1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Bạn là người mẹ như thế nào? -2 potx

7 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 150,08 KB

Nội dung

Khi con bạn có kết quả học tập không như ý thay vì phê bình: “Con học tệ quá”, hãy nói: “Con còn lười biếng quá!”. Bất kể đúng hay sai, trẻ luôn có niềm tin sắt đá vào những gì chúng tự mình “khám phá” ra. Ông Robert Brooks, giáo sư, tiến sỹ tâm lý học, trường y học Havard nói: “Nhiệm vụ của chúng ta là phải tìm hiểu xem tại sao chúng có lỗi nghĩ ấy và phải tìm cách đưa chúng trờ về với chiều hướng tư duy tích cực”. Bài toán này quá khó với mình! Một thực tế là trẻ con nhiều khi có thể làm được bài tập nhưng chúng hay tự ti cho rằng mình kém cỏi, không bao giờ có thể giải được bài toán về nhà. Vì thế mà chúng uể oải, vứt sách vở lại và buồn rầu. Trong trường hợp này, bạn phải làm gì? “Nếu tình trạng này cứ lặp lại nhiều lần, đứa trẻ cứ cầm đến sách là nghĩ ngay đến việc đầu hàng thì có nghĩa là vấn đề đang dần trở nên nghiêm trọng”. Giáo sư Brook nói: “Nếu một đứa trẻ thường xuyên cảm thấy mình kém cỏi thì có thể khả năng học tập của nó cũng thực sự kém những bạn bè trong lớp”. Bạn phải làm gì? Trong trường hợp này, bạn hãy bỏ công tìm hiểu học lực của con mình. Nếu chắc chắn cháu thực sự yếu thì phải kết hợp cùng cô giáo để kèm thêm ngoài giờ cho cháu. Sau một tháng nếu cháu đem về điểm 6, điểm 5 có nghĩa là cháu đang tiến bộ. Chúng ta phải động viên và khen ngợi cháu ngay, đồng thời gợi lại những việc trước đây cháu đã từng làm rất tốt, kể cả những việc nhỏ nhặt nhất. Như thế các cháu sẽ dần cải thiện được lối nghĩ tiêu cực về khả năng của bản thân mình, nhận thấy rằng mình có khả năng để làm tốt bài toán này. Bài toán không có gì là khó khăn cả. Mình chẳng thể nào giỏi bằng anh trai được! Trẻ em rất nhạy cảm trước những lời khen chê của người lớn. Không phải chỉ có những lời chê bai vô tâm làm bé chạnh lòng mà ngay cả những cử chỉ, thái độ nhỏ nhất khi chúng ta đánh giá cũng làm bé suy nghĩ rất nhiều, mà phần lớn là những suy nghĩ bồng bột, tiêu cực. Trong lớp học, chỉ cần cô giáo hơi vô ý, chú tâm vào 1,2 bạn nào đó học giỏi; ở nhà bố mẹ chỉ hay khen chị hoặc em thì đứa trẻ sẽ cảm thấy như mình bị bỏ rơi, tự ti cho rằng mình là kẻ vô dụng. Bạn nên làm gì với tình huống này? Thay vì biểu dương kết quả công việc, bạn hãy ngợi khen sự nỗ lực của bé khi tiến hành công việc. Hết sức cẩn thận khi nói cụ thể về việc học hành của từng người con trong trường hợp có đủ các anh chị em. Khi nhận được sổ liên lạc hay bảng điểm nhà trường gửi về, cha mẹ nên gặp riêng từng đứa trẻ để trao đổi, nhận xét và khen ngợi, phê bình đúng cách. Sau đó mới đưa vấn đề của con ra bàn bạc trước toàn thể gia đình, nội dung chủ yếu là khuyến khích mặt tích cực, khen ngợi sự nỗ lực học tập và tiến bộ của từng con. Nếu cha mẹ vô tình đưa ra những so sánh có tính ngợi ca hay dè bỉu thái quá sẽ gây tác động rất xấu vào tâm lý trẻ thơ. Cha mẹ có thể nói “khích” nhẹ nhàng: “Theo kịp anh con không dễ đâu!” Sau đó mở ra một hướng đi để bé quyết tâm phấn đấu cho kịp anh trai mình: “Nhưng mẹ tin là con sẽ theo kịp, nếu như…” Hãy kích thích sự vươn lên của bé, đừng để con bạn có cảm giác tuyệt vọng trước thành tích của anh chị em hoặc bạn bè cùng trang. Đừng can thiệp quá giới hạn Nếu cha mẹ can thiệp quá đáng vào việc học hành của con cái sẽ gây ra hậu quả không mong đợi. Chẳng hạn như xem xét chi li từng giờ học, hướng dẫn tỉ mỉ từng bài toán, xây dựng cho con cả một thời gian biểu theo ý mình, rồi bắt bé phải thực hiện… không phải là cách dạy con quá đúng đắn. Làm như thế bé sẽ trở nên thụ động, cảm thấy ngột ngạt, gò bó, cảm thấy chán ghét sự can thiệp của cha mẹ vào việc học hành. Thế là ngay cả những lúc thực sự cần trợ giúp, bé cũng giám bày tỏ với cha mẹ vì sợ bị lên lớp hàng giờ như những lần trước. Khi con bạn nói: “Con có thể làm bài này, mẹ cứ mặc kệ con! Bạn đừng tin ngay rằng bé nói đúng sự thật, đôi khi chỉ vì bé đang “ngán ngẩm” lòng tốt của bạn đó. Con cái rất cần cha mẹ, anh chị hướng dẫn học và làm bài. Nhưng hoàn toàn chỉ là hướng dẫn mà thôi. Đừng làm việc thay cho bé, vì như thế sẽ dẫn đến hậu quả khá nguy hiểm cho những bước đi tương lai của bé. Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân, lười tư duy, sinh ra tâm lý trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm. Hãy gợi ý, mào đầu và yêu cầu bé phải làm bài. Sau một thời gian hãy quay lại kiểm tra xem công việc của con tiến triển ra sao, có cần gợi ý tiếp hay không. Đừng đưa ra đáp án ngay, hãy để con bạn bộc lộ tất cả các ý tưởng trong đầu, rồi cho bé biết đâu là ý tưởng đúng. Nếu các ý tưởng bé đưa ra là không đúng thì bạn lại cần gợi ý tiếp… Cứ làm như thế cho đến khi tìm ra kết quả chính xác. Khi đó trẻ sẽ cảm tưởng chính mình vừa làm ra thành quả, từ đó con bạn sẽ tự tin và sẵn sàng, hăm hở đối đầu với thử thách mới. Thái độ can thiệp thái quá của cha mẹ hay sự thờ ơ với việc học của con đều là những thái độ phản giáo dục. E ngại sự nổi trội. Nghe qua có vẻ như là một điều phi lí, nhưng đối với trẻ con, đôi khi lại là sự thật. Một số bé rất ngại sự khác biệt so với bạn bè ngay cả đó là một sự giỏi giang mà cả nhà đều mong đợi. Bé nhận thấy khi ai làm gì sai khác là bị để ý, có cái áo mới hay chiếc cặp mới cũng bị chêu chọc. Dần dần bé ngây thơ cho rằng đứng trên bục nhận phần thưởng tổng kết năm học cũng sẽ bị chế nhạo vì tội làm khác bạn bè. Thực ra, vấn đề này sẽ tự kết thúc khi bé lớn lên, nhận thức đầy đủ hơn về tốt xấu, phải trái. Nhưng chỉ vì vài năm có ý nghĩ chán ghét sự nổi trội sẽ làm bé thụ động, mất khả năng phấn đấu. Rất có thể khi nhận ra vấn đề đã quá muộn để lấy lại phong độ học tập như trước. Để giúp bé nhận ra vấn đề ngay, cha mẹ phải thật tế nhị. Hãy phân tích cho con bạn biết rằng sự khác nhau thì không xấu vì chẳng có 2 người nào là giống y như nhau cả, chỉ có sự kém cỏi là xấu mà thôi. Và cũng cần chỉ cho bé biết điều gì sẽ sảy ra nếu bé hoàn toàn giống như các bạn khác. Hãy khuyến khích và hướng dẫn bé tham gia vào những trò chơi tập thể, biết khiêm tốn và thương yêu bạn bè. Làm gì khi trẻ hay bịa chuyện Nhiều khi, con trẻ bịa chuyện chưa hẳn là vì muốn lừa dối bố mẹ. Khi 3 - 4 tuổi, đầu óc đứa trẻ còn chông chênh giữa thực tế và tưởng tượng. Và vai trò của chúng ta là phải giúp con phân biệt đâu là sự thật. Trẻ muốn gì khi kể chuyện bịa? Bé Bi 4 tuổi, đi học về kể với mẹ rằng bạn của bé bị chết vì bệnh nặng. Khi gặp cô hiệu trưởng để hỏi thêm thông tin về chuyện này, mẹ Bi mới biết rằng điều đó hoàn toàn không có thật. Bà kể: "Thằng bé nói chắc chắn đến nỗi tôi cũng tin theo. Tôi thực sự không hiểu chuyện gì xảy ra trong đầu nó ngày hôm đó". Thực ra, chính câu chuyện kể của trẻ sẽ cho chúng ta chìa khoá giải mã. Để thoát khỏi những ràng buộc trong cuộc sống hằng ngày, nhiều trẻ bịa ra những câu chuyện, trong đó mình là "người hùng" bởi vì chúng nhanh chóng hiểu được tác động của những câu chuyện này đến người nghe. Những giờ nghỉ giải lao ở lớp học là dịp để trẻ tuôn ra những chiến công tưởng tượng để thu hút sự chú ý của bạn bè. Một cậu bé đi học về kể rằng, trường học bị cháy, cậu đã giúp lính cứu hoả dập tắt đám cháy. Cha của bé cười và khi biết rằng không ai tin mình, cậu bé đã bật khóc nức nở. Các chuyên gia tâm lý giải thích: ngay cả khi bịa chuyện để thu hút sự chú ý của chúng ta, con trẻ đã thực sự đắm chìm trong những câu chuyện của mình và tin những điều mình kể. Thái độ của cha mẹ Cha mẹ nên phản ứng thế nào trước những câu chuyện này của trẻ. Trước tiên, đừng bi kịch hoá tình huống. Để biết sự thật mà con trẻ muốn thể hiện, chúng ta phải nghe nó nói dối như thế nào. Sẽ rất sai lầm nếu bạn la mắng hoặc trừng phạt trẻ. Nếu những câu, từ đó có "dối" đi nữa thì cũng xuất phát từ một cảm giác thật của con. Tốt nhất là tìm hiểu sự thật mà trẻ diễn tả qua những câu chuyện bé bịa. Bạn đừng đánh giá đạo đức trẻ là như thế này, thế nọ nhưng cũng đừng để trẻ kể huyên thuyên mà không phản ứng. Ai cũng biết rằng không nói gì tức là đồng ý. Vì vậy, công việc của chúng ta là phải giúp trẻ phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Hãy đối thoại với trẻ khi bạn nghi ngờ tính xác thực của câu chuyện và khuyến khích trẻ tiếp tục kể nhiều hơn. Hãy chọn phản ứng hóm hỉnh để chứng tỏ rằng bạn không bị lừa mà không làm căng thẳng tình hình. Khi một đứa trẻ dính đầy sôcôla trên người mà khẳng định, nó cho chó ăn cái bánh và chính con chó làm bẩn nó, bạn có thể trả lời kèm theo nụ cười: "Con có chắc không? Có phải đó là con chó nhỏ mặc quần màu vàng áo màu xanh, hơi giống con phải không?" Theo các chuyên gia tâm lý, các tốt nhất để phân biệt thật - giả là hãy luôn nói thật với con. Nuôi dưỡng sự sáng tạo của bé Sáng tạo là một trong những thiên hướng ở con trẻ rất cần được nuôi dưỡng. Ngay từ khi bé 1-2 tuổi, bạn đã có thể cùng chơi với bé để phát huy những năng khiếu sáng tạo bẩm sinh ở con. Làm đồ chơi Thỉnh thoảng, bạn hãy cùng bé làm một chuyến khám phá nho nhỏ ngay tại nhà: Tìm xem thấy gì trong ngăn kéo, phòng riêng, và phòng khách, sau đó cùng chơi đồ hàng với bé. Điều này cũng đòi hỏi sự sáng tạo của người lớn, như gấp chim, gấp hoa, tự tạo ra các món đồ chơi lý thú như chong chóng, máy bay giấy, cắt dán những ngôi nhà bằng giấy. Cả nhà cùng hát Một kiểu chơi ngẫu hứng. Bạn có thể dùng ngay những dụng cụ nhà bếp như một thứ nhạc cụ. Vài hột tiêu sọ đựng trong hộp lắc tạo âm thanh vui nhộn. Những cái tô, muỗng bằng gỗ cũng có thể biến thành trống…để tạo nên những điệu nhạc mà bé yêu thích. Cùng quan sát xung quanh Trong lúc đi chơi với bé, bạn hãy nói với bé về mọi thứ xung quanh. Hãy trả lời những câu hỏi của trẻ và gợi ý cho bé trả lời một cách thật sang tạo, ví như: “Con nghĩ con mèo ăn cái gì?”, hoặc đưa ra những trò chơi và cùng chơi : “Sự khác nhau giữa con khỉ và con hươu là gì?”. Khu vực được bày bừa Thi thoảng, hãy tự cho phép bé quăng bầy đồ chơi bừa bãi mà không phải chịu sự bực mình của bạn. Nhưng sau đó, hãy cùng bé dọn dẹp và chỉ cho bé từng công việc phải làm sau khi “bày biện” ra. Tuy còn nhỏ, nhưng bé cũng nhận biết được những việc này, và tự có ý thức thu dọn trong những lần sau. Để bé tự do tưởng tượng Các câu chuyện cổ tích mà bạn kể cho bé nghe hàng ngày sẽ càng kích thích sự sáng tạo không ngừng của bé trong khoảng thời gian tiếp theo. Con gái rượu của cha . “ngán ngẩm” lòng tốt của bạn đó. Con cái rất cần cha mẹ, anh chị hướng dẫn học và làm bài. Nhưng hoàn toàn chỉ là hướng dẫn mà thôi. Đừng làm việc thay cho bé, vì như thế sẽ dẫn đến hậu quả. Bạn đừng đánh giá đạo đức trẻ là như thế này, thế nọ nhưng cũng đừng để trẻ kể huyên thuyên mà không phản ứng. Ai cũng biết rằng không nói gì tức là đồng ý. Vì vậy, công việc của chúng ta là. biết đâu là ý tưởng đúng. Nếu các ý tưởng bé đưa ra là không đúng thì bạn lại cần gợi ý tiếp… Cứ làm như thế cho đến khi tìm ra kết quả chính xác. Khi đó trẻ sẽ cảm tưởng chính mình vừa làm ra

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

w