1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 4 docx

7 236 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 306,85 KB

Nội dung

Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 4 Chuông gió còn mang lại cảm giác bình an Chuông gió có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc sống của người Nhật, tuy nhiên, cũng có một vật dụng phát ra âm thanh khác mang ý nghĩa quan trọng không kém. Đó là chiếc chuông đồng. Với người Nhật, tiếng chuông chùa chứa đựng âm hưởng rất độc đáo, từ lâu, họ đã xem tiếng chuông như là một phần của cuộc sống tâm linh. Tại thành phố Kawagoe thuộc tỉnh Saitama có một tháp chuông báo giờ được gọi là “Toki no Kane”. Mỗi ngày, chuông được gióng lên 4 lần để báo giờ cho người dân trong vùng và tiếng chuông đầu tiên trong ngày vang lên vào lúc 6 giờ sáng; lần thứ 2 là 12 giờ trưa, kế đến là 3 giờ chiều và 6 giờ chiều. Tháp chuông báo giờ được xây dựng vào giữa thế kỉ XVII và trong 350 năm qua, nó giữ vai trò là chiếc đồng hồ công cộng và là biểu tượng của thành phố Kawagoe. Toki no Kane Những chiếc chuông đồng khổng lồ treo tại thiền viện hay chùa chiền ở Nhật Bản có xuất xứ từ Trung Quốc cùng với quá trình truyền bá đạo Phật. Nhanh chóng sau đó, chuông chùa trở thành biểu tượng tâm linh quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nhật. Khi viếng chùa, người Nhật có thói quen cầu nguyện bình an và sức khỏe bên dưới chiếc chuông đồng treo nơi gác chuông trong khuôn viên chùa. Với nhiều người, chiếc chuông chùa chứa đựng năng lực thần bí. Để tạo ra âm thanh của tiếng chuông, người ta sử dụng một đoạn gỗ to tròn để làm dùi gióng chuông. Vị trí chạm dùi vào chuông được gọi là Tsu-ki-ya. Tsu-ki-ya là một biểu tượng hình tròn mô phỏng theo hình dáng của hoa sen, 1 trong 8 biểu tượng của Phật giáo. Hoa sen đại diện cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết, thánh thiện và giác ngộ. Chuông chùa trở thành biểu tượng tâm linh quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nhật Ngoài ra, người ta đã quan niệm rằng, tiếng chuông chính là giọng nói của Đức Phật. Tiếng chuông chùa được gióng lên vào buổi sáng sớm hay chiều tà, vào những dịp đặc biệt như lễ tết. Với người Nhật, đó là âm thanh của sự linh thiêng. Vào ngày 31/12 hàng năm cũng là thời điểm chào đón Năm Mới ở Nhật bản. Người Nhật có thói quen đến chùa dùng tiếng chuông để cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc. Bất chấp cái giá lạnh, họ xếp hàng dài dưới cơn mưa tuyết để chờ đến lượt mình rung chuông. Truyền thống tốt đẹp này đã duy trì trong nhiều thế kỉ qua, và giờ đây, nó vẫn tiếp tục được phát huy bởi những người trẻ tuổi. Thế giới của các geisha Ngày nay vẫn có nhiều cô gái say mê làm geisha ở Nhật Bản. Họ được đào tạo từ nhỏ, thành thạo các môn nghệ thuật thuyền thống như hát, múa, đánh đàn, trà đạo Thế giới geisha Nhật vẫn luôn là điều bí ẩn với người nước ngoài, đặc biệt là phương Tây. Công việc của họ là biểu diễn mua vui cho những người đàn ông giàu có và quyền lực. Họ ca hát, múa, đánh đàn, tiếp chuyện và mời rượu. Geisha bắt đầu có từ thế kỷ 17 ở Tokyo và Osaka. Đầu tiên geisha là nam giới, những người giải trí sống trong nhà thổ, múa, biểu diễn nhạc cụ. Giữa thế kỷ 18, geisha nữ bắt đầu thay thế nam giới và tiếp tục cho đến ngày nay. Thời hiện đại, vẫn có một số cô gái say mê học làm geisha. Ở Kyoto có khoảng 200 geisha nhưng con số đang giảm mạnh. Các Geisha mặc áo kimono quyến rũ, sang trọng, đánh phấn trắng tinh trên mật và quanh cổ, môi vẽ hình trái tim nhỏ. Geisha vấn tóc rất cầu kỳ. Họ phải dùng loại gối đặc biệt kê ở cổ khi ngủ để giữ được dáng tóc trong vài ngày. Geisha trong ý thức truyền thống, không phải là tầng lớp thấp hèn mà ngược lại, nhiều gia đình tự hào vì con gái họ theo đuổi nghệ thuật này. Bởi nó không chỉ thể hiện gia đình đó có văn hóa cao mà còn rất giàu có. Quan niệm này không còn đầy đủ đến ngày nay, nhưng trong ý thức người dân, geisha vẫn được trân trọng, yêu mến. Thực sự, không dễ dàng để trở thành một geisha. . Văn hóa giày dép – chuông gió và gheisa Nhật Bản 4 Chuông gió còn mang lại cảm giác bình an Chuông gió có tầm ảnh hưởng sâu sắc trong cuộc sống của người Nhật, tuy nhiên,. Saitama có một tháp chuông báo giờ được gọi là “Toki no Kane”. Mỗi ngày, chuông được gióng lên 4 lần để báo giờ cho người dân trong vùng và tiếng chuông đầu tiên trong ngày vang lên vào lúc 6 giờ. của người Nhật. Khi viếng chùa, người Nhật có thói quen cầu nguyện bình an và sức khỏe bên dưới chiếc chuông đồng treo nơi gác chuông trong khuôn viên chùa. Với nhiều người, chiếc chuông chùa

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w