Bệnh tim: có phải kiêng "leo núi"? Chuyện chăn gối được xem là một liều thuốc giúp hai trong cuộc vượt qua mọi căng thẳng, áp lực trong cuộc sống… nếu sức khỏe ở trạng thái bình thường. Tuy nhiên, với người mắc bệnh tim mạch, quan hệ chăn gối có thể là con dao hai lưỡi khi “leo núi” quá sức. BS Phan Hữu Phước, chuyên khoa tim mạch BV Phạm Ngọc Thạch có lời khuyên với những đôi lứa mà “nửa kia” của mình đang mắc bệnh tim như sau: Dự báo sức khỏe quả tim Tự mình phải biết đánh giá nguy cơ tim mạch để có những cách phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu. Nguy cơ tim mạch có thể tự đánh giá được thông qua việc chúng ta có hút thuốc lá hay không, có mắc bệnh đái tháo đường, béo phì, hoạt động thể lực hay không… ngoại trừ hai yếu tố tuổi cao và giới tính vì nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Người mắc bệnh tim như thiếu máu cục bộ mãn tính, bệnh van tim, tim bẩm sinh; người mắc bệnh mạch như cao huyết áp, suy tĩnh mạch; rối loạn lipit máu, rối loạn yếu tố đông máu, hội chứng đề kháng isulin là nhóm đối tượng cần chú ý trong việc sinh hoạt tình dục. Để có thể dự báo nguy cơ bệnh, việc đo huyết áp, xét nghiệm đường trong máu lúc đói và đo điện tâm đồ là những xét nghiệm đầu tiên cần làm đối với người bệnh trước khi “leo núi”. Trong quá trình chăn gối, để cả hai đạt được khoái cảm cực điểm phải trải qua nhiều bước đệm. Nếu trong giai đoạn bước đệm đó, một nửa kia có những dấu hiệu bất thường, hai người phải hoãn việc “leo núi”. “Hoạt động” quá mức: Nguy hiểm! Để có một cuộc “leo núi” thành công, yếu tố tác động dương tính là rất cần thiết. Vòng tác động dương tính là những cảm xúc hưng phấn, suy nghĩ về tình dục, tăng dần khoái cảm, có những suy nghĩ mạnh mẽ về tình dục và sau đó là thực hiện thành công dẫn đến nhu cầu tình dục được thỏa mãn. Ngược lại, cũng có vòng tác động âm tính là những cảm xúc lo lắng không đạt khoái cảm, những suy nghĩ khác không liên quan đến tình dục chen vào làm tăng cảm xúc lo âu, sẽ dẫn đến rối loạn chức năng tình dục. Đó là những vòng tác động không tốt ảnh hưởng đến quả tim và cả tâm lý của “vận động viên”. Giai đoạn kích thích: giữa hai phái có những thay đổi khác nhau. Ở độ tuổi 30 trở đi trong quan hệ tình dục “vận động viên nữ” đạt điểm cực khoái nhiều hơn “vận động viên nam”. Do đó “chuyến xe hai người” thường được người nữ lái. Tỉ lệ mắc bệnh tim ở nam giới cao hơn nữ và lứa tuổi này thì người nam có những dấu hiệu bệnh tật đến sớm hơn người nữ. Vì vậy, sự chủ động của người nữ là rất cần thiết để cả hai cùng tới đích. Bắt đầu giai đoạn kích thích, cơ thể hai phái có những thay đổi nhẹ như gia tăng nhịp tim, nhịp thở, tăng trương lực cơ toàn thân, xung huyết gia tăng và chất bôi trơn tiết ra, ngực cũng bắt đầu thay đổi. Ở những giai đoạn tiếp theo, nhịp tim bắt đầu tăng nhanh hơn có thể lên đến 140- 160 lần/phút. Do vậy “vận động viên leo núi” mắc bệnh tim cần phải có chế độ sinh hoạt chăn gối phù hợp, phải tuân thủ tính ổn định của hệ tim mạch, mức độ sinh hoạt và ý kiến thầy thuốc. Trong chuyện chăn gối, cơ thể cũng tiêu hao năng lượng như mọi hoạt động khác, việc ăn uống bổ sung các chất có lợi cho sức khỏe và sinh hoạt tình dục càng phải được chú ý nhiều hơn. Riêng bệnh nhân mắc bệnh tim mạch nên hạn chế các chất kích thích không tốt cho trái tim như cà phê, các thực phẩm có vị chua, cay. Biện pháp tình dục an toàn, mức độ đều đặn sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, ngủ ngon hơn và đặc biệt là có thể giảm các cơn đau. Nhưng, nếu hoạt động quá mức và lạm dụng thì tình dục sẽ dẫn đến tai biến tim mạch, đột quị ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, BS Phước nhấn mạnh. . Bệnh tim: có phải kiêng "leo núi"? Chuyện chăn gối được xem là một liều thuốc giúp hai trong. tuổi cao và giới tính vì nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Người mắc bệnh tim như thiếu máu cục bộ mãn tính, bệnh van tim, tim bẩm sinh; người mắc bệnh mạch như cao huyết áp, suy. nhịp tim bắt đầu tăng nhanh hơn có thể lên đến 140- 160 lần/phút. Do vậy “vận động viên leo núi” mắc bệnh tim cần phải có chế độ sinh hoạt chăn gối phù hợp, phải tuân thủ tính ổn định của hệ