1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Văn hóa chào hỏi ppt

7 763 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 123,8 KB

Nội dung

Văn hóa chào hỏi “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trong tiếng Việt chào thường đi kèm với hỏi, mời. Cách chào hỏi, chào mời ở mỗi địa phương, vùng miền khác nhau. Lời chào biểu hiện cho phong cách con người, nề nếp gia đình, thuần phong mỹ tục của địa phương và cả dân tộc. Chào hỏi chính là nét văn hóa, tính nhân văn của cộng đồng người Việt Nam. Chào có nhiều cách thể hiện không chỉ chào băng tiếng mà có thể chào bằng các cử chỉ, hành động của cơ thể. Ở Việt Nam thông thường không chỉ là lời chào. Một số nước trên Thế Giới thường chào nhau bằmg lời chào như nước Anh: hello, Pháp: bonjour…tất cả dịch ra đều là xin chào. Còn đối với Việt Nam câu chào có thể là câu hỏi, câu mời. Câu chào hỏi thường dùng: “Ông khoẻ không?” “Bà đi đâu đấy?”, “Cô làm gì đấy?”… Hay như những lời chào mời trong trường hợp khách đến chơi nhà gặp lúc gia đình đang ăn cơm thay vì lời chào thì thường là lời chào mời: “Mời bác xơi cơm”… Trong chào hỏi cũng cần phải chào hỏi đúng phong cách nếu không sẽ gây ra phản tác dụng. Đối với những người già khi chào khúm núm kính cẩn đứng lại “bẩm cụ ạ” thì đó là một cách chào gây được tình cảm cho người được chào. Ngược lại đối với trung niên tân tiến nếu cũng chào với phong cách trên thì sẽ gây ra phản cảm khiến người được chào hiểu nhầm dễ tưởng là chế giễu. Tuỳ từng trường hợp, hoàn cảnh, đối tượng mà có phong cách chào hỏi khác nhau. Có khi chào không thành tiếng đó là những cử chỉ gật đầu, cười, hay chào bằng ánh mắt, bằng những hành động khác. Cách chào này cũng tuỳ vào từng đối tượng hoàn cảnh. Thông thường đây là cách chào của những người đồng trang lứa. Còn đối với những người cao tuổi hơn thì phải chào lễ phép có thưa, có gửi đàng hoàng. Trẻ con khi gặp những người lớn, cụ già, bà lão thường khoanh tay trước ngực và chào lớn thành tiếng: “cháu chào cụ ạ!”, “cháu chào bác ạ!”… Có trường hợp: “Đi qua nghiêng nón không chào” đừng lầm tưởng “nghiêng nón không chào” là ghét nhau mà không chào nhau, hờ hững với nhau. Mà là vì quá yêu nhau nên người ta chỉ cần dựa vào hành động cử chỉ cũng đủ hiểu ý nhau rồi. Hành động “nghiêng nón” đó chính là hành động chào hỏi. Người ta chào nhau bằng hành động nhưng đều ngầm hiểu đó là lời chào yêu thương thân thiết, có trường hợp mắt nói rõ hơn miệng. Ngưòi Việt Nam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội, theo sắc thái tình cảm. Phong tục chào hỏi là mỹ tục của người Việt Nam. Hễ ra đường gặp nhau là chào hỏi nhau lời chào có thể là lời hỏi thăm không đơn thuần chỉ dừng lại ở lời chào. Chào hỏi gắn bó tình cảm con người hơn vì người Việt Nam mang tính cộng đồng cao. Khi chào hỏi nhau thì cảm thấy thân thiết hơn. Ra đường cho dù gặp người già trẻ nhỏ mọi người đều chào hỏi nhau. Người trẻ chào người già, người dưới chào người trên. Mỗi khi nhận được lời chào từ người khác thi luôn luôn được đáp lại bằng một câu trả lời hay một cử chỉ hành động nào đó, có thể là cái gật đẩu hay nụ cười kèm theo là một câu hỏi lại vừa mang tính chất hỏi vừa mang tình chất chào. Câu hỏi đưa ra khi gặp nhau cũng là câu chào vì vậy những câu chào hỏi kiểu này thường không cần câu trả lời. Có thể người chào đã biết rồi nhưng vẫn hỏi vì đó là phong cách chào hỏi của người Việt Nam. Đó không phài là điều lạ kì vì nêu không chào hỏi thì ra điều lạnh nhạt, khinh người. Những câu như vậy nghe qua có vẻ thừa nhưng lại là nhịp cầu tình cảm nối mọi người với nhau. Chào hỏi thể hiện tình cảm giữa người với người. Gắn bó con người với nhau trong cộng đồng dân tộc. Không chỉ ngưòi được chào mới cảm nhận được tình cảm, cảm thấy vui vẻ có khi người chào còn thấy vui hơn khi mình chào người khác. Ngày nay trong những cuộc giao tiếp công việc hay trong cuộc sống thường ngày người ta thường chào nhau bằng những cái bắt tay. Ngày xưa người ta thường chào nhau bằng cách vái lạy. Khi chào người chào luôn mong muốn người được chào đáp lại. Sự đáp lại ở đây thể hiện được tình cảm của người được chào với người chào, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau, tính cộng đồng. Một khi chào mà được đáp lại thì sẽ thấy thân thiết hơn, đầm ấm hơn, con người xích lại gần nhau hơn. Lời chào phải thể hiện được tấm lòng, tình cảm của ngưòi chào. Lời chào mà nhạt nhẽo khinh khi, kiêu kỳ thì có vàng mười cũng bỏ đi. Vì vậy khi chào hỏi phải thể hiện sự chân thành, tôn trọng lẫn nhau. Chào hỏi như đã nói ở trên là mỹ tục của dân tộc ta. Nhưng ngày nay với cuộc sống cơ chế thị trường hình như mỹ tục này ngày càng bị mai một dần. Hiện nay về các vùng nông thôn thuần tuý người ta còn bắt gặp những câu chào thân thương, những tình cảm đầm ấm. Ở thị thành nhộn nhịp đông đúc văn hoá chào hỏi dường như rất thưa thớt có khi gặp nhau còn không chào nhau được nửa tiếng. Còn có trường hợp gặp nhau chào nhưng người được chào lại không đáp lại, dửng dưng như không. Có chào hỏi thì sẽ tình cảm hơn, thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Vậy mà thật buồn khi mà người được chào lại im lặng. Làm như vậy khiến cho người chào cảm thấy hụt hẫng tổn thương đến lòng tự trọng. Người chào cảm thấy như có sự ngăn cách với người được chào. Thái độ của người được chào rất quan trọng trong văn hoá chào hỏi. Nếu khi chào được đáp lại thì người chào cảm thấy vui hơn, phấn khởi hơn khi chào mà không được đáp lại vì như vậy chứng tỏ người chào tôn trọng người chào. Người được chào trả lời thì thể hiện tình cảm, sự quan tâm của mình với người chào coi trọng sự có mặt của người chào. Cũng có khi cụ già chào đứa trẻ đó là nét văn hoá vì thế hệ trẻ bây giờ thường không chú trọng đến vấn đề này. Những cụ già làm vậy là đang dạy dỗ con trẻ giữ gìn nề nếp phong tục tốt đẹp của dân tộc mình. Nếu ra đường gặp nhau mà không chào nhau thì cuộc sống quá tẻ nhạt. Có nghĩa là: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” không có sự cố kết cộng đồng, không còn mối quan hệ xã hội nữa. Khi gặp nhau mà không chào sẽ bị trách là con người không có ý thức, đối với những người không quen biết cũng nên chào những câu xã giao: “anh à?”, “chị à?” “Cụ à?” hoặc là ánh mắt, cái gật đầu hay nụ cười cũng đã làm cho nhau vui hơn. Con người khi chào hỏi từ lạ sẽ trở thành quen mà quen sẽ trở nên thân hơn. Khi chào ai cũng mong mình sẽ được đáp lại. Chào đáp lại cũng thể hiện ý thức văn hoá của con người không riêng gì người chào mới thể hiện được cái đó. Chào hỏi là phong tục vốn có từ lâu đời nay của dân tộc Việt Nam. Con người đã gặp nhau là chào nhau, chào thường đi đôi với hỏi, mọi người có thể chào hỏi, chào mời thay cho những lời chào thuần tuý như các nước khác. Chào hỏi thể hiện được bản chất, ý thức, phong cách của con người và cao hơn là thể hiện được nề nếp gia phong cách giáo dục con cái của mỗi gia đình và thể hiện được thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Chào hỏi chính là mỹ tục của cả dân tộc ta vì vậy nên giữ gìn và phát triển nét văn hoá này trong cộng đồng dân cư. Nhất là trong cuộc sống thị thành bon chen đô hội muốn gìn giữ nét văn hoá này thì cần phải rèn luyện ý thức của người chào và người được chào. Mỗi người khi gặp nhau thì nên chào nhau. Đối với người được chào dù thích hay không cũng nên đáp lại có như vậy thì sẽ gắn bó con người với nhau hơn. Chào hỏi thể hiện được tình đoàn kết thân ái giữa người và người trên đất nước ta. Chào hỏi là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của con người. Con người sẽ xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, tôn trọng nhau hơn thông qua nhưng câu chào hỏi. . Văn hóa chào hỏi “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Trong tiếng Việt chào thường đi kèm với hỏi, mời. Cách chào hỏi, chào mời ở mỗi địa phương, vùng miền khác nhau. Lời chào biểu hiện. tình cảm. Phong tục chào hỏi là mỹ tục của người Việt Nam. Hễ ra đường gặp nhau là chào hỏi nhau lời chào có thể là lời hỏi thăm không đơn thuần chỉ dừng lại ở lời chào. Chào hỏi gắn bó tình cảm. Nam. Con người đã gặp nhau là chào nhau, chào thường đi đôi với hỏi, mọi người có thể chào hỏi, chào mời thay cho những lời chào thuần tuý như các nước khác. Chào hỏi thể hiện được bản chất,

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w