Dấu hiệu “đi cách hồi” trong Bệnh viêm tắc động mạch Dấu hiệu "đi cách hồi" gặp trong bệnh viêm tắc động mạch: người bệnh đi được một đoạn đường thì bị đau dữ dội và co rút cơ ở bắp chân nên phải dừng lại để nghỉ. Nghỉ vài phút thì hết đau và lại có thể đi tiếp. Đi tiếp được một quãng đường thì lại bị đau và lại phải dừng lại để nghỉ. Nhưng theo thời gian, quãng đường đi được giữa các lần nghỉ ngày càng ngắn lại trong khi thời gian phải nghỉ để đỡ đau ngày càng dài hơn. Viêm tắc động mạch cần phân biệt với một số bệnh: - Hoại tử đầu chi do đái tháo đường, không có dấu hiệu "đi cách hồi", xét nghiệm thấy glucose máu tăng. - Bệnh xơ vữa động mạch: thường bị tổn thương hệ thống động mạch toàn thân chứ không chỉ bị ở chi dưới như bệnh viêm tắc tĩnh mạch, nên có thể thấy các động mạch ở thái dương, cánh tay, động mạch quay căng như sợi thừng. - Bệnh Raynaud, thường gặp ở nữ giới, trẻ tuổi, bệnh tiến triển thành từng đợt, tổn thương chủ yếu là ở đầu chi và đối xứng cả hai bên Điều trị viêm tắc động mạch: - Dùng thuốc chống co thắt mạch máu - Phẫu thuật cắt bỏ mạng lưới thần kinh giao cảm quanh động mạch - Mổ ghép mạch máu - Đặt sten vào đoạn động mạch hẹp Raynaud là một rối loạn hiếm có ảnh hưởng đến động mạch,sự thiếu máu cục bộ các ngón tay và ngón chân, rối loạn này thường ảnh hưởng đến các ởngón tay. Trong đó khoảng 40 phần trăm của những người ảnh hưởng đến các ngón chân. Hiếm khi, rối loạn ảnh hưởng đến mũi, tai, núm vú, và đôi môi. Kết quả thăm khám lâm sàng thường hoàn toàn bình thường.; mạch quay, trụ và mạch chân cũng bình thường. Các ngón tay, ngón chân có thể lạnh và xuất mồ hôi quá mức trong cơn; cứng bì ngón (sclerodactyly) xuất hiện khoảng 10% trường hợp với dày và căng mô dưới da. Không có chỉ định chụp mạch máu đầu ngón. Nói chung, trên các bệnh nhân bệnh Raynaud, hiện tượng Raynaud thường xảy ra nhẹ. Ít hơn 1% bị hủy một phần ngón. Sau khi chẩn đoán, 15% diễn tiến cải thiện tự nhiên, còn 30% tiến triển. Nguyên nhân Hội chứng Raynaud: các nguyên nhân thứ phát của hiện tượng Raynaud Xơ cứng bì: Hiện tượng Raynaud xuất hiện đến 80 – 90% bệnh nhân bị xơ cứng hệ thống (xơ cứng bì: scleroderma) và có triệu chứng trong 30% trường hợp. Đôi khi bệnh nhân chỉ có hiện tượng Raynaud đơn thuần trong 15-20 năm sau đó mới phát xơ cứng bì. Bất thường mạch máu đầu ngón cũng góp phần vào sự tiến triển hiện tượng Raynaud trên các bệnh nhân này. Loét đầu ngón do thiếu máu cục bộ có thể tiến triển đến hoại thư và tự hoại. Lupus đỏ hệ thống: Khoảng 20% bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có hiện tượng Raynaud. Đôi khi thiếu máu cục bộ dai dẳng có thể gây loét và hoại tử các ngón. Trong hầu hết các trường hợp nặng, các mạch máu nhỏ bị tắc nghẽn do viêm nội mạc động mạch tăng sinh. Viêm cơ bì hoặc viêm đa cơ: hiện tượng Raynaud có khoảng 30% số bệnh nhân, thường phát triển trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và có lẽ liên quan đến sự tăng sinh nội mạc động mạch đầu ngón. Xơ vữa động mạch đầu chi cũng là một nguyên nhân phổ biến của hiện tượng Raynaud trên các bệnh nhân nam hơn 50 tuổi. Sự tắc nghẽn do viêm mạch huyết khối ở người trẻ cũng cần phải được xem xét, đặc biệt ở người nghiện thuốc lá. Triệu chứng khởi phát bằng cơn tái xanh do lạnh ở chỉ 1 hoặc 2 ngón. Huyết khối hay thuyên tắc: Đôi khi hiện tượng Raynaud xảy ra sau một tắc nghẽn cấp tính do huyết khối hay thuyên tắc các động mạch lớn hay trung bình. Hội chứng ngực thoát: Một số bệnh nhân bị hội chứng này xuất hiện hiện tượng Raynaud khi áp lực nội mạch giảm, hoặc do kích thích các sợi giao cảm ở đám rối cánh tay, hoặc do cả hai. Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát: thể hiện sự bất thường thần kinh thể dịch ảnh hưởng lên cả tuần hoàn phổi lẫn tuần hoàn ở đầu ngón. Một số rối loạn về máu : sự kết tủa của protein huyết tương do lạnh, tăng độ nhớt máu, tăng kết tập hồng cầu và tiểu cầu có thể xảy ra trên bệnh nhân có ngưng kết tố lạnh (cold agglutinin), cryoglobulin huyết, cryofibrinogen huyết. Tăng độ nhớt máu có thể đi kèm với hội chứng tăng sinh tủy, cũng cần phải được xem xét đánh giá ban đầu ở các bệnh nhân có hiện tượng Raynaud. Hiện tượng Raynaud cũng hay xảy ra trên các bệnh nhân sử dụng các dụng cụ lao động gây rung tay nhiều, như cưa dây hoặc búa khoan. Tần suất hiện tượng Raynaud cũng xuất hiện nhiều trên các nghệ sĩ chơi piano hoặc các thư ký đánh máy. Tổn thương tay do shock điện và các thương tổn do lạnh cũng có thể làm hiện tượng Raynaud xuất hiện muộn. Hầu hết những người có Raynaud không có tổn thương mô dài hạn hoặc khuyết tật Tuy nhiên, những người đã nặng Raynaud có thể phát triển vết loét da hoặc hoại tử từ các cuộc tấn công kéo dài hoặc lặp đi lặp lại Raynaud. . Dấu hiệu “đi cách hồi” trong Bệnh viêm tắc động mạch Dấu hiệu "đi cách hồi" gặp trong bệnh viêm tắc động mạch: người bệnh đi được một đoạn đường. - Bệnh xơ vữa động mạch: thường bị tổn thương hệ thống động mạch toàn thân chứ không chỉ bị ở chi dưới như bệnh viêm tắc tĩnh mạch, nên có thể thấy các động mạch ở thái dương, cánh tay, động. ngắn lại trong khi thời gian phải nghỉ để đỡ đau ngày càng dài hơn. Viêm tắc động mạch cần phân biệt với một số bệnh: - Hoại tử đầu chi do đái tháo đường, không có dấu hiệu "đi cách hồi",