Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 3 potx

7 170 0
Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 3 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 3 Giáo luật sharia quy định chi tiết sinh hoạt công và tư của giáo dân, có năm "cột trụ", nghĩa là những điều phải làm, có thể ví như năm khuyến chế (niyama) của Yoga là: 1/ shahada, tự nhận là tín đồ; 2/ salat cầu nguyện riêng từng người nhưng bắt buộc phải cầu nguyện chung ở đền ngày thứ sáu; 3/ hajj là nghĩa vụ phải hành hương đến Mecca và Medina ít nhất một lần trong đời; 4/ zakat, thuế từ thiện đóng cho cộng đồng hay nhà nước; 5/ sawm, người lớn, trừ trẻ con và người bệnh, phải nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn trong tháng Ramadan tức là tháng chín theo lịch Hồi giáo. Ngoài ra, có rất nhiều điều cấm làm, có thể ví như cấm chế (yama) của Yoga, quan trọng nhất là cấm giết người và trộm cướp, cấm uống rượu, cấm gian dâm, và cấm ăn thịt heo giống như Do Thái giáo. Hadith và Koran (đã nói đến trên đây) là căn bản luật pháp của Hồi giáo. Ngoài ra hệ thống pháp lý Hồi giáo còn dựa trên qiya tương tự như án lệ trong hệ thống pháp lý Tây phương và ijma nghĩa là sự đồng thuận của toàn thể ummah (cộng đồng Hồi giáo). Muhammad mất ngày 8.6.632, Ummah chọn một Khalĩfa (Anh ngữ calif hay caliph) kế vị điều hành cộng đồng. Ban đầu chức caliph (nghĩa là "phó") do Mahammad đặt ra là một chức vụ rất tầm thường, tương tự như chức lý trưởng của ta, cai quản ummah bé nhỏ như dân trong làng. Nhưng khi ummah bành trướng thành một đế quốc vĩ đại thì caliph trở thành một hoàng đế quyền uy chưa từng có. Phương pháp tuyển lựa đã đưa đến mâu thuẫn nội bộ, kết quả là bốn caliph đầu tiên được chọn đều bị giết chết. Ðó là: 1/ Abũ Bakr (632-4) là người được chính Ngôn sứ chỉ định thừa kế, được tôn xưng là Khalĩfatu Rasũl Allãh (thừa kế của Ngôn sứ của Allah) và Khalĩfat Allãh (Phó Allah), bị ám sát năm 634; trước khi chết ông đã chỉ định Umar là người thừa kế. 2/ Umar ibn al-Khattab (634-44) được tôn xưng là Amir al-Mu''minĩn, nghĩa là chỉ huy trưởng của người trung thành, lập ra lịch Hồi giáo bắt đầu năm 1 là năm Muhammad chạy về Medina; ông đánh thắng Ba Tư (636), Ai Cập, và Syria khi ấy gồm cả Lebanon, Israel, Palestine và Jordan ngày nay; chiếm lại Jerusalem; ông bị một nô lệ Ba Tư tên là Abul Lulu Firuz ám sát. 3/ Uthman ibn Affan (644-56) thuộc danh gia vọng tộc Umayyad ở Mecca; san định kinh Qu''ran; bành trướng Hồi giáo đến đảo Cyprus, Libya, A Phú Hãn, Ấn Ðộ, Ba Tư; nhờ các cuộc viễn chinh này Caliph Uthman vơ vét tài sản các nơi đem về làm của riêng, lãnh đạo một chế độ tham nhũng và đàn áp của quý tộc mới; bị giết ngày 17.6.656 bởi quân lính bất mãn vì ông thiên vị gia đình ông là phe Umayyad và bất công với phe Hashimite thuộc gia đình Ngôn sứ trong việc bổ nhiệm các chức vụ chính trị; đám tang của ông còn bị những người đã giết ông ném đá. Ba caliph đầu tiên trên đây theo phái Sunnah, chủ trương rằng những người thừa kế Ngôn sứ không nhất thiết phải có huyết thống với ngài, chỉ cần là Rashidun, nghĩa là "người được hướng dẫn đúng đường". Ðây là cách chọn lựa theo "đồng thuận" (consensus) trong bộ lạc Quraysh của Ngôn sứ. 4/ Ali ibn Abi Talib (656-61) là điệt nam của Ngôn sứ và là chồng của Fatima, con gái ngài; không màng tranh chấp quyền hành, vẫn sống giản dị, hòa nhã, đem kiến thức uyên bác dạy bình đẳng chủ nghĩa và đạo lý Hồi giáo cho đám đệ tử ngày càng đông; là người đủ tư cách nhất để thừa kế Ngôn sứ thì đã ba lần bị bỏ quên; được đưa lên làm caliph; tháng 1.661 ông bị ám sát bởi một thừa sai của giáo phái cấp tiến gọi là Khawarij, trước theo ông nhưng sau ly khai. Khawarij, đa số là người Bedouin, là giáo phái thứ ba, quá khích nhất; không chấp nhận bất cứ một chính quyền nào không được họ tự do chấp nhận và sự chấp nhận bất kỳ lúc nào cũng có thể bị thu hồi. Họ chủ trương độc tài đạo đức nhưng lại đòi bình đẳng tuyệt đối, bất cứ tín đồ nào, bất kể lai lịch, đều có thể là caliph nếu được đồng đạo chọn. Họ tự cho là bị gạt ra khỏi quyền lực bởi giới tân qúy tộc Quraysh cũng như bởi hoàng tộc mà đại diện duy nhất còn lại là Ali. Họ tuyên bố là các lầm lỗi của Uthman và Ali là do thiếu đức tin Hồi giáo chứ không phải là do những sở đoản thế nhân; hai vị này chính là những người phản bội và là những người thiếu đức tin. Giáo phái này mở đường cho nhiều giáo phái quá khích từ bấy cho đến nay. Sau khi Ali chết, tộc Umayyad (ông tổ là Umayya) do Muawiya ibn Abi Sufyan, có bà con với Uthman, lãnh đạo, lúc đó là thống đốc Syria nên thiên đô đế quốc Ả Rập từ Medina sang Damascus ở Syria, xâm lăng Iraq là căn cứ địa của Ali và chiếm Jerusalem là đất của những người theo Ali. Những người Hồi giáo ở Iraq vẫn trung thành với Ali dù ông đã chết; họ tự nhận là Shiat Ali, lập ra giáo phái Shi''a (nghĩa đen là đảng phái) tách rời khỏi ummah; họ là những người Shi''ite. Những người ở lại là Sunni, do chữ Sunnah (nghĩa là gương mẫu hay là tác phong của Ngôn sứ). Ðó là hai giáo phái chính. Khi ấy dân Ả Rập có nghĩa là những người gốc gác từ bán đảo Ả Rập, đã là bá chủ thiên hạ, thường có thái độ khinh thị những người khác chủng tộc dù đã Ả Rập hóa và theo Hồi giáo, coi những người này như phó thường dân: người Iran, Iraq, Yemen nhất là những tù binh chiến tranh bị đày ở tỉnh Kufa sát biên giới vùng Trăng Khuyết Phì Nhiêu. Ðương nhiên những người này có cảm tình với giáo huấn bình đẳng của Ali và sẽ trở thành những chiến sĩ cho cuộc cách mạng Shi''a. Họ thỉnh nguyện caliph Uthman can thiệp cho họ thì bị chính ông này đày họ đi Syria cho thống đốc Muawiya đàn áp. Năm 656 quân phiến loạn từ Kufa, Basra gần đó và từ Ai Cập kéo về Medina, hô tên Ali như là lãnh tụ phong trào cải cách của họ. Ali không chủ động được tình hình, để quân nổi loạn giết chết Uthman. Sau Muawiya từ Damascus kêu gọi phục thù cái chết của Uthman, đổ lỗi cho Ali và vận động lật đổ ông để nắm quyền. Bà Ba Aisha, vợ trẻ nhất của Muhammad, đáp ứng, tổ chức một đạo quân đi đánh Ali. Bà nằm trên ghế bố đặt trên lưng lạc đà để chỉ huy nên cuộc chiến gọi là "Chiến tranh Lạc đà". Tuy Ali thắng nhưng buồn về nhân tình thế thái và sự phân hóa trong hàng ngũ Hồi giáo ông không về Medina nữa. Ông thuyết pháp tại Mecca rằng Hồi giáo chỉ có thể tồn tại nếu tôn trọng hai nguyên tắc cơ bản: công bình và bình đẳng giữa các đạo hữu, khiến mất lòng giới thượng lưu xã hội. Ông muốn hàn gắn nội bộ Hồi giáo nhưng cho đến tận bây giờ, hai phái Sunnah và Shi''a vẫn chống đối nhau kịch liệt. Năm 661 ông cầu nguyện xong từ trong đền bước ra, một người phái Khawarij bổ một nhát kiếm vào đầu ông. Theo truyền thống, xác ông được đặt lên lưng con lạc đà, chỗ nào nó khụy chân xuống, chỗ ấy là nơi yên nghỉ cuối cùng của ông. Chỗ ấy là thành phố Najaf thuộc nam bộ Iraq ngày nay, một ngôi đền được cất lên để tưởng nhớ ông. Ngày 4.4.2003 quân Mỹ tiến vào Najaf, giáo chủ Ali al-Sistani kêu gọi trung lập không dự vào chiến tranh nhưng hàng trăm tín đồ dàn hàng để bảo vệ đền thờ Al Ali khiến quân đội phải rẽ sang đường khác để vào trung tâm thành phố. Nền tảng tâm linh của phái Shi''a là walaya tức là lòng thương yêu và tôn sùng Ali ấy cũng là tiêu chuẩn để trắc nghiệm đức tin chân chính. Khi người Ba Tư theo phái Shia, Walaya của họ mạnh đến độ họ không muốn tin một người thánh thiện như Ali lại có thể là người Ả Rập! Phái Shi''a chủ trương phải là dòng dõi của Ngôn sứ mới làm caliph được vì thế họ coi trong 4 caliph đầu tiên, chỉ có Ali là caliph hữu quyền duy nhất. Phái này lại chia thành phe Ali và phe Fatima. Phe Ali chủ trương rằng Ali làm caliph vì là điệt nam của Ngôn sứ chứ không do tư cách là con rể của ngài, tức là chồng Fatima; vì vậy các con của Ali, không cứ là phải với Fatima, mà cả với các vợ khác, dĩ chí đến những người họ hàng với Ali, cũng có quyền nối ngôi. Họ tin rằng khi Ngôn sứ Mohammad chết Ali đã được chọn làm Imam một cách thiêng liêng. Luận cứ chính và duy nhất của phe Fatima là các con, cháu và hậu duệ của Ali và Fatima đều là những Imam. Phái Sunnah tin rằng cả 4 caliph đầu tiên đều hữu quyền. Các luật gia phái này diễn dịch giáo lý ijma là sự đồng thuận của các học giả chứ không phải của cộng đồng (ummah), chủ trương rằng lý trí và ý kiến của con người có thể bổ túc cho giáo luật đó là ijtihãd nghĩa là phán quyết độc lập - chấp nhận có thể có nhiều trường phái của luật shari''a. Các trường phái chính còn tồn tại đến ngày nay là Hanafi ở Thổ Nhĩ Kỳ phóng khoáng nhất, Shafi''i dọc theo duyên hải Vịnh Ba Tư và Ấn Ðộ Dương, Maliki ở Bắc Phi và Hanbali ở Ả Rập Saudi là chính thống nhất. Từ khoảng năm 900 có sự đồng thuận trong phái Sunnah rằng mọi vấn đề quan trọng đã được giải quyết cho nên "cửa ijtihãd đã đóng". Tuy nhiên luôn luôn có những vấn đề mới, thí dụ vấn đề cà phê, thuốc lá và súng ống nên có luật gia chủ trương phải mở lại ijtihãd. Phái Sunnah càng ngày càng dựa trên taqlid, nghĩa là chấp thuận không thắc mắc các giáo điều đã được thiết lập, một thứ Hồi giáo chính thống. Phái này chủ trương rằng các tín đồ trực diện Thượng Ðế không cần qua trung gian (ám chỉ Imam). Ðây là dị biệt quan trọng giữa hai phái. Sunnah thường là giáo phái của nhà cầm quyền (caliph), coi như quốc giáo, có phái của những người bị trị, thất thế, bần cùng, thấp cổ bé miệng, bị đàn áp và bóc lột, hà hiếp và do đó luôn luôn có tinh thần quật khởi, đòi hỏi công lý, bình đẳng, không công nhận thẩm quyền của các caliph và chủ trương cách mạng. Họ phải tìm ra một bán thần á thánh (semideus) cao hơn caliph, hướng dẫn cộng đồng Hồi giáo ở thế gian và làm trung gian giữa người và Thượng Ðế; đó là Imam. Các người Shi''a tin rằng Ali và hai con ông, Hassan và Hussein là 3 imam đầu tiên, tiếp tục truyền xuống cho đến imam XII. Họ cho rằng sau caliph/iman Ali, ummah (cộng đồng Hồi giáo) dưới sự trị vì của các caliph và sultan (tước vị của caliph Thổ) và sự hướng dẫn của Sunnah đã đi lạc hướng và họ cố cải tổ. Họ không chấp thuận ý kiến là ijtihad đã có khi nào bị đóng. Khi Imam thứ sáu của cánh Fatima là Ja''far al-Sadig chết năm 765, ông đã chỉ định con cả là Ismail làm thừa kế nhưng ông này lại chết yểu. Con kế của Ja''far là Abd-Allah cũng chết. Một số tín đồ đành chọn người con thứ ba là Musa al- Kasim; ông này và con cũng chết nốt. Một số khác chọn con của Isail làm imam thứ bảy, do đó họ có tên là Ismaili hay "Chi Thứ Bảy" của giáo phái Shi''a. Li còn có người tin rằng Ja''far sống hay chết vẫn là imam thứ bảy. Tranh chấp chỉ chấm dứt khi cháu bốn đời của Ja''far là Hasan al-Askari lên làm Imam mới thôi. Ðến năm 873 Hasan chết không có người thừa kế. Người Shi''a tin rằng tất cả các Imam này đều bị người các caliph nhà Umayyad và nhà Abbasid theo phái Sunnah bức tử. Nhưng người ta tin rằng Hasan phải có con và người con này tên là Muhammad được đồng đạo đem giấu để tránh khỏi bị ám hại. Người con này là Mahdi (nghĩa là "Người được Allah hướng dẫn"), tức là chúa cứu thế, là Imam thứ 12 kể từ Ali, năm 878 biến mất trong một cái động dưới đền Samarra tại Iraq, vì thế được gọi là Imam ẩn Nặc, sẽ hiện ra vào thời mạt thế để lập một vương quốc đạo lý nơi trần gian. Những người tin tưởng như thế gọi là "Chi Thứ Mười Hai" (Djafari). Giữa tk XVI và XVIII các người "Chi Thứ Mười Hai" này bỏ căn bản Hồi giáo chân truyền để hội nhập với truyền thống Ba tư, phát triển thành Sufi giáo (Sufism), được người Trung á theo đông, nhất là những người Safavid. Suf là len, Sufi nghĩa đen là "người mặc đồ bằng len", theo hadith người mặc đồ len thô nhám thì không còn cái "ngã" cũng được gọi là "dervish"), một thứ mật tông Hồi giáo. . Trung Đông Tiền-Hồi Giáo 3 Giáo luật sharia quy định chi tiết sinh hoạt công và tư của giáo dân, có năm "cột trụ", nghĩa là những. Thứ Mười Hai" này bỏ căn bản Hồi giáo chân truyền để hội nhập với truyền thống Ba tư, phát triển thành Sufi giáo (Sufism), được người Trung á theo đông, nhất là những người Safavid. Suf. thừa kế. 2/ Umar ibn al-Khattab ( 634 -44) được tôn xưng là Amir al-Mu''minĩn, nghĩa là chỉ huy trưởng của người trung thành, lập ra lịch Hồi giáo bắt đầu năm 1 là năm Muhammad chạy

Ngày đăng: 30/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan