1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 6 pptx

10 306 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 353,41 KB

Nội dung

51 tự trong khu vực nội tự trong suốt lễ hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các bến bãi trông giữ phương tiện ôtô, xe máy cũng đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về dự lễ hội. Phủ Dầy là tên gọi chung cho các di tích thờ Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Mẫu nghi thiên hạ," vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị thánh trong "Tứ bất tử" của thần điện Việt Nam. Nơi đây được coi là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước với trên 20 di tích gồm đền, đình, chùa, lăng, phủ phân bố trên diện tích gần 10km2, trong đó 3 di tích chính là phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được Bộ Văn hóa-Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1975. Hàng năm, lễ hội Phủ Dầy đã thu hút đông đảo du khách gần xa về du Xuân, dâng hương thánh Mẫu và tham dự các hoạt động văn hóa thể thao với số lượng khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm. Độc đáo lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái vùng Tây Bắc 52 Mùa hoa ban, măng đắng lại về, ngày mùa cũng chuẩn bị bắt đầu. Đến hẹn lại lên, nguời Thái Tây Bắc lại rộn ràng với lế hội Hết Chá đầu xuân Lễ hội "Hết Chá" được tổ chức vào mùa xuân, là lễ hội đoàn kết cộng đồng làng bản trước mùa xuân sang, mùa của vạn vật cỏ cây đâm chồi nảy lộc, mùa của sức sống mãnh liệt tình yêu đôi lứa. Là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, có ý thức gắn kết sát cánh bên nhau tự tin bước vào mùa vụ mới. Đây cũng là ngày lễ tạ ơn đất trời, tạ ơn sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành, yên vui. Lễ hội cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Theo truyền thống, các nghi lễ "Hết Chá" do các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện luân phiên đứng ra tổ chức với sự tham gia của cộng đồng làng bản. Cây nêu là vật trung tâm của lễ hội, đã đựoc làm từ truớc, trong buổi lễ, dân bản sửa soạn dựng cây nêu để làm lễ. Theo truyền tích của người Thái, các vị thần linh và tổ tiên về sẽ trú ngụ trong cây nêu. Buổi lễ được bắt đầu bằng lời tuyên bố của ông chủ tế. Tiếng chiêng trống rộn ràng nổi lên, cùng lúc đó, các ông thầy mo dẫn đầu đoàn ruớc hoa ban, hoa bó pip đến chỗ dựng cây nêu. Khi mọi thứ đã ổn định, 3 ông thầy mo sẽ khấn mời thần linh về dự lễ, xuống trần ăn tết, ăn măng giữa mùa hoa ban nở và cùng đánh trống đánh chiêng, múa xoè cho vui bản. Nhiều tích truyện từ xưa được kể và dựng lại với diễn xuất của chính những người dân bản, theo lối gái giả trai, trai giả gái gây cười cho khán giả. Ví dụ như tích truyện cô gái chăm chỉ và chàng trai lười biếng. Lễ hội cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Đến với Lễ hội, rất nhiều trò chơi dân gian, 53 món ăn truyền thống đã đựơc đem ra thi thố, góp vui. Du khách cũng được chơi, thuởng thức những món ăn thú vị của nguời Thái. Độc đáo bộ nữ phục Thu Lao ở Lào Cai Người Thu Lao thuộc nhóm dân tộc Tày, Nùng. Ở Lào Cai, người Thu Lao tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao Mường Khương, Si Ma Cai, thường sống xen kẽ với các dân tộc anh em khác, như Pa Dí, Tu Dí và Mông. Bộ y phục của phụ nữ Thu Lao thường may bằng chất liệu vải chàm tự dệt, không cầu kỳ, không nhiều đồ trang sức, màu chủ đạo trên bộ y phục là màu đen. Áo phụ nữ may kiểu 5 thân, cúc cài bên phía nách phải, gấu áo dài, không trang trí hoa văn, cửa tay áo thường đắp thêm khoanh vải sáng màu làm vật trang trí. Váy phụ nữ Thu Lao may kiểu xoè nơm, được ghép từ nhiều mảnh vải hình thang cân, tạo ra chu vi gấu váy dài tới 4 - 5 m (cạp váy chỉ 0,80m). Khi mặc, 54 phần vải thừa được túm thành một túm phía sau. Đây là điểm khác biệt đặc trưng so với các dân tộc khác. Khăn đội đầu của phụ nữ được thiết kế từ mảnh vải chàm có chiều dài khoảng 4 m, rộng 20 cm, khi đội khăn được gấp nhỏ thành 4 nếp theo chiều dài rồi quấn quanh thành hình chóp trên đỉnh đầu, hai đầu khăn vắt qua nhau rồi để xoã dài, rủ từ gáy xuống tới thắt lưng. Đây là nét đội khăn độc đáo nhất của phụ nữ Thu Lao Phong tục đặt tên con của người Giáy ở Lào Cai Trong cuộc sống, dân tộc Giáy luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ nhỏ. Mỗi đứa trẻ ra đời mang lại một niềm vui lớn cho dòng họ và sự kỳ vọng ấy thể hiện ở một nghi lễ đặc biệt đậm đà bản sắc: Lễ đặt tên cho trẻ. 55 Lễ đặt tên cho con của người Giáy thường được tổ chức khi trẻ đã đầy tháng (nếu là con đầu lòng) hoặc chỉ ba ngày sau khi trẻ ra đời (nếu là con thứ). Dân tộc Giáy không quá "trọng nam, khinh nữ", không phân biệt đối xử giữa trẻ trai hay trẻ gái, nhưng là con đầu lòng thì lễ đặt tên thường được tổ chức long trọng hơn đối với con thứ. Lễ vật gồm có thịt lợn, thịt gà, vịt, hương, hoa, rượu đỏ, một bát gạo và một quả trứng gà sống. Sau khi nấu nướng xong thức ăn và sắp xong lễ vật, trước sự chứng kiến của họ hàng nội ngoại, nghi lễ đặt tên cho trẻ chính thức bắt đầu. Đứa trẻ được ông bà nội hay bác gái bế ra vái trước bàn thờ để trình diện tổ tiên. Khi cúng xong, mọi người đang ăn uống thì chủ nhà chuẩn bị sẵn một khay rượu màu đỏ gồm có 8 chén, một bát to đựng gạo và một quả trứng gà sống đặt trên bát gạo (đầu nhỏ quả trứng ở phía trên), thắp một nén hương rồi bê đến mâm ông nội hoặc cụ ông cao tuổi nhất ngồi để xin đặt tên cho cháu. Ông nội sẽ bốc một nhúm gạo trong bát, nói tên muốn đặt cho trẻ, hỏi chủ nhà và họ hàng nội, ngoại xem có đồng ý không rồi thả nhúm gạo xuống đầu quả trứng. Gạo đậu ở đầu nhỏ quả trứng nhiều thì đồng nghĩa với việc sẽ lấy tên đó đặt cho đứa trẻ. Nếu gạo đậu ít thì sẽ lần lượt chuyển đến cho người khác, mâm khác làm thủ tục đặt tên tương tự. Tên nào hay, được họ hàng đồng ý và gạo đậu trên quả 56 trứng nhiều sẽ được chọn để đặt cho trẻ. Khi đó, mọi người trong mâm nhận rượu đỏ uống và tặng cho trẻ những món quà cùng lời chúc may mắn. Quà cho trẻ có thể là chiếc địu, đôi vòng tay, đồng bạc trắng hoặc tiền mặt, quà bánh thể hiện sự quan tâm của họ hàng, anh em, hàng xóm tới cháu nhỏ. Cuối cùng, mâm lễ vật được đặt lên bàn thờ tổ tiên để tổ tiên chứng giám cho đứa trẻ từ nay đã có tên gọi theo đúng nguyện vọng của họ hàng nội, ngoại. Nghi lễ đặt tên cho con của người Giáy chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng chứ không chỉ là một thủ tục đặt tên gọi cho trẻ bình thường. Khi đứa trẻ đã có tên gọi, nếu là cháu đầu tiên trong họ thì tên của ông bà nội, ngoại và tên của bố mẹ đứa trẻ từ giây phút ấy được gọi theo tên của trẻ. Người Giáy lấy việc được gọi theo tên con, cháu là một niềm tự hào, nên nếu có ai vô tình hay cố ý mà gọi theo tên cũ thì coi như đó là sự xúc phạm. Việc đặt tên cho trẻ phải là do ông bà nội, ngoại hoặc người cao tuổi bên họ nội đặt chứ không phải bố, mẹ đứa trẻ thể hiện sự chuyển giao nối tiếp thế hệ già - trẻ, nền nếp và trật tự trong dòng tộc. Nghi lễ bế trẻ trình diện tổ tiên chính là sự ra mắt một thế hệ mới và hướng về nguồn cội cha ông. Tên của trẻ cũng không chỉ có ý nghĩa phân biệt người với người mà còn mang trong đó bao hi vọng vào tương lai của thế hệ kế cận và của chính đứa trẻ sau này. Được lớn lên trong vòng tay yêu thương và sự quan tâm của họ hàng, cộng đồng như thế, trẻ sẽ hiểu được những giá trị quý báu của tình cảm gia đình, tình cảm làng xóm để sau này biết giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc mình, lưu truyền đến các thế hệ tiếp theo. Lễ đặt tên con của người Giáy đã có từ rất lâu đời, tồn tại qua nhiều thế hệ và đến nay vẫn giữ được bản sắc riêng cũng như những ý nghĩa thiêng liêng vốn có. Đây là một phong tục đẹp góp phần làm giàu thêm cho kho tàng văn hóa phong tục của dân tộc Giáy nói riêng và cộng đồng người Việt Nam khu vực Tây Bắc nói chung. 57 Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc S’tiêng (Bình Phước) Lễ đâm trâu thể hiện sự huyền bí, tinh thần thượng võ, khát vọng về sức mạnh và sự thịnh vượng đã được biểu hiện rõ nét trong từng phần của lễ hội. Đặc biệt hơn nữa đối với người dân tộc S’tiêng (Bình Phước), con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh trong cộng đồng. Vì thế trâu thường được người đồng bào dân tộc sử dụng làm vật tế thần linh. Lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc S’tiêng năm nay khác hơn so với mọi năm ở chỗ: được chính quyền tỉnh Bình Phước quan tâm tổ chức, nên thu hút đông đảo người dân trong tỉnh, du khách các tỉnh lân cận, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số tham gia. Phần Hội được diễn ra trong 2 ngày 8 - 9/3 đã quy tụ 10 dân tộc thiểu số trong tỉnh tham gia Hội thi văn hóa thể thao dân tộc thiểu số với các môn thi Kéo co, bắn nỏ… Còn phần Lễ diễn ra tưng bừng vào đêm 9/3 với lễ hội ẩm thực, văn nghệ chào mừng, tuyên dương đoàn viên hội viên xuất sắc, đâm trâu cúng mùa lúa mới, đốt lửa trại, giao lưu văn nghệ giữa các trại và các dân tộc…. Trong không khí tưng bừng ấy, ông Huỳnh Thanh, Trưởng ban dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết: Lễ hội đâm trâu được tổ chức như mừng chiến thắng, khánh thành nhà Rông, làm lễ cầu an, lễ phá điềm xấu, điểm gở cho cả buôn làng… 58 thể hiện niềm kiêu hãnh, tự tin của cộng đồng và nhằm xua đuổi tà thần đến quấy nhiễu dân làng. Lễ hội đâm trâu mừng được mùa là một sinh hoạt văn hóa nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được huy động vào lễ hội. Già làng Điểu Gié, một người đã hơn 30 năm có kinh nghiệm về Lễ hội đâm trâu cho biết: Thời điểm tháng 2 đến tháng 3 âm lịch hằng năm là lễ hội đâm trâu ở Bình Phước bắt đầu nhộn nhịp do lúc này mùa màng đã thu hoạch và chuẩn bị cho một năm mới với nhiều lời cầu ước. Nghi thức đâm trâu hiến tế cho thần linh được tổ chức trước sân nhà Rông hoặc nơi hội họp của làng. Cây Nêu dựng trước sân là biểu tượng chính của lễ hội, cây Nêu làm bằng tre được trang trí những hoa văn truyền thống, cùng hình tượng chim thú biểu trưng của đồng bào dân tộc. Một số thanh niên mang dây thừng bện bằng vỏ cây thật chắc lên rẫy tìm bắt con Trâu mang về cột vào gốc cây Nêu. Già làng chủ lễ cúng hồn lúa cúng Giàng, hát bài khóc trâu thật thống thiết Buổi lễ diễn ra long trọng trong tiếng cồng chiêng sôi động, tiếng kèn, tiếng hò reo làm cho không khí vừa huyền bí vừa náo nức. Dân làng cử ra một chàng trai khỏe mạnh để đâm trâu, người thanh niên đóng khố cởi trần, già làng trao cho anh một cây lao đầu bịt sắt nhọn, người này nhảy múa quanh con trâu trong tiếng reo hò phấn khích của dân làng, tiếng cồng chiêng thúc giục, hai thanh niên khác chặt vào khuỷu chân con trâu lấy máu bôi vào cây nêu và kèn Glet. Sau đó là lễ cúng cho hồn lúa, một sợi dây chỉ tượng trưng cho đường đi được buộc từ kho lúa đền đầu con trâu, già làng lấy máu trâu hòa vào ché rượu rồi đổ vào các bình nước sau đó lấy nước này tưới lên kho lúa để tắm mát cho hồn lúa. Già làng Điểu Gié cho biết thêm: Làm xong nghi lễ mọi người cùng hát múa, ăn mừng uống rượu cần thâu đêm trong tiếng kèn, nhạc và men rượu cần bên đống lửa. Người ta làm thịt trâu chia cho từng gia đình, tổ chức ăn uống theo từng nhà, máu con trâu được dùng để bôi vào trán mọi người như một sự cầu phúc. Dĩ nhiên mỗi nhà tùy theo khả năng có thể mổ thêm heo gà để cho bữa tiệc thêm 59 phần thịnh soạn. Các thành viên ở trong buôn sẽ đến từng gia đình để chung vui, trước hết là những bà con thân thích, sau đó đến những người láng giềng thân cận. Sau cuộc tế lễ này, lúa mới được đưa ra sử dụng và bắt đầu những công việc như làm nhà, chuyển làng Trước sự quan tâm của chính quyền, Già làng Điểu Sơn ở sóc Trà Cố, xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập mừng rỡ nói: “Đây là dịp để người S’tiêng được giao lưu, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, mong rằng trong những năm tiếp theo chính quyền tỉnh Bình Phước sẽ thường xuyên tổ chức những lễ hội như thế này, để văn hóa của người S’tiêng không bị mai một”. Sẵn sàng cho ngày khai mạc lễ hội Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình Đến hẹn lại lên, từ ngày mùng 6 đến 8/3 âm lịch (tức ngày 8 đến 10/4/2011), du khách gần xa lại nô nức về trẩy hội Trường Yên để thắp nén hương thơm tưởng nhớ công dựng nước và giữ nước của Đức Đinh Tiên Hoàng đế và vua Lê Đại Hành. Sắp đến ngày khai hội, không gian văn hoá lễ hội đã tràn ngập khắp nơi trên mảnh đất Cố đô. Hào hứng, phấn chấn hướng về ngày khai hội, cụ Phạm Văn Khang (80 tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Trường Yên) vẫn còn giữ vẹn nguyên cảm xúc như ngày đầu cách đây 30 năm được tham gia vào đội tế lễ của xã Trường Yên để báo công với tổ tiên tại đền thờ Vua Đinh, Vua Lê. Cụ Khang cho biết: Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư có ý nghĩa đặc biệt với các thế hệ cháu con. Là 60 người chuyên viết tấu đối cho lễ hội nhiều năm, tôi cảm nhận được sự linh thiêng của ngày hội. Để con cháu nhớ tới cội nguồn dân tộc, hằng năm con cháu họ Đinh, Lê đều tổ chức tế lễ báo công ơn với 2 vị anh hùng dân tộc. Cùng tâm trạng náo nức hướng về ngày hội như cụ Khang, người dân xã Trường Yên đang tích cực tập luyện, huy động mọi nguồn lực và điều kiện tốt nhất để đảm bảo lễ rước nước sáng mùng 6/3 âm lịch diễn ra an toàn, trang trọng, đảm bảo thời gian quy định. Đồng chí Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch UBND xã Trường Yên cho biết: Đã nhiều năm đảm nhiệm công tác chuẩn bị cho phần lễ rước nước và đảm bảo an ninh trật tự trong những ngày lễ hội diễn ra nên Trường Yên luôn quan tâm chuẩn bị chu đáo. Năm nay, xã Trường Yên huy động khoảng 1.000 người tham gia vào phần lễ rước nước, bao gồm 9 kiệu, các đoàn tế của 16 thôn, xóm, lực lượng học sinh tham gia cầm cờ, bóng bay Hiện các đội múa Rồng và đội khiêng kiệu đang tập luyện cho ngày khai hội. Bên cạnh đó, xã đã phối hợp với Công an huyện đề ra phương án đảm bảo an ninh trật tự trong những ngày diễn ra lễ hội, để lại ấn tượng tốt về nếp sống văn minh đối với mỗi du khách khi có dịp đến với Ninh Bình Theo kế hoạch, lễ hội năm nay được tổ chức theo đúng các nghi lễ truyền thống như: Lễ mở cửa đền, lễ dâng hương, lễ rước nước, lễ rước kiệu, lễ khai mạc và tế lễ cổ truyền. Phần hội với các trò chơi dân gian như biểu diễn múa rồng, thi cắm trại, thi mâm ngũ quả tiến vua, thi cờ người, thi thư pháp, thi chọi gà, thi múa kiếm, dao găm, võ tay không đồng đội nữ, thi đấu bóng chuyền giải truyền thống Cố đô Hoa Lư, thi đấu vật dân tộc, chương trình ca múa nhạc dân tộc, triển lãm ảnh nghệ thuật Đặc biệt, năm nay, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam tổ chức chương trình hội ngộ "Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 22". Chương trình cho lễ khai mạc năm nay được chuẩn bị khá chu đáo từ việc dàn dựng sân khấu, lễ đài tại sân lễ hội, trang trí cổng Cố đô Hoa Lư tại ngã 3 cầu huyện, trang trí khánh tiết tuyên truyền 1043 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và quảng bá du lịch Cố đô Hoa Lư. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác . phủ Vân Cát và lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được Bộ Văn hóa- Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử -văn hóa cấp quốc gia vào năm 1975. Hàng năm, lễ hội Phủ Dầy đã thu hút đông đảo du khách gần. sinh hoạt văn hóa nổi bật nhất, mang tính tổng hợp cao, có nhiều loại hình nghệ thuật dân gian được huy động vào lễ hội. Già làng Điểu Gié, một người đã hơn 30 năm có kinh nghiệm về Lễ hội đâm. ra lễ hội, để lại ấn tượng tốt về nếp sống văn minh đối với mỗi du khách khi có dịp đến với Ninh Bình Theo kế hoạch, lễ hội năm nay được tổ chức theo đúng các nghi lễ truyền thống như: Lễ

Ngày đăng: 13/07/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w