Hướng điều trị mới đối với bệnh loét dạ dày tá tràng Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh mãn tính khá phổ biến, ước tính khoảng 10% dân số, nam nhiều hơn nữ và trong đó, loét tá tràng chiếm 80%, loét dạ dày chiếm 20%. Bệnh cần được quan tâm ngay từ đầu nếu không sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày tá tràng - biến chứng thường gặp nhất, thủng ổ loét gây viêm phúc mạc cấp tính, hẹp môn vị và nguy hiểm nhất là có thể gây loét ung thư hóa. Tại hội thảo “Viêm loét dạ dày - tá tràng và ưu điểm vượt trội của rabeprazol trong điều trị” được tổ chức ngày 22/8/2007 tại TP.SG, BS. Lý Thị Mỹ Dung - trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết: bệnh xuất hiện khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Sự mất cân bằng này thường xảy ra khi có yếu tố làm tăng lực tấn công mà “hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày không củng cố kịp thời, hay đúng mức hoặc khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày giảm không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ acid ít hoặc bình thường. Việc nhiễm Helicobacte pylori và dùng các thuốc kháng viêm không steroid lâu ngày là các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất làm tăng lực tấn công lên “hàng rào” bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trên 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori, tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 90% trong bệnh loét dạ dày, 95% ở bệnh loét tá tràng. Ngoài ra, các yếu tố làm cho bệnh ngày một trầm trọng thêm là: - Dùng các thức ăn cứng, khô, nhiều chất xơ, nhai không kỹ, nuốt vội. Thức ăn có nhiều vị chua, cay, nóng, lạnh. Lạm dụng rượu, bia và thuốc lá; - Quá căng thẳng về thần kinh, áp lực công việc, chấn thương về tinh thần, sau một cuộc phẫu thuật, sau một bệnh nội khoa nặng; - Yếu tố di truyền: những người có nhóm máu O tỷ lệ loét tá tràng cao hơn các nhóm máu khác. Gia đình có người bị bệnh tiêu hóa thì tỷ lệ bệnh cao hơn các gia đình khác; - Liên quan đến một số bệnh khác: viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi mãn tính, xơ gan, cường chức năng tuyến cận giáp, suy thận mãn, sỏi thận. Điều trị bệnh này hiện nay có Barole chứa rabeprazol - chất ức chế bơm proton thuộc thế hệ thứ 2, được giới chuyên môn đánh giá cao như có tác dụng nhanh hơn nên giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và mau lành vết loét, cho hiệu quả diệt H. pylori cao hơn khi phối hợp với kháng sinh. Thuốc ít bị tương tác với các chất ức chế bơm proton khác nên dễ dàng phối hợp thuốc. Sự hấp thu của thuốc cũng không bị ảnh hưởng bởi bữa ăn nên có thể uống trước hoặc sau ăn . Hướng điều trị mới đối với bệnh loét dạ dày tá tràng Viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh mãn tính khá phổ biến, ước tính khoảng 10% dân số, nam nhiều hơn nữ và trong đó, loét tá tràng. bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trên 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori, tương tự, tỷ lệ này chiếm từ 90% trong bệnh loét dạ dày, 95% ở bệnh loét tá tràng. Ngoài ra,. chiếm 80%, loét dạ dày chiếm 20%. Bệnh cần được quan tâm ngay từ đầu nếu không sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày tá tràng - biến chứng thường gặp nhất, thủng ổ loét gây