1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập kinh tế quốc tế 6 pptx

62 468 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

Đối với thuế nhập khẩu nên có sự nghiên cứu để giảm thuế suất tối đa, chuyển tối đacác quy định phi thuế quan sang thuế quan Tuy nhiên để bảo hộ cho nền kinh tế non trẻ trước sức ép quá

Trang 1

Câu 2: Khái niệm và những xu hướng vận động chủ yếu của nền KTTG Tác động của những xu hướng này đến việc hoạch đinh CS KTĐN của VN

Trả lời

1 Khái niệm

Nền KTTG là 1 hệ thống các nền KT của các QG, các tổ chức, các liên kết KTQT,các công ty đa quốc gia có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thông qua quá trìnhphân công lao động quốc tế

2 Những xu hướng vận động chủ yếu

Có 4 xu hướng chủ yếu, đó là:

a Xu hướng toàn cầu hóa

- Quan điểm: Có 3 quan điểm khác nhau cho rằng:

+ Toàn cầu hóa là 1 quá trình phát triển mạnh các quan hệ KTQT trên qui mô toàncầu, là sự mở rộng và gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền KT của cácquốc gia → sẽ hình thành nên 1 nền KT toàn TG

+ Toàn cầu hóa là 1 quá trình loại bỏ sự phân tách cách biệt về biên giới giữa cáclãnh thổ của các QG

+ Toàn cầu hóa là 1 quá trình loại bỏ các phân đoạn thị trường để đi đến 1 thịtrường toàn cầu duy nhất

- Chỉ tiêu đo lường tiêu chuẩn hóa

Độ mở của nền KT = (∑kim ngạch XK + ∑kim ngạch NK)/GDP * 100%

- Các yếu tố tác động đến toàn cầu hóa

+ Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, vận tải → sự thay đổitrong quan niệm không gian và thời gian

+ Sự gia tăng mạnh mẽ của mức độ cạnh tranh QT

+ Do sự xuất hiện với mức độ gay gắt của những vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏiphải có sự phối hợp của nhiều quốc gia cùng giải quyết như: ô nhiễm môi trường, dịchbệnh, nợ nần, an ninh…

+ Việc chấm dứt chiến tranh lạnh, giảm bớt thù địch, tăng cường sự hợp tác

+ Xuất hiện những vấn đề về chiến tranh và hòa bình, về xung đột khu vực

+ Thương mại toàn cầu đang có xu hướng ngày 1 gia tăng

Trang 2

- Tác động của toàn cầu hóa đến nền KTTG.

So sánh khu vực hóa và toàn cầu hóa

Khu vực hóa

+ Hình thành 1 cơ cấu KTKV

Toàn cầu hóa+ Tạo thành 1 nền KT thống nhấttoàn cầu

+ Để khai thác 1 cách tối ưu các

nguồn lực phát triển ở quy mô KV

+ Khai thác 1 cách có hiệu quả cácnguồn lực ở quy mô toàn

+ Hình thành nên các rào cản KV + Các rào cản giữa các QG trong

quan hệ KTQT sẽ được rỡ bỏ

→ Tác động của toàn cầu hóa đó là:

+ Điều chỉnh các quan hệ KTQT và làm cho gia tăng về mặt khối lượng và cường

độ tham gia của các quan hệ KTQT

+ Về mặt chính trị: nó có tác động làm thay đổi tương quan giữa các lực lượngchính trị trong nền KTTG, xuất hiện các giai cấp mới, các tập đoàn cùng các lực lượng

b Sự bùng nổ của cuộc cách mạng KH – CN

- Đặc điểm:

+ Khối lượng tri thức, thông tin của loài người ngày càng gia tăng, đưa loài ngườibước sang 1 nền văn minh mới, đó là nền văn minh trí tuệ hay là nền văn minh thứ 3

→ Vấn đề đặt ra là đối với các QG cần phải có môi trường để tiếp nhận được

KH-CN và đưa vào áp dụng trong thực tiễn cuộc sống

+ Với KH-CN đang diễn ra sự cạnh tranh 1 cách hết sức gay gắt

Trang 3

→ Cần phải tối thiểu hóa hay giảm thiểu thời gian từ nghiên cứu đến ứng dụng sảnxuất đại trà.

+ Đi đầu trong cuộc CM KH-CN thường là 1 tập thể các nhà KH, và đã xuất hiệnrất nhiều các nhà KH trẻ tuổi

+ Phạm vi ứng dụng của các thành tựu KH-CN khá rộng rãi

- Tác động của cuộc cách mạng KH-CN đối với TG

+ Làm thay đổi cơ sở vật chất của nền KTTG, nó chuyển XH loài người sang 1trạng thái mới về chất

+ Làm tăng năng suất lao động, tăng lượng của cải được sản xuất và sử dụng 1 cách

có hiệu quả hơn các nguồn lực khan hiếm

+ Làm gia tăng mức độ cạnh tranh quốc tế

+ Đưa đến sự thay đổi mới về nguồn lực phát triển là KHCN và con người sử dụngthành thạo nó

- Tác động đến Việt Nam

+ Phải có chính sách thu hút công nghệ hiện đại đặc biệt là công nghệ nguồn

+ Cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ KH-CN, đội ngũ những nhà quản lý

có chất lượng cao và đội ngũ công nhân

+ Phải có sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng XNK (đặc biệt chú trọng những mặt hàng

có chất lượng cao và các dịch vụ để đáp ứng được nhu cầu TG) Đồng thời phải pháthuy tính sáng tạo của các doanh nghiệp, cá nhân

Trang 4

Câu 3 (KTQT): Các lý thuyết cổ điển và tân cổ điển về thương mại quốc tế: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lý thuyết lợi thế so sánh, lý thuyết H-O Vận dụng các lý thuyết này để giải thích cho thương mại quốc tế của Việt Nam.

Trả lời:

1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith

Adam Smith (1723 – 1790), người Anh

Mác suy tôn ông là cha đẻ của nền kinh tế cổ điển

Tác phẩm tiêu biểu của ông là: “Của cải của các dân tộc” năm 1776

 Khái niệm: Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi quốc tế khi mỗi quốcgia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phísản xuất thấp hơn hẳn so với quốc gia khác và thấp hơn mức trung bình chung quốc

tế thì tất cả các quốc gia sẽ đều cùng có lợi

 Tư tưởng chủ yếu

- Ông loại bỏ quan điểm cho rằng vàng bạc, đá quý là đại diện duy nhất cho sựgiàu có của các quốc gia

- Thương mại quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia , nếu bênnào bị thiệt hại họ sẽ từ chối ngay

- Cơ sở trao đổi thương mại quốc tế là dựa trên lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia

và quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối ở mặt hàng nào sẽ xuất khẩu mặt hàng đó vànhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tuyệt đối

 Giả định

- Thế giới chỉ có hai quốc gia, mỗi quốc gia chỉ sản xuất hai mặt hàng

- Giả sử rằng chi phí sản xuất đồng nhất với tiền lương công nhân

- Giá cả hoàn toàn do chi phí sản xuất quyết định

 Đánh giá

- Thành công:

+ Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối sẽ làm khối lượng sản phẩm toànthế giới tăng lên → các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả hơn

Trang 5

+ Thương mại quốc tế tạo điều kiện để tăng cường mở rộng quy mô của nhữngngành có lợi thế và thu hẹp những ngành bất lợi → những trao đổi quốc tế có sựthay đổi cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.

- Hạn chế:

+ Nếu một quốc gia bị bất lợi trong sản xuất cả hai mặt hàng thì họ có nên thamgia vào trao đổi thương mại quốc tế hay không? Thì lý thuyết của ông khônggiải thích được

+ Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất đồng thời lao động lại không đồngnhất giữa các ngành nên lý thuyết này cần tiếp tục hoàn thiện

2 Lý thuyết lợi thế tương đối của Ricacdo ( 1772 – 1823)

 Khái niệm: Lợi thế tương đối là lợi thế đạt được trong trao đổi quốc tế khi mỗiquốc gia tập trung chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi các sản phẩm có lợi thế làlớn nhất thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi

 Tư tưởng chủ đạo: Theo quan điểm của Ricacdo thì nếu 1 quốc gia bị bất lợi trongviệc sản xuất tất cả các mặt hàng thì quốc gia đó vẫn được tham gia vào thương mạiquốc tế nếu như họ lựa chọn mặt hàng có bất lợi nhỏ nhất xuất khẩu và nhập khẩunhững mặt hàng có bất lợi lớn nhất, quá trình đó các quốc gia sẽ đều thu được lợiích

 Giả định:

- Thế giới có 2 quốc gia mỗi quốc gia sản xuất 2 mặt hàng

- Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất chỉ được di chuyển trong nội bộ quốcgia mà không di chuyển quốc tế

- Công nghệ là hoàn toàn cố định (không đổi)

- Các chi phí vận tải, bảo hiểm, đều bằng 0

- Thương mại hoàn toàn tự do

 Đánh giá:

- Thành công:

+ Lý thuyết đã chứng minh được trường hợp tổng quát nếu 1 quốc gia bị bất lợitrong việc sản xuất cả 2 mặt hàng thì vẫn có thể tham gia vào trao đổi TMQT

Trang 6

khi họ lựa chọn mặt hàng có lợi thế s2 để XK và NK n~ mặt hàng k0 có lợi thế s2

và trong trao đổi thì tất cả các qgia đều cùng có lợi

+ TMQT có thể làm thay đổi cơ cấu các ngành, những ngành nào có lợi thế s2thì sẽ được tăng cường mở rộng quy mô và ngược lại

- Hạn chế:

+ Coi lđ là yếu tố s/x duy nhất và đồng nhất với nhau, trong khi đó ở giữa cácngành lại có NSLĐ, mức lương, tay nghề và cơ cấu lđ khác nhau

+ Công nghệ s/x luôn có sự thay đổi

+ Nếu tỷ lệ trao đổi nội địa giữa các qgia là như nhau thì có nên tham gia vàoTMQT hay k0, ông k0 giải thích được

3 Lý thuyết H-O

Sự khác nhau về tỷ lệ trao đổi hàng hoá trong nước chính là cơ sở để tăng thêmđược lợi ích thu được từ TM tuy nhiên có một câu hỏi đặt ra là vì sao có sự khácnhau về tỉ lệ trao đổi đó

- Giả định rằng h2 X chứa nhiều lđộng, h2 Y chứa đựng nhiều TB

- Tỷ lệ giữa đtư và sản lượng của 2 loại h2 trong 2 qgia là mộthằng số Cả 2 qgia đều chuyên môn hoá sx ở mức độ không hoàn toàn

- Yếu tố cạnh tranh là hoàn hảo trong thị trường h2 và thị trườngcác yếu tố đầu vào của cả 2 qgia

- Các ytố đầu vào được tự do di chuyển trong từng qgia nhưng lại

Trang 7

- Hàng hoá Y là h2 chứa đựng nhiều TB nếu như tỷ số giữa TB và lđộng ở hh Yđều lớn hơn hh X ở cả 2 qgia.

- Nếu như qgia 2 là qgia có sẵn TB so với qgia thứ 1 Nếu tỷ giá giữa tiền thuêTB/tiền lương ở qgia này thấp hơn so với qgia thứ 1

- Sản xuất mặt hàng vải cần nhiều lao động hơn, còn sx mặt hàng thép cần nhiều

TB hơn

Sơ đồ: Quá trình hình thành giá cả sản phẩm

(Khung cân bằng tổng quát của lý thuyết H-O)

Trong sơ đồ trên H – O đã tách riêng sự khác biệt về khả năng vật chất, hay khảnăng cung cấp các ytố vật chất (Tách sở thích và công nghệ) để giải thích sự khác biệt

về giá tương đối của hàng hoá và thương mại giữa các nước

Đbiệt theo lý thuyết này Ohlin giải thích về sở thích và phân phối thu nhập giốngnhau về hàng hoá cuối cùng tuy các ytố sx là khác nhau

Vì vậy các ytố cung và ytố sx ở các nước khác nhau → giá cả tương đối ở cácqgia là khác nhau Vì vậy hoạt động TM diễn ra giữa các qgia

→ Tóm lại: Nguyên nhân của TM là do sự khác nhau về giá cả tương đối do sự

dư dật về cung các ytố sx khác nhau

 Những kiểm nghiệm thực tế và khả năng vận dụng lý thuyết này trong thực tế

- Kiểm nghiệm thực tế qua Hoa Kỳ là 1 trong những nước giàu có về vốn:

+ Hoa Kỳ nên XK những mặt hàng hàm lượng TB lớn

+ Hoa Kỳ nên NK những mặt hàng hàm lượng lđộng lớn

Giá cả s/p

Cung yếu tố s/x

Kỹ thuật công ngiệp

Phân phối thu nhập

Trang 8

- Khả năng vận dụng:

+ Nhằm điều chỉnh chính sách TM của các qgia (cụ thể là sdụng thuế để điềuchỉnh dòng vận động X-NK)

+ Điều chỉnh chính sách nguồn nhân lực cho các qgia

4 Đánh giá chung về các lý thuyết:

5 Vận dụng lý thuyết này để giải thích cho TMQT ở Việt Nam

 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối: Việt Nam đã xác định được lợi thế của mình làtrong sản xuất nông nghiệp và sản xuất những mặt hàng sử dụng nhiều lao động.Trong thời gian này Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu những mặt hàng nôngsản, những mặt hàng thô chưa qua sơ chế và sau này là những mặt hàng như dệtmay, giầy dép,… những mặt hàng sử dụng nhiều lao động

 Lý thuyết lợi thế so sánh: Xác định rằng xuất khẩu những mặt hàng lợi thếcủa mình và những mặt hàng việt nam ít bất lợi nhất theo quan điểm của lợi thế sosánh, tham gia thương mại quốc tế việt nam chú trọng xuất khẩu những mặt hàngthế mạnh là nông sản và hàng tiêu dùng nhưng bên cạnh đó còn chủ trọng nhữngmặt hàng khác như

 Lý thuyết H-O: Trước đây, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thô cóhàm lượng lao động cao như: than, cà phê, dầu thô, may mặc,… đây là những mặthàng mà việt nam có lợi thế do có nguồn nguyên vật liệu phong phú, đa dạng

Trang 9

nguồn nhân công dồi dào, gia nhân công rẻ… Nhưng hiện nay việt nam đang tíchcực và chủ trương thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ bênngoài để thay thế mặt hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng những mặt hàng

có hàm lượng chất xám cao để tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời giảm các mặthàng là nguyên liệu thô chưa qua sơ chế để sử dụng một cách có hiệu quả hơn cácnguồn lực để phát triển kinh tế một cách bền vững

VD: Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng việt nam như sau: Đvị: triệu USD

Trang 10

KTQT – CÂU 5

Câu hỏi: Hai xu hướng cơ bản trong chính sách TMQT : tự do hóa mậu dịch và bảo hộ mậu dịch Liên hệ CS TMQT Việt Nam.

Trả lời:

CS TMQT là một bộ phận trong CS KTĐN của một quốc gia

CS TMQT là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biệnpháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động TMQT của một quốcgia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định hướng, chiến lược, mục đích đã địnhtrong chiến lược phát triển KT – XH của quốc gia đó

Mỗi một quốc gia có CS TMQT khác nhau, tuy nhiên chúng đều vận động theo nhữngquy luật chung và chịu sự chi phối của hai xu hướng cơ bản sau:

Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch

Xu hướng tự do hóa TM

Cơ sở: do quá trình quốc tế hóa đời sống KTế thế giới, lực lượng SX phát triển vượt ra

ngoài phạm vi biên giới 1 quốc gia, phân công lao động QT phát triển cả bề rộng lẫn

bề sâu, vai trò các công ty đa quốc gia được tăng cường, các quốc gia xây dựng “kinh

tế mở” để khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền KT mỗi nước Trong khi đó tự dohóa TM phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và mang lại lợi ích cho mỗi quốcgia, cho dù trình độ phát triển có khác nhau

Nội dung: nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để giảm thiểu những trở ngại

trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế trong quan hệ mậu dịch QT, nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động TMQT cả bề rộng lẫn bề sâu Xuhướng ngày nay là giảm thuế và giảm bớt hạn ngạch thay bằng hạn ngạch thuế quan

Kết quả: ngày càng mở cửa dễ dàng hơn thị trường nội địa cho hàng hóa, công nghệ

nứoc ngoài cũng như các hoạt động dịch vụ quốc tế được xâm nhập vào thị trường nộiđịa, đồng thời cũng đạt được một sự thuận lợi hơn từ phía các bạn hàng cho việc xuấtkhẩu hàng hóa và dịch vụ từ trong nước ra nước ngòai => tăng cường xuất khẩu & nớilỏng nhập khẩu

Trang 11

Các biện pháp: điều chỉnh nới lỏng dần theo những thỏa thuận song phương & đa

phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trongquan hệ TMQT; Hình thành các liên kết KTQT với các tổ chức KTQT nhằm mục đích

tự do hóa TM trước hết trong khuôn khổ đó

Xu hướng bảo hộ mậu dịch

Cơ sở: do sự phát triển không đều và sự khác biệt trong điều kiện tái sản xuất giữa các

quốc gia, do sự chênh lệch về khả năng cạnh tranh giữa các công ty trong nước vớinước ngoài, do một số nguyên nhân lịch sử, hay các lý do về chính trị, XH đưa đến yêucầu phải bảo hộ mậu dịch

Nội dung: sử dụng các công cụ như: thuế quan, các biện pháp kỹ thuật như hạn ngạch,

tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật,… Xu thế ngày nay là tăng các biệnpháp tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng,…

Các biện pháp: tăng thuế, đề ra các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn kỹ thuật khắt khe

hơn…

Mục đích chủ yếu: bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh

mẽ của các luồng hàng hóa bên ngòai

Hai xu hứong trên có tác động mạnh mẽ đến CS TMQT của mỗi quốc gia qua từngthời kỳ Tuy chúng đối nghịch nhau, gây nên những tác động ngược chiều nhau đếnhoạt động TMQT nhưng lại thống nhất, không bài trừ nhau

Hai xu hướng này được sử dụng kết hợp với nhau, VN cũng áp dụng cùng lúc 2 xuhướng này trong chính sách KTĐN của mình

Với chủ trương hội nhập KT khu vực và thế giới, VN đang tiến tới tự do hóa TM,chúgn ta đã gia nhập nhiều tổ chức kinh tế lớn như “Khu vực mậu dịch tự do ASEAN”,

“Tổ chức thương mại quốc tế - WTO”… gia nhập vào các tổ chức này VN đã cam kếtthực hiện cắt giảm thuế quan Ví dụ thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệulực chung (CEPT) của các nước ASEAN tiến tới cắt bỏ thuế quan hòan tòan trong khuvực ASEAN, áp dụng mức thuế quan MFN cho hàng hóa các nước được hưởng chế độtối huệ quốc, giảm thuế nhiều mặt hàng xuống khi tham gia vào WTO

Trang 12

Ngoài ra chúng ta còn dỡ bỏ hạn ngạch đối với một số các mặt hàng như: “không ápdụng hạn ngạch thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện đượchưởng thuế suất CEPT” theo quy định tại Thông tư số 45/2005/TT-BTC ngày 6/6/2005của Bộ Tài chính, dỡ bỏ hạn ngạch dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, …

Chuyển việc cấm xuất khẩu một số mặt hàng hiện nay sang áp dụng điều chỉnh bằngthuế xuất khẩu, tiếp tục giảm và thu hẹp dần mặt hàng chịu thuế xuất khẩu Mở rộngdiện các nhóm hàng hoá dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất thuế GTGT 0%nhằm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng độ mở của nền kinh tế, tạo điều kiện đểnước ta có thể mở rộng và phát triển thị trường ở nước ngoài

Đối với thuế nhập khẩu nên có sự nghiên cứu để giảm thuế suất tối đa, chuyển tối đacác quy định phi thuế quan sang thuế quan

Tuy nhiên để bảo hộ cho nền kinh tế non trẻ trước sức ép quá mạnh của các nền kinh tếkhác nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ cho nền kinh tế:

Sử dụng những biện pháp phi thuế , thuế, hệ thống giấy phép nội địa, các biện pháp kỹthuật để hạn chế hàng hóa nhập khẩu

Nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hay miễn thuế xuất khẩu, thuếdoanh thu, thuế lợi tức, trợ cấp xuất khẩu,… để có thể thâm nhập thị trường nướcngòai dễ dàng

Trang 13

Câu 6 Các công cụ của Chính sách thương mại quốc tế và tác động của chúng:

thuế quan, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế xuất khẩu tự

nguyện, trợ cấp xuất khẩu và các công cụ khác Liên hệ Việt Nam.

Trả lời:

Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống các chính sách, công cụ và biện pháp thíchhợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc giatrong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của quốc gia đó

Để thực hiện các mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, người ta

sử dụng các công cụ chủ yếu sau: Công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan

1 Công cụ thuế quan

Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất hay nhập khẩu của mỗiquốc gia

Thuế quan bao gồm: Thuế quan xuất khẩu và thuế quan nhập khẩu

1.1 Thuế quan xuất khẩu

Thuế quan xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu

Thuế xuất khẩu hiện nay ít được các quốc gia áp dụng vì hiện nay cạnh tranh trên thịtrường quốc tế đang diễn ra quyết liệt, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh mởrộng nên Nhà nước chỉ đánh thuế đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, mặt hàng ảnhhưởng đến an ninh quốc gia

Tác động của thuế quan xuất khẩu:

Tác động tích cực:

- Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

- Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tài nguyênthiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, những mặt hàng ảnh hưởngtới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia

Tác động tiêu cực:

- Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm cho giá cảcủa hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước làm giảm sản lượng hàng hoá xuấtkhẩu, đặc biệt là đối với nước nhỏ

Trang 14

- Thuế xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến các nhà sản xuất thu hẹpquy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thật nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xãhội.

- Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh dựatrên cơ sở cạnh tranh về giá cả

1.2 Thuế quan nhập khẩu

Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu

Tác động của thuế quan nhập khẩu:

Tác động tích cực:

- Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sản xuất,tiêu thụ sản phẩm do hàng nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làm cho nâng caođời sống xã hội

- Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, có khả năngcạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế phát triển

- Thuế quan nhập khẩu có thể điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thịtrường trong nước

- Thuế nhập khẩu có tác động tác chính sách phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dâncư: từ người tiều dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước và Chính phủ, ChínhPhủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi xã hội, tạo điều kiện cho người nghèo cócuộc sống tốt hơn

Tác động tiêu cực

- Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức giá nhập khẩu

và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này Điều đó đưa đếntình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu và làm hạn chế mứcnhập khẩu thiệt hại lợi ích người tiêu dùng

- Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quảtrong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia

Trang 15

- Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo ra nềnsản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến xấu đến đời sống xã hội.

Bên cạnh thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu còn có một số loại thuế quan đặc thù:

- Hạn ngạch thuế quan: là một biện pháp quản lý xuất nhập khẩu với 2 mức thuế xuấtnhập khẩu; hàng hoá trong hạn ngạch mức thuế quan thấp, hàng hoá ngoài hạn ngạch chịumức thuế quan cao hơn

- Thuế đối kháng: là loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuấtxuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp

- Thuế chống bán phá giá: : Là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn,đối phó với hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranhkhông lành mạnh

Ngoài ra còn một số loại thuế khác như: Thuế tối huệ quốc, thuế phi tối huệ quốc, thuếthời vụ

2 Các công cụ phi thuế quan

2.1 Hạn ngạch

Hạn ngạch là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hoá xuất hoặc nhập khẩuthông qua hình thức cấp giấy phép

Phân loại: gồm hạn ngạch xuất khẩu và hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch xuất khẩu quy định một lượng hàng hoá lớn nhất được phép xuất khẩu trongmột thời hạn nhất định

Hạn ngạch nhập khẩu quy định lượng hàng hoá lớn nhất được nhập khẩu vào một thịtrường nào đó trong 1 năm

Hạn ngạch xuất khẩu thường ít được sử dụng, hạn ngạch nhập khẩu phổ biến hơn vàthường chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu gây thiệt hại trong nước

Tác động chung của hạn ngạch

- Chính phủ có thể kiểm soát chặt chẽ lượng hàng xuất nhập khẩu

- Chính phủ không có được nguồn thu như thuế nếu chính phủ không tổ chức bán đấugiá hạn ngạch

- Hạn ngạch có thể dẫn đến độc quyền trong kinhdoanh dẫn đến các tiêu cực trong tìmkiếm cơ hội để có được hạn ngạch

Trang 16

- Gây tốn kém trong quản lý hành chính, bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Tác động của hạn ngạch xuất khẩu:

Đối với nước xuất khẩu:

- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm lượng hàng xuất khẩu, làm giảm quy mô sản xuất dẫnđến tình trạng thất nghiệp gia tăng, thu nhập người lao động giảm, ảnh hưởng đến đời sốngkinh tế xã hội

- Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm thu ngân sách của nhà nước

- Hạn ngạch xuất khẩu nhằm đảm bảo lượng cung hàng hoá cho thị trường trong nước

- Tác động tới người tiêu dùng: Hạn ngạch xuất khẩu làm hạn chế sản lượng xuất khẩu,cung hàng hoá tại thị trường trong nước sẽ tăng lên làm giá cả hàng hoá thị trường trong nướcgiảm, tăng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng

Đối với nước nhập khẩu:

- Hạn ngạch xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu làm hạn chế hàng hoá từ nước ngoài thâmnhập vào nước nhập khẩu, tạo điều kiện cho nhà sản xuất nước nhập khẩu mở rộng quy mô,tạo việc làm, gia tăng thu nhập cho người lao động

- Đối với người tiêu dùng: Nó sẽ làm giảm lượng hàng nhập khẩu vào quốc gia nhậpkhẩu sẽ làm hạn chế mức tiêu dùng đối với hàng nhập khẩu

Tác động của hạn ngạch nhập khẩu

Đối với nước nhập khẩu:

- Hạn ngạch nhập khẩu làm cho giá hàng nhập nội địa tăng lên và tạo điều kiện cho cácnhà sản xuất trong nước mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho người lao động

- Hạn ngạch nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp còn non trẻ, chưa đủ khảnăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế phát triển

- Hạn ngạch nhập khẩu làm giảm lượng hàng nhập khẩu, dẫn tới lượng tiêu dùng trongnước giảm làm giảm lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích ròng của xã hội do cơ hôi lựa chọn

ít hơn và mua với giá đắt hơn

Đối với nước xuất khẩu

- Sản lượng sản xuất hàng hoá ở nước xuất khẩu cũng bị giảm do đó quy mô sản xuấttrong nước giảm làm gia tăng thất nghiệp, giảm thu nhập của người lao động

Trang 17

- Lượng cung hàng hoá bị áp dụng hạn ngạch sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho người tiêudùng có nhiều cơ hội lựa chọn, và giá hàng hoá có thể giảm xuống gia tăng lợi ích của ngườitiêu dùng.

2.2 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòngdịch, tiêu chuẩn đo lường, quy định về an toàn lao động, bao bì đóng gói cũng như các tiêuchuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái, quy định một tỷ lệ nguyên vật liệu nhất định trong nước

để sản xuất một loại hàng hoá nào đó

Những quy định này xuất phát từ các đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội nhằm bảo vệ lợiích của người tiêu dùng và phản ánh trình độ phát triển đạt được của văn minh nhân loại

Về mặt kinh tế những quy định này có tác dụng có tác dụng bảo hộ đối với thị trườngtrong nước, hạn chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hoá trên thị trường quốc tếTiêu chuẩn kỹ thuật có thể là cản trở xuất nhập khẩu vì mỗi quốc gia có thể có nhữngtiêu chuẩn kỹ thuật riêng, nhiều quốc gia đã áp dụng để hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là cácnước phát triển

2.3 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Là hình thức quốc gia nhập khẩu đòi quốc gia xuất

khẩu hạn chế xuất khẩu một cách tự nguyên nếu không sẽ bị trả đũa

Thực chất đây là cuộc thương lượng mậu dịch giữa các bên để hạn chế bớt sự xâm nhậpcủa hàng ngoại tạo công ăn việc làm trong nước

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện mang tính miễn cưỡng được áp dụng cho các quốc gia cókhối lượng xuất khẩu quá lớn ở một mặt hàng nào đó

2.4 Trợ cấp xuất khẩu

Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đốivới xuất khẩu trong nước hoặc cho vay ưu đãi với bạn hàng nước ngoài để mua sản phẩm củamình

Trợ cấp xuất khẩu làm tăng sản lượng xuất khẩu, giảm cung thị trường nội địa dẫn đếnlợi ích người tiêu dùng bị giảm

Trợ cấp xuất khẩu dẫn đến chi phí ròng xã hội tăng lên do sản xuất thêm sản phẩm xuấtkhẩu kém hiệu quả

Trang 18

Ngoài các biện pháp trên chính phủ còn sử dụng biện pháp cấm xuất khẩu- nhập khẩu;cấp giấy phép xuất nhập khẩu và một số biện pháp khác để thực hiện mục tiêu của mình.VD: Việt Nam áp dụng hạn ngạch để thực hiện mục tiêu trong chính sách thương mạiquốc tế:

Năm 1999, Việt Nam áp dụng hạn ngạch đối với 17 mặt hàng

Năm 2000 9 mặt hàng

Năm 2002 7 mặt hàng

Đến nay 2 mặt hàng: dầu mỏ và đường

Trang 19

Vi giá trị gia tăng trong ngành i trong chế độ buôn bán tự do

V’

i giá trị gia tăng trong ngành i khi áp dụng thuế nhập khẩu

t - tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm cuối cùng

ti - tỷ lệ thuế quan danh nghĩa đối với sản phẩm trung gian trường hợpthứ i

ai - tỷ lệ giữa giá trị sản phẩm trung gian với giá trị sản phẩm cuối cùngkhi

không có thuế quan

Trang 20

- tỷ lệ này sẽ nâng cao thêm giá trị của một đơn vị sản phẩm cuối cùng.

Trang 21

Câu 8 Đánh giá ưu nhược điểm của thương mại quốc tế Việt Nam thời gian qua Các biện pháp để nhập khẩu có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh cuả hàng hoá Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tốc độ tăng trưởng ngoại thương nhanh qua các năm và tăng cao hơn tốc độtăng trưởng cuả sản xuất Tốc độ tăng xuất khẩu hàng năm trên 20%/năm

- Cơ cấu mặt hàng phong phú đa dạng và được chuyển đổi cơ cấu theo hướng tíchcực Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản,điện tử, máy tính, gạo, sản phẩm gỗ,… Cơ cấu xuất khẩu được cải thiện theohướng giảm dần xuất khẩu hàng thô, tăng hàng chế biến và tăng giá trị gia tăngtrong hàng hóa xuất khẩu

- Thị trường xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng và chuyển đổi hướng:trước đây, chủ yếu Việt Nam có quan hệ buôn bán với Liên Xô và Đông Âu,chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu, thì nay Việt Nam đã có quan hệbuôn bán với khoảng 200 quốc gia trên thể giới Việt Nam đang dần định hướngđược thị trường truyền thống (Nga…), thị trường trọng điểm (Hoa Kỳ, EU,Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc…), thị trường mới (các nước châuPhi, châu Mỹ La Tinh…)

- Hệ thống các công cụ chính sách, biện pháp thương mại quốc tế đã và đang pháthuy tác dụng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương

- Nhập khẩu tăng nhờ xuất khẩu tăng

- Nhập siêu qua các năm gần đây có chiều hướng giảm

Trang 22

- Xuất khẩu vượt kế hoạch: năm 2005, kế hoạch xuất khẩu 30,8 tỷ USD, xuấtkhẩu thực tế đạt 32,2 tỷ USD; năm 2006, kim ngạch xuất khẩu đạt 39,6 tỷ USD,vượt 4,95 so với kế hoạch.

- Thị trường bấp bênh, chưa ổn định, xuất khẩu nhiều qua trung gian, thiếu nhữnghợp đồng lớn và dài hạn

- Nhập khẩu lãng phí, sử dụng còn kém hiệu quả, nhiều mặt hàng không phù hợpvới điều kiện sử dụng ở Việt Nam

- Công tác quản lý xuất nhập khẩu còn thiếu đồng bộ và nhất quán Vấn đề buônlậu, gian lận thương mại trở nên nghiêm trọng Vấn đề vi phạm bản quyền đangtrở thành quốc nạn gây giảm uy tín đối với các doanh nghiệp và hàng hoá ViệtNam trên thương trường

- …

2 Biện pháp để nhập khẩu có hiệu quả:

- Các biện pháp vĩ mô:

+ Cải cách pháp luật, các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp

+ Tăng cường quản lý nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và tổ chức có liênquan, điều chỉnh các công cụ và biện pháp ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế

và các quy tắc của WTO,… để quản lý tốt hoạt động nhập khẩu, các mặt hàng nhậpkhẩu để hạn chế tối đa tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, các biện pháp tiêuchuẩn kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước,…

Trang 23

+ Liên kết các doanh nghiệp, các ngành kinh tế liên quan đến nhau để nhập khẩu theomột hệ thống và có chiến lược nhập khẩu phù hợp, để tăng quy mô khắc phục nhữngkhó khăn về vốn, giá cả,…

+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp đầy đủ các thông tin chocác doanh nghiệp về các nguồn hàng, các đối tác,…

+ Hỗ trợ vấn đề vốn cho các doanh nghiệp thông qua các tổ chức tín dụng cho vay ưuđãi,…

+ Tăng cường các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên doanh, liên kếtvới các doanh nghiệp nước ngoài để mở rộng quy mô và tiếp thu được trình độ quản lýtiên tiến, công nghệ hiện đại…

+ Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị hiện đại,không nhập khẩu các máy móc, công nghệ lạc hậu, tránh đưa nước ta trở thành bãi ráccông nghiệp…

- Các biện pháp vi mô:

+ Chủ động tăng cường liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác

+ Có chiến lược nhập khẩu phù hợp và dài hạn

+ Hết sức chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu đối tác và hàng hoá nhập khẩu

+ Cần phải làm việc nghiêm túc, hiệu quả tạo dựng và giữ uy tín với đối tác

+ Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

3 Biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam:

Biện pháp vĩ mô:

+ Tăng cường mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ thương mạivới các nước trên thế giới Nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết với các quốc gia vàWTO

+ Đổi mới thể chế và chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng minhbạch hoá nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng kinh doanh cóhiệu quả Mặc dù luật thương mại đã thực thi nhưng Việt Nam cần phải hoàn thiện hơnnữa các văn bản dưới luật cho việc thực thi luật được thuận lợi hơn, đặc biệt là các quyđịnh về hải quan

Trang 24

+ Phải có chiến lược quy hoạch và xây dựng các dự án sản xuất hàng hoá xuất khẩutrên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của từng vùng Tiếp tục chuyển dịch cơcấu xuất khẩu từ sản phẩm thô, sơ chế sang các sản phẩm xuất khẩu chế biến sâu và cógiá trị cao thông qua phát triển công nghệ chế biến, gắn vùng nguyên liệu với côngnghệ chế biến, kiểm soát hoạt động nhập khẩu.

+ Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, chính phủ cần hỗ trợ các doanhnghiệp trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường xuất khẩu Bên cạnh việc mở rộngthị trường mới cần không ngừng củng cố thị trường truyền thống vì đó là những thịtrường có sức mua khá lớn và điều kiện cạnh tranh có phần thuận lợi hơn đối với cácdoanh nghiệp Việt Nam

+ Ưu tiên nhập khẩu các hàng hoá, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất hàng xuấtkhẩu

+ Đổi mới hoạt động của các tổng công ty, khuyến khích việc thành lập các hiệp hộingành hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng các hợp đồng lớn và dài hạn Mặt khác tránh hiệntượng chen chân trên sân nhà và làm giảm uy tín hàng hoá Việt Nam

+ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ đàm phánthương mại

Biện pháp vi mô:

+ Lựa chọn mặt hàng kinh doanh có nhiều triển vọng, có thế mạnh của Việt Nam nhưgạo, cà phê, cao su, thuỷ sản, hạt điều, dệt may, dây cáp điện, linh kiện điện tử vàmạch in, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ,

+ Đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu để nâng cao chất lượng, tăng sứccạnh tranh, cải tiến mẫu mã, giảm giá thành và giá xuất khẩu cho hàng hoá Việt Nam.Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nên tập trung vào công nghệ bảo quản và côngnghệ chế biến

+ Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt cơ hội kinhdoanh, xuất khẩu những thứ thị trường cần (Nghiên cứu chính sách thương mại, mởvăn phòng đại diện, cơ quan xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu lớn,đào tạo đội ngũ nhân viên marketing giỏi)

Trang 25

+ Tăng cường công tác quảng bá và khuyếch trương các hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong các doanh nghiệp

+ Thúc đẩy liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để tăng cường tiềm lực xuấtkhẩu

+ Đầu tư thoả đáng và mẫu, mốt, giống cây con

+ Phấn đấu giảm chi phí, giám giá, tăng sức cạnh tranh

+ Tiếp cận tốt với các kênh phân phối phù hợp ở các thị trường khácnhau: EU là hìnhthức tập đoàn, Hoa Kỳ là hình thức hiệp hội

Trang 26

Câu 9- KTQT: Phân biệt FDI và FPI Ý nghĩa của sự phân biệt này đối với việc hoạch định chính sách ĐTqt của Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài

1 Kn - Là loại hình di chuyển vốn

quốc tế trong đó người sở hữuvốn đồng thời là người trực tiếpquản lý, điều hành cách sử dụngvốn đầu tư

- Là loại hình di chuyển vốn giữacác quốc gia, trong đó người sởhữu vốn không trực tiếp quản lý,điều hành hoạt động sử dụng vốnđầu tư

sở tại

- Chủ yếu do các tổ chức quốc tếnhư: WB, IMF, ADB, các Chínhphủ và các NGOs

- Vốn của các cá nhân rất nhỏthường dưới dạng cổ phiếu, tráiphiếu

3.Đặc điểm - Các chủ đầu tư nước ngoài có

quyền trực tiếp quản lý và điềuhành các hoạt động sử dụng vốnđầu tư Quyền quản lý doanhnghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ vốngóp của chủ đầu tư trong vốnpháp định của dự án

- Các chủ đầu tư nước ngoài phảiđóng góp một số vốn tối thiểuvào vốn pháp định theo Luật FDIcủa nước sở tại

- Lợi nhuận của các chủ đầu tưnước ngoài thu được phụ thuộc

- Các chủ đầu tư không trực tiếpquản lý và điều hành các hoạtđộng sử dụng vốn đầu tư

- Nếu là vốn của các tổ chứcquốc tế, Chính phủ thì thường đikèm với các điều kiện ưu đãi vàgắn chặt với thái độ của chínhphủ Nếu là vốn của tư nhân thìthường bị hạn chế tỷ lệ góp vốntheo luật đầu tư của nước sở tại( thông thường từ 10-25% vốnpháp định)

- Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời

Trang 27

vào kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh và tỷ lệ góp vốntrong vốn pháp định.

- FDI thường được thực hiệnthông qua việc xây dựng doanhnghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặctừng phần doanh nghiệp đanghoạt động hoặc sáp nhập doanhnghiệp ở nước sở tại

qua lãi suất cho vay hay lợi tức

- Công ty cổ phần có vốn FDI

- Hợp đồng xây dựng-kinhdoanh- chuyển giao

- - viện trợ nước ngoài bao gồmhoàn lại và không hoàn lại

- đầu tư chứng khoán: cổ phiếu,trái phiếu

- Vay ưu đãi, vay thông thường

5 Tínhchất - phụ thuộc ít vào quan hệ chính

trị vì nó diễn ra theo cơ chế thịtrường với mục đích lợi nhuậnthuần tuý là chính

- phụ thuộc nhiều vào quan hệchính trị giữa các bên

6 ưu điểm - Tạo điều kiện khai thác được

nhiều vốn đầu từ bên ngoài dokhông quy định mức vốn góp tối

đa mà chỉ quy định mức vốn góptối thiểu cho các chủ đầu tư nướcngoài

- Tạo điều kiện tiếp thu KH- CN

và kinh nghiệm quản lý tiên tiếncủa nước ngoài

- Tạo điều kiện thuận lợi để khaithác tốt nhất các lợi thế của đất

- Nước tiếp nhận vốn đầu tư chủđộng trong bố trí cơ cấu đầu tư

và chủ động trong sử dụng vốn

- Chủ đầu tư được phân tán rủi rotrong kinh doanh qua hình thứcđầu tư chứng khoán

- Phần lớn nguồn vốn là cáckhoản viện trợ nên thường đượcnước tiếp nhận vốn sử dụng vàoxây dựng cơ sở hạ tầng

- Tạo điều kiện mở đường cho

Trang 28

nước về TNTN và vị trí đất nước.

- Tạo thêm nhiều việc làm

- Khuyến khích năng lực kinhdoanh trong nước, tiếp cận vớithị trường nước ngoài

- góp phần tăng thu nhập quốcdân

- Nếu không có một quy hoạch

ĐT cụ thể và khoa học dẫn đến

ĐT tràn lan, kém hiệu quả, tàinguyên bị khai phá bừa bãi và sẽgây ô nhiễm môi trường

- Các lĩnh vực và địa bàn đầu tưphụ thuộc vào sự lựa chọn củacác nhà đầu tư nước ngoài, nhiềukhi không theo ý muốn của nướctiếp nhận

- Giảm số lượng DN đầu tư trongnước do bị cạnh tranh của các

DN có vốn DTNN

- Hạn chế khả năng thu hút vốnđầu tư nước ngoài vì tỷ lệ gópvốn bị hạn chế

- Hiệu quả sử dụng vốn thườngkhông cao do các nước tiếp nhậnquản lý kém hiệu quả

- Nước tiếp nhận vốn dễ dẫn đếntình trạng nợ nước ngoài

- Hạn chế khả năng tiếp thu

KH-CN và kinh nghiệm tiên tiến củanước ngoài

- Các quốc gia tiếp nhận vốn dễ

bị các chủ nợ trói buộc vào ảnhhưởng chính trị của họ

 Ý nghĩa:

- biết được những ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức đầu tư

- thấy được mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại giữa 2 hình thức, trong chừng mựcnào đó FPI sẽ tạo ra môi trưòng thuận lợi hơn để thu hút FDI

- qua việc phân biệt 2 hình thức này để có chính sách quản lý, giám sát và có nhữngbiện pháp để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả

Trang 29

=> Để tận dụng được các lợi thế từ ĐTQT, đòi hỏi chính phủ phải có chính sách đúngđắn và phù hợp với điều kiện của nước mình để khai thác tối đa ngoại lực và nhân lênsức mạnh nội lực nhằm thu thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Trang 30

Câu 10: Đánh giá ưu nhược điểm của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua và những giải pháp thúc đẩy việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

1 Khái niệm: Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là sự vận động của dòng vốn từ nước

ngoài vào Việt Nam nhằm tìm kiếm lợi nhuận

2 Đánh giá

2.1 Ưu điểm:

- Khối lượng FDI vào Việt Nam khá lớn qua các năm:

+ Tính đến 12/2002, tổng số FDI vào Việt nam khoảng 3,9 tỷ USD, trong đó vốn thựchiện khoảng 24 tỷ USD, (chiếm 53% tổng số vốn đăng ký) =>Việt Nam đã trở thànhmột thị trường đầu tư đáng kể ở Châu á và thế giới

- Về đối tác đầu tư: Ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư tại Việt Nam(hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ) Những quốc gia dẫn đầu trong đầu tư vào ViệtNam là: các quốc gia trong khu vực Châu Á-TBD (singapore, nhật, đài loan… Điềunày chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam có sức hấp dẫn và đáp ứng được nhữngyêu cầu cơ bản của hoạt động đầu tư quốc tế

- Về cơ cấu đầu tư theo ngành và theo vùng: ngày càng cân đối hơn Trước 1993, FDIchủ yếu tập trung ở phía nam (chiếm tới 80% tổng số vốn), cho đến nay, khu vực nàychiếm khoảng hơn 60% tổng vốn đăng ký

- Về lợi ích kinh tế xã hội: Các dự án FDI đi vào hoạt động đã thu hút đước hàng chụcvạn lao động Tạo ra một khối lượng hàng hoá xuất khẩu trị giá hàng chục tỷ đồngtrong mỗi năm góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Ngoài ra còn giúp Việt Namtiếp nhận công nghệ cao, phát triển nguồn nhân lực…

Trang 31

- Tỷ lệ vốn góp trong nhiều dự án của nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất thấp(chỉ chiếmkhoảng 20 – 30% vốn pháp định), chủ yếu là quyền sử dụng đất=>sự thiệt thòi trongphân chia lợi nhuận.

- Sự mất cân đối đáng kể về thu hút vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ

3 Giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư vào việt nam và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư

3.1.Từ phía nhà nước

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi: bảo đảm sự ổn định về chính trị - xã hội và kinh tế,tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư theo hướng đồng bộ và hấp dẫn…

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư…

- Nhà nước cần mở rộng và củng cố quan hệ ngoại giao với nước ngoài

………

3.2 Từ phía các doanh nghiệp

- Chủ động trong việc xúc tiến thu hút FDI

- Đổi mới máy móc, công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh

- Chủ động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Ngày đăng: 29/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w