APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, với 65,6% tổng số vốn đầu tư. Trong 14 nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất (trên 1 tỷ USD) vào Việt Nam thì APEC đã có 10, trong đó 5 nước và vùng lãnh thổ đứng đầu.
Chỉ 10 nước và vùng lãnh thổ trên đã có 39,5 tỷ USD, chiếm 95,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của APEC và chiếm 62,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của tất cả các nước vào Việt Nam.
APEC cũng là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn lớn nhất trong tất cả các nước và các tổ chức trên thế giới. Hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn này.
Xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực trên thế giới. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì xuất khẩu vào các thành viên APEC đã chiếm trên 58%, năm 2003, chiếm tới 72,8%.
Trong các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu vào APEC thì hàng thô hay mới sơ chế chiếm khoảng 52,7% (trong đó dầu thô chiếm 26,8%, lương thực, thực phẩm và động vật sống chiếm 21,5%); hàng đã chế biến hay tinh chế chiếm khoảng 46,5%.
Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ APEC chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực: năm 1995 là 6.493,6 triệu USD, chiếm 79,6%; năm 2000 là 12.998 triệu USD, chiếm 83,1%; năm 2001 là 13.185,9 triệu USD, chiếm 81,3%; năm 2002 là 15.792,7 triệu USD, chiếm 80%; năm 2003 là 20.057,1 triệu USD, chiếm 79,4%; năm 2004 ước 25,3 tỷ USD, chiếm 79,2%.
Trong những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ APEC thì hàng thô hay mới sơ chế chiếm khoảng 20,9%, hàng đã qua chế biến hay tinh chế chiếm 78,9%, trong đó máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 31%, hàng chế biến chủ yếu chiếm 27,1%, hoá chất và sản phẩm liên quan chiếm 13,7%, hàng chế biến khác chiếm 7%...
Chín nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu trên 1 tỷ USD đều là thành viên APEC, đó là: Trung Quốc: 4.456,5 triệu USD; Đài Loan 3.698,0 triệu USD; Singapore: 3.618,5 triệu USD; Nhật Bản: 3.552,6 triệu USD; Hàn Quốc: 3.328,4 triệu USD; Thái Lan: 1.858,1 triệu USD; Malaysia: 1.214,7 triệu USD; Mỹ 1.127,4: triệu USD; Hồng Kông: 1.074,7 triệu USD. Chỉ 9 thị trường này đã xuất khẩu sang Việt Nam 23.928,9 triệu USD, chiếm 90,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Trong 2.927,9 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2004 thì APEC đã có trên 2,2 triệu lượt khách, chiếm 75,7%. Trong 14 nước và vùng lãnh thổ có số khách đông (trên 50 nghìn lượt người) của thế giới thì APEC đã có 10, đó là: Trung Quốc: 778,4 nghìn; Mỹ: 272,5 nghìn; Nhật Bản: 267,2 nghìn; Đài Loan: 256,9 nghìn; Hàn Quốc: 233,0 nghìn; Australia: 128,7 nghìn; Malaysia: 55,7 nghìn; Canada: 53,8 nghìn; Thái Lan: 53,7 nghìn; Singapore: 50,9 nghìn.
Năm 2006 Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC (APEC FMM) lần thứ 13 với vai trò Chủ tịch
Nội dung hợp tác tài chính APEC tập trung vào việc tăng cường trao đổi chính sách tài chính, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác hỗ trợ nâng cao năng lực... Bên cạnh đó, APEC FMM còn có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB và các tổ chức của khu vực kinh tế tư nhân như Hội đồng tư vấn doanh nghiệp – ABAC, Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương – PECC.
3. WB
a.Sơ lược về WB
Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, Hội Phát triển Quốc tế, Công ty Tài chính Quốc tế, Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư, và Cơ quan Đảm bảo Đa phương.
-Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD): được chính thức thành lập ngày 27/12/1945 với trách nhiệm chính là cấp tài chính cho các nước Tây Âu để họ tái thiết kinh tế sau Chiến tranh thế giới II và sau này là cho phát triển kinh tế ở các nước nghèo. Sau khi các nước này khôi phục được nền kinh tế, IBRD cấp tài chính cho các nước đang phát triển không nghèo.
-Hội Phát triển Quốc tế (IDA): được thành lập năm 1960 chuyên cấp tài chính cho các nước nghèo.
-Công ty Tài chính Quốc tế (IFC): thhhhhhành lập năm 1956 chuyên thúc đẩy đầu tư tư nhân ở các nước nghèo.
-Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mllllâu thuẫn Đầu tư (ICSID): thành lập năm 1966 như một diễn đàn phân xử hoặc trung gian hòa giải các mâu thuẫn giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước nhận đầu tư.
-Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA): thành lập năm 1988 nhằm thúc đẩy FDI vào các nước đang phát triển.