Cầm máu tạm thời I. Tổng quan. +Tất cả các vết thương (VT) đều ít nhiều có chảy máu. +Vết thương làm tổn thương mạch máu đe dọa đến chức năng sống của người bị thương được gọi là vết thương mạch máu. +Vết thương mạch máu là một loại vết thương nặng. +Vì thế cầm máu tạm thời nhanh và tốt là rất quan trọng và cần thiết để cứu sống tính mạng người bị thương cũng như hạn chế những biến chứng về sau. +Khi gặp một trường hợp bị vết thương chảy máu ngoài, cần phải bình tĩnh cầm máu, có biện pháp xử trí khẩn trương và thích hợp. II. Mục đích. + Nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu (vì mất nhiều máu sẽ gây sốc nặng cho người bị thương). + Làm ngừng chảy máu nhưng phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể, bảo tồn được tính mạng người bị thương. III. Nguyên tắc. 1. Khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy máu 2. Xử trí đúng chỉ định, đúng kỹ thuật theo tính chất của VT IV. Phân biệt tính chất chảy máu. Căn cứ vào mạch máu bị tổn thương mà phân chia thành 3 loại: 1. Chảy máu mao mạch Máu chảy ra từ những mạch rất nhỏ, quan sát một vết thương thấy máu chảy dàn ra chậm trên bề mặt VT và máu tự cầm sau một thời gian ngắn khoảng vài phút. 2. Chảy máu tĩnh mạch Tại VT máu chảy ri rỉ, màu đỏ sẫm, không thành tia mạnh, cục máu hình thành nhanh chóng và bít các tĩnh mạch bị tổn thương lại. Nếu tổn thương các tĩnh mạch lớn như: tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch dưới đòn thì sẽ gây nên những chảy máu ồ ạt nguy hiểm. 3. Chảy máu động mạch Khi quan sát VT thấy máu chảy phun thành tia, theo nhịp đập của tim, hoặc trào qua miệng vết thương ra ngoài như mạch nước đùn từ đáy giếng lên, hoặc nhìn thấy máu thấm ướt đầm ra băng và quần áo; máu màu đỏ tươi. Lượng máu chảy tùy theo loại động mạch bị tổn thương. * Trong thực tế, một vết thương hiếm có chảy máu đơn thuần mao mạch, tĩnh mạch hoặc động mạch mà thường phối hợp cả động mạch và tĩnh mạch bị tổn thương. Vì vậy, khi gặp một trường hợp chảy máu quan trọng cần phải nhanh chóng xác định tính chất: chảy máu động mạch, tĩnh mạch hay phối hợp để nhanh chóng quyết định biện pháp cầm máu thích hợp và cần thiết. V. Các biện pháp cầm máu tạm thời. 1. Gấp chi tối đa: +Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. +Chỉ áp dụng gấp chi tối đa để cầm máu tạm thời với những vết thương không có gẫy xương kèm theo. 2. Ấn động mạch: +Dùng ngón tay ấn đè chặt vào động mạch trên đường đi của nó từ tim đến vết thương. +Tùy theo mức độ tổn thương và vị trí ấn mà dùng ngón tay hoặc cả nắm tay để ấn động mạch. 3. Băng ép: +Là phương pháp băng với các vòng băng xiết tương đối chặt, đè ép mạnh vào các bộ phận bị tổn thương; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành máu cục để cầm máu. + Biện pháp băng ép thích hợp với các vết thương không có thương tổn mạch máu lớn. 4. Băng chèn: + Là băng ép có vật chèn lên các vị trí ấn động mạch. Con chèn được đặt trên đường đi của động mạch, giữa vết thương và tim, càng sát vết thương càng tốt, sau đó băng cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt theo kiểu vòng tròn hoặc vòng số 8. + Hai yêu cầu cơ bản của băng chèn là: - Đặt con chèn đúng trên đường đi của động mạch. - Các vòng băng cố định con chèn phải xiết tương đối chặt. 5. Băng đút nút: +Là cách băng ép có dùng thêm bấc gạc để nhét nút vào vết thương. + Biện pháp này thích hợp với các vết thương chảy máu động mạch ở sâu, giữa các kẽ xương, vết thương vùng cổ, vùng chậu. 6. Dùng kẹp cầm máu: + áp dụng đối với vết thương rộng, nông. + Kẹp xong thì để kẹp tại chỗ rồi chuyển thương binh về tuyến sau. 7. Khâu mép vết thương: + Sau khi nhét gạc chặt vào vết thương, dùng kim chỉ khâu ghì chặt 2 mép vết thương lại. 8. Garô vết thương chảy máu: * Garô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. * Một garô thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông của máu từ trên xuống và ngược lại. * Một garô không để lâu quá 1 đến 2 giờ, nếu quá có thể sẽ làm hoại tử đoạn chi ở phía dưới garô. Nếu phải chờ đợi thì cứ 30 phút phải nới lỏng garô một lần. a, Chỉ định đặt garô: - Vết thương bị cụt chi tự nhiên, hoặc chi thể bị đứt gần lìa. - Chi bị giập nát quá nhiều biết chắc không thể bảo tồn được. - Vết thương mạch máu đã áp dụng những biện pháp cầm máu tạm thời trên mà không có kết quả. - Vết thương chảy máu ồ ạt ở chi trong chiến đấu ác liệt; khẩn trương mà quân y cần phải xử trí nhanh chóng khi không có điều kiện làm băng chèn. - Vết thương mà người bị thương và đồng đội không biết cách băng chèn, bắt buộc phải đặt garô. - Buộc garô khi nơi xảy ra tai nạn ở gần trung tâm phẫu thuật. - Buộc garô tạm thời trong một thời gian ngắn để mổ xử trí vết thương. b, Nguyên tắc đặt garô: - Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ ra ngoài. Tuyệt đối không để ống quần, tay áo hoặc vật gì che lấp garô. - Nhanh chóng chuyển những thương binh có garô về tuyến sau. - Trên đường vận chuyển phải nới garô 30 phút một lần và không để garô lâu quá 3 - 4 giờ. - Phải chấp hành triệt để những quy định về garô là: . Có phiếu ghi rõ ngày, giờ đặt garô, họ tên người đặt garô . Có ký hiệu bằng dải đỏ cài vào túi áo trên bên trái. . Phiếu chuyển thương có garô cần ghi chú đúng theo mẫu đã quy định. c, Cách đặt garô: - ấn động mạch ở phía trên vết thương để tạm thời cầm máu. - Lót vải hoặc gạc ở chỗ định đặt garô hoặc dùng ngay ống quần, ống tay áo để lót. - Đặt garô và xoắn dần (nếu là dây vải), bỏ tay ấn động mạch rồi vừa xoắn vừa theo dõi mạch ở dưới hoặc theo dõi máu chảy ở vết thương. Nếu mạch ngừng đập hoặc máu ngừng chảy là được. Khi đã xoắn vừa đủ chặt thì cố định que xoắn. Nếu là dây cao su thì chỉ cần cuốn nhiều vòng tương đối chặt rồi buộc cố định. - Băng ép vết thương và làm các thủ tục hành chính cần thiết. d, Cách nới garô: Nới garô là để cho máu xuống nuôi dưỡng đoạn chi ở dưới garô. - Những trường hợp không nới garô: . Khi chi đã bị hoại tử, khi để garô đã quá lâu (quá 4 giờ). . Khi chi đã bị cụt tự nhiên. . Khi đoạn chi dưới garô có dấu hiệu hoại tử, hoại thư. Còn lại các trường hợp khác phải thực hiện nới garô 30 phút một lần. - Thứ tự nới garô: . Người phụ ấn động mạch ở phía trên garô . Người chính nới dây garô, rất từ từ, vừa nới vừa theo dõi sắc mặt thương binh, tình hình máu chảy ở vết thương, mạch và màu sắc đoạn chi ở dưới garô. . Để garô nới khoảng từ 4 - 5 phút. Trong khi nới nếu: Thấy máu chảy mạnh ở vết thương thì phải ấn lại động mạch cho tốt (ở phía gốc chi). Nếu thấy sắc mặt thương binh thay đổi đột ngột tím tái hoặc nhợt nhạt phải đặt garô lại ngay. Chú ý: Khi đặt lại dây garô, không đặt ở chỗ cũ mà nhích lên hoặc nhích xuống một ít để khỏi gây lằn da thịt và thiếu máu kéo dài ở chỗ đặt garô. Nếu nới garô mà quan sát thấy không chảy máu ở vết thương nữa thì không cần thắt lại garô nữa nhưng vẫn để dây garô tại chỗ và sẵn sàng buộc lại nếu chảy máu lại. e, Cách tháo garô. Tháo garô để thay thế bằng một biện pháp cầm máu khác. Tiến hành như sau: - Dự phòng sốc do tháo garô cho thương binh: . Phong bế gốc chi: novocain 0,25% ´ 50 - 100 - 150ml tùy theo vị trí. . Tiêm cafein 0,25 ´ 1 ống vào bắp thịt. . Truyền tĩnh mạch huyết thanh ngọt và sinh tố B1, C nếu có điều kiện. - Một người ấn động mạch, một người tháo garô từ từ, nhẹ nhàng. - Thay garô bằng một biện pháp cầm máu khác như băng ép, băng chèn, kẹp hoặc thắt động mạch nếu còn thấy chảy máu nhiều. Khi tháo garô phải theo dõi máu chảy tại vết thương, mạch, nhiệt độ, huyết áp, sắc mặt người bị thương. Nếu thấy có hiện tượng sốc nhiễm độc do tháo garô thì phải nhanh chóng đặt lại garô ngay và tiến hành chống sốc tích cực. (Tham khảo ở tài liệu: "Năm kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương hoả tuyến" NXB QĐND - Hà Nội, năm 1994). . cầm máu tạm thời. 1. Gấp chi tối đa: +Khi chi bị gấp mạnh, động mạch cũng bị gấp và đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngừng chảy. +Chỉ áp dụng gấp chi tối đa để cầm máu tạm thời. năng sống của người bị thương được gọi là vết thương mạch máu. +Vết thương mạch máu là một loại vết thương nặng. +Vì thế cầm máu tạm thời nhanh và tốt là rất quan trọng và cần thiết để cứu sống. thương chảy máu ngoài, cần phải bình tĩnh cầm máu, có biện pháp xử trí khẩn trương và thích hợp. II. Mục đích. + Nhanh chóng làm ngừng chảy máu để hạn chế mất máu (vì mất nhiều máu sẽ gây