1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Trở thành cha mẹ hoàn hảo -6 ppsx

8 241 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ của chính bạn, hoặc ít nhất thì bạn cũng đừng thể hiện nỗi sợ ấy ra. Tuy nhiên, có thể thú nhận với bé rằng bạn không thích gặp nha sĩ giống như bé, nhưng vẫn đi khám để giữ răng khỏe mạnh. Khi bạn thú nhận như vậy, bé sẽ cảm thấy mình không cô đơn và điều đó giúp bé sẽ biết cách vượt qua nỗi sợ. Nếu nỗi sợ của con bạn lặp lại thường xuyên, chi phối các hoạt động bình thường hằng ngày (chẳng hạn không muốn đi ngủ do sợ bóng tối, hoặc không chịu ở nhà vì sợ nhìn thấy con chó), nên thảo luận với bác sĩ nhi, đặc biệt là khi bé ngày càng trở nên sợ hãi hơn. Bé có thể bị ám ảnh thật sự; nỗi ám ảnh đó là một nỗi sợ vô lý, dai dẳng và khi đó, bạn cần đến sự giúp đỡ của các nhà tâm lý. (Theo Lamchame.com) Trẻ 6-8 tuổi hay thách thức cha mẹ Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ đã qua giai đoạn hay nổi giận nhưng vẫn chưa thực sự dễ bảo. Nó có thể từ chối ăn tối khi mẹ gọi, phớt lờ khi được yêu cầu nhặt tất lên và trả lời cáu kỉnh khi mẹ yêu cầu cư xử tử tế. Bạn đừng thất vọng, đó là do các bé ở lứa tuổi này đang muốn thử nghiệm các chỉ dẫn và mong đợi của người lớn. Khi thách thức, bé đang tìm cách tự đòi quyền lợi. Khi trưởng thành và hiểu về thế giới xung quanh nhiều hơn, bé sẽ có quan điểm riêng về các mối quan hệ và các nguyên tắc (hoặc chấp nhận quan điểm của bạn bè). Do đó, bạn đừng ngạc nhiên khi bé cố gắng tự đòi quyền lợi bằng cách thách thức bạn và những lời chỉ dẫn của bạn. Bé có thể giả vờ không nghe thấy bố mẹ nói hoặc đáp ứng các yêu cầu rất chậm chạp. Bạn có thể làm gì? Thông cảm: Khi bạn bảo con đi ăn cơm, bé hét lên “Không!” và cáu kỉnh khi bạn mang nó vào bàn ăn. Lúc đó, bạn hãy cố gắng đặt mình vào quan điểm của bé. Nếu bé đang chơi với một người bạn thân, hãy bảo với bé rằng quả là khó khăn khi phải bỏ dở cuộc chơi, nhưng bây giờ đã đến giờ ăn. Điều này giúp bé nhận thấy bạn luôn ở bên cạnh nó. Cố gắng đừng nổi giận, mà hãy tỏ ra ân cần nhưng cương quyết mang bé về khi cần thiết. Đặt ra các giới hạn: Các bé ở lứa tuổi tiểu học cần và muốn có các giới hạn. Nhưng con bạn cần biết các giới hạn đó là gì. Bạn hãy giải thích các nguyên tắc rõ ràng “Con không được gọi điện thoại khi không được phép” hoặc “Con cần phải đi vào ngay khi mẹ gọi con.” Nếu trẻ không tôn trọng các nguyên tắc, hãy tranh luận về nguyên tắc đó. Có lẽ môn toán quá khó đối với bé nên bé không chịu làm bài tập về nhà. Trong trường hợp đó, bạn hãy thử cho bé chơi một trò chơi toán học. Hoặc nếu bé không thích đi vào ngay khi bạn gọi, có thể do nó không đủ thời gian chơi tự do. Khi bé biết rằng bạn giúp bé giải quyết vấn đề, nó sẽ ít thách thức bạn hơn. Ủng hộ hành vi tốt: Mặc dù bạn thường nổi giận và mắng con khi bé thách thức, nhưng hãy cố gắng kiềm chế. Khi con bạn cư xử tồi, nó cũng thấy mình sai. Do đó, bạn đừng làm cho bé cảm thấy tồi tệ hơn. Điều đó có thể khiến bé cư xử tiêu cực hơn. Thay vì “bắt” các hành động sai, bạn hãy “bắt” các hành động đúng của bé, và khuyến khích khi bé cư xử tốt. Bạn hãy nhớ rằng khép con bạn vào khuôn phép không có nghĩa là điều khiển bé, mà là dạy bé cách tự điều khiển bản thân. Trừng phạt sẽ khiến bé hành động theo ý bạn, nhưng đó là do sợ hãi. Tốt hơn là bạn nên dạy bé cư xử đúng bởi vì bé muốn vậy; khi bé cư xử tốt thì nó sẽ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc. Ngoài ra, khi bé vi phạm các nguyên tắc, bạn hãy cho bé biết rằng hành động đó sẽ để lại những hậu quả. Đừng trừng phạt mà hãy nói rõ ràng: “Nếu con chơi bóng trong nhà, thì chúng ta sẽ phải để bóng ở ngoài.” Sử dụng phương pháp đình chỉ chơi theo cách tích cực: Khi con bạn bắt đầu thách thức vì muốn làm theo cách của mình, bạn hãy giúp bé bình tĩnh lại. Thay vì dùng phương pháp đình chỉ chơi (cho bé có thời gian suy nghĩ một mình ở một nơi đặc biệt) để trừng phạt, bạn hãy khuyến khích bé lui vào một góc phòng ngủ yêu thích hoặc một nơi tiện nghi trong phòng khách. Có thể bé tự thiết kế một nơi để ngồi suy nghĩ mỗi khi giận, với một chiếc gối to, một chiếc chăn mềm mại hoặc một vài quyển sách yêu thích. Nếu bé từ chối đến nơi đó, bạn hãy đề nghị đi cùng con và nói một vài câu. Nếu bé vẫn từ chối, bạn hãy để bé ở đó và đi ra ngoài. Không những bạn đã nêu một tấm gương tốt về cư xử bình tĩnh mà bạn còn có thời gian nghỉ ngơi. Khi cả bạn và bé cảm thấy thoải mái hơn, hãy nói chuyện với nó về cách cư xử phù hợp. Trao quyền cho con bạn: Cố gắng tạo cơ hội để con bạn tự hào với khả năng độc lập của mình. Để bé lựa chọn quần áo (miễn là quần áo đó sạch và không rách) hoặc chọn một trong hai loại rau. Khi bạn để con lựa chọn tức là bạn đã tôn trọng bé và các nhu cầu của bé. Còn có một cách khác để giúp con bạn cảm thấy tự do hơn, đó là nói những việc bé có thể làm thay vì những việc bé không thể làm. Ví dụ, thay vì nói “Không! Con không được đá bóng trong nhà’, bạn hãy nói “Con có thể đá bóng ngoài sân.” Bé đã đủ lớn để hiểu lời giải thích của bạn, nên bạn cũng phải nói rõ lý do vì sao không đá bóng trong nhà. Chấp nhận: Trước khi định ngăn cản bé làm một việc gì đó, bạn hãy tự hỏi là điều đó có nên không; ví dụ, khi con bạn muốn mặc áo sơ mi màu xanh lá cây với quần soóc màu da cam thì bạn có cần ngăn cản bé không. Đôi khi mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn nhìn theo cách khác, như khi bé quên không chải đầu, hoặc cất nhiều quần áo sạch dưới giường thay vì cất vào tủ. Thỏa hiệp: Tránh những tình huống kích thích con bạn thách thức. Nếu một người bạn nào đó gần đây mới gây sự với bé, bạn hãy mời một bạn cùng lớp khác. Nếu bé ghét ai chạm vào bộ sưu tập Pokémon của mình, hãy cất bộ đó đi trước khi bạn ấy đến chơi. Nếu đột nhiên bạn gặp phải một tình huống khó xử, hãy cố gắng "đương đầu" với bé. Ví dụ, khi bé đuổi con mèo, bạn có thể bảo bé “Con không được đuổi con mèo nhưng có có thể cho mèo ăn.” Tôn trọng lứa tuổi và giai đoạn phát triển của con bạn: Khi yêu cầu con dọn giường và nhà tắm, bạn phải chắc chắn là bé biết làm công việc đó. Cố gắng dành thời gian hướng dẫn bé làm các nhiệm vụ mới, và làm cùng với bé cho đến khi nó thành thạo. Đôi khi bé thách thức bạn chỉ vì công việc đó quá khó. Cuối cùng, bạn hãy tôn trọng thế giới riêng tư của bé. Khi bé đang chơi vui, thay vì bắt dừng lại ngay để làm một việc gì đó, bạn hãy cho bé một vài phút để chuyển hướng. Chẳng hạn: “5 phút nữa chúng ta sẽ ăn cơm, do đó con hãy nhanh chóng kết thúc trò chơi và đi dọn bàn ăn.” Có thể bé sẽ không vui vẻ, thậm chí còn càu nhàu nữa. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn và nhất quán, bé sẽ hiểu rằng nó sẽ không có những thứ mình muốn nếu bé thách thức bố mẹ. (Theo Lamchame.com) Trẻ tự tin khi được sai vặt Phân việc nhà cho con là một cách tốt để xây dựng lòng tự trọng, sự tự tin và tinh thần trách nhiệm ở trẻ. Bé lớn có thể giúp mẹ việc nội trợ, qua đó biết cách quan tâm đến bản thân giống như người lớn, có ý thức cao hơn để hoàn thành công việc. Cha mẹ và con cái sẽ có nhiều "phần thưởng" hơn nếu như mọi người đều góp phần chia sẻ công việc. Khi trẻ có nhiệm vụ để làm, cha mẹ sẽ có nhiều thời gian dành cho bé hơn thay vì cuống quýt làm hết việc này đến việc khác. Đừng đánh giá thấp con trẻ Khi giao việc cho con, lỗi lầm đầu tiên mà cha mẹ mắc phải chính là đánh giá khả năng của con trẻ. Bé có thể làm được nhiều việc hơn những gì mà cha hoặc mẹ muốn chúng làm. Khi trẻ có khả năng truy cập vào mạng thì cũng sẽ có khả năng lau bụi trên sàn gỗ hoặc hút bụi trên thảm. Bà Wanda Yates sống tại Philadelphia (Mỹ) nhớ lại “Con trai lớn nhất của tôi giúp đỡ tôi ngay từ khi bé 2 tuổi. Bé theo tôi trong nhà và đặt túi đựng rác vào sọt khi tôi bỏ túi rác cũ đi". Đứa con bé nhất của bà hiện 3 tuổi và cũng làm việc đó cùng một số việc khác nữa. Bé rất tự hào, rất vui khi bố mẹ thừa nhận những việc mà bé làm được. Yêu cầu phải rõ ràng Cha mẹ cần đưa ra những mong đợi rõ ràng và nhất quán. Khi hướng dẫn nhiệm vụ cho trẻ, phải dựa vào lứa tuổi của con để hướng dẫn nhiều hay ít. Có một số cách làm dịu căng thẳng khi trẻ làm những việc mà bạn giao: Lập biểu đồ: Dùng biểu đồ hoặc lịch để đánh dấu các công việc. Tuỳ theo lứa tuổi mà có nhiều cách khác nhau để giúp trẻ hoàn thành bổn phận. Với những trẻ nhỏ chưa biết đọc, bạn hãy dán những bức ảnh nhỏ lên “lịch làm việc hằng ngày” để bé có thể biết mình đã hoàn thành việc gì trong hôm nay. Sau khi bé đã làm xong việc trong ngày, bạn hãy phác thảo ra công việc ngày hôm sau để bé biết cần phải làm gì tiếp theo. Với trẻ lớn hơn, việc ghi chép lại những công việc hằng ngày sẽ có hiệu quả. Kiểm tra hằng ngày: Cuối ngày, bạn hãy kiểm tra lại biểu đồ. Nhìn những miếng dán (sticker) trên “lịch làm việc” hoặc chỉ cần kiểm tra các điểm đánh dấu là bạn đã biết rằng bé có hoàn thành công việc trong ngày hay không. Cụ thể: Trước khi bạn bắt đầu phân việc, bạn hãy họp với trẻ để trẻ biết bạn mong đợi ở chúng điều gì và chúng sẽ nhận được gì từ công việc đó. Vạch rõ ràng các chi tiết của mỗi việc. Làm cho công việc trở nên vui vẻ và thú vị: Có nhiều việc để trẻ có thể chọn làm. Nếu bé chọn làm một việc ngoài danh sách đó mà đáng được thưởng thì bạn hãy thưởng cho bé. Tạo động cơ Một số cha mẹ dùng tiền bạc để làm động cơ thúc đẩy con cái làm việc, nhưng đó là một lựa chọn mang tính chất cá nhân. Điều quan trọng là bạn đang cố gắng dạy bé tinh thần trách nhiệm chứ không phải là hối lộ chúng. Trẻ hào hứng với các hệ thống phần thưởng và rất tự hào với hệ thống đó. Bạn đừng quên nói với trẻ rằng những công việc mà trẻ đang làm đều là những công việc tuyệt vời. Một bà mẹ ở Inverness Mỹ), cho biết, khi các con ở nhà, bà phân việc cho chúng theo tuần; dùng một bảng để dán những bức tranh nhỏ làm phần thưởng. Bọn trẻ rửa bát, gấp khăn tắm, quét nhà, hút bụi và cả cọ rửa nhà tắm. Chúng còn có tinh thần trách nhiệm đối với phòng ngủ của mình và cất quần áo đúng nơi quy định. Dưới đây là một số gợi ý các công việc phù hợp với lứa tuổi khi bắt đầu giao việc cho con: Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: Đặt quần áo bẩn vào chậu giặt (hoặc vào rổ), cất dọn đồ chơi, mang bát vào bồn sau khi ăn xong, thay giấy vệ sinh trong nhà tắm. Trẻ từ 5 đến 7 tuổi: Dọn dẹp giường mỗi sáng, hút bụi, ra lấy báo hoặc thư, cho chó hoặc mèo ăn, lau bụi trên sàn gỗ hoặc trên bàn, lau bụi trên bậu cửa sổ, nhặt lá, đeo cặp lên vai để sẵn sàng tới trường, giữ cho phòng ngủ ngăn nắp. Trẻ trên 8 tuổi: Chuẩn bị cho bữa trưa mang tới trường, lau bụi, hút bụi, dọn bàn ăn, lau bàn ăn, cho bát đĩa vào máy rửa bát, lau khô bát đĩa, gấp quần áo, quét nhà, lau sàn, nhặt giác, phân loại quần áo và làm tất cả các công việc dành cho các bé từ 2 đến 7 tuổi đã kể trên. Bạn hãy nhớ rằng đối với trẻ nhỏ hơn, bạn cần giao những công việc đơn giản, ít chi tiết hơn. Đừng mong đợi quá nhiều ở trẻ. Mục đích khi giao việc cho con là dạy con giá trị của lao động chăm chỉ, và chúng ta muốn con thành công chứ không phải thất bại với công việc đó. Thái độ của con trẻ đối với công việc sẽ phản hồi cách bạn phản ứng khi bé hoàn thành công việc. Bạn thường xuyên khen ngợi bé, nhưng phải đảm bảo cho bé hiểu rằng để trông nom nhà cửa thì cần phải làm những công việc này. Nhà sư phạm học Elizabeth Pantley cho rằng, giao việc cho con trẻ là một cách tốt nhất để xây dựng lòng tự trọng và nhận thức về năng lực của bé. Những bé biết coi việc nhà là một điều bình thường của cuộc sống thì bé sẽ dễ dàng bước vào giai đoạn trưởng thành hơn so với những trẻ không có tinh thần trách nhiệm với các công việc đó. (Theo Lamchame.com) Dạy con trong nhà bếp Chuẩn bị bữa ăn và vui chơi cùng con nhỏ; các nhà tâm lý học khuyên nên làm hai điều ấy cùng lúc. Công việc bếp núc sẽ trở thành những thời khắc quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng và trí thông minh. Nếu trẻ dưới 2 tuổi Đặt em bé trong những chiếc ghế cao và chỉ cho bé xem các món rau quả và dụng cụ trong nhà bếp: "Con hãy nhìn trái cà chua này! Nó có màu đỏ! Mẹ sẽ cắt nó ra thành nhiều miếng nhỏ". Bằng cách đưa ra nhận xét về các hành động của mình và lôi cuốn sự quan tâm của em bé vào đó, bạn sẽ dạy được cho con những khái niệm phức tạp: nhặt (rau), gọt (khoai), bóc (cam), thái (thịt), lau chùi (bát đĩa). Sau đó, bạn sẽ đưa cho bé cầm một loại rau quả đã được rửa sạch để bé quan sát. Giây phút hạnh phúc sẽ đến khi bé được nếm những sản phẩm mới: một trái anh đào, một miếng phó mát Nếu trẻ 2-4 tuổi Đây là thời điểm bé có thể đáp ứng với những yêu cầu như: “Con hãy đưa cho mẹ một củ cải nhỏ. Không, không phải củ lớn như thế, mà là củ nhỏ”. Trẻ sẽ học cách đa dạng hóa những kinh nghiệm về giác quan: sống và chín, lạnh và nóng, trước và sau khi nấu, ngọt và mặn Và đây là một trò chơi nhỏ: Cho trẻ tập phân nhóm các loại thực phẩm theo tiêu chí: mùi vị, màu sắc. Đối với trẻ lớn hơn, chúng sẽ bắt đầu học về tính logic. Qua chế biến, bé sẽ hiểu được các khái niệm một nửa, gấp đôi, cùng một số lượng. Các khái niệm này có liên quan đến phạm trù khối lượng (nhiều hơn, ít hơn) và hình dạng (vuông tròn). Các em có thể sắp xếp các món rau quả tươi lên đĩa, trang trí các món bằng rau thơm. Hoặc các em có thể giúp mẹ làm món bánh gatô, tự chuẩn bị chiếc bánh cho riêng mình: vo viên bột, rải táo lên bánh để mẹ đưa vào lò. Các em sẽ thấy hạnh phúc vì đã tạo ra được những sản phẩm dễ thương. Nếu trẻ 4-7 tuổi Hãy tập cho trẻ biết tính toán: đếm số củ cà rốt, số muỗng bột mì, số lượng khách mời. Trẻ có thể gợi ý, đưa ra những giải pháp như: cho thêm gấp hai lần nguyên liệu, chia nguyên liệu ra làm 3 phần bằng nhau, hoặc tiến hành các quy trình cân, đong, đo, đếm, biết những giá trị nguyên liệu thay thế tương đương. Nhân đây, trẻ sẽ học được cách tính thời gian chuẩn bị và chế biến nguyên liệu, những "mẹo vặt" nho nhỏ để rút bớt thời gian và công sức. Dần dần, trẻ sẽ trở thành một "nhân viên phụ bếp nhí" đầy tự hào, và nhân đấy cũng phát triển thêm trí thông minh của trẻ. (Theo Phụ Nữ TPHCM) Trò chuyện với con về tình dục Người cha nhận thấy ánh mắt của con mình nhìn cô bạn cùng lớp chính là cái nhìn của anh 30 năm trước. Chính ánh mắt ấy là cảm xúc rạo rực của tuổi mới lớn, phải trả một cái giá khá đắt: cả hai phải nghỉ học, cô bạn phải bỏ cái thai Câu chuyện của anh Minh Phương, một phụ huynh có con ở tuổi vị thành niên về những khám phá, rung động của tuổi dậy thì. Khi đó, cảm xúc mãnh liệt đang dồn anh tới tận cùng và anh không biết phải hỏi ai hay làm gì để khống chế được nó. Bố mẹ anh đã mắng mỏ anh, sỉ nhục anh, coi chuyện đó như một điều nhơ bẩn. Và anh khóc hối hận cho những cảm xúc ấy và mãi 10 năm sau anh mới dám yêu. "Bây giờ bọn trẻ thật thoải mái trong việc tiếp cận giới tính, tình dục, các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ một cách nghiêm túc rằng, không thể để con trẻ "đùa với lửa" được. Nó sẽ đốt cháy thằng bé cả về thể xác lẫn tinh thần, việc học hành và tương lai của cháu", anh tâm sự. Tự chủ - cách giáo dục tích cực Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc yêu sớm ở lứa tuổi vị thành niên trong đó sự tác động lớn nhất là môi trường bên ngoài. Những bộ phim "nửa kín, nửa hở" đã kích thích trí tò mò của trẻ dẫn đến chuyện muốn quan hệ để khám phá bản thân. Vậy làm thế nào giúp con mình có một tuổi vị thành niên an toàn, khỏe khoắn và lành mạnh? - Các nhà tâm lý học lưu ý rằng nên nhắc nhở con mình về một số kinh nghiệm về tình dục đầu tiên thường phát sinh dưới tác động của rượu. - Với con gái: nên nói với con về nguy cơ mang thai và nhiễm những căn bệnh qua đường tình dục; cần nói về chuyện ngừa thai và tình dục an toàn một thời gian dài trước khi chúng có khả năng sinh hoạt tình dục. - Nên tự tin nói với con về chuyện tình yêu, tình dục, có thể tham khảo qua sách báo, chuyên gia tư vấn. Đừng bao giờ dùng lời răn đe khi nói chuyện về tình dục với chúng, vì như thế dễ khiến chúng trở nên "nổi loạn" hoặc lẩn tránh bạn. - Khi bọn trẻ được cung cấp thông tin và hướng dẫn một cách thấu đáo về sức khỏe sinh sản, cảm xúc tuổi dậy thì cũng như hệ quả của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, chúng sẽ hiểu được mình cần phải làm gì. Với những thông tin về các biện pháp tránh thai, nạo phá thai an toàn, trẻ vị thành niên sẽ có được những hành trang cần thiết để bước qua giai đoạn vị thành niên một cách an toàn, khỏe khoắn và lành mạnh. (Theo Gia Đình Xã Hội) Giúp con tự tin khi làm bài Xếp hạng cao hoặc được điểm cao chưa hẳn đã phản ảnh đúng học lực của con cái. Cha mẹ có thể dùng các "chiến lược" để giúp con cái không gian lận khi làm bài và thi cử. 1. Là bạn học của con cái Hãy giúp con cái biết và cảm nhận rằng nếu gặp khó khăn ở trường thì có thể nhờ cha mẹ trợ giúp. Đừng bực tức hoặc la rầy chúng. Nếu trẻ cần cha mẹ hoặc ai đó dạy kèm thì hãy giúp chúng thỏa lòng. Nên chia sẻ với chúng về kinh nghiệm chống lại sự cám dỗ của việc quay cóp trong lúc thi cử để chúng noi gương. 2. Thảo luận về kết quả Hãy luôn cho trẻ biết rằng điều gì chúng làm thì chúng phải chịu trách nhiệm. Hãy cùng trẻ xem bài vở và chỉ cho trẻ biết sự gian lận có thể bị phát hiện, bị nghi ngờ về học lực và thậm chí là bị đuổi học hoặc đình chỉ thi. Đây không là hăm dọa mà là giúp chúng nhận thức đúng đắn và chịu trách nhiệm về các hành động của mình. 3. Tạo thói quen học tập tốt Rất cần tạo động lực học tập để trẻ tập thói quen tự học. Hãy cho trẻ biết mục đích của việc học, sắp xếp thời gian học và không bị phân tâm vì bất kỳ thứ gì (ti vi, điện thoại, máy vi tính, trò chơi ) trong lúc học. 4. Giảm bớt áp lực Đừng làm cho trẻ cảm thấy thỏa mãn với điểm chúng đạt được, cũng đừng so sánh với anh chị em hoặc bạn bè của chúng. Đừng ép chúng học quá mức, vì như vậy có thể khiến trẻ cảm thấy bị yếu kém và dẫn đến việc gian lận. 5. Thấm nhuần giá trị Đừng coi việc quay cóp là "chuyện nhỏ". Cha mẹ phải cho trẻ biết rằng, gian lận là sai, dù ở bất kỳ dạng nào. Động thái đó làm mất nhân cách, mất lòng tự . thức cao hơn để hoàn thành công việc. Cha mẹ và con cái sẽ có nhiều "phần thưởng" hơn nếu như mọi người đều góp phần chia sẻ công việc. Khi trẻ có nhiệm vụ để làm, cha mẹ sẽ có nhiều. (Theo Lamchame.com) Trẻ 6-8 tuổi hay thách thức cha mẹ Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ đã qua giai đoạn hay nổi giận nhưng vẫn chưa thực sự dễ bảo. Nó có thể từ chối ăn tối khi mẹ gọi, phớt. giao việc cho con, lỗi lầm đầu tiên mà cha mẹ mắc phải chính là đánh giá khả năng của con trẻ. Bé có thể làm được nhiều việc hơn những gì mà cha hoặc mẹ muốn chúng làm. Khi trẻ có khả năng

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Xem thêm: Trở thành cha mẹ hoàn hảo -6 ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w