Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 2 Tabi giống như vớ, ngoại trừ việc chúng được thiết kế để đi chung với zori và waraji. Tabi giúp đỡ cho đôi chân ấm vào mùa đông và chốn dộp ở những chỗ quai dép cọ vào chân. Loại "vớ" này rất độc đáo vì có một khe hở giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai, để hai ngón chân này có thể kẹp đầu quai dép. Tabi "vớ" tabi coton dành cho phụ nữ thường có màu trắng, màu xanh đậm dành cho nam giới. Mặc dù hiện nay, vào những dịp lễ truyền thống, quý ông có thể chọn màu khác cho phù hợp với bộ đồ kimono của họ. Những đôi vớ có dây ở đây là kiểu cải tiến của loại được mang hồi thế kỷ 18. Vớ Tabi hiện đại được cài bằng những móc hình móng tay. Guốc geta có một miếng đế bằng gỗ hình chữ nhật với hai miếng gỗ đỡ bên dưới và một cái quai ở bên trên. Các ngón chân giữ lấy phần trên của quai, cũng giống như khi mang zori. Những bức ảnh từ tận thế kỷ 18, đã có những công cụ tốt hơn để sản xuất guốc geta hàng loạt, và chúng trở nên thịnh hành ở thành phố Edo (hiện nay là Tokyo). Chúng càng ngày càng trở nên cầu kỳ, kiến chính quyền Mạc phủ, vốn hay phạt những người bình dân có lối sống phô trương, cấm mang những guốc geta sơn mài. Cho đến khi giày trở nên thông dụng, geta là loại dép được ưa thích - mức sản xuất nam 1955 lên đến 93 triệu đôi, nhưng sau đó thì giảm dần. Giày ống jika-tabi cũng có khe giống như tabi, nhưng có đế cao su để có thể mang đi ra ngoài mà không cần mang thêm thứ gì khác. Loại này được hai anh em trong gia đình Ishibashi, Tokujiro và Shojiro, phát minh vào năm 1922. Gia đình Ishibashi là nhà làm tabi, và công ty của họ đã phát triển thành công ty Bridgestone, nhà sản xuất vỏ xe nổi tiếng. Trận động đất ở Tokyo nam 1923 đã làm cho loại giày ống jika-tabi mới có một vai trò quan trọng trong nỗ lực xây dựng lại thành phố. Giày ống jika-tabi giúp người mang không bị trượt chân và khe chữ V phía trên giúp cho các ngón chân có thể bám chặt ở những chổ khó đi, đó cũng là lý do mà cho đến nay, nó vẫn được dùng tại những khu xây dựng ở Nhật Bản. Nước Nhật hiện đại đã chấp nhận rất nhiều thói quen của Tây phương, và mỗi khi ra ngoài hầu như người ta chỉ mang giày, chứ không phải một loại giầy dép nào khác. Nhưng truyền thống không mang giày trong nhà thì vẫn được giữ, và điều này đã khiến cho loại dép uwabaki được sử dụng trong các trường học. Ippon-ha geta: Được các nhà sư khổ tu ở vùng núi mang cách đây khá lâu, và hiện nay thì một số đầu bếp sushi còn mang. Asagutsu: Guốc được đẽo từ gỗ, sau đó được phủ sơn mài đen. Tsuranuki: Giày lông các sứ quân thời trung cổ mang khi họ cưỡi ngựa ra chiến trường. Yaki-geta: Bề mặt được thui cháy, sau đó đánh bóng để che vết bẩn và giúp dễ bảo quản hơn. . Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 2 Tabi giống như vớ, ngoại trừ việc chúng được thiết kế để đi chung với zori và waraji. Tabi giúp đỡ cho đôi chân ấm vào mùa đông và. xây dựng ở Nhật Bản. Nước Nhật hiện đại đã chấp nhận rất nhiều thói quen của Tây phương, và mỗi khi ra ngoài hầu như người ta chỉ mang giày, chứ không phải một loại giầy dép nào khác Loại này được hai anh em trong gia đình Ishibashi, Tokujiro và Shojiro, phát minh vào năm 1 922 . Gia đình Ishibashi là nhà làm tabi, và công ty của họ đã phát triển thành công ty Bridgestone,