Phía Tây và Tây Bắc Vịnh Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam
Trang 1KHÁM PHÁ CÁC THẮNG CẢNH Ở
VỊNH HẠ LONG- PHẦN 7
Vị trí địa lý khí hậu
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo nằm ở phía Đông
Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh có
tọa độ từ 106056’ đến 107037’ kinh độ đông và 200
43’ đến 21009’ vĩ độ Bắc Phía Tây và Tây Bắc Vịnh
Hạ Long kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố
Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết phần huyện đảo
Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam giáp vịnh
Bắc Bộ; phía Tây Nam và tây giáp đảo Cát Bà (TP
Hải Phòng) Trên bản đồ thế giới, phía bắc Vịnh Hạ
Long tiếp giáp với Trung Quốc; phía đông Vịnh Hạ
Long tiếp giáp với Biển Đông
Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1553 km2 với 1969 hòn đảo Khu trung tâm Vịnh
Hạ Long với diện tích 434 km2 và 775 hòn đảo có giá trị ngoại hạng về cảnh quan
và địa chất địa mạo được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (chữ viết tắt tiếng Anh là UNESCO) 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới (năm 1994 và năm 2000)
Khu di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận (Khu vực bảo vệ I - vùng lõi) được giới hạn bởi 3 điểm: Đảo Đầu Gỗ phía Tây; hồ Ba Hầm phía Nam
Trang 2và đảo Cống Tây phía Đông Khu vực bảo vệ II - vùng đệm được xác định bởi bờ vịnh dọc theo quốc lộ 18A, từ kho xăng dầu B12 (Cái Dăm) đến cây số 11
(phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả) Khu vực bảo vệ III - vùng phụ cận là vùng biển và đất liền bao quanh khu đệm, kể cả vùng biên tiếp giáp với Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)
Khí hậu
Mang tính chất nhiệt đới ẩm với hai mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô, lạnh Nhiệt độ trung bình từ 15 đến 250C Lượng mưa hàng năm đạt
2000 - 2200mm/năm Vịnh Hạ Long có chế độ nhật triều thuần nhất điển hình (biên độ triều từ 3,5 đến 4,0 m Độ mặn của nước biển từ 31 đến 34,5MT , mùa mưa thấp hơn
Trang 3Tiềm năng du lịch: Với các giá trị và tiềm năng vốn có, Vịnh Hạ Long đã hội tụ
những điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch Hình thức, loại hình du lịch ở Vịnh Hạ Long đa dạng Đến Vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia các loại hình du lịch : tham quan ngắm cảnh, tắm biển, nghiên cứu và nhiều loại hình khác Hiện nay, khách đến Vịnh Hạ Long chủ yếu đi tham quan ngắm cảnh, tắm biển và bơi thuyền Kay-ăc Trong những năm tới, ngành du lịch
sẽ mở thêm nhiều tuyến điểm tham quan và tăng thêm nhiều loại hình du lịch hấp dẫn Dự kiến năm 2010, Quảng Ninh sẽ là một trong những điểm du lịch lớn nhất
cả nước Thành phố trẻ Hạ Long đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, phát triển nhanh về mọi mặt, là một tiền đề vững chắc để phát triển du lịch Hiện thành phố có 300 khách sạn từ 1 đến 5 sao với 4500 phòng nghỉ và nhều khách sạn mini
cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch Sự tăng trưởng về số lượng khách
ở Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây Năm 1996, Vịnh Hạ Long đón 236 lượt khách, thì năm 2003, Vịnh Hạ Long đón 1.306.919 lượt khách Dự đoán năm 2005, lượng khách đến Vịnh Hạ Long ước đạt 1,5 đến 1,8 triệu, và đến năm 2010, Hạ Long sẽ là điểm đón tiếp 5 - 6 triệu lượt khách
Tiềm năng cảng biển và giao thông thủy: Vịnh Hạ Long là vùng vịnh kín nên ít
sóng và gió, hệ thống luồng lạch tự nhiên
dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng Điều kiện
thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống
giao thông cảng biển lớn mạnh Có cảng
nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa Ông
(Cẩm Phả) Ngoài ra, Quảng Ninh còn có
một hệ thống cảng phụ trợ như: Mũi Chùa,
Vạn Gia, Nam Cầu Trắng Đặc biệt là cảng Cái Lân, gần với bến phà Bãi Cháy là vùng nước sâu, kín gió, nằm liền kề quốc lộ 18A, thuận lợi việc bốc rót, chuyên chở hàng hóa Mục tiêu đến năm 2010, sẽ xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân, với
Trang 47 cầu cảng, công suất hơn 14 triệu tấn cho phép tiếp nhận tàu trọng tải trên 5 vạn tấn…
Tiềm năng hải sản: Biển Quảng Ninh
chứa đựng nhiều hệ sinh thái phong phú có
giá trị đa dạng sinh học cao, trữ lượng hải
sản của vùng rất lớn Điều kiện tự nhiên
thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt
hải sản như: khí hậu, diện tích bãi triều lớn,
nước trong, ngư trường ven bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với những loài như: cá song, cá giò, sò, tôm các loại
Các loại hình du lịch chủ yếu trên Vịnh hiện nayDu lịch tham quan: Du khách
được ngắm cảnh, tham quan các hang động và vui chơi giải trí, tắm biển tại các bãi đảo trên Vịnh
Du lịch chèo thuyền phao (Kayaking): Là kiểu du lịch lãng mạn Một chiếc
tàu lớn đưa du khách và những chiếc thuyền nhỏ ra những vùng biển vắng để
du khách tự chèo thuyền thám hiểm, khám phá những điều mới mẻ trên Vịnh
Du lịch văn hoá: Dành cho du khách ham mê văn hoá, có nhiều thời gian để tham
quan, tìm hiểu những di chỉ khảo cổ, giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể trên Vịnh Hạ Long
Du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long: Đưa du khách đến tham quan những khu vực
đảo núi, vụng áng hoang sơ, các vùng biển có dải san hô ngầm quí hiếm trên Vịnh
Du lịch nghỉ dưỡng: Vịnh Hạ Long với không khí trong lành, khí hậu dễ chịu
và phong cảnh ngoạn mục sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau một thời gian làm việc căng thẳng