Tài liệu gồm 15 câu hỏi tự luận và gợi ý trả lời câu hỏi ôn thi lý thuyết nghề THCS môn Tin học. Tài liệu do GV biên soạn nên có thể còn những sai sót mong được sự tham khảo và góp ý để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LÝ THUYẾT NGHỀ THCS
Câu 1 : Tin học là gì ? Nêu những ứng dụng của tin học mà em biết?
Tin học là khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm
mô tả và biến đổi thông tin Các quá trình này được nghiên cứu một cách có
hệ thống về mọi phương diện : lí thuyết, phân tích, thiết kế, tính hiệu quả, việc cài đặt và các ứng dụng
Những ứng dụng của tin học : tính toán, tự động hóa các công việc văn
phòng, hỗ trợ công tác quản lý, là công cụ học tập và giải trí, điều khiển tự động và robot, liên lạc, mua bán trao đổi trực tuyến
Câu 2 :Thông tin và biểu diễn thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả tất cả những gì đem lại hiểu biết cho con người Thông tin được lấy ra từ các dữ liệu(dữ kiện) Dữ liệu sau khi được tập hợp lại và sử lý sẽ cho thông tin
VD : đèn đỏ báo hiệu người tham gia giao thông phải dừng lại
Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó
Trong máy tính, thông tin được biểu diễn bằng 2 kí tự là 0 và 1
Câu 3 : Em hiểu thế nào về phần cứng và phần mềm máy tính, nêu ví dụ?
Máy tính hoạt động nhờ sự kết hợp của hai thành phần
- Phần cứng : là các linh kiện thiết bị cấu tạo nên máy tính
VD : Monitor, Case, Mouse…
- Phần mềm : là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng
Phần mềm có hai loại
+ Phần mềm hệ thống( Operating System Software):là một bộ các câu lệnh để chỉ dẫn phần cứng máy tính và các phần mềm ứng dụng làm việc với nhau VD: MS DOS, LINUX, WINDOWS…
+ Phần mềm ứng dụng (Application Software): là những chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể VD : các phần mềm soạn thảo văn bản, chơi game, nghe nhạc…
Câu 4 : Máy tính có những thành phần cơ bản nào?
- Vẽ sơ đồ cấu trúc máy tính
- Khối điều khiển (CU) : Là trung tâm điều hành máy tính
- Khối tính toán số học (ALU) : Bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học
- Các thiết bị nhập, xuất:
+ Thiết bị nhập : Bàn phím, chuột, máy scanner + Thiết bị xuất : Máy in, màn hình, máy chiếu…
Trang 2- Bộ nhớ máy tính gồm hai loại : Bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài
+ Bộ nhớ trong(RAM&ROM) RAM : là vùng nhớ lưu trữ các chương trình và dữ liệu của người sử dụng Cho phép cả hai thao tác đọc và ghi Khi mất điện các dữ liệu lưu trữ trong RAM cũng mất
ROM : là vùng nhớ lưu trữ các chương trình và dữ liệu của hãng sản xuất máy Đây là chương trình điều khiển thiết bị cơ
sở trợ giúp cho việc thực hiện của các chương trình Chỉ cho phép đọc Khi mất điện, các dữ liệu trong ROM vẫn còn lưu lại
! Note: Khi nói đến dung lượng bộ nhớ trong là nói đến RAM + Bộ nhớ ngoài: đĩa mềm, đĩa cứng, USB, đĩa
quang(CD,DVD), thẻ nhớ…
Đĩa mềm(Floppy Disk) làm bằng chất dẻo được đặt trong vỏ nhựa, có dung lượng 1,44MB kích thước 3,5 inch
Đĩa cứng(Hard Disk) là loại đĩa làm bằng đĩa nhôm cứng được đặt trong vỏ bọc kim loại, trong đó chứa các bộ phận đọc ghi, mạch từ, mô-tơ…Đĩa cứng có dung lượng rất lớn :
20GB,30GB…và lớn hơn nữa
USB : là loại đĩa nhỏ gọn có thể lưu trữ được 1 dung lượng khá lớn, có thể mang di động được dùng rất phổ biến hiện nay
- Bộ xử lý trung tâm : CPU đây là đơn vị thực hiện các lệnh của các chương trình bên trong bộ nhớ chính Là bộ não của máy điều khiển mọi hoạt động của máy
Câu 5 : Hệ điều hành
- Khái niệm : Hệ điều hành là tập hợp các chương trình tạo sự liên hệ giữa người sử dụng máy tính và máy tính thông qua các lệnh điều khiển Không có hệ điều hành thì máy tính cũng không thể hoạt động được
- Phân loại hệ điều hành Hệ điều hành đơn nhiệm: Người dùng tại
một thời điểm chỉ cho 1 chương trình được thực thi, mỗi lần chỉ 1 người dùng đăng nhập
HĐH đa nhiệm 1 người dùng: cho phép 1 người được đăng nhập hệ thống nhưng có
thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện nhiều chương trình
HĐH đa nhiệm nhiều người dùng: cho phép nhiều người đồng thời đăng nhập
Trang 3hệ thống Hệ thống có thể thực hiện nhiều chương trình
- Chức năng của HĐH
+ Thực hiện các lệnh theo yêu cầu của người sử dụng máy + Quản lý phân phối và thu hồi bộ nhớ
+ Điều khiển các thiết bị ngoại vi như ổ đĩa, máy in, bàn phím, màn hình, quản lý tập tin,…
Câu 6 : Tệp tin
- Khái niệm : Là đơn vị thông tin cơ bản dùng để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ Nội dung tệp tin có thể là chương trình, dữ liệu, văn bản…
- Tên tệp: gồm 2 phần <phần tên>.<phần mở rộng>
Trong đó
+ Phần tên(bắt buộc phải có) bao gồm các chữ cái AZ, các chữ số 0-9 và các kí tự khác
+ Phần mở rộng(có thể có hoặc không) thường gồm 3 kí tự trong các
kí tự trên Thông thường phần mở rộng do chương trình ứng dụng tạo ra tệp tin tự đặt
+ Giữa phần tên và phần mở rộng có 1 dấu chấm (.) ngăn cách
VD :
Congvan.txt qbasic.exe autoexec.bat
Phần tên Phần tên Phần tên
Phần mở rộng Phần mở rộng Phần mở rộng
- Quy tắc tên tệp
+ Tên tệp < 255 kí tự + Không chứa các kí hiệu đặc biệt : *, ?, <, >, / + Không gõ tiếng việt có dấu
+ Không nên có dấu cách
- Phân loại tệp
+ Tệp văn bản : doc, txt, xls + Tệp hình ảnh : JPG, MPEG, BMP, gif…
+ Tệp âm thanh : wma, mp3…
+ Tệp chương trình : exe, bat, com…
- Ký hiệu đại diện (Wildcard) : để chỉ một nhóm các tệp tin
o Dấu ? đại diện cho một kí tự bất kì trong tệp tin tại vị trí nó xuất hiện
Trang 4o Dấu * đại diện cho một chuỗi kí tự bất kì trong tên tập tin từ vị trí nó xuất
VD: bai?.doc bai1.doc, bai2.doc,
Bai*.doc bai.doc, bai6.doc,
Baitap.* baitap.doc, baitap.xls, baitap.ppt, baitap.dbf
*.* Tất cả các tệp
Câu 7 : Thư mục
- Thư mục là nơi lưu trữ các tệp tin theo một chủ đề nào đó theo ý người sử dụng
- Một thư mục có thể chứa các tệp và các thư mục con
- Thư mục chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ
- Thư mục đang làm việc được gọi là thư mục hiện hành
Câu 8: Hệ điều hành Windown là gì? Cách khởi động và thoát khỏi Windown
- Hệ điều hành windown là phần mềm do hãng Microsoft sản xuất và được sử dụng nhiều nhất trên TG
- Khởi động
• Nhấn nút Power trên thân máy
• Bật màn hình
- Thoát khỏi Win
• Đóng tất cả các cửa sổ đang mở
• Start / Turn Off Computer / Turn Off
! Note : Trường hợp máy tính bị treo, có thể nhấn nút reset trên thân máy hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete
Câu 9 : Các thành phần trên màn hình làm việc của Windown
1 Màn hình nền
- My Computer : xem các thông tin có trên máy
- Recycle Bin : chứa các thư mục và tệp tin đã xóa
- Các biểu tượng chương trình khác (shortcut): có mũi tên ở góc dưới bên phải biểu tượng
- Nút Start : để mở menu Start để khởi động các chương trình
- Thanh công việc : nằm dưới đáy màn hình, chứa nút Start, biểu tượng chương trình đang chạy, đồng hồ, loa
2 Cửa sổ chương trình ứng dụng
- Mở cửa sổ chương trình ứng dụng
+ Cách 1 : kích đúp vào biểu tượng chương trình trên Desktop
+ Cách 2 : Start / chọn từng Folder để mở 1 Submenu / chọn tên chương trình ứng dụng
- Các thành phần trên cửa sổ
Trang 5+ Thanh tiêu đề : chứa biểu tượng của menu điều khiển kích thước cửa sổ, tên chương trình, nút thu nhỏ,…
+ Thanh menu : chứa các chức năng của chương trình
+ Thanh công cụ : chứa các chức năng biểu diễn dưới dạng biểu tượng + Thanh trạng thái : cho biết thông tin trạng thái làm việc
+ Thanh cuộn dọc và ngang : cho phép cuộn màn hình để xem nội dung nằm ngoài đường biên cửa sổ
- Phóng to, phục hồi và thu nhỏ cửa sổ, đóng cửa sổ
+ Phóng to
Cách 1 : Kích vào biểu tượng Maximize trên cửa sổ Cách 2 : Nhấn tổ hợp phím Alt + phím cách + X
+ Thu nhỏ
Cách 1 : Kích vào biểu tượng Minimize trên cửa sổ Cách 2 : Nhấn tổ hợp phím Alt + phím cách + N
+ Phục hồi
Cách 1 : Nhấn tổ hợp phím Restore trên cửa sổ Cách 2 : Nhấn tổ hợp phím Alt + phím cách + R + Chuyển đổi cửa sổ làm việc
Cách 1 : Alt + Tab để chọn chương trình cần mở Cách 2 : Kích vào biểu tượng chương trình trên thanh Taskbar + Đóng cửa sổ chương trình
Cách 1 : Kích vào biểu tượng Close trên cửa sổ Cách 2 : File / Exit
Cách 3 : Nhấn Alt + F4
Câu 10: Các thao tác với tệp tin và thư mục
1 Tạo thư mục mới
2 Đổi tên thư mục
3 Di chuyển thư mục
4 Sao chép thư mục
5 Xóa thư mục
6 Mở thư mục
Câu 11: Phân biệt RAM và ROM
Cùng là bộ nhớ trong
- Là bộ nhớ có thể đọc và ghi dữ
liệu trong lúc làm việc
- Dữ liệu trong RAM có thể xóa
được
- Là phần bộ nhớ chỉ cho phép đọc dữ liệu (đã được cài sẵn)
- Dữ liệu trong ROM không xóa được
Trang 6- Khi mất điện ( tắt máy) dữ liệu
sẽ bị xóa
- Khi mất điện (tắt máy) dữ liệu
sẽ không bị xóa
Câu 12 : Khởi động máy tính là gì ? Phân biệt các phương pháp khởi động nguội và khởi động nóng?
- Khởi động máy tính là việc nạp hệ điều hành cho máy tính hoạt động
- Phân biệt khởi động nguội và khởi động nóng:
- Khởi động nguội: nhấn nút bật nguồn (Power) là phương pháp bật máy tính khi máy tính ở trạng thái tắt
- Khởi động nóng : Nhấn nút Reset là phương pháp bật máy tính khi máy tính đang ở trạng thái hoạt động và trên thân máy tính phải có nút Reset