ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ Con thích đi xe đạp Khi trẻ bắt đầu tập đi xe đạp, bạn nên hướng dẫn từng thao tác cụ thể để bé có bước khởi đầu thuận lợi và an toàn khi điều khiển xe. Trẻ con thường thích khám phá những điều mới lạ, trong đó, được đi xe đạp cũng mang đến nhiều háo hức cho chúng. Thế nhưng, lúc ngồi trên yên xe, con bạn có thể tái mặt vì sợ ngã. Vậy khi trẻ ở độ tuổi nào, bạn có thể hướng dẫn con đi xe đạp là phù hợp nhất? Khi trẻ lên ba tuổi, bạn nên cho bé làm quen với loại xe ba bánh. Tuy không phải là xe đạp bình thường, nhưng loại xe này có cơ chế hoạt động tương tự xe đạp hai bánh. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách thực hiện những thao tác cơ bản khi điều khiển xe. Loại xe này có bàn đạp nằm ở bánh trước nên trẻ thường cảm thấy khó khăn, lúng túng khi chuyển sang tập đi xe có hai bánh bình thường. Làm quen với xe đạp hai bánh khi bé lên bốn Hầu hết các trẻ đều thích đi xe đạp, nhưng khi tập điều khiển, chúng hay tỏ ra lo lắng, ngập ngừng. Lúc này, bạn nên để con tự xoay xở và tìm cách giải quyết vấn đề, tránh tạo cho trẻ thói quen dựa dẫm vào bố mẹ. Ở độ tuổi lên bốn, bé bắt đầu ý thức hơn về hành động và từng thao tác của mình. Do đó, cho trẻ tập đi xe đạp ở lứa tuổi này là phù hợp nhất vì trong khi tập đi xe, trẻ sẽ học được một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Tuy nhiên, lúc này bé chưa biết cách giữ thăng bằng tốt, vì thế bạn nên chọn loại xe đơn giản, dành cho trẻ dưới năm tuổi. Xe loại này thường có thêm hai bánh nhỏ phụ, có tác dụng giữ cho xe không ngã khi bé chưa quen điều khiển đôi tay và chân một cách thuần thục, nhịp nhàng. Lên năm tuổi, bé có thể tự đi xe đạp Đôi khi, bạn không biết con mình gặp khó khăn gì khi tập xe, nhưng trẻ có thể học được nhiều điều bổ ích từ các bạn đồng trang lứa. Hãy để các trẻ chia sẻ, hướng dẫn nhau cách đi xe mà chúng học được. Đây cũng là phương pháp tốt để trẻ tiếp xúc với thực tế. Trẻ năm tuổi hầu như không còn cảm giác sợ hãi khi ngồi trên xe. Tuy nhiên, do thói quen đi xe có hai bánh nhỏ, trẻ vẫn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng. Cách tốt nhất giúp trẻ tự tin khi điều khiển xe là bạn gắn một chiếc bánh phụ vào bên trái bánh xe của con. Để bé tập giữ thăng bằng với chiếc xe có thêm bánh nhỏ này, dần dần, trẻ sẽ không còn phụ thuộc vào chiếc “bàn đỡ” nữa. Ngoài ra, bạn cần nâng hay hạ yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé. Điều này rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sự phát triển xương cột sống của con bạn. Để trẻ không bị vẹo cột sống, bạn không nên hạ yên xe quá thấp. Loại xe dành cho trẻ ở tuổi này có đầy đủ chức năng của xe đạp hai bánh bình thường. Vì thế, để bé đi xe an toàn, bạn cần dạy con cách phanh (thắng) khi muốn dừng lại. Tập cho trẻ phản xạ nhạy bén, biết xử lý tình huống khi gặp vật cản trước mắt. Con ghét, con yêu Nhà chị Liễu ở Cầu Giấy, Hà Nội có hai cô con gái nhưng bao giờ Mai - cô chị cũng được cưng hơn. Nếu út Chi tỏ ra ấm ức là bị chỉnh ngay: "Con cứ học giỏi, ngoan ngoãn như chị thì ai chả thương. Đằng này, nói câu cãi câu, lúc nào cũng chỉ ham chơi, ham nghịch". Quả thật, Mai chăm chỉ, ngoan ngoãn, học giỏi; còn Chi lại nhí nhảnh, thích ca hát và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Chị Liễu hay mắng con "chỉ được cái lười nhác, trốn việc, ham chơi. Chuyện học hành không lo, suốt ngày đàn đúm vớ vẩn". Cứ thế, Chi đi học hát với bạn về muộn thể nào cũng nghe mẹ "ca cải lương"; còn nếu chị Mai có đi đâu, mẹ lại sốt sắng hỏi han, lo lắng. Có lần, cái xe đạp mà hai chị em đi chung bị hỏng, mẹ kết tội ngay cho Chi vì "chỉ có con bé đoảng tính này mới hay đụng đâu hỏng đó". Đối xử công bằng với trẻ để trẻ không bị "sốc" về tâm lý Cô bé ấm ức nhưng chẳng thèm thanh minh với mẹ. Dần dà, Chi tìm cớ ra ngoài nhiều hơn, không nói chuyện với mẹ, cũng chẳng muốn tâm sự chuyện trường lớp với chị gái nữa. Chi bảo với bạn bè: "Mẹ đã ghét mình thì cho ghét luôn". Ở những gia đình có hai con trở lên, tình trạng bố mẹ tỏ vẻ thiên vị không phải là hiếm gặp. Điều này tác động đến sự hình thành nhân cách của trẻ mà người lớn nhiều khi không nhận ra và chưa quan tâm đúng mức. Theo tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trưởng phòng khám sàng lọc, tư vấn, điều trị và dự phòng các rối nhiễu tâm trí Phòng khám TuNa - Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và phát triển cộng đồng (số 26, ngõ 259/5 Phố Vọng, Hà Nội), việc bố mẹ đối xử thiên vị giữa các con có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, tâm lý của trẻ và quan hệ giữa anh chị em chúng. Sự thiên vị dễ xảy ra ở những gia đình có một đứa nổi bật, xuất sắc hơn đứa kia hoặc có cả trai cả gái. Khi bị so sánh hay đối xử không công bằng, trẻ sẽ mặc cảm, tự ti hoặc dễ bị kích động và nảy sinh tính ghen tỵ với anh chị em nó. Tiến sĩ Bưởi cho rằng, cha mẹ nên tôn trọng những cá tính, đặc điểm riêng của từng con. Các bậc phụ huynh cần tinh tế, quan tâm, biết mặt mạnh, điểm yếu của mỗi đứa con để khuyến khích chúng phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm. Đừng bắt con phải theo một khuôn mẫu như cha mẹ muốn, để rồi khi chúng không làm theo lại la mắng hay đối xử không công bằng. Một số phụ huynh, ngay từ khi con còn bé, đã có những câu nói đùa vô ý làm trẻ tổn thương. Chị Minh, nhân viên văn phòng trong một công ty phần mềm ở Hà Nội kể lại: Suốt thời thơ ấu, chị luôn mặc cảm vì ý nghĩ mình không phải là con của bố mẹ. Nhà có ba chị em, nhưng hình dáng của Minh khác nhất. Thỉnh thoảng bố mẹ trêu: "Chỉ có chị Mít với cu Bi là con của bố mẹ thôi, còn Minh tồ là con của bà ăn xin gửi". Từ đó, Minh hay để ý, cứ thấy bố mẹ cho chị hay em trai cái gì hơn, hay quát mắng mình một chút là lại tủi thân, nghĩ chắc mình là con nuôi thật. "Khi lớn lên hiểu biết, đôi khi nghĩ lại thấy buồn cười, nhưng quả thực, lúc bé thấy bị tổn thương ghê gớm", chị tâm sự. Đôi khi, những người xung quanh cũng vô tình gây nên sự ghen tỵ giữa anh chị em. Như bé Tũn mới 4 tuổi chẳng hạn. Khi mẹ mang bầu, mấy bác hàng xóm thường trêu Tũn: "Mẹ sắp sinh em cu, Tũn sẽ bị ra rìa rồi". Những câu nói vô tình kiểu này dần dần làm Tũn cảm thấy ghét em bé trong bụng mẹ. Rồi khi em bé ra đời, Tũn thấy bố mẹ lúc nào cũng chỉ quan tâm đến em, chẳng đoái hoài gì đến Tũn. Bé không muốn gần, có lúc còn muốn bố mẹ "cho nó đi", nhất là khi thấy em bé quấy khóc mà cả bố và mẹ đều cuống lên. Việc đứa trẻ cảm thấy mất vị trí trung tâm, không còn được yêu thương và quan tâm khi bố mẹ sinh em bé thứ hai khá phổ biến. Chị Kiều Trang ở Thanh Trì từng phải đưa cậu con trai 5 tuổi mà vẫn đái dầm đến phòng khám Tuna để chữa trị. Các bác sĩ sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng và hỏi han mẹ mới biết, đó là một cách "gây chú ý" của cu cậu sau khi mẹ sinh em bé. Trước đây, cậu bé rất ngoan, nhưng từ khi có em, nó trở nên bướng bỉnh hơn, thường đòi hỏi mẹ nhiều hơn. Có lúc, em khóc, đòi bú cháu nhất định bắt mẹ phải bế, không cho ra với em. Dù chị Trang vẫn thường xuyên bảo con phải yêu thương em, nhưng cậu vẫn tỏ ra ghét em bé. Theo các bác sĩ ở phòng khám Tu-na, đây là một phản ứng thường thấy của trẻ khi nó cảm thấy mình không còn được quan tâm và yêu thương như trước nữa, và nó cho rằng chính sự ra đời của em bé là nguyên nhân. Có nhiều trẻ cố tình phá bĩnh, hay trêu chọc cho em khóc quấy để gây sự chú ý của bố mẹ. Trong những trường hợp này, bố mẹ nên dành thời gian gần gũi, trò chuyện với con, nhờ bé làm giúp những việc chăm sóc em. Người mẹ có thể nói với con rằng: "Ngày xưa con cũng nằm trong bụng mẹ thế này. Khi sinh em, mẹ sẽ sẽ đau và vất vả hơn, con phải giúp mẹ chăm em, thương em. Mẹ rất yêu con". Như thế, trẻ sẽ đỡ bị "sốc" và ý thức được vai trò làm anh chị của mình. Ý nghĩ bố mẹ thiên vị và sự ghen tị cũng sẽ mất. . ĐỐI PHÓ VỚI CÁC SỞ THÍCH CỦA CON TRẺ Con thích đi xe đạp Khi trẻ bắt đầu tập đi xe đạp, bạn nên hướng dẫn từng thao tác cụ. không phải là con của bố mẹ. Nhà có ba chị em, nhưng hình dáng của Minh khác nhất. Thỉnh thoảng bố mẹ trêu: "Chỉ có chị Mít với cu Bi là con của bố mẹ thôi, còn Minh tồ là con của bà ăn xin. các bạn đồng trang lứa. Hãy để các trẻ chia sẻ, hướng dẫn nhau cách đi xe mà chúng học được. Đây cũng là phương pháp tốt để trẻ tiếp xúc với thực tế. Trẻ năm tuổi hầu như không còn cảm