1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Trở thành cha mẹ hoàn hảo -3 pptx

8 179 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 153,86 KB

Nội dung

Thích hợp nhất là chọn truyện cổ tích và truyện thần tiên. Truyện thần tiên chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sách thiếu nhi và rất bổ ích. Những truyện thần tiên do bất kỳ tác giả nào kể lại đều đề cập những xung đột nội tâm mà trẻ biết rất rõ và giúp trẻ hiểu biết. Truyện thần tiên không ngại nói đến bệnh tật, đau khổ, già nua, chết chóc, ghen tuông, thù hận và tính ác… Nhưng tất cả truyện thần tiên đều kết thúc tốt đẹp. Do đó trẻ sẽ hiểu rằng trên đường đời chúng sẽ còn gặp nhiều nguy hiểm, nhiều thử thách, nhưng cuối cùng sẽ vượt qua. Trong truyện bao giờ công lý cũng chiến thắng. Những hình ảnh và minh hoạ trong sách có tầm quan trọng đặc biệt, nó không đơn giản là để minh hoạ cho câu chuyện, mà chủ yếu là để bắt mắt vì trẻ chưa biết đọc. Nhiều khi, văn bản chỉ gồm có vài dòng mà hình ảnh lại là phần chính của sách vì vậy hình ảnh và minh hoạ bản thân chúng phải có giá trị thông tin. Hình ảnh phải đẹp, dễ gây cảm tình, những hình ảnh đó cho phép trẻ em được “đọc” theo kiểu của mình. Theo Sài Gòn Tiếp Thị Khi con không vâng lời Không có gì tức giận cho bằng khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa con cứ ngang bướng muốn làm ngược lại lời dạy dỗ của cha mẹ. Khi gặp phải tình huống này bạn cần bình tĩnh thực hiện những phương thức khéo léo để uốn nắn trẻ. Tuyệt đối không dùng bạo lực Bố nghiêm giọng nói với con trai: “Con tan học là về nhà ngay chứ không được tụ tập đá bóng nữa”. Đứa con vừa tròn chín tuổi không trả lời, nó chỉ cúi đầu nhìn xuống đất ra ý không bằng lòng. Có thể vì nó cảm thấy nuối tiếc vì lỡ mất trận bóng chiều nay trong khi mấy đứa bạn cùng lớp vẫn có mặt đông đủ, hoặc nó hơi buồn về câu nói xẵng giọng của bố nó. Không chịu được vẻ mặt của con, ông bố nổi giận quát lên rồi tát ngay vào mặt nó. Sau lần đó, thằng bé đã ít nói lại càng lầm lì hơn. Mỗi khi đi học về đến nhà, nó chẳng thèm chào ai, cứ cắm cúi đi thẳng vào phòng và đóng sập cửa lại. Người lớn thường có nhiều biện pháp buộc trẻ phải nhượng bộ ý muốn của mình như dùng đòn roi, bỏ đói, giam cầm Nhưng cuối cùng, người thất bại lại chính là cha mẹ chứ không phải con cái, bởi đó chỉ là sự đàn áp chứ không phải giáo dục. Chính những hành vi bạo lực kể trên đã hủy hoại sự phát triển cá tính của đứa trẻ. Thái độ bình tĩnh và nét mặt vui vẻ Bà mẹ cố gắng giải thích với cô con gái sáu tuổi khi nó cứ mải ngồi ì ra đó với tô cơm chưa vơi hết một nửa: “Con ăn nhanh để mẹ còn dọn dẹp và nghỉ ngơi. Mẹ còn rất nhiều việc phải làm chứ không thể chờ con mãi như thế này đâu”. Chính việc đơn giản hóa của người mẹ đã giúp đứa con biết suy nghĩ về sự cực nhọc của mẹ nó, để từ đó cảm thấy thương mẹ hơn và không muốn làm trái lời mẹ. Đôi khi cần tỏ ra thản nhiên trước thái độ của trẻ Một đứa trẻ vào độ tuổi lớp mầm non, lần đầu tiên phải xa cha mẹ vì họ bận đi công tác trong hai ngày. Nó được gửi đến nhà dì ruột. Vào ban đêm, nó la khóc và một mực đòi về nhà với mẹ mà không chịu đi ngủ, bất chấp người lớn dỗ dành. Hết cách, họ bèn ra hiệu với nhau đừng chú ý đến nó và cứ lẳng lặng tắt đèn lên giường ngủ như thường lệ chỉ chừa mỗi cây đèn ngủ nho nhỏ trong góc phòng. Thế là chỉ không đầy năm phút sau đứa trẻ nín khóc rồi tự nhiên nó nhẹ nhàng mon men leo lên giường đòi ngủ cạnh dì của nó xem như chưa có điều gì xảy ra. Có những lúc đứa trẻ tỏ ra quá bướng bỉnh, nhưng nếu người lớn biết thản nhiên tự chủ thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thay vì cứ phải giận dữ, bực dọc chỉ làm cho sự việc trở nên phức tạp mà thôi. Theo Phụ Nữ Ở nhà một mình Bạn không muốn trẻ sợ hãi khi chúng phải ở lại nhà khi cha mẹ đi vắng. Hãy thử tập cho con cách ứng phó với tình huống trên ngay từ bây giờ bằng những gợi ý nhỏ sau. 1. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để trẻ biết tự xoay xở khi không có bạn bên cạnh. Nên viết hướng dẫn ra giấy rồi dán đâu đó để trẻ thường xuyên nhìn thấy và ghi nhớ dễ dàng. 2. Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại, ghi lại lời nhắn khi có ai gọi đến. Đặt ra những tình huống giả định khẩn cấp để trẻ luyện tập cách nói chuyện qua điện thoại khi cần được giúp đỡ. 3. Lưu ý trẻ cẩn thận khi tiếp xúc với người lạ, ngay cả bạn bè cũng không nên mời vào nhà mà đợi cha mẹ trở về. 4. Nếu trẻ có anh, chị em, nên dặn dò trẻ không cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than phiền khi không cần thiết. Bạn cũng nên để ý lắng nghe nếu trẻ muốn chia sẻ những lo lắng hay phiền muộn. 5. Hãy nhớ rằng dù trẻ có khôn ngoan hay cư xử chững chạc thì cũng có khi mắc sai lầm. Hãy động viên trẻ thật nhiều và xem những sai sót như cách học hỏi thêm kinh nghiệm. 6. Cho con thấy bạn tin, sẵn sàng thưởng "hậu hĩnh" nếu con không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình. Thanh niên Dạy con nghe điện thoại Giao tiếp qua điện thoại ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Hãy dạy con cách gọi cũng như nhận điện, chẳng mất nhiều thời gian và công sức lắm đâu mà lại rất có ích cho bạn và cho trẻ. - Khi nhận điện thoại, con cần nói “alô” nhẹ nhàng và lịch sự. - Không được thét to gọi bố hoặc mẹ (tiếng thét gọi to của con có thể làm cho người bên đầu dây chói tai, giật mình). - Nếu không có người lớn ở nhà, con hãy nói: “Dạ, bố mẹ con không có nhà. Cô tên gì ạ? Cô có muốn nhắn gì không? Cô cho con xin số điện thoại, con sẽ nhắn bố mẹ gọi lại.” (Bạn nên để sẵn giấy bút ở gần điện thoại). - Con không nên nói chuyện nhiều với người lạ. - Khi gọi điện thoại cho bố mẹ ở cơ quan, con cần lễ phép xưng tên trước rồi xin được nói chuyện với bố mẹ. Theo Young Parents/Web trẻ thơ Bé chưa ngoan Theo ý kiến chuyên gia, trẻ vướng vào thói xấu là do tâm lý, do giáo dục và do chính yếu tố sức khỏe. Muốn giáo dục trẻ, cần kết hợp phương pháp “kỷ luật sắt” và rộng lượng khoan hồng. Về tâm lý Đặc điểm chung của trẻ là hồn nhiên, ham chơi. Nhưng cũng có em sống trầm lặng, kín đáo khiến cha mẹ khó đoán được tâm lý. Nhất là khi các em thể hiện tật xấu như không nghe lời, chỉ làm điều mình muốn, hay tự ái. Về cơ thể Trẻ yếu dễ nổi cáu khi không thể thực hiện được điều mình muốn. Trẻ khoẻ mạnh nhưng dễ bị kích động thì hay thể hiện cái tôi, thích trêu trọc và tranh giành đồ chơi với bạn. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn. Về giáo dục Trẻ bị ảnh hưởng môi trường xung quanh và cách giáo dục chưa tốt thường bắt chước thói hư tật xấu của người lớn (chửi bậy, nói dối, ăn cắp vặt). Uốn nắn Theo các nhà sư phạm, trẻ mắc thói xấu do cả 3 nguyên nhân trên đều có thể uốn nắn được bằng phương pháp cứng rắn kết hợp rộng lượng khoan hồng. Đa số trẻ thích nghe nói ngọt. Do đó trước tiên cha mẹ hãy dùng lời lẽ nhẹ nhàng để giảng giải cho con. Trẻ còn thơ dại chưa hiểu biết sâu xa nên dễ mắc sai lầm. Tốt nhất các bậc phu huynh nên dung hoà hai phương pháp trên trong giáo dục con trẻ và áp dụng không quá giới hạn của nó. Theo Gia đình Dạy trẻ nhỏ tính trung thực Vì sợ hãi, em bé 2 tuổi có thể không chịu thừa nhận đã bẻ chân một chú lính chì dù bạn bắt gặp bé làm điều đó. Với lứa tuổi này, việc giúp bé biết mình đã làm sai quan trọng hơn là buộc nó thú nhận. Với trẻ 2 tuổi, ranh giới giữa nói thật và nói dối không rõ ràng. Trước 3 hoặc 4 tuổi, con bạn chưa có khả năng hiểu được khái niệm nói thật, do đó bé vẫn chưa hiểu nói dối là gì. Khi bé không chịu thừa nhận rằng mình đã bẻ chân của chú một chú lính chì, mặc dù bạn bắt gặp bé làm điều đó, thì một phần là do sợ hãi. Bé nghĩ rằng bạn sẽ giận, và ước gì mình đã không làm như vậy. Lúc này, giúp bé nhận ra lỗi lầm khi đập vỡ đồ chơi quan trọng hơn việc bắt bé thú nhận. Bạn có thể làm được gì? Tránh hỏi các câu hỏi khi bạn biết chính xác câu trả lời, chẳng hạn hỏi "Con làm vỡ lọ hoa phải không?" khi cả bé và bạn đều biết sự thật đúng là như thế. Ngay cả với các bé ở tuổi tập đi, bạn không nên tạo ra một tình huống để cuối cùng khuyến khích bé nói dối. Khi nhìn thấy một nét vẽ nguệch ngoạc trên tường, hầu như chúng ta đều có xu hướng quay sang bé và giận dữ hỏi: “Con đã vẽ lên tường có phải không?” Có thể con bạn sẽ trả lời “Không” mặc dù bé vẫn nắm chặt sáp màu trong tay, bởi vì bé sợ bạn nổi giận khi bé nói “Vâng”. Thay vì hạch tội, bạn hãy thử nói "Mẹ rất tiếc vì tường bị bẩn như vậy. Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng rửa nó nhé". Sau đó, bạn lấy một xô nước, một miếng bọt biển và bắt đầu cọ rửa, hướng dẫn bé giúp mình. Khi đó, bé sẽ có cảm giác mình sở hữu bức tường và nghĩ: Đây là bức tường của chung và chúng ta muốn giữ cho nó sạch sẽ. Việc bạn không giận dữ sẽ khiến bé nói thật và bé sẽ hiểu về tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên, bạn đừng ngạc nhiên nếu ngày hôm sau bé lại vẽ lên tường. Nếu việc đó xảy ra, bạn lại để cho bé lau sạch (không giống với cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị). Đừng quên khen ngợi bé. Bạn hãy khen nếu con bạn thú nhận khi bé đã làm sai một điều gì đó: “Mẹ cảm ơn vì con đã nói thật với mẹ! Mẹ biết điều đó rất khó khăn đối với con”. Sau đó, cần giải quyết theo tùy tình huống. Nếu bạn tức giận và trừng phạt bé thì lần sau, chẳng có lý do gì bé phải nói thật với bạn. Nêu gương: Cách tốt nhất để dạy bé trung thực là hãy thực hiện những lời hứa của bạn. Nếu bạn nói với con: “Chúng ta sẽ đi công viên sau bữa ăn trưa” thì sau đó phải dẫn bé đi. Tránh hứa những lời hứa mà bạn sẽ khó thực hiện được. Để bé mơ mộng: Khi đứa con lớn học múa ba lê thì đứa con 2 tuổi của bạn hùng hồn tuyên bố: “Con cũng học múa ba lê ở trường con.” Thực ra bé chỉ cố gắng bắt chước anh (chị) của mình. Do đó, thay vì giải thích tầm quan trọng của việc nói thật, bạn chỉ trả lời đơn giản: “Thật vậy sao?” và để cho bé nói thêm về điều này. Nếu con lớn của bạn ngăn cản điều đó, hãy nhắc rằng nó cũng thích mơ mộng khi bằng tuổi em bây giờ. (Theo Lamchame) Bạn có quá nuông chiều con? Dù con có biểu hiện không ngoan nhưng ít bà mẹ nghĩ rằng mình đang quá nuông chiều bé. Bài trắc nghiệm dưới đây sẽ cho biết bạn có đủ nghiêm khắc với con không. Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Trong một ngày điển hình, bạn cảm thấy mệt mỏi và phải nhường nhịn bé hay bạn yêu cầu bé phải tuân theo một số giới hạn? 2. Bạn có để cho bé xen vào câu chuyện của người lớn hay không? 3. Bạn có mua đồ chơi để bé không rên rỉ hoặc để cho bé vui không, mặc dù nhà bạn đã có rất nhiều đồ chơi? 4. Có phải bạn không muốn đưa bé đến siêu thị vì bé sẽ làm bạn bối rối ở đó? Nếu trả lời “Có” cho hai câu hỏi trở nên thì chắc chắn là bạn đang nuông chiều bé. Các chuyên gia tâm lý cho biết, tất cả các bé ở tuổi tập đi (từ 1 đến 3 tuổi) đều hay ngắt lời, khóc nhai nhải và cáu kỉnh. Đó là cách để bé khẳng định tính độc lập. Cách bố mẹ bé phản ứng với những hành động đó mới là điều quan trọng. Con bạn . cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị). Đừng quên khen ngợi bé. Bạn hãy khen nếu con bạn thú nhận khi bé đã làm sai một điều gì đó: Mẹ cảm ơn vì con đã nói thật với mẹ! Mẹ. Chính việc đơn giản hóa của người mẹ đã giúp đứa con biết suy nghĩ về sự cực nhọc của mẹ nó, để từ đó cảm thấy thương mẹ hơn và không muốn làm trái lời mẹ. Đôi khi cần tỏ ra thản nhiên. không vâng lời Không có gì tức giận cho bằng khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa con cứ ngang bướng muốn làm ngược lại lời dạy dỗ của cha mẹ. Khi gặp phải tình huống này bạn cần bình tĩnh

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

w