huyết áp cao sẽ làm tổn thương các mạch máu, ngăn cản mạch máu loại trừ các chất cặn bã. Hơn nữa huyết áp cao là nguyên nhân gây STMT. Hiện nay việc lạm dụng các thực phẩm có chứa hàn the, phẩm màu công nghiệp là yếu tố khiến gia tăng người mắc bệnh STMT vì những chất này rất độc với thận. Uống nhiều nước là biện pháp hiệu quả để giúp thận lọc chất độc, cặn bã có thể tạo thành sỏi thận ra ngoài tốt hơn. Bác sĩ cũng khuyến cáo, không nên thấy khát mới uống nước, mỗi ngày một người nên uống ít nhất từ 1,5 - 2 lít nước đã được nấu chín. Ngoài ra, không nên dùng nhiều thức uống lợi tiểu như trà, cà phê vì có nguy cơ làm mệt thận, tạo sỏi thận. Do bất cứ nguyên nhân gì, bệnh nhân STMT cũng phải lọc máu để loại bỏ các chất thải độc hại tích tụ trong máu. Máy chạy thận nhân tạo sẽ hút máu từ tĩnh mạch để lọc và sau đó trả lại cho cơ thể. Mỗi lần lọc máu mất 6-8 giờ, phải tiến hành nhiều lần mỗi tuần. Khi bị mắc STMT, người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn đặc biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm gánh nặng cho thận. Nếu nguyên nhân gây bệnh là tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, phải khống chế các bệnh này bằng cách điều chỉnh lối sống và dùng thuốc để làm chậm tiến triển của suy thận. Thái Hà Theo thống kê của Bệnh viện Nhi T.Ư, mỗi năm có hàng trăm ngàn trẻ em và vị thành niên mắc các bệnh liên quan đến thận - tiết niệu cần lọc máu và có nhu cầu ghép thận. Bên cạnh đó một số lượng lớn những người trưởng thành cũng có nhu cầu này. Tuy nhiên, kinh phí để ghép thận rất lớn và nguồn thận để ghép cũng khó kiếm nên phương pháp lọc máu (chạy thận nhân tạo) dù rất tốn kém vẫn được nhiều bệnh nhân áp dụng. Cảnh giác với những dấu hiệu suy thận sớm Các bệnh viêm cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn đều có thể tiến triển đến suy thận. Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và điều trị nhằm cải thiện thời gian và chất lượng cuộc sống. Suy thận có hai loại suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận cấp thường do: nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc, suy tim, ngộ độc hoặc dùng thuốc quá liều. Việc điều trị bao gồm điều chỉnh lại các chức năng thận, chạy thận nhân tạo. Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Nếu các nguyên nhân được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm giảm tình trạng suy thận, tuy không thể hồi phục lại được chức năng thận đã bị suy yếu. Suy thận dẫn đến tình trạng nhiễm độc cho cơ thể bởi các chất thải trong máu không được loại trừ ra ngoài. Những dấu hiệu suy thận thường rất mơ hồ Suy thận cấp có hoại tử ống thận. Đa số các triệu chứng suy thận là không rõ rệt, thường gặp là mất cảm giác ngon miệng, choáng váng và nôn. Những triệu chứng này có thể xuất hiện khi mắc các bệnh: cảm cúm, ngộ độc thức ăn, thức ăn không hợp khẩu vị, thiếu chất đạm hay bị nhược cơ. Người cao tuổi, bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc gia đình có người bị bệnh thận là những yếu tố dễ bị suy thận. Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi (thường xuyên mệt hoặc chỉ mệt khi hoạt động thể lực), khó tập trung, giảm trí nhớ và mất ngủ có thể do thiếu máu, do chức năng thận suy giảm nên không loại bỏ được các chất độc. Những triệu chứng này cũng xuất hiện vì các nguyên nhân khác, do đó cần thăm khám tỉ mỉ và làm các xét nghiệm. Suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể: Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi, choáng váng, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, sợ ăn thịt, khó tập trung, bị ngứa. Suy thận do tích tụ nước trong cơ thể: phù ở mặt, chân hoặc tay, khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi). Giữ nước biểu hiện bằng các triệu chứng: phù, tăng huyết áp và khó thở. Phù trắng, mềm, ấn lõm, đôi khi chỉ nặng hai mi mắt hoặc nặng hơn là phù to toàn thân, tăng cân nhanh chóng. Tăng huyết áp cả số tối đa và số tối thiểu. Sự mất cân bằng giữa lượng muối và nước uống, có thể làm nước tích tụ. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân phải ăn nhạt và dùng thuốc lợi tiểu. Nhưng liệu pháp này có thể không kéo dài được lâu và bệnh nhân phải lọc máu. Do đó bệnh nhân suy thận, khi thấy những triệu chứng trên cần phải đến khám để được điều trị phù hợp, kịp thời. Suy thận có thể do thận bị tổn thương: đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có bọt hoặc bong bóng, đi tiểu ra máu. Suy thận có thể do thiếu máu: mệt mỏi, yếu sức, luôn thấy lạnh, khó thở, lú lẫn Ngoài ra còn nhiều dấu hiệu xuất hiện ở bệnh nhân suy thận như: ngứa ngoài da, có thể là do hàm lượng phospho và canxi trong máu cao. Nhưng có một số bệnh nhân, mặc dù đã điều chỉnh hàm lượng phospho và canxi máu nhưng triệu chứng ngứa vẫn còn, có lẽ do kích thích thần kinh trong da, do sự tích tụ các độc tố bởi thận không có khả năng lọc. Đối với trường hợp này, phải tiến hành chạy thận nhân tạo để điều trị. Bệnh nhân có thể thấy đau ở chân tay, nếu xác định bệnh nhân bị đau dây thần kinh do thận thì cần phải lọc máu. Làm gì để phát hiện và điều trị suy thận sớm? - Bệnh nhân cần đi khám và kiểm tra để xác định chính xác suy thận khi các triệu chứng xuất hiện, vì các dấu hiệu của suy thận không rõ rệt và đặc thù. Nhiều trường hợp, việc điều trị chỉ dùng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp khác mà không phải chạy thận nhân tạo. Chỉ định chạy thận nhân tạo phải dựa vào kết quả xét nghiệm và các triệu chứng bệnh. Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính bệnh nhân phải được điều trị sớm mới có hiệu quả cao và tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra. - Bệnh suy thận thường không có nhiều dấu hiệu, bệnh nhân nên ghi lại các dấu hiệu của mình, theo dõi và báo cho bác sĩ khám bệnh biết. - Cần tìm hiểu nhiều thông tin hơn để loại trừ bệnh và nếu có bị bệnh, khi được phát hiện sớm, có thể thực hiện các cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Một phương pháp để làm chậm tiến trình phát triển bệnh hay ngăn chặn không thể xảy ra suy thận mạn, đặc biệt là khi bệnh mới bị ở giai đoạn đầu là kiểm soát huyết áp. Nên điều trị tích cực để giữ huyết áp ở mức trung bình (120/80mmHg) hoặc thấp hơn nếu bạn bị tiểu đường và/hoặc có protein trong nước tiểu . sống. Suy thận có hai loại suy thận cấp và mạn tính. Suy thận cấp là sự suy giảm chức năng thận diễn ra nhanh chóng trong vài ngày. Suy thận cấp thường do: nhiễm khuẩn, chấn thương, sốc, suy. chỉnh lại các chức năng thận, chạy thận nhân tạo. Suy thận mạn tính diễn ra thời gian dài hơn, gây ra bởi các bệnh mạn tính như tăng huyết áp kéo dài, dị tật bẩm sinh ở thận. Nếu các nguyên. cầu thận cấp, viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn đều có thể tiến triển đến suy thận. Vì vậy, bệnh nhân bị bệnh thận cần biết rõ những dấu hiệu suy giảm chức năng thận để kịp thời khám và

Ngày đăng: 30/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan