Thành phần hóa học của tinh dầu Riềng một lá potx

5 407 1
Thành phần hóa học của tinh dầu Riềng một lá potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thành phần hóa học của tinh dầu Riềng một lá (Elettariopsis unifolia (Gagnep.) M.F. Newman) thu tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn Cập nhật ngày 8/9/2010 lúc 3:48:00 PM. Số lượt đọc: 747. Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa nên hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, trong đó nhóm cây thuốc và cây tinh dầu ngày càng được khẳng định là rất dồi dào và độc đáo. Trải qua nhiều năm điều tra nghiên cứu, tính đến nay ở nước ta đã có hơn 3.800 loài cây thuốc và hơn 600 loài cây tinh dầu. Họ Gừng (Zingiberaceae) trên thế giới có hơn 1.200 loài và 53 chi, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á, còn ở Việt Nam có 131 loài thuộc 18 chi. Họ Gừng là thành phần quan trọng trong nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới và cũng đóng một vai trò quan trọng trong nhóm cây tầng dưới tán. Từ nhiều thế kỷ nay, nhiều loài cây họ Gừng đã và đang được khai thác, sử dụng để làm thực phẩm (gia vị, mứt, kẹo…), dược liệu, hương liệu, mỹ phẩm, phẩm màu thực phẩm v.v… Trong họ Gừng, các nhà khoa học chủ yếu tập trung nghiên cứu các chi Gừng (Zingiber), chi Nghệ (Curcuma), chi Riềng (Alpinia), chi Sa nhân (Amomum). Còn một số chi khác, trong đó có chi Tiểu đậu (Elettariopsis) ít được quan tâm nghiên cứu. Theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, chi Tiểu đậu có 2 loài, trong đó thành phần hoá học của tinh dầu Riềng một lá (Elettariopsis unifolia (Gagnep.) M. F. Newman) cho tới nay chưa thấy công bố trong tài liệu nào. Trong đợt điều tra khảo sát tại xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, chúng tôi đã gặp cây Riềng một lá mọc hoang dưới tán rừng Hồi. Lá và thân rễ đều có mùi thơm. Vì vậy, chúng tôi đã thu mẫu và xác định hàm lượng tinh dầu, cũng như thành phần hoá học của nó. Trên cơ sở này, có thể tìm được những công dụng mới của cây Riềng một lá. Dưới đây là kết quả nghiên cứu bước đầu của chúng tôi. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây Riềng một lá, được thu vào tháng 9 năm 2006 tại xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Hàm lượng tinh dầu được xác định bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu. Định tính và định lượng thành phần tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) trên máy HP 6890 ghép nối với detectơ Agilent 5973N. Cột phân tích HP5- MS, kích thước 0,25µm x 30m x 0,32mm. Chương trình nhiệt độ 60oC (4o/phút) sau đó tăng tới 180oC (30o/phút), 240oC, 260oC. Khí mang He 99,99%. Detector khối phổ MS. Nhiệt độ Detector và buồng bơm mẫu 250oC. Pha loãng mẫu 3-5% trong n-Hexan. Chia dòng 100:1. Các chất được nhận biết bằng khối phổ (MS) so sánh với thư viện phổ: Database/Wiley 275.L và Database/Nist 98.1. Phân tích mẫu được thực hiện tại Viện Hóa các hợp chất thiên nhiên (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Kết quả nghiên cứu Đặc điểm thực vật Cây thảo, cao 30-35cm, thân rễ mảnh, nằm ngang, được bao phủ bởi các vảy màu nâu nhạt, dài 1,8-2,5cm, hình lòng thuyền, mỏng, đoạn thân rễ nối giữa các cây với nhau dài 8-10cm. Cây gần như không thân, thường chỉ có 1 lá, ít khi 2 lá. Lá có phiến hình xoan đến xoan hẹp, gốc nhọn, đầu nhọn có mũi nhọn ngắn, dài rộng 13-15,5 x 4-7cm, 2 mặt không lông; cuống lá mảnh, dài 7-9cm, không lông; lưỡi lá rất nhỏ, ngắn; bẹ lá tiếp nối phần cuống lá, mảnh, không lông, dọc 2 mép bẹ là 2 dải hẹp, mỏng, dạng màng. Cụm quả mọc từ gốc, quả hình trứng rộng, dài rộng 1,6 x 1,4cm; hạt hình tam giác, 13-15 hạt, dài rộng dày 5-6 x 3-4 x 2-2,5mm. So sánh với các đặc điểm của các loài trong họ Gừng (Zingiberaceae) chúng tôi xác định, đây là loài Elettariopsis unifolia (Gagnep.) M.F. Newman (Syn.: Amomum unifolium Gagnep.). Thành phần hoá học Tinh dầu của cây Riềng một lá là chất lỏng, sánh, nhẹ hơn nước, có màu vàng sẫm, có mùi thơm giống như mùi Riềng nếp. Hàm lượng tinh dầu trong cả cây Riềng một lá (lá và thân rễ) đạt 0,13% đối với trọng lượng mẫu tươi và 0,58% so với trọng lượng mẫu khô tuyệt đối. Bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ liên hợp (GC/MS) đã tiến hành định tính và định lượng các cấu tử trong tinh dầu Riềng một lá. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Thành phần hoá học của tinh dầu Riềng một lá thu tại Bắc Sơn, Lạng Sơn STT Hợp chất Thời gian lưu (phút) Hàm lượng (%) 1 α- Pinen 5,35 0,65 2 Camphen 5,72 2,17 3 β- Pinen 6,46 3,70 4 P-Cymen 7,87 0,27 5 Limonen 7,99 0,58 6 1,8- Cineol 8,08 1,04 7 Linalool oxid 9,41 2,33 8 Cis- Linalool oxid 9,93 1,56 9 Linalool 10,33 9,85 10 Fenchol 10,74 0,28 11 Camphor 11,75 4,08 12 Exo-methyl-camphenilol 11,89 0,23 13 Bicyclo[2.2.1] heptan-2- ol 12,19 0,95 14 Pinocarvon 12,39 0,20 15 Borneol 12,50 1,86 16 Terpinen-4-ol 12,90 0,18 17 Crypton 13,21 1,27 18 α-Terpineol 13,38 1,04 19 Myrtenol 13,56 0,69 20 Fenchyl acetat 14,35 3.86 21 Neral 15,09 2,78 22 Geraniol 15,36 29,68 23 Citral 16,11 4,38 24 Bornyl acetat 16,58 3,09 25 α-Terpinen 18,69 0,48 26 Geranyl acetat 19,87 7,94 27 Tricyclo [2.2.1.0(2,6)] heptan 20,95 0,78 28 Trans-Cinnamyl acetat 21,84 0,36 29 Alloaromadendren 22,22 0,13 30 β- Panasinsen 22,67 1,37 31 Caryophyllen 22,97 0,38 32 Tricyclo [4.1.0.0(3,5)] heptan 23,25 1,33 33 Germacren 23,92 0,16 34 Caryophyllen oxid 26,04 1,72 35 α-Gurjunen 27,60 0,27 36 Leden 28,37 0,92 TS 92,56 Kết quả phân tích cho thấy, thành phần hoá học của tinh dầu Riềng một lá rất phức tạp, sắc ký đồ của tinh dầu Riềng một lá gồm 60 píc, trong đó đã nhận biết được 36 hợp chất đạt 92,56%. Các số liệu ở bảng 1 cho thấy, thành phần hoá học của tinh dầu Riềng một lá ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) chủ yếu là các monoterpen với các chất chính là: geraniol (29,68%), linalool (9,85%) và geranyl acetat (7,94%). Ngoài ra, còn có các hợp chất khác như: citral (4,38%), camphor (4,08%), fenchyl acetat (3,86%), β-pinen (3,70%), bornyl acetat (3,09%), neral (2,78%), linalool oxid (2,33%), camphen (2,17%), v.v… Kết luận Lần đầu tiên ở Việt Nam tinh dầu của cây Riềng một lá ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã được nghiên cứu, bước đầu chúng tôi có một số kết luận sau: 1. Bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước đã xác định hàm lượng tinh dầu trong cây Riềng một lá (lá và thân rễ) ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) là 0,13% đối với trọng lượng mẫu tươi và 0,58% so với trọng lượng mẫu khô tuyệt đối. 2. Bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ liên hợp (GC/MS) đã định tính và định lượng được 36/60 hợp chất của tinh dầu Riềng một lá ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), đạt 92,56%. 3. Thành phần hoá học của tinh dầu cây Riềng một lá ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) chủ yếu là các monoterpen với các chất chính là: geraniol (29,68%), linalool (9,85%) và geranyl acetat (7,94%). 4. Để chứng minh các công dụng của Riềng một lá đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu thêm về hoạt tinh kháng khuẩn, thử dược lý, v.v… của tinh dầu. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên), 2005: Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III: 487-508. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Dược điển Việt Nam, 2002: Định lượng tinh dầu trong dược liệu, 3: 141. NXB. Y học, Hà Nội. 3. Gagnepain, 1908: Zingiberaceae. Flore Générale de L’Indochine, Tom. VI(1): 109- 110. 4. Newman M.F., 1997: Edinburgh Journal of Botany, 54(1): 110-111. Nguyễn Thị Phương Thảo, Trương Anh Thư, Bùi Văn Thanh Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Nguyễn Quốc Bình Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Ninh Khắc Bản Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=1240 . 28,37 0,92 TS 92,56 Kết quả phân tích cho thấy, thành phần hoá học của tinh dầu Riềng một lá rất phức tạp, sắc ký đồ của tinh dầu Riềng một lá gồm 60 píc, trong đó đã nhận biết được 36 hợp. định tính và định lượng được 36/60 hợp chất của tinh dầu Riềng một lá ở Bắc Sơn (Lạng Sơn), đạt 92,56%. 3. Thành phần hoá học của tinh dầu cây Riềng một lá ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) chủ yếu là các monoterpen. tính và định lượng các cấu tử trong tinh dầu Riềng một lá. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Thành phần hoá học của tinh dầu Riềng một lá thu tại Bắc Sơn, Lạng Sơn STT Hợp

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan