Hypogonadism – Suy tuyến sinh dục pot

5 321 0
Hypogonadism – Suy tuyến sinh dục pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hypogonadism – Suy tuyến sinh dục 1.Suy chức năng tuyến sinh dục nam 1.1. Định nghĩa: Suy chức năng tuyến sinh dục nam là tình trạng suy giảm chức năng của tinh hoàn mà nguyên nhân có thể là thứ phát hoặc tiên phát. Có 2 thể: - Suy chức năng tuyến sinh dục hoàn toàn: liên quan đến chức năng nội và ngoại tiết. - Suy chức năng tuyến sinh dục không hoàn toàn: chỉ liên quan đến chức năng ngoại tiết, còn chức năng nội tiết vẫn bình thường. 1.2. Nguyên nhân: * Suy sinh dục nam hoàn toàn: + Suy sinh dục nam tiên phát: không có tinh hoàn, nhiễm virus quai bị, sau phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn, điều trị bằng phóng xạ, hội chứng Klinefelter (tinh hoàn teo nhỏ, cứng, không đau khi sờ nắn, không có tinh trùng) + Suy sinh dục nam thứ phát: ung thư tinh hoàn, do suy chức năng tuyến yên, u hố sọ sau, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, suy chức năng tuyến giáp, suy thượng thận mãn (Addison). * Suy sinh dục nam không hoàn toàn: viêm tinh hoàn do quai bị, điều trị bằng hoá trị liệu hoặc xạ trị điều trị ung thư, tinh hoàn ẩn (cả 2). 1.3. Triệu chứng: Mệt mỏi, da khô, nứt móng, nhút nhát, trầm cảm, mất ngủ, rối loạn cương dương, giảm độ cứng tinh hoàn, giảm cả ham muốn tình dục và có thể gây nhiều rối loạn khác như bệnh tim mạch hay bệnh loãng xương 1.3.1. Lâm sàng: + Hỏi bệnh: - Hỏi kỹ về thời kỳ dậy thì, bắt đầu ở tuổi nào. - Có chấn thương không? - Nhiễm khuẩn ở bộ phận sinh dục không? - Có xuất tinh không? + Khám: - Tinh hoàn ẩn một bên hay hai bên. - Có teo tinh hoàn không? - Sờ tinh hoàn chắc hay cứng. - Cần phải khám toàn thân để tìm nguyên nhân. 1.3.2. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm tinh dịch để tìm số lượng và chất lượng tinh trùng. - Siêu âm tuyến tiền liệt và tinh hoàn. - X quang có cản quang chụp ống dẫn tinh xem có tắc ống dẫn tinh ? - 17cetosteroid nước tiểu (bình thường: 14 - 52 mmol/24h.). - Chụp hố yên. - Sinh thiết khối u để tìm tế bào lạ. 2.Suy chức năng buồng trứng 2.1. Định nghĩa: Suy chức năng buồng trứng là tình trạng suy hoàn toàn hay không hoàn toàn các chức năng của buồng trứng. 2.2. Nguyên nhân: + Suy chức năng buồng trứng hoàn toàn: ung thư buồng trứng tiên phát hoặc thứ phát, do chấn thương, nhiễm khuẩn, sarcoid, suy chức năng tuyến yên, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng cả 2 bên, hoá trị liệu hoặc xạ trị, suy tuyến giáp, suy thượng thận. + Suy chức năng buồng trứng không hoàn toàn: viêm phần phụ, cắt toàn bộ tử cung, cường androgen, đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy thận, xơ gan, các thuốc hướng thần. Tất cả những nguyên nhân trên đều gây rối loạn rụng trứng. 2.3. Triệu chứng: Rụng lông tóc, khó chịu ở bàng quang, vú co lại, giảm ham muốn tình dục, rối loạn giấc ngủ, có thể gây loãng xương, bệnh tim. 2.3.1. Lâm sàng: - Vô kinh. - Kinh nguyệt thưa và ít. - Vô kinh kết hợp với tiết sữa (cường prolactin). - Sẩy thai do rối loạn rụng trứng. - Trứng cá ở mặt hoặc toàn thân là triệu chứng điển hình của rối loạn rụng trứng (nguyên nhân do cường androgen của vỏ thượng thận). 2.3.2. Cận lâm sàng: - Định lượng FSH: nếu FSH tăng cao là do tổn thương tiên phát tại buồng trứng; nếu FSH thấp hay bình thường có thể gặp trong suy buồng trứng thứ phát. - Chụp tử cung, buồng trứng cản quang. - Chụp hố yên. . Hypogonadism – Suy tuyến sinh dục 1 .Suy chức năng tuyến sinh dục nam 1.1. Định nghĩa: Suy chức năng tuyến sinh dục nam là tình trạng suy giảm chức năng của tinh. Suy sinh dục nam thứ phát: ung thư tinh hoàn, do suy chức năng tuyến yên, u hố sọ sau, suy dinh dưỡng, đái tháo đường, suy chức năng tuyến giáp, suy thượng thận mãn (Addison). * Suy sinh dục. thứ phát hoặc tiên phát. Có 2 thể: - Suy chức năng tuyến sinh dục hoàn toàn: liên quan đến chức năng nội và ngoại tiết. - Suy chức năng tuyến sinh dục không hoàn toàn: chỉ liên quan đến chức

Ngày đăng: 29/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan