Đặc biệt là những canh hát diễn ra dưới trăng tháng tám hằng năm làm xao xuyến lòng ai, ngỡ mình dự hội xuân nào đấy : Tháng tám anh đi chơi xuân Thấy đây mở hội trống quân anh vào Hội
Trang 1lặp lại nhiều lần mà không phát triển.Sợ rằng hát thế sẽ làm mất đi cái đặc sắc vốn có của trống quân Hưng Yên, Hải Dương so với các địa phương khác ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ từng hát
Hãy đặt hát trống quân trong diễn xướng ở một không gian cụ thể trong sinh hoạt văn nghệ dân gian mà xem xét, sẽ rút ra được cái khác biệt của trống quân Hưng Yên (và Hải Dương):
1 Không thấy mặt người, chỉ nghe tiếng hát
Trống quân xưa, thường hát vào những đêm trăng, nhất là mùa trăng thu, nên gọi trống quân là bản tình ca mùa thu hoặc tình ca đêm vàng là thế Đặc biệt là những canh hát diễn ra dưới trăng tháng tám hằng năm làm xao xuyến lòng ai, ngỡ mình dự hội xuân nào đấy :
Tháng tám anh đi chơi xuân
Thấy đây mở hội trống quân anh vào
Hội điểm trống quân Xuân Cầu (xã Nghĩa Trụ) và Khúc Lộng (xã Vĩnh Khúc) huyện Văn Giang; hội hát trống quân liên tỉnh giữa làng Tào (xã Thúc Kháng, Bình Giang,Hải Dương) với làng Đầu (Bãi Sậy , Ân Thi, Hưng Yên) và cuộc hát các làng ở hai bên bờ sông Cửu An, dài mấy cây số của Ân Thi và Bình Giang thường diễn ra suốt cả mùa trăng Các tỉnh khác thi thoảng mới hát (Đến nay Xuân Cầu- Khúc Lộng đã không duy trì được những cuộc vui như thế) Ở Kẻ Lép
Trang 2(nay là xã Đức Bác, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) hát với đào Xoan làng Phù Đức( huyện Phù Ninh) hằng năm vào ngày 6 tháng 9 âm lịch, hát từ trưa đến tối, thôi hát trống quân thì chuyển sang hát xoan thờ thần Họ đứng đối diện nhau từng nhóm, nữ bưng trống trước ngực, nam cầm dùi gõ vào mặt trống, vừa hát vừa nhìn mặt nhau biểu lộ tình cảm qua từng lời hát Hát trống quân các làng Xuân Cầu, Khúc Lộng, làng Tào và làng Đầu lại khác Người hát không trực diện, được ngăn cách bởi một dòng sông, lại hát dưới trăng, nên không thấy mặt người, chỉ nghe tiếng hát, tạo ra sự bất ngờ trong ứng đối (chứ không hát bài có sẵn)
2 Hẹn đêm mai lại ngọt bùi cùng nhau
Cuộc hát trống quân thường có 3 phần:
a.Thăm hỏi, dò xét quê quán, tên tuổi, gia thất
b Xe kết, trao đổi tình tứ, ví von, ướm, thách và ước hẹn
c Chia tay và hẹn đêm mai hát tiếp
Xã Đức Bác, Lập Thạch hát không có chia tay mà sau khi ngừng hát trống quân chuyển ngay sang hát xoan Các tỉnh khác, phần chia tay như chào xã giao, giã bạn và chấm dứt cuộc hát Ở Hưng Yên (và Hải Dương) hát gọi ra hát, ý thêu nên ý, tình dệt nên tình, lưu lại hồi, hồi lại lưu, thâu đêm suốt sáng, vẫn chưa phân được tài cao, thấp, đành tạm chia tay mà hát rằng:
Hẹn đêm mai lại ngọt bùi cùng nhau
3 Đôi bờ khúc hát tình đời đổi trao
Các tỉnh có hát trống quân nhằm tăng thêm phần vui cho một nhu cầu cụ thể Ở Đức Bác: mỗi nhóm hát cứ một đào Xoan Phùng Đức hát với 3 đến 5 trai Đức Bác (phường Xoan có 10-12 đào, do đó cuộc hát có từ 10-12 nhóm) Trai Đức Bác mang thuyền sang đón phường Xoan qua sông Lô sang hát ở cửa đình làng mình.Số nhóm hát từ bến đò trên xuống, số khác từ bến dưới lên Sau mỗi câu
Trang 3hát, đệm “ta hỡi trống quân”, trai quay lưng về đình lùi một bước, đào Xoan tiến một bước và chấm dứt hát trống quân khi họ đến đình làng
Trống quân Hưng Yên không chỉ góp vui cho một nhu cầu cụ thể nào đó, ở một điểm nào đó mà cao hơn là hội hát thi tài ở hai bên bờ sông (chứ không cùng một bờ, càng không cùng một chỗ quy định), cùng lúc diễn ra tại nhiều điểm hát (gọi hội điểm) dài mấy cây số bên bờ sông trăng Cửu An từ cống Tranh đến gần cầu Từ Ô của hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương Thật là:
Sông trăng đáy nước in trời
Đôi bờ khúc hát tình đời gửi trao
Hát trống quân được gửi trao giữa hai bờ sông Cửu An nói trên, không di động điểm liên tục như Đức Bác, mà ổn định từng điểm, từng nhóm điểm và cả hội điểm, dùng con sông như mặt hộp truyền âm với hai lối hát:
- Kết ở câu sáu chữ (hát không đệm bất cứ một từ nào)
- Kết ở câu tám chữ (đệm thời, í a đưa hơi) các lão nghệ nhân gọi là trống quân giọng bồi do bồi thêm từ vào câu hát
4 Không thày đố mày làm nên
Nhiều tỉnh hát trống quân ở một chỗ, trực diện hát đối hát đáp, khống chế thời gian hát, hát khi diễu hành (xã Đức Bác), hát khi diễn xướng (ít thấy trong hát giao duyên mà thấy trong ca hát lễ nghi, phong tục) như ở làng Giỏ (xã Hữu Bổ, Phong Châu, Phú Thọ): “Cái” xướng cho các “con” hoạ lại vế cuối, bên đáp cũng làm như vậy Do vậy, không thấy hoặc không rõ người sáng tạo nội dung sau người hát có khi hát tập thể (Đức Bác và Hữu Bổ)
Hát trống quân hai làng Đầu, làng Tào và các làng hai bên bờ sông chia địa giới hai tỉnh Hưng Yên, Hải Dương (từ Cống Tranh đến gần cầu Từ Ô) còn tồn tại đến nay là hát cách sông, một con sông không rộng lắm, lại hát dưới trăng (không phải đèn măng xông, đèn dầu hay đèn điện), sao cho đối phương không
Trang 4nhìn thấy mặt người hát, không nghe thấy lời người xui hát ( tác giả) Mỗi bên cử một người hát, không ai biết hát đến bao giờ, hát cái gì, hát đến đâu biết đến đấy, nuôi mãi cuộc hát bất tận, không dễ dàng phân định thắng, thua Cuộc hát tạm dừng để lấy sức rồi hát tiếp , hát nữa Được dự cuộc hát hội trống quân như thế, không ai có thể quên Người sáng tạo nội dung đứng sau người hát, trống quân Hưng Yên (và Hải Dương) gọi là người xui Người xui- tác giả (một người hoặc nhóm người) có vai trò to lớn đến chất lượng và cả thời lượng của cuộc hát Nếu hát bài đặt sẵn như các tỉnh, hoặc như hát trống quân trong lễ hội nay thì khác gì đọc sách, mà người đọc lại đã thuộc lòng Vì nó không có yếu tố bất ngờ , vừa hát đáp vừa sáng tạo hát hỏi Đáp trong hỏi và hỏi trong đáp tạo ra sự cuốn hút hấp dẫn nhau, đẩy cuộc hát đến điểm đỉnh của cao trào, trống quân như thế tự tước bỏ phần đặc sắc, bỏ đi phần hồn mà giữ lại phần xác
Câu “không thầy đố mày làm nên” áp dụng vào các cuộc hát trống quân, dưới ánh trăng của Ân Thi – Bình Giang, qua một dòng sông quê được coi như một lối hát mẫu mực
5 Là trống mà chẳng có tang
Nhạc cụ đệm cho hát trống quân của các tỉnh đều là loại trống có tang (bằng gỗ hoặc kim loại), dễ di động Trống Hữu Bổ (Phong Châu, Phú Thọ), lại có dây khoác lên vai, hình dạng như trống đế chèo Hiện nay, thì ở đâu hát trống quân cũng đệm trống có tang Ngược dòng lịch sử thì khác hẳn Nhân dân ta đã sáng tạo nhiều loại thể nghệ thuật và nhiều loại nhạc cụ tương ứng Riêng nhạc cụ cho hát trống quân thì bất di bất dịch, có nghĩa là đàn ở đâu hát ở đó, hoặc hát ở đâu thì làm đàn ở đó Chưa rõ vì sao tổ tiên lại sáng tạo ra nhạc cụ này, cũng không gọi là đàn mà gọi là trống, có lẽ là phải gõ lên dây chăng? Cái đặc biệt của nhạc cụ đệm cho hát trống quân là âm dương tương sinh, phải có hai người chơi một nhạc cụ, gọi nhạc cụ này cho tên loại hát: Trống quân
Trống quân không có tang mà là loại đàn đất (thổ cổ), không có cần, có dây căng
Trang 5khoảng 100 vỏ ốc nhồi Miệng hố đậy vừa mâm gỗ hoặc đồng, lấy đất sét dẻo miết kín lại Một cọc gỗ cao 40- 50 phân chống giữa mâm, nâng dây thừng (mây, song hoặc kim loại) làm hai phần dây căng đều nhau Mỗi hố trống (trống quân)
có hai người chơi, mỗi người cầm một cái que dài ba mươi phân, bằng cật tre già vót nhẵn, tròn đều như cây sáo trúc, gõ lên phần dây trước mặt chỗ ngồi của mình sau mỗi câu hát “Thùng thùng thình thùng thình; Thùng thùng thình thùng thình” (Thùng 1,6 ; thình 5,10 là phách mạnh)
Rằm tháng 8 “âm lịch”,Nhâm Thân (1992), tại hội điểm trống quân nổi tiếng trên sân đình Đầu (xã Bãi Sậy, Ân Thi), chúng tôi đã tổ chức trình diễn hát trống quân, có lập trống quân(đàn đất như miêu tả trên)đệm cho hát như xưa Các cụ tuổi cao làng Đầu đã công nhận các hố đàn đất do chúng tôi thực hiện đúng như các cụ từng chứng kiến tại các cuộc hát trống quân tại đây trong quá khứ
Trống quân là thứ trống đất, đàn đất, bất tiện cho việc thay đổi điểm hát, nên đã được thay thế bằng trống có tang Dân tộc Cao Lan ở phía Bắc nước ta cũng có trống đất, dùng da trâu bịt miệng hố, sau bịt bằng một loại vỏ cây trẩu, cũng gõ que lên sợi dây căng trên một thùng cộng hưởng đào ngay dưới đất Khác Hưng Yên, trống quân là nhạc khí, còn người Cao Lan dùng trống đất như binh khí Trống quân và trống đất Cao Lan có ảnh hưởng qua lại thế nào, chưa rõ Chúng tôi nêu ra, mong muốn chúng trở thành một đề tài nghiên cứu cho các nhà folklore
Tóm lại, trống quân Hưng Yên (và Hải Dương) được hát dưới trăng (thường vào mùa thu, tháng 8), đối đáp qua một dòng sông, ổn định một điểm hay nhiều điểm (gọi là hội điểm), phát triển thành hội hát thi tài được người xui trợ thủ, có chia tay và hẹn hát tiếp…Và, hát được đệm bằng một nhạc cụ là trống không có tang- thổ cổ- trống quân
Đó là sự khác biệt của Hưng Yên (và Hải Dương) với các tỉnh phía Bắc trong loại thể hát trống quân
Trang 6Lễ vào nhà Gươl ở Thượng Long, Thừa Thiên Huế
Nam Đông là huyện miền núi cực nam của tỉnh Thừa Thiên Huế Là một huyện
có dân số chỉ có 2,3 vạn người, trong đó người Cơ Tu chiếm đến 41% Nếu vùng thượng nguồn sông Hương bên phía nhánh Hữu Trạch là vùng đất của người Tà
Ôi, thì khu vực Tả Trạch lại là các thôn, bản của người dân tộc Cơ Tu sinh sống với nét đặc trưng riêng
Xã Thượng Long, vùng đất xa xôi nhất của Nam Đông nằm nép mình bên
thượng nguồn Tả Trạch dưới chân núi Quỳnh Tang, nơi có bản A Xăng còn giữ gần như nguyên bản văn hoá dân tộc Cơ Tu Bản chỉ có 24 nóc nhà Mới đây người Cơ tu ở bản A Xăng đã tổ chức lễ hội vào nhà gươl Nhà gươl của người
Cơ Tu gần giống nhà sàn, nhà rông của các dân tộc Tây Nguyên, nhưng được chạm khắc công phu hơn Phía trên hai đầu nhà gươl thường được chạm, khắc hình gà trống hoặc hai đầu trâu nhô sừng lên đối diện Bên trong được chạm các hình ảnh mang những nét văn hoá riêng của người Cơ Tu, như: hình ảnh các chàng trai, thiếu nữ Cơ Tu múa cồng chiêng, săn bắt thú rừng, đặc biệt các loại đầu động vật có được sau các cuộc săn bắt cũng được lưu giữ tại đây
Trong những ngày tổ chức lễ hội khánh thành nhà gươl, bản A Xăng nhộn nhịp hẳn lên Phụ nữ của bản xúng xính trong bộ váy áo mới do chính các cô dệt Những đứa bé cũng chộn rộn không kém khi thấy có khách lạ viếng thăm bản Theo trưởng thôn thì cùng với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước người dân bản
Trang 7Ngày hội vào nhà mới cả 24 hộ của bản A Xăng đều góp gạo thổi ăn chung và mời khách tại nhà gươl Từ xa xưa, ngôi nhà gươl đã gắn liền với sinh hoạt cộng đồng và đời sống tâm linh của họ Từ ngôi nhà gươl già làng cùng dân bản bàn luận những vấn đề hệ trọng của cộng đồng như giải quyết mâu thuẫn trong họ tộc, thôn bản Ngày nay, nhà gươl là nơi tổ chức những lễ hội của bản, nghe cán
bộ tuyên truyền vận động các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, bàn cách làm ăn, xây dựng đời sống văn hoá Cũng như bản A Xăng, bản Cha
Ke, một bản Cơ Tu khác của xã Thượng long cũng vừa tổ chức lễ hội vào nhà gươl Mong đợi từ rất lâu có được một ngôi nhà gươl mới của bản Cha Ke đã thành hiện thực Những cánh rừng bạt ngàn; những bản làng bình dị, heo hút; những điệu múa Cha Chấp hoang dã, say mê Miền cao TT Huế vẫn luôn là vùng đất màu mỡ cho những ai muốn khám phá về nét độc đáo của đời sống văn hóa, tập tục của đồng bào các dân tộc vùng cao Một trong những nét văn hoá độc đáo của người Cơ tu đó là những lễ hội đặc trưng của những cư dân miền núi như Lễ hội vào nhà mới, Lễ hội cơm mới, Lễ hội đâm trâu, đám cưới của người Cơ tu Trong ngôi nhà gươl vừa mới hoàn thành, người Cơ Tu căn dặn con mình cố “ăn học đến nơi, đến chốn” vì theo như những người già trong bản thường nói với lớp trẻ: “ở cuối con sông này “người ta tiến bộ hơn mình nhiều”, hãy ráng học để xuôi về cuối con sông học được cái hay, cái giỏi của họ” Trong lễ nhà guơl mới người dân bản A Xăng tự hào: “Cả bản không có người
mù chữ nữa, năm nay đã có hai đứa vào trung học phổ thông và khăn gói ra thị trấn Khe Tre học rồi”
Trang 8Độc đáo cách tìm bạn đời của người Xá Phó ở Lào Cai
Hôn nhân là một công việc hệ trọng trong cuộc đời mỗi con người, của gia đình, dòng họ, nhưng ở mỗi tộc người, họ lại có cách tiếp cận, thổ lộ tình cảm với người mình yêu một cách khác nhau
Có thể là thông qua tiếng sáo véo von lưng chừng núi gọi bạn tình, tiếng khèn vang vọng buổi sớm mai, tiếng đàn môi thầm thì giữa đêm khuya; khúc hát dân
ca ngọt ngào của các chàng trai, cô gái Mông; cũng có thể là tiếng kèn pí lè rộn
rã trong các lễ hội của người Dao, người Phù Lá và điệu múa xoè uyển chuyển của các chàng trai, cô gái người Tày, người Nùng; sự e ấp, kín đáo và tinh tế của người Xá Phó tạo nên những nét văn hóa đặc trưng trong lễ thức tìm hiểu của đồng bào các dân tộc vùng cao
Theo phong tục truyền thống của người Xá Phó, cứ vào khoảng thời gian tháng
8 âm lịch hàng năm, ở các bản làng của người Xá Phó, các chàng trai, cô gái chưa vợ, chưa chồng lại cùng nhau dựng lên một chiếc lán là nơi vui chơi, giao lưu, gặp gỡ Ban ngày, các cô gái thường đến đó để xe tơ, dệt vải thể hiện tài năng, sự khéo léo của mình trên từng đường kim, mũi chỉ trước những bạn trai, còn những bạn trai đáp lại bằng sự khéo léo trên các sản phẩm đan lát Phút giây mà các chàng trai, cô gái mong đợi nhất là khi màn đêm buông xuống, bên ánh lửa hồng, các chàng trai, cô gái cùng ngồi quây quần bên bếp lửa trò chuyện, cười đùa vui vẻ, thổ lộ tình cảm của mình với người mình yêu Lúc đầu,
Trang 9họ ngồi quây quần thành từng tốp cho đến khi màn đêm đã dần về khuya, những người yêu nhau dần tách ra từng đôi, ngồi ở các vị trí khác nhau dưới mái lán để tâm tình, thổ lộ tình cảm của mình với người mình yêu Ánh lửa bập bùng huyền
ảo như thắp sáng thêm ngọn lửa tình yêu đắm say, nồng nàn của những người đang yêu Họ gặp nhau rồi lại chia tay trong sự bịn rịn, nhớ thương và cùng hẹn ngày gặp lại vì theo phong tục của người Xá Phó, chỉ vào những ngày hội của làng, các cô gái mới được tự do đi chơi với người bạn tình dưới ánh trăng mà không bị lời dị nghị, dèm pha hay ngăn cản của bố mẹ và những người trong làng
Khi đã có tình cảm với một cô gái nào đó, chàng trai sẽ tìm cách tiếp cận như khi
đi làm nương cùng nhau, chàng trai sẽ tìm chỗ làm gần với vị trí của cô gái để thăm dò xem cô gái đó có ưng mình không, nếu cô gái không chạy sang chỗ khác làm nghĩa là đã có cảm tình với chàng trai, nhưng họ rất ít khi trò chuyện hay tâm tình bằng những lời lẽ ngọt ngào Một phần cũng bởi sự e dè buổi ban đầu gặp gỡ, phần vì sợ người khác để ý nên chỉ gửi gắm tình cảm cho nhau qua ánh mắt, cử chỉ, hành động và cố đợi khi màn đêm buông xuống Chàng trai mang cây đàn bầu đến nhà, ngồi gần buồng cô gái, ngồi gẩy thổ lộ tình cảm Nghe tiếng đàn thiết tha của người yêu, nhưng cô gái vờ như không biết để thử lòng chàng trai Sau một thời gian, bố mẹ cô gái sẽ mở cửa cho chàng trai bước vào trong nhà, nhưng chàng trai không được đến gần chỗ cô gái nằm, mà sẽ tự
đi tìm một chỗ nào đó trong nhà nằm ngủ Đến khi gà cất tiếng gáy đầu tiên, người con trai dậy lấy củi nhóm bếp đun nước rồi lặng lẽ ra về với bao điều hồi hộp, chờ đợi và hẹn gặp nhau vào buổi sớm mai, họ lại cùng nhau đi làm như hai người bạn Nhưng đến giờ nghỉ trưa, chàng trai sẽ mang nắm cơm đến gần chỗ cô gái, chia cho cô gái một phần cùng ăn, nếu cô gái chưa nhận lời yêu sẽ
từ chối
Tối đến, chàng trai tiếp tục đến nhà cô gái ngủ qua đêm đợi khi trời sáng lặng lẽ
ra về, đây là hình thức mà các cô gái người Xá Phó thử xem chàng trai đó có
Trang 10thật lòng yêu thương mình không Chàng trai càng thể hiện sự nhiệt tình, kiên trì của mình bao nhiêu thì càng được cô gái và gia đình quý mến Sau một thời gian, khi đã chiếm được cảm tình của cô gái, chàng trai sẽ chọn một ngày tốt thường là ngày Thìn "nùng", ngày Tuất "sinh" vào rừng chọn lấy một cây mai đẹp, không cụt ngọn về chẻ nan, đan thành một chiếc giỏ để tặng bạn gái
Người Xá Phó kiêng chặt cây cụt ngọn vì sợ tình yêu giữa hai người sẽ không đi đến hôn nhân, bị đứt gánh giữa đường Ngay cả khi đi chặt cây, chàng trai cũng phải kiêng không để chân vấp vào đá để tránh những rủi ro, trắc trở về tình cảm giữa hai người Hàng ngày, khi đi làm nương, chàng trai thường mang theo dao, đợi khi nghỉ giải lao vót chau chuốt từng sợi nan làm ra sản phẩm đẹp nhất để tặng người yêu như một vật đính ước giữa hai người Cô gái ưng thuận sẽ nhận
đồ vật mà chàng trai đan tặng, còn không, cô gái sẽ cương quyết từ chối không nhận
Sau một thời gian, chàng trai sẽ đan một chiếc gùi, một chiếc giỏ nhỏ để cô gái đựng kim chỉ rồi nhờ hai người con gái đại diện cho gia đình nhà trai mang sang nhà gái để làm lễ dạm hỏi Khi mang đến nhà gái, hai đồ vật được đặt ở ngoài cửa phụ dành cho phụ nữ qua lại, không được mang vào trong nhà, rồi hai người trở về Về nhà khoảng từ 3 - 5 ngày, chàng trai sẽ chú ý xem cô gái có sử dụng những đồ vật mình mang sang không, nếu không thấy sử dụng mà gia đình nhà gái nhờ người mang sang trả, có nghĩa là cô gái không đồng ý lấy người con trai này, đợi một thời gian, chàng trai lại tiếp tục mang sang mà cô gái vẫn từ chối thì có nghĩa là cuộc hôn nhân giữa hai người không thành Còn nếu không thấy gia đình nhà gái trả lại, có nghĩa là họ đã ưng thuận cho chàng trai và cô gái tiến tới hôn nhân Gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật và nhờ ông mối, bà mối tiến hành các bước tiến tới đám cưới chính thức
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người đang diễn ra mạnh mẽ, các chàng trai, cô gái người Xá Phó có nhiều