Lễcướitạichùa, nét đẹptrongvăn
hóa cưới hỏi
Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễcưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền
viện. Ngoài ra, lễ Hằng Thuận cũng có thể tổ chức tại nhà thờ tổ của dòng họ. Theo
tên gọi, "Hằng" là thường xuyên, luôn luôn, còn "Thuận" là hòa thuận, đồng thuận
hướng về những điều cao thượng, tốt đẹptrong đời sống. Ý nghĩa của lễ Hằng
Thuận là để vợ chồng ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến
cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.
Nguồn gốc lễ hằng thuận thiêng liêng
Sư thầy Quảng Kiến, chùa Già Lam (Gò Vấp) cho chúng tôi biết: Đồ Nam Tử, tên thật
Nguyễn Trọng Thuật, (1883 – 1940), người làng Mẫn Nhuế, huyện Nam Sách, Hải
Dương chính là người khởi xướng nghi thức kết hôn trước cửa Phật. Ông vốn xuất thân
Nho học, sau chuyển sang học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, trở thành nhà giáo. Ông từng
tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng thời Nguyễn Thái Học. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại,
ông chuyển sang nghề viết lách và trở thành cây bút sáng giá của tạp chí Nam Phong,
Đuốc Tuệ. Từ những năm 1932 – 1933, trên tạp chí Nam Phong, ông có những bài viết
được chú ý về Phật giáo như “Bình luận về sách Khóa hư”, “Phật giáo tân luận”, được
xem là bước khởi đầu cho những loạt bài nghiên cứu tiếp theo về Phật học, cổ vũ cho
phong trào Chấn hưng Phật giáo.
Diễn viên Hồng Ánh và nhà phê bình Thanh Sơn tổ chức đám cướitại chùa
“Lễ kết hôn trước cửa Phật” là một trong những lời kêu gọi cải cách Phật giáo của ông,
khởi đăng kỳ 4 (31/12/1935) và kỳ 5 (7/1/1936) trên tạp chí Đuốc Tuệ (tạp chí của Hội
Bắc kỳ Phật giáo). Theo ông, đạo Phật nên được dấn thân và hòa hợp cùng quần chúng
nên việc tổ chức đám cưới cho các đôi lứa yêu nhau trên chùa là rất thiêng liêng và ý
nghĩa.
Tháng 3/1940, bác sĩ Lê Đình Thám đã tổ chức lễcưới cho con gái đầu lòng- bà Lê Thị
Hoành và ông Hoàng Văn Tầm, tại chùa Từ Đàm, Huế. Có thể xem đây là lễcưới đầu
tiên được tổ chức tại chùa dưới sự chứng minh của chư Tăng, hưởng ứng theo lời đề nghị
của Đồ Nam Tử. Đến năm 1971, trong quyển Nghi thức lễ thành hôn, hòa thượng Thích
Thiện Hòa đã dùng hai chữ Hằng thuận để gọi tên cho “lễ thành hôn trước cửa chùa”.
Cầu nối giữa Đạo và Đời
Hiện nay, rất nhiều đôi nam nữ Phật tử hoặc chưa là Phật tử tổ chức đám cưới ở chùa vì ý
nghĩa thiêng liêng mà có lẽ chỉ tổ chức ở chùa mới có. Trước khi tổ chức, cô dâu, chú rể
và gia đình hai bên phải đến chùa xin ý kiến của sư trụ trì, sau khi nhận được sự đồng ý
mới bắt đầu bước vào công việc chuẩn bị cho buổi lễ.
Vị chủ trì buổi lễ thường là một vị hòa thượng hay chư tăng. Nghi lễ đám cưới sẽ được
thực hiện ở chính điện của chùa. Sẽ có một chiếc bàn dài được kê ở chính điện, các vị hòa
thượng sẽ đứng sau chiếc bàn đó, gia đình cô dâu, chú rể cùng họ hàng, bạn bè đứng ở
hai bên theo đúng quy cách "nam tả, nữ hữu" (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên
phải). Trước khi làm lễ, vị chủ trì buổi lễ sẽ hỏi xem cô dâu, chú rể đã quy y chưa, nếu
chưa thì thầy sẽ làm lễ quy y cho cả hai trước, sau đó nhà chùa làm lễ cầu an, rồi mới tới
nghi lễ cưới. Cô dâu, chú rể sẽ quỳ trước bàn thờ để đọc lời nguyện và nhận lời ban
phước cũng như lời răn dạy của vị chủ trì buổi lễ. Tiếp đó là nghi lễ "Phu thê giao bái",
cô dâu, chú rể trao nhẫn cưới và cùng nhau nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc
trao nhẫn, giảng dạy về đời sống hôn nhân theo tinh thần phật giáo. Cuối cùng, đại diện
hai bên gia đình sẽ hứa trước tượng Phật và các vị chư tăng về việc chỉ bảo cho cô dâu
chú rể nên người, xây dựng gia đình hạnh phúc. Sau khi buổi lễtại chính điện kết thúc,
gia đình hai bên sẽ mời sư thầy, các vị chư tăng cùng họ hàng và bạn bè dự tiệc chay.
Thông thường, bữa tiệc này sẽ được tổ chức ngay tại chùa. Một bữa tiệc chay, không có
bia, rượu vừa giúp gia đình theo đạo Phật tránh khỏi việc sát sinh, đồng thời cũng rất có
lợi cho sức khỏe của gia đình, quan khách.
Danh hài Thúy Nga tổ chức lễcướitại thiền viện Thường Chiếu
Thầy Quảng Kiến cũng cho hay, lễcưới – một sự kiện trong đại bậc nhất trong cuộc đời
của mỗi người diễn ra tại chùa mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với cặp nam nữ
Phật tử. Trong khói trầm ngào ngạt, trước sự chứng kiến của Đức Phật, trong lời kinh
nhiệm mầu, trong sắc y vàng rực rỡ và lời khuyến nhủ của chư Tăng, hôn lễ diễn ra với
tất cả sự trang nghiêm, thành kính, chắp cánh cho đời sống hôn nhân bay bổng giữa đôi
bờ thiêng liêng và trần tục, hạnh phúc lứa đôi hòa quyện với những tôn chỉ của Phật, là
cầu nối giữa Đạo và Đời, giữa hạnh phúc giải thoát. Trong lời răn dạy của vị trụ trì buổi
lễ có nói về tinh thần từ bi – một tinh thần chủ đạo của Phật giáo. Từ bi, nói theo nghĩa
rộng có nghĩa là yêu thương. Xét cụ thể, từ nghĩa là đem đến niềm vui cho người khác. Bi
là làm cho người khác bớt khổ. Trong đời sống vợ chồng, điều này rất quan trọng. Người
vợ/chồng đem đến niềm vui, và làm cho người bạn đời của mình bớt khổ tức đã thực hiện
đúng tinh thần từ bi, đã giữ được đạo đức vợ chồng.
Diễn viên Diệu Hương cũng tổ chức ngày vui tại chùa
“Hằng thuận là một nétđẹptrong đời sống lứa đôi. Đứng trước Tam bảo, đôi bạn phát
nguyện sống chung hạnh phúc theo 5 nguyên tắc đạo đức cơ bản của Phật giáo, một mặt
tạo nền tảng tâm linh hướng thượng cho đời sống gia đình, mặt khác, lời ước nguyện, lời
hứa trước Tâm bảo sẽ có sức mạnh nâng đỡ cho đôi bạn vượt qua những trắc trở, khó
khăn của hôn nhân” – thầy Quảng Kiến cho biết thêm.
Tại Hà Nội, các đôi uyên ương có thể đến xin phép tổ chức tại thiền viện Sùng Phúc
(phường Cự Khối, Long Biên), chùa Đình Quán (xã Phú Diễn, Từ Liêm), chùa Lý Triều
Phúc Sư (50 Lý Quốc Sư, Hoàn Kiếm)
Tại TP HCM, các đôi uyên ương có thể tham khảo các địa điểm tổ chức lễ Hằng Thuận
tại chùa Viên Giác (quận Tân Bình), chùa Giác Ngộ (quận 10), chùa Vĩnh Nghiêm (quận
3), chùa Già Lam (quận Gò Vấp)…
. Lễ cưới tại chùa, nét đẹp trong văn
hóa cưới hỏi
Lễ Hằng Thuận là nghi thức lễ cưới được tổ chức trang nghiêm tại chùa hoặc thiền
viện. Ngoài ra, lễ. chức lễ cưới tại thiền viện Thường Chiếu
Thầy Quảng Kiến cũng cho hay, lễ cưới – một sự kiện trong đại bậc nhất trong cuộc đời
của mỗi người diễn ra tại