Bạn là người mẹ như thế nào? -4 ppt

7 252 1
Bạn là người mẹ như thế nào? -4 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trẻ bị rèn theo kiểu này hoặc sẽ trở nên sợ sệt, mất tự tin, hoặc sẽ hung hăng, phản loạn và không sợ bất cứ ai trong gia đình cũng như khi ra ngoài xã hội. Cương quyết Thay vì để mặc con phá hoặc buông lời chửi mắng, bố mẹ nói lên suy nghĩ, nguyện vọng của mình. Giải thích cho con một cách hợp lý rằng hành động đó nên hay không nên làm. Khi giải thích cần kết hợp với thái độ nghiêm túc, không cười đùa, tránh cho con trẻ lầm tưởng bạn đang đùa với chúng. Khi trẻ đã nhận thức được tác hại hay sự nguy hiểm của hành động, chúng sẽ tự dừng và không lặp lại nữa. Nói chuyện nghiêm túc không những giúp con dễ dàng hoà nhập với xã hội bên ngoài mà còn có tác dụng phát triển khả năng suy luận, nhận biết của con, giúp con hành động tốt hơn trong tương lai. Không những thế, cách phản ứng này còn tránh được những căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng cho phụ huynh, giữ được mối liên hệ tình cảm tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái. Tự phạt Hôm nay ở trường Bi ngoan không?", vợ tôi hỏi. "Bi ngoan. Nhưng ba không ngoan", con tôi thỏ thẻ. "Ba chạy xe khi có đèn đỏ". Bất ngờ, nó đề nghị: "Mẹ ơi, mẹ phạt ba đi". Và tôi hiểu ra rằng, muốn dạy con điều gì, mình phải làm gương trước. Một buổi sáng, tôi chạy xe chở con tới trường. Đêm trước mải xem đá bóng, cả nhà dậy muộn nên cha con tôi rất vội vàng. Ở một giao lộ, khi xe tôi chạm bánh tới gần những vệt vôi trắng dành cho người đi bộ thì đèn vàng vừa tắt. Liếc mắt không thấy bóng cảnh sát giao thông, tôi vọt tới. Lẫn trong tiếng máy, tôi nghe tiếng con trai "Ba ba, ba ơi". "Im cho ba chạy xe", tôi cao giọng trấn áp. Sau lúc đó, con trai tôi lại lên tiếng: "Ba ơi, đèn đỏ phải dừng xe". "Ừ”, tôi lầm bầm cho qua. "Cô giáo dạy đèn đỏ phải dừng lại. Đèn xanh mới được đi", nó tiếp tục giật tay áo tôi. "Lúc nãy hãy còn đèn vàng”, tôi đáp "Đâu có, con thấy đèn đỏ rồi", nó cãi. Tôi chẳng còn thời gian đâu để chú ý đến vẻ mặt băn khoăn của con trai, khi nó cúi đầu chào tôi trước khi bước qua cánh cổng trường mẫu giáo. Buổi chiều, con tôi mừng rỡ nhảy lên khi thấy tôi xuất hiện trước cổng trường. Xe vừa ra khỏi cổng trường, tôi quẹo phải và gặp ngay một ngã tư. Con trai tôi lại dặn dò: "Ba nhớ đèn đỏ phải dừng lại đấy”. Tôi "Ừ” lần nữa. Về nhà, tắm rửa, cơm nước xong, vợ tôi ngồi vào bàn hướng dẫn con học. Chỉ là tập tô màu thôi, nhưng vợ tôi bảo làm thế để rèn nếp cho con là buổi tối phải học. "Hôm nay ở trường Bi ngoan không?", vợ tôi hỏi. "Bi ngoan. Nhưng ba không ngoan", con tôi thỏ thẻ. "Sao con nói ba hư?”, vợ tôi ngạc nhiên. "Ba chạy xe khi có đèn đỏ. Cô giáo bảo đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi". "Cô giáo nói đúng đó", vợ tôi phụ họa. Và bất ngờ, nó đề nghị: "Mẹ ơi, mẹ phạt ba đi". Vợ tôi nhìn tôi. Một cuộc hội ý ngầm diễn ra trong lúc thằng bé đang chúi đầu vào cuốn sách tô màu. "Đừng chiều trẻ con những chuyện vớ vẩn". "Anh phải làm gương”, tôi đọc thấy trên mặt vợ. "Không đời nào!". "Vì con, anh phải làm". "Mẹ nghĩ ba biết mình có lỗi nên ba sẽ tự phạt mình. Con nghĩ sao?", vợ tôi nói. "Ba ơi, ba quay mặt vào tường nhận lỗi giống như con ở trường đi", con trai tôi lên tiếng. Trong phút ấy, điều tôi hiểu ra rằng muốn dạy con, chính là và trước hết, mình phải biết tự dạy mình. Trước khi con cái bước vào đại học, bạn nên gần gũi chúng hơn Nếu có dịp nào bạn cùng con cái, một hay hai đứa, ở độ tuổi học lớp 9 hay 10, cùng nhau leo núi, bạn sẽ cảm thấy hết mọi cảm giác sung sướng nhẹ nhõm khi các mẹ con, sau nhiều giờ tìm lối đi vất vả, cuối cùng lên được đỉnh núi. Các nhà giáo dục cho là mối liên kết đặc biệt giữa cha mẹ và con cái tuổi teen cũng tương tự như thế, nghĩa là không phải chỉ có cha mẹ là thấy sung sướng, mà chinh con cái cũng muốn chia xẻ các cảm giác đó với cha mẹ chúng. Chính con cái thừa nhận nếu có nhiều thì giờ san sẻ với cha mẹ thì chúng sẽ có dịp “thổ lộ những chuyện mà chúng sẽ không nói ra khi có mặt mấy đứa khác”. Dallas Nicole Woodburn, một cây bút chuyên về mối liên lạc cha mẹ và con cái của báo FamilyCircle, gợi ý là bạn nên để ý chi tiết là bạn sẵn lòng hẹn hò đi chơi với bạn bè, đồng nghiệp hay ngay cả với ông xã của bạn, nhưng bạn ít để ý là bạn ít khi đi chơi với con cái đã tới tuổi trưởng thành. Để nung nấu lại tình mẹ con, bà đề ra 5 biện pháp sau đây giúp bạn gần gũi với con cái: 1/Rủ rê con cái đi chơi: Woodburn cho hay là khi bà mới bắt đầu lên 3 tuổi, cha của bà thường hay dẫn bà đi ăn ở nhà hàng it1 nhất 1 lần mỗi tháng. Mà dù nhỏ tuổi như thế, cha của bà dẫn để cho con gái chọn nhà hàng. Bà cho biết những giây phút tuyệt vơi đó bà không bao giờ quên. Dù sau này cuộc sống của bà có bận rộn đến thế nào đi nữa, “cái truyền thống hàng tháng đó” vẫn hằn sâu trong tâm trí bà, nên bà vẫn áp dụng với chính con cái của bà sau này. 2/Một trong các kỷ niệm lớn là xem phim chung với nhau: Bạn nên nói cho con gái biết bạn đã… lỡ mê tài tử nào và hẹn cùng với con xem bộ phim mớí nhất của tài tử này. Cái quan trọng không phải là xem trên màn ảnh nhựa hay cái DVD nó mượn từ ai đó, từ thư viện, cái quan trọng là bạn cùng coi với con cái. Có khi loại phim mà nó thích không nằm trong cái mà bạn ưa thích, nhưng bạn phải “cắn răng’ xem với nó, xem thật lòng và hò hét với nó thật lòng. Bạn có hiểu không, bộ phim chỉ là đề tài, là cái cớ cho hai mẹ con nói chuyện với nhau. Rất thú vị! 3/Nên chơi một môn thể thao chung với con: Bà Woodburn vẫn còn nhớ những khi đi câu cá với cha mình. Có thể con gái bạn hay con trai bạn thich chơi tennis hay golf. Bạn hãy bỏ thì giờ ra học chung với con cái. Một buổi chiều cưỡi ngựa chung với nhau hay chơi ném bowling thì làm sao mà quên được. Có khi bạn còn phải mua tickets ru ûrê con cái xem các trận football hay baseball quan trọng. Hay buổi tối chuẩn bị đậu phọng và chips đầy đủ ở nhà xem trận chung kết Super Bowl với con cái. Mẹ con mà nuốn tâm tình riêng với nhau? Dễ lắm, cột dây vào cổ con Cún, dẫn nó đi bộ 2 miles thì có bao nhiêu là chuyện tâm tình với nhau! Ngay cả trong trường hợp… ly kỳ nhất là cả mẹ lẫn con không mê thể thao thì vẫn có những lớp dạy thêu hay nấu bếp, mẹ con cùng ghi danh học cho vui. 4/Những chuyến đi du lịch nhớ đời: Cha bà Woodburn hay kể cho con gái nghe chuyến đi du lịch băng đồng với cha của ông, khi ông mới 12 tuổi. Đơn giản đến thế mà ông nhớ mãi. Không phải là đề ra một cái plan chi tiết những gì bạn phải làm. Bản chất của công chuyện làm không quan trọng bằng thời gian chia xẻ với nhau. Nếu cả mẹ con mà cùng thich một chuyện nào đó thì càng tốt. Bà Woodburn nói thậm chí nếu cả hai mẹ con cùng thich lái xe thì một chuyến đi xa trên 500 dặm là lúc tâm tình sau tay lái rất tốt. Cái thời gian mà mẹ con hay cha con cùng nhau chuẩn bị, đầy phấn kích, một chuyến leo núi với nhau, cũng hấp dẫn không thua bản thân cuộc leo núi. 5/Kể chuyện cho con cái nghe: Nếu bạn là bậc cha mẹ, bạn hãy lắng nghe cho kỹ đoạn văn sau đây: “…Bất cứ cái gì Mẹ đã làm, hãy kể cho con nghe, con muốn nói Mẹ hãy thật sự kể cho con nghe. Về chính Mẹ Chúng con đều mê nghe kể chuyện, nhất là những chuyện mà chúng con chưa từng nghe bao giờ. Mẹ đừng quên là đối với tụi con, Ba Mẹ trước sau cũng là Ba Mẹ. Có khi đôi lúc Mẹ quên là ngày xưa Mẹ cũng là một cô bé bé bỏng, Mẹ cũng phải “vật lộn” với các bài toán và cãi nhau với ông bà Ngoại ra trò vậy. Mẹ cũng sợ hãi trước tương lai mù mịt của Mẹ vậy. Nghe Mẹ kể, chúng con mới hiểu Mẹ thêm và biết tụi con phải làm gì ” 5 cách kiềm chế cơn giận của con bạn Chuyển các cảm xúc giận giữ của con bạn thành những kinh nghiệm học hỏi. Giận dữ là một cảm xúc bình thường và tự nhiên, chúng ta không thể và cũng không nên phủ nhận và ngăn cản cảm xúc này. Tất nhiên không ai muốn có một “tên bạo chúa”; thỉnh thoảng chúng ta lo lắng về khả năng giải quyết những cảm xúc giận dữ của bé (và của chính cúng ta). Dưới đây là một số cách chấp nhận những cơn giận và giúp bé điều khiển chúng theo những cách tích cực. 1. Đánh giá tình huống Bạn bảo con bạn giải thích điều gì đã làm cho bé giận. Bạn hãy tôn trọng những quan điểm khác nhau và loại bỏ bất cứ ý định tranh luận nào. Bạn nên làm cho bé hết giận trước khi áp dụng bất cứ một hành động kỷ luật nào. Nếu bạn nói với bé một cách bình tĩnh và dịu dàng thì bạn có thể ngăn chặn được cơn giận của bé. Bố mẹ bé còn có thể ngăn chặn cơn giận bùng nổ bằng cách cho bé các cơ hội để tập thể dục và vận động ở nhà và ở trường. Nếu bé phải tuân theo quá nhiều luật lệ và quy tắc hoặc không gian chật chội thì bé cũng thất vọng và giận dữ. 2. Giữ cho khuôn mặt vui vẻ Đôi khi, sự hài hước có thể làm cho bé nguôi giận và bớt gây gổ. Khi cơn giận của bé dịu đi, bạn có thể thảo luận bình tĩnh với bé giúp bé chuyển từ tâm trạng tiêu cực sang tâm trạng tích cực. Bạn hãy giữ cho khuôn mặt của bạn rạng rỡ – những lời chêu chọc hoặc những câu bông đùa có thể làm cho bé bị tổn thương hoặc làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. 3. Thỉnh thoảng bé cần được ôm Đôi khi, bạn bày tỏ tình cảm nhanh gọn hoặc một hành động nào đó khiến bé biết rằng bạn vẫn yêu bé trong mọi hoàn cảnh, sẽ là một phương pháp hữu hiệu để kiềm chế cơn giận của bé. Bạn đến ngồi gần bé hơn cũng có thể giúp cho một bé tập đi (toddler) bình tĩnh lại. Các bé đặc biệt thích lôi kéo người lớn vào các hoạt động của bé, và một bé không đập một đồ chơi nào đó trong lúc giận nữa khi người lớn tỏ ra thích đồ chơi hay đồ vật đó. Nếu bé thất vọng với công việc thì bạn đến gần để giúp đỡ và ủng hộ bé, điều này sẽ giúp bé tránh được cơn giận. 4. Bạn bày tỏ tình cảm của chính bạn Bạn hãy nói với bé rằng bạn chấp nhận các cảm xúc giận dữ của bé nhưng có nhiều cách hiệu qủa để biểu lộ các cảm xúc này.Các giới hạn mà bạn đặt ra phải được giải thích rõ ràng và phải có hiệu lực nhất quán. Khi bạn chia sẻ với con bạn rằng bé là một người quan trọng và có các tình cảm hợp lý giống như những người khác thì đó là một cách tích cực để khuyến khích và nuôi dưỡng khả năng tự nhận thức về bản thân. 5. Đấm gối và nhiều hành động khác Bất cứ ai - bạn, con bạn hoặc cả hai - thỉnh thoảng nên thể hiện cơn giận ra ngoài bằng một số kiểu hành động hoặt hoạt động thể chất. Dưới đây là một vài cách thể hiện: - Đi dạo, vặn nhạc to lên rồi nhảy hoặc nhảy liên tục để đưa máu tới các bộ phận khác. - Dọn dẹp; giặt một ít dầu mỡ ở khuỷu tay áo và làm một số việc khác có thể giúp bạn bớt giận. - Tắm dưới vòi tắm hoa sen hoặc tắm trong bồn tắm để “gột sạch” tất cả cơn giận. - Dùng tay để nén cục đất sét, xé những tờ giấy cũ hoặc tự ôm bạn. - Hét lên. Đi ra ngoài hoặc vào phòng riêng và hét. - Đấm một chồng gối, ném một quả bóng mềm vào bia. . lạc cha mẹ và con cái của báo FamilyCircle, gợi ý là bạn nên để ý chi tiết là bạn sẵn lòng hẹn hò đi chơi với bạn bè, đồng nghiệp hay ngay cả với ông xã của bạn, nhưng bạn ít để ý là bạn ít. nhất là những chuyện mà chúng con chưa từng nghe bao giờ. Mẹ đừng quên là đối với tụi con, Ba Mẹ trước sau cũng là Ba Mẹ. Có khi đôi lúc Mẹ quên là ngày xưa Mẹ cũng là một cô bé bé bỏng, Mẹ. nghe: Nếu bạn là bậc cha mẹ, bạn hãy lắng nghe cho kỹ đoạn văn sau đây: “…Bất cứ cái gì Mẹ đã làm, hãy kể cho con nghe, con muốn nói Mẹ hãy thật sự kể cho con nghe. Về chính Mẹ Chúng con

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan