GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 4 ppsx

20 506 0
GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 4 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương II: Tài nguyên nước mặt h) Mưa Mưa là hiện tượng không khí ẩm lạnh xuống dưới điểm sương và nhờ có các hạt bụi trong không khí tạo điều kiện cho phần hơi nước quá bão hòa có hạt nhân ngưng kết lại thành hạt mưa, trọng lượng hạt mưa đủ lớn để vượt qua sự ma sát khí quyển và tốc độ các luồng không khí đi lên để rơi xuống thành mưa. Điểm sương là nhiệt độ để hơi nước trong không khí đạt tới trạng thái bão hòa. Có nhiều nguyên nhân làm cho không khí lạnh xuống dưới điểm sương như: - Khi khối không khí ẩm và nóng đi qua mặt đệm lạnh. - Do không khí bức xạ mà mất nhiệt. - Do sự xáo trộn hai khối khí đã bão hòa hoặc gần bão hòa có nhiệt độ khác nhau. Nhưng quan trọng nhất là khi khối không khí thăng lên cao, do áp suất xung quanh nó giảm đi rất nhanh theo chiều cao làm cho thể tích khối không khí đó nở ra và sinh công. Năng lượng sinh ra công đó lấy ngay trong bản thân khối không khí làm cho nhiệt độ nó giảm đi, đó là trường hợp lạnh đi vì động lực. Căn cứ vào nguyên nhân làm không khí thăng lên cao, ta có thể phân loại mưa: - Mưa do đối lưu: về mùa hè mặt đệm bị đốt nóng, lớp không khí ẩm sát mặt đệm cũng nóng theo và bốc lên cao làm thành một luồng khí đối lưu với lớp không khí trên cao. Luồng đối lưu mạnh có thể gây ra gió lớn, mây nhiều và mưa to, đồng thời kèm theo hiện tượng sấm sét. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên có mưa đối lưu vào mùa hè, cường độ mưa lớn, lượng mưa nhiều nhưng phạm vi không rộng và thời gian không kéo dài. - Mưa do địa hình: khối không khí ẩm trên đường di chuyển gặp núi cao sẽ bốc lên sườn núi sinh ra hiện tượng lạnh đi vì động lực, hơi nước đọng lại thành mưa rơi xuống. Mưa địa hình thường có lượng mưa lớn, mưa tập trung ở sườn núi đón gió, còn sườn núi phía bên kia rất ít khi có mưa. Mưa theo mùa ở hai phía của dãy Trường Sơn, ở biên giới Việt Lào là điển hình của loại mưa này. - Mưa do hội tụ (mưa front): là loại mưa có kèm theo hiện tượng gió xoáy. Loại này có mưa lớn, phạm vi rộng, thời gian đủ dài dễ sinh ra lụt lội. Mưa là nguồn cung cấp nước ngọt chính trên thế giới và là đối tượng nghiên cứu cơ bản nhất liên quan đến các vấn đề khai thác tài nguyên và phòng chống thiên tai như lũ lụt, hạn hán Lượng mưa trong một thời đoạn nào đó là chiều dày lớp nước mưa đo được tại một trạm đo mưa trong thời đoạn đó, đơn vị đo mưa là mm. Mưa là yếu tố quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến tất cả các nhân tố thủy văn khác. Ở những nơi không có tài liệu dòng chảy, khi tính toán thiết kế các công trình thường căn cứ vào tài liệu mưa để tính ra dòng chảy. Ở Việt Nam lượng mưa rất dồi dào trung bình khoảng 2000mm/năm, nhưng phân bố không đều trong năm. Chẳng hạn ở ÐBSCL, trên 96% lượng mưa năm tập trung từ tháng 5 đến 11, các tháng còn lại mưa ít, có tháng hầu như không mưa như tháng 2 và tháng 3. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 61 Chương II: Tài nguyên nước mặt II.3.2. Yếu tố mặt đệm Các đặc tính về vị trí, thổ nhưỡng, địa chất, lớp phủ thực vật, hồ ao đầm lầy trong lưu vực đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành dòng chảy, ta gọi chung là yếu tố mặt đệm. Điều kiện mặt đệm chi phối mạnh mẽ các quy luật về sự hình thành dòng chảy cũng như diễn biến hoạt động của sông ngòi. Cường độ và thời gian mưa tạo sự hình thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm trên lưu vực. Độ dốc càng lớn, khả năng chảy trên bề mặt càng lớn dẫn đến điều kiện tập trung dòng chảy lũ càng lớn, tốc độ nước sẽ tỷ lệ với độ bào mòn mặt đất. Ngược lại nếu trên bề mặt dòng chảy có nhiều chướng ngại vật, cây cỏ, bãi bồi sẽ gia tăng độ nhám dòng chảy. Các vùng trũng tạo khả năng điều tiết của sông ngòi tăng lên kéo dài thời gian lũ. Sự thay đổi các lớp đất nơi có dòng chảy đi qua cũng ảnh hưởng đến độ thấm rút của lớp nước, làm thay đổi lưu lượng nước. Các lưu vực có nhiều rừng rậm sẽ thuận lợi trong việc điều tiết dòng chảy nhờ khả năng giữ một lượng nước lớn trong các tầng rễ, làm gia tăng độ ẩm khu vực, đồng thời kích thích sự hội tụ mây gây ra mưa trong vùng. a) Vị trí địa lý và địa hình của khu vực Vị trí địa lý của khu vực là vị trí trung tâm và xung quanh ranh giới của lưu vực, thường dùng kinh độ và vĩ độ để biểu thị. Khi nói về vị trí của lưu vực cần biết rõ xung quanh lưu vực có những ngọn núi nào, giáp với con sông nào, đồng thời đề cập đến nguồn sông cách biển bao xa để có thể thấy được mối quan hệ về vị trí của nó với các lưu vực khác, đồng thời xem xét hơi nước từ ngoài biển vận chuyển vào lưu vực đó như thế nào. Các nhân tố khí hậu thay đổi theo vĩ độ tương đối rõ rệt, vùng nhiệt đới ẩm ướt mưa nhiều nhưng vùng sa mạc lại khô cằn Vì vậy vị trí địa lý của một lưu vực phản ánh điều kiện khí hậu của lưu vực đó. Do nguyên nhân hình thành khí hậu tương đối đồng nhất trên một lưu vực rộng lớn, và thổ nhưỡng có tính chất lưu vực rõ rệt nên tình hình thủy văn trên các lưu vực trong cùng một khu vực có tính tương tự nhất định. Nếu hai lưu vực gần nhau thì điều kiện địa lý tự nhiên và thủy văn của chúng tương tự nhau cho phép ta dùng phương pháp “lưu vực tương tự” để giải quyết vấn đề dòng chảy cho những lưu vực thiếu tài liệu thực đo. Địa thế, địa hình của lưu vực không những ảnh hưởng đến bốc hơi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tập trung dòng chảy. Nếu địa hình cao và dốc thì dòng chảy sẽ tập trung nhanh. Ngược lại, địa hình bằng phẳng làm cho vận tốc dòng chảy giảm xuống, sự bồi lắng tăng lên, hình dạng lòng sông uốn lượn và phân nhánh trước khi đổ ra biển. Ðây chính là những yếu tố cơ bản hình thành nên vùng châu thổ sông Mê-kông. b) Đặc tính thổ nhưỡng và địa chất của lưu vực Đặc tính thổ nhưỡng và địa chất bao gồm tính chất của nham thạch và cấu tạo địa chất của lưu vực, nó quyết định lượng nước ngấm xuống đất và lượng nước trữ trong lưu vực là hai nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy. Ngoài ra do đặc tính về cấu tạo địa chất có thể dẫn đến đường phân nước mặt và nước ngầm của lưu vực không trùng nhau khiến cho việc phân tích thủy văn trở nên phức tạp. Tính chất vật lý thổ nhưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thủy văn (đất cát dễ ngấm hơn đất sét). Nếu điều kiện mưa như nhau, dòng chảy mặt hình thành trên đất sét sẽ Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 62 Chương II: Tài nguyên nước mặt lớn hơn. Tính chất thổ nhưỡng khác nhau, tình hình xâm thực khác nhau thì hàm lượng cát trong sông sẽ khác nhau. Tính chất của thổ nhưỡng còn có ảnh hưởng rõ rệt đến lượng bốc hơi mặt đất. Đất có kết cấu chặt, màu đất thẫm thì lượng bốc hơi mặt đất sẽ lớn. Đất có kết cấu rời rạc, hạt thô thì lượng bốc hơi sẽ nhỏ. c) Lớp phủ thực vật c1. Phân bố lại lượng nước mưa Nếu không có lớp thực vật, nước mưa rơi xuống hoặc tạo thành dòng chảy mặt hoặc thấm xuống đất. Như vậy sự tác động của cường độ mưa lên sự phân bổ này là quan trọng nhất. Cường độ mưa lớn sẽ tạo dòng chảy mặt ngay, đôi khi đất chưa kịp bão hòa nước. Làm tăng độ ngấm đất, rễ cây làm cho đất xốp rời rạc, lượng nước ngấm tăng lên, dòng chảy ngầm lớn và phân phối dòng chảy trong năm điều hòa hơn. c2. Ðiều hòa dòng chảy Mật độ cây cối và chiều cao của chúng đóng vai trò điều chỉnh cường độ mưa trước khi xuống tới mặt đất. Thêm nữa, nhờ thực vật, tầng thảm mục và mùn sẽ ngày một dày lên tạo điều kiện giữ nước tốt hơn. Kết quả là dòng chảy mặt sẽ được điều hoà và ổn định hơn rất nhiều, đặc biệt, sẽ tránh được lũ quét và lũ bùn đá. c3. Thay đổi đặc tính lý, hóa của nước Xói lở, sạc lở, bào mòn, rửa trôi… được hạn chế rất nhiều bởi lớp thực vật. Khi không có lớp thảm thực vật các quá trình trên diễn ra rất mạnh. Do đó đặc tính lý, hóa của nước sông một phần chịu ảnh hưởng của những quá trình này. Chúng ta có thể nhận thấy bằng mắt sự thay đổi về mức độ phù sa, độ đục… trong sông, đặc biệt thời điểm trước khi đỉnh lũ tràn về. d) Hồ ao và đầm lầy Hồ ao và đầm lầy có tác dụng điều tiết dòng chảy sông ngòi. Trong mùa hè một phần nước lũ được chứa lại trong hồ, đến lúc nước rút mới chảy đi. Khả năng điều tiết của hồ lớn hay nhỏ do dung tích của hồ và vị trí của nó trong một lưu vực quyết định. Trong lưu vực hiếm nước, do lượng bốc hơi mặt nước lớn hơn lượng bốc hơi mặt đất nên hồ ao làm giảm một phần dòng chảy. e) Hoạt động của con người Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người đã tiến hành công cuộc cải tạo thiên nhiên quy mô ngày càng lớn với các công trình thủy lợi, chống xói mòn, trồng cây gây rừng Những tác động có ý thức và vô ý thức này đã làm thay đổi bộ mặt tự nhiên của các lưu vực, làm thay đổi lượng dòng chảy và sự phân phối dòng chảy. Những thay đổi này có thể là từ từ qua nhiều năm hoặc đột ngột trong một thời gian ngắn. Ngoài ra việc cải tạo thiên nhiên của con người cũng thể hiện ở việc cải tạo khí hậu và cải tạo mặt đệm. Con người ngày càng can thiệp vào thiên nhiên qua các hoạt động khai thác nguồn nước cho sinh hoạt, cho tưới tiêu, phát điện, phòng lũ, khai thác thủy sản, giao thông vận tải, Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 63 Chương II: Tài nguyên nước mặt du lịch Việc xây dựng các hồ chứa nước dọc theo các triền dốc của nhiều hệ thống sông làm thay đổi chế độ điều tiết nước tự nhiên. Ngoài ra việc xây dựng nhiều công trình không theo một kế hoạch tổng thể, nạn chặt phá rừng, khai thác nước quá mức, gây ô nhiễm cũng làm phá vỡ hệ cân bằng sinh thái gây nên những hậu quả xấu cho thiên nhiên và môi trường không lường hết được. Hoạt động của con người trong các lĩnh vực kinh tế đã làm thay đổi cân bằng nước. Ngay trong nông nghiệp đã sử dụng trên 63% tài nguyên nước. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng nước trong khu vực. Nạn chặt phá rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu nguồn, nạn đốt rừng lấy đất canh tác… đã để lại hậu quả nghiêm trọng như lũ quét, lũ bùn đá… và lũ trở nên khác thường. Càng ngày chúng ta càng thấy môi trường nước bị ô nhiễm nặng hơn. Việc lạm dụng quá mức các loại phân bón và các hóa chất bảo vệ mùa màng đã để lại dư lượng ngày một tăng trong các nguồn nước. Hậu quả tạo ra các hiện tượng phì dưỡng, nhiễm độc, nghèo nàn hóa… trong quần thể sinh vật. II.4. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI VIỆT NAM 2 II.4.1. Việt Nam có nguồn nước mặt phong phú Tài nguyên nước mặt ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều thủy vực tự nhiên và nhân tạo như sông, suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo (hồ chứa), giếng khơi, hồ đập, ao, đầm phá. Trung bình hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận được 1.944mm nước mưa, trong đó bốc hơi trở lại không trung 1.000mm, còn lại 941mm hình thành một trữ lượng nước mặt vào khoảng 310 tỷ m 3 . Tính bình quân, mỗi người dân Việt có thể hứng được một lượng nước bằng 3.870 m 3 mỗi năm, hoặc 10.600 lít nước mỗi ngày. Trong khi đó tại các nước công nghiệp phát triển nhất, tổng nhu cầu về nước trong một ngày bình quân theo đầu người, bao gồm cả 340 lít nước sinh hoạt, 2.540 lít nước cung cấp cho nông nghiệp và 4.520 lít công nghiệp cũng chỉ vào khoảng 7.400 lít/người.ngày. Ở nước ta, tại các đô thị lớn, lượng nước sinh hoạt cấp cho mỗi người hàng ngày hiện nay chỉ mới vào khoảng 100 ÷ 150 lít. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là cung cấp cho nhân dân nông thôn khoảng 70 lít/người*ngày vào năm 2010 và 140 lít/người*ngày vào năm 2020. Ở một số vùng đặc biệt khan hiếm nước vào mùa khô, như vùng Lục Khu thuộc tỉnh Cao Bằng, mục tiêu phấn đấu hiện nay là cung cấp 15 lít nước/người*ngày. Chỉ riêng nguồn nước ngọt từ mưa tiềm năng đã vượt khá xa yêu cầu về cấp nước. Ngoài nguồn nước mặt từ mưa, nước ta còn có nguồn nước rất lớn do các con sông xuyên biên giới đem từ lãnh thổ các nước ngoài vào như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Mê-Kông. Lượng nước này ước tính bằng 520 tỷ m 3 , gấp 1,7 lần lượng nước ngọt hình thành trong nước. Một số sông xuyên biên giới như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn, Bằng Giang ở Cao Bằng chuyển một lượng nước từ Việt Nam qua lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên lượng này không đáng kể so với tổng lượng nước hình thành trên lãnh thổ Việt Nam. Các phụ lưu của sông Mê-Kông như Nậm Rốm, Sê-Kông, Sê-Băng-Hiêng, Sê-San, 2 Tham khảo chi tiết: Lê Quý An và CSV (2004). Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 64 Chương II: Tài nguyên nước mặt Srê-Pok chuyển một lượng nước khá lớn từ lãnh thổ Việt Nam vào các nước láng giềng như Lào, Campuchia, nhưng rồi từ lượng nước đó lại chảy trở lại vào ĐBSCL. Bảng 2.1. So sánh tài nguyên nước ngọt tái tạo được của một số quốc gia Quốc gia Lượng nước (m 3 /người*ngày) Việt Nam * 11.189 Lào 68.318 Campuchia 30.561 Trung Quốc 2.185 Hàn Quốc 1.471 Các nước nghèo nước 50 ÷ 500 Toàn thế giới 6.538 [Nguồn: Số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới WRI (2002 ÷ 2004), trích từ Lê Quý An và CSV (2004)] * Theo số liệu và cách tính của nước ta có lượng nước mặt là 10.375m 3 /người*ngày, chênh lệch với số liệu công bố này khoảng 7%. Tổng hợp hai nguồn nước mặt - nguồn hình thành trên lãnh thổ quốc gia và nguồn từ nước ngoài chảy vào - một cách khái quát, Việt Nam có tổng lượng nước mặt trung bình năm bằng khoảng 830 tỷ m 3 . Trong đó phần hình thành trong nước là 310 tỷ, chiếm 37%; phần từ nước ngoài vào là 520 tỷ, chiếm 63%. Tài nguyên nước nói trên tồn tại dưới những dạng thức khác nhau như sông, hồ, kênh, rạch, đầm phá, vừa lưu giữ, vận chuyển, chuyển hóa nước, vừa tạo nên tài nguyên đa dạng sinh học và nguồn cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú và đa dạng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Việt Nam có khoảng 2,372 con sông lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên, trong đó có 109 sông chính và 26 phân lưu của các sông lớn. Trong số này, có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia - Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai và sông Cửu Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 65 Chương II: Tài nguyên nước mặt Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê-San, sông Srê-Pok) đã tạo nên một vùng lưu vực trên 10.000km 2 , chiếm khoảng 93% tổng diện tích của mạng lưới sông ở Việt Nam. Theo lưu vực và yêu cầu quản lý nguồn nước, có thể phân chia các sông Việt Nam thành ba nhóm: - Nhóm thượng nguồn ở nước ngoài, hạ nguồn ở Việt Nam như sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai - Nhóm thượng nguồn ở Việt Nam, hạ nguồn ở ngoài nước như sông Bằng Giang - Kỳ Cùng - Nhóm có một số sông nhánh thượng nguồn ở Việt Nam, trung nguồn ở nước ngoài và hạ nguồn sông chính ở Việt Nam như sông Mê-Kông Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn được biết đến như hồ Lăk (rộng khoảng 10 km 2 ở Đắk Lắk), hồ Ba Bể (rộng 5km 2 ở Bắc Kạn), hồ Tây (rộng 4,5 km 2 ở Hà Nội) và Biển Hồ (rộng 2,2km 2 ở Gia Lai). Các đầm phá lớn thường gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại. Về hồ nhân tạo, có 750 hồ lớn và trung bình và hàng nghìn hồ nhỏ. Trong đó có 7 hồ với dung tích trên 500 triệu m 3 : Hòa Bình 5.680 triệu m 3 ; Trị An 2.547 triệu m 3 ; Thác Bà 2160 triệu m 3 ; Thác Mơ 1.311 triệu m 3 ; Dầu Tiếng 1.111 triệu m 3 ; Yaly 779 triệu m 3 ; Hàm Thuận - Đa Mi 535 triệu m 3 . Một số đập và hồ lớn hiện đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng trên sông Đà, sông Gâm, sông Sê San, sông Đồng Nai. Cùng với các yêu cầu về nước phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp, trong tương lai các yêu cầu về nguồn năng lượng cũng rất lớn. Thủy năng là nguồn năng lượng chiếm tỷ trọng lớn ở nước ta trong những năm tới. Nước ta hiện đã xây dựng được hơn 3.000 hồ chứa lớn nhỏ, với tổng dung tích hữu ích các hồ khoảng 37 tỷ m 3 (chiếm 4,5% tổng lượng nước mặt bình quân), trong đó 45% trên sông Hồng - Thái Bình; 22% trên sông Đồng Nai. Đáng chú ý, trong tổng dung tích hữu ích các hồ thì các hồ thủy điện chiếm gần 81% tương đương 30 tỷ m 3 [VOVNews, 2008]. Sáu hồ lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m 3 đang được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly. Theo số liệu thống kê, Việt Nam hiện có hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản [FAO, 1999]. Như vậy trong tương lai các nguồn nước ở nước ta sẽ được khai thác ở mức độ lớn. Sự can thiệp ngày càng sâu vào trạng thái tự nhiên của nguồn nước sẽ làm thay đổi mạnh chế độ tự nhiên của dòng chảy sông ngòi. Mặc dù tài nguyên nước ở Việt Nam có trữ lượng dồi dào nhưng trên thực tế nguồn nước có thể sử dụng ngay lại có hạn vì sự phân bố không đồng đều. Nhiều vùng bị thiếu nước sạch để sinh hoạt do ô nhiễm, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và các tác nhân khác. Chất lượng nước bị suy giảm nghiêm trọng đã hủy hoại môi trường sống và đẩy con người đến gần các rủi ro nguy hiểm. Theo ước tính, khoảng 37% nước bị mất đi do lãng phí, thậm chí có nơi lên đến 50% [Jordan, 2003]. Một ví dụ cụ thể trên lưu vực sông Đồng Nai cho thấy tình hình khan hiếm nước đã đến mức báo động khẩn cấp. Năm 2005 bình quân lượng nước đầu người là 2.486 m 3 /năm dưới ngưỡng 4.000 m 3 /người nằm ở mức thiếu nước theo tiêu chuẩn Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA. Theo dự báo phát triển dân số của Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 66 Chương II: Tài nguyên nước mặt vùng thì năm 2010 chỉ còn ở mức 2.098 m 3 /người*năm, năm 2020: 1.770 m 3 /người*năm, năm 2040: 1.475 m 3 /người*năm là mức khan hiếm nước. Nước ta đã xây dựng khoảng 75 hệ thống thủy lợi vừa và lớn với diện tích tưới tiêu của mỗi hệ thống từ 10.000 ha đến 200.000 ha, như các hệ thống Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, Thác Huống, Bắc Thái Bình, Đồng Cam, Ayun Hạ, Dầu Tiếng. Ven biển có nhiều đầm, phá, bàu, trằm. Nổi tiếng là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế) có diện tích mặt nước 216km 2 , đầm Thị Nại (Bình Định) 45km 2 , đập Trường Giang (Quảng Ngãi) 36,9km 2 , Cù Mông (Phú Yên) 30,2km 2 , Nước Ngọt (Bình Định) 26,5km 2 , Thủy Triều (Khánh Hòa) 25,5km 2 , Ô Loan (Phú Yên) 18km 2 , Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) 16km 2 , Trà Ổ (Bình Định) 14,4km 2 , Đầm Nại (Ninh Thuận) 12km 2 . II.4.2. Những khó khăn trong khai thác nguồn nước mặt Khó khăn đầu tiên là có đến 63% tổng lượng dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam là đến từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Thái Lan, Myama, Lào và Campuchia chảy vào. Các nước này đều đang ở trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, dịch vụ một cách nhanh chóng. Quá trình phát triển này sẽ đặt ra cho các nước nói trên yêu cầu tận dụng hợp lý tài nguyên nước sản sinh trên lãnh thổ của họ. Chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên biên giới chảy vào nước ta sẽ thay đổi. Dòng chảy nước có thể được điều tiết theo những chiều hướng không phù hợp với yêu cầu kinh tế và sinh thái của ta. Khối lượng nước cần cho sinh hoạt, canh tác, đẩy mặn, giao thông thủy vào mùa khô có thể sẽ không còn như trước. Chất lượng nước của một số dòng sông sau khi đã tiếp nhận xả thải từ nhiều đô thị, khu dân cư, khu nông nghiệp trên các vùng thượng lưu sẽ không còn độ trong sạch như hiện nay. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 67 Chương II: Tài nguyên nước mặt Bảng 2.2. Phân bố trữ lượng nước hình thành một số sông chính ở nước ta Tổng lượng nước (km³/năm) Địa danh sông Diện tích (km²) Trong nước Ngoài vào Toàn bộ Bằng Giang - Kỳ Cùng 12.880 7,190 1,73 8,920 Sông Hồng - Thái Bình 168.700 93,000 44,00 137,000 Sông Mã - Chu 28.400 15,760 4,34 20,100 Sông Cả 27.200 19,460 4,74 24,200 Sông Gianh 4.680 8,140 8,140 Sông Quảng Trị 2.660 4,680 4,680 Sông Hương 2.830 5,640 5,640 Sông Thu Bồn 10.350 19,300 19,300 Sông Vệ 1.260 2,360 2,360 Sông Trà Khúc 3.189 6,190 6,190 Sông An Lão 1.466 1,640 1,640 Sông Côn 2.980 2,580 2,580 Sông Kỳ Lộ 1.920 1,450 1,450 Sông Ba 13.800 10,360 10,360 Sông Cái (Nha Trang) 1.900 1,900 1,900 Sông Cái (Phan Rang) 3.000 1,720 1,720 Sông Lũy 1.910 0,820 0,820 Sông Cái (Phan Thiết) 1.050 0,488 0,488 Sông Đồng Nai 44.100 29,200 1,40 30,600 Sông Mê-Kông * 795.000 20,600 500,00 520,600 [Nguồn: Trường Đại học Thủy lợi, 2008] * không tính ở Tây Nguyên Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 68 Chương II: Tài nguyên nước mặt Lấy sông Mê-Kông làm ví dụ. Mê-Kông là một con sông xuyên biên giới quan trọng ở châu Á có tiềm năng rất lớn về các dạng tài nguyên nước. Từ những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX đã được các nước trong lưu vực và các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm đến việc quản lý hợp lý tài nguyên nước cùng các tài nguyên thiên nhiên liên quan khác và các hoạt động phát triển trên lưu vực. Việc hợp tác quản lý dòng sông quan trọng này được thực hiện trong khuôn khổ tổ chức hợp tác quốc tế của Ủy ban sông Mê-Kông MRC trong quá khứ và hiện tại. Qua nhiều đổi thay của lịch sử, thành viên của MRC hiện nay là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Địa phận quản lý của Ủy ban chỉ là phần "hạ lưu" sông Mê-Kông. Trung Quốc và Mianma không phải là thành viên chính thức của Ủy ban và chỉ tham gia một cách không chính thức vào một số cuộc họp của Ủy ban. Theo thỏa thuận đã có giữa bốn quốc gia thuộc phần hạ lưu lưu vực sông Mê-Kông, không nước nào được xây dựng công trình trên dòng sông chính, việc xây dựng các công trình quan trọng trên các sông nhánh lớn cũng cần thông báo và tham khảo ý kiến của nhau. Cho tới nay, ở phần hạ lưu trên dòng sông chính không có công trình xây dựng nào nhưng ở phần thượng lưu thuộc địa phận lãnh thổ Trung Quốc, một loạt công trình thủy điện, với đập cao, hồ chứa lớn đã được hoàn thành, vận hành phát điện, điều tiết nước, hoặc đang được xây dựng và chuẩn bị xây dựng. Năm 1986, Trung Quốc bắt đầu xây con đập thủy điện lớn đầu tiên trong dự án 14 con đập bậc thềm Vân Nam, chắn ngang dòng chính sông Lan Thương (tên Trung Quốc của con sông Mê-Kông), trong đó có đập Mạn Loan cao 126m, công suất 1.500MW, đã hoàn thành và phát điện năm 1996; đập Đại Chiếu Sơn cao 118m, công suất 1.340MW hoàn tất năm 2003. Thêm hai đập khác cũng đang được xây dựng là đập Tiểu Loan cao 292m, công suất 4.200MW, dự trù hoàn tất năm 2010; đập Cảnh Hồng cao 107m, công suất 1.500MW cũng đang được thi công. Bốn dự án đập lớn khác ở Vân Nam cũng đang được triển khai, trong đó phải kể tới đập Ngọa Trác Độ công suất 5.500MW với dung lượng hồ chứa đến 22.740 triệu m 3 nước. Đặc biệt là đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới được xem như Vạn lý Trường thành trên sông Dương Tử - với chiều cao 181m, sức chứa 39 tỷ m 3 , công suất 18,2GW có thể cung cấp 84,7TWh điện/năm, đáp ứng khoảng 1/30 nhu cầu tiêu thụ điện của Trung Quốc. Trên các sông nhánh Thái Lan, Lào và ở nước ta cũng đã và đang xây dựng nhiều công trình phục vụ thủy điện và cấp nước cho nông nghiệp. Nếu trong tương lai các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê-Kông sử dụng một lưu lượng nước khoảng 1.200 ÷ 1.500 m 3 /s để tưới ruộng trong mùa khô, hoặc nước của Biển Hồ sẽ được Campuchia khai thác nhiều hơn cho nông, công nghiệp và sinh hoạt thì vùng ĐBSCL sẽ có nguy cơ thiếu nước, nạn xâm nhập mặn sẽ đe dọa toàn vùng đặc biệt là vào mùa khô. Khung 2.1 Đồng bằng sông Cửu Long: Nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập vào đất liền sâu hơn (24/3/2008) - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo: từ nay đến tháng 5/2008, nước mặn sẽ tiếp tục xâm nhập vào đất liền sâu hơn, có nơi mặn xâm nhập sâu tới 65km, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Từ nay đến thời điểm trên, tại khu vực Cửa Tiểu, thuộc sông Cửu Long, độ mặn 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông từ 30 đến 35 km, độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu đến 40 đến 45 km. Dọc sông Hàm Luông, độ mặn 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông khoảng 35 km; trước đó, trong tháng 2/2008, độ mặn 4‰ đã xâm nhập sâu đến 45 km. Dọc sông Cổ Chiên, độ mặn lớn hơn Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 69 Chương II: Tài nguyên nước mặt 10‰ sẽ xuất hiện và xâm nhập sâu cách cửa sông hơn 40 km; riêng độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu đến 65 km. Dọc sông Định An trong các tháng 3, 4 năm nay và độ mặn đạt tới 10‰ có thể xâm nhập cách cửa sông đến 30km; riêng độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu đến 40 km. Dọc sông Trần Đề, độ mặn 10‰ trong tháng 3 và tháng 4/2008 có thể xâm nhập cách cửa sông khoảng 35 km. Độ mặn 4‰ có thể xâm nhập sâu 45 km kể từ cửa sông. Dọc sông Cái Lớn, độ mặn 10‰ trong tháng 4 có thể xâm nhập sâu khoảng 35 km kể từ cửa sông; đây cũng là tháng có độ mặn cao nhất trong năm 2008. Giáo sư, Tiến sĩ Lê Sâm, Viện Trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết: Năm 2007, có lượng mưa trung bình lớn hơn năm 2006 nhưng xuất hiện sớm, nên lũ về ĐBSCL ở mức thấp. Mực nước đầu nguồn trên sông Cửu Long vào những tháng cuối năm 2007 giảm hơn so với cùng kỳ năm 2006. Đồng thời với xu thế ngày càng gia tăng mực nước biển, nên mức độ xâm nhập mặn mùa khô năm 2008 sâu và lớn hơn trung bình nhiều năm ở ĐBSCL. Hiện tại, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền đã gây khó khăn cho một số địa phương. Ông Sử Văn Minh, Trưởng Phòng Nông nghiệp - Thủy sản huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết: hiện nước mặn đang xâm nhập sâu, đe dọa nghiêm trọng 7.000 ha đất nông nghiệp đang thực hiện mô hình lúa + cá đồng và hoa màu của huyện. Hầu hết các tuyến kênh vùng ngọt hóa tại huyện này đã bị nhiễm mặn (từ 4 đến 9‰). Tại vùng ngọt hóa huyện U Minh, trên các tuyến kênh 500, Mương Phèn nước mặn đã xâm nhập sâu vào tận nội đồng. Tại Bến Tre, hiện nước mặn trên tất cả các con sông lớn đã vào sâu trong nội địa trên 40km, có nơi 55km. Trên sông Cửa Đại (sông Tiền), nước mặn đã tràn đến các xã Giao Hòa, Giao Long, An Hóa (huyện Châu Thành). Trên sông Cổ Chiên, nước mặn đã tràn đến xã Thành Thới B (huyện Mỏ Cày), các xã Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung (huyện Chợ Lách, 55km). Trên sông Hàm Luông, nước mặn đã xâm nhập đến Vàm Mỹ Hóa, thuộc phường 7, thị xã Bến Tre. Đặc biệt, độ mặn trên các sông Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên đã tăng lên đáng lo ngại, từ 22,5 đến 27‰, nay đã tăng lên từ 25 đến 29‰. Hiện, nhiều huyện ven biển đã thiếu nước ngọt cục bộ, người dân phải mua nước ngọt để ăn uống với giá cao. Tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang), các hồ, giếng nước ngọt đã cạn kiệt. Tại xã đảo Nam Du và An Sơn, huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang), giếng khơi, giếng đào trên đảo đã bị xâm ngập mặn, hoặc nước ngọt còn rất ít, đã làm cho hàng ngàn hộ dân thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Cả 2 xã đảo chỉ trông cậy vào nguồn nước ngọt duy nhất, ít ỏi, tại khu vực Bãi Giếng (xã An Sơn), nhưng không đủ dùng. Có lúc, người dân phải mua nước ngọt với giá 150.000 đồng/m 3 . [Nguồn: Cổng thông tin điện tử, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (24/3/2008)] Một khó khăn khác là tài nguyên nước trên lãnh thổ nước ta phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Bình quân toàn lãnh thổ lượng mưa năm là 1.944mm. Tuy nhiên lượng mưa này phân bố không đều theo không gian. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 70 [...]... 53 51 44 100 57 171 547 2 54 518 58 71 Huế 179 88 19 52 61 13 54 Đà Nẵng 98 34 2 9 69 2 127 346 3 94 619 279 2 54 Quy Nhơn 55 35 166 42 106 30 70 Pleiku - - 46 65 152 202 649 526 330 202 2 4 Đà Lạt 26 16 102 89 176 166 165 281 349 309 19 - Nha Trang 9 38 168 4 24 158 179 61 98 Vũng Tàu - - 22 72 202 249 219 190 169 252 19 120 69 - - 116 231 3 24 475 45 0 3 74 241 80 27 Cà Mau 4 5 6 5 7 7 8 9 47 6 510 40 6 239...Chương II: Tài nguyên nước mặt Bảng 2.3 Lượng mưa tại một số địa phương (mm) Các tháng trong năm Địa phương 1 2 3 Lai Châu - 33 25 Sơn La - 36 Tuyên Quang 1 Hà Nội 10 11 12 123 243 40 2 378 291 163 42 25 2 37 87 152 223 262 305 58 39 12 1 15 14 65 263 115 45 9 45 5 94 58 50 7 - 25 31 18 140 97 247 3 54 183 28 116 1 Bãi Cháy 2 10 48 43 49 198 46 4 666 80 50 86 1 Nam Định 2 34 28 24 220 1 24 186 327 102... cứu về tài nguyên nước của Việt Nam do Viện Quy hoạch thủy lợi hợp tác với Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á thực hiện năm 1996 thì năm 1990 lượng tài nguyên nước được sử dụng ở nước ta mới chỉ có 50 tỷ Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 76 Chương II: Tài nguyên nước mặt m3/năm (chiếm 6% tổng tài nguyên nước) , trong đó 92% được dùng cho nông nghiệp, 5% cho công nghiệp và 4% cho cấp nước. .. cơ có thể gây ảnh hưởng đến tài nguyên nước mặt tại Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 77 Chương III: Tài nguyên nước ngầm CHƯƠNG III: TÀI NGUYÊN NƯỚC NGẦM III.1 SỰ XUẤT HIỆN NƯỚC NGẦM III.1.1 Một số khái nệm về nước ngầm Nước ngầm là một bộ phận của chu trình thủy văn Nước xâm nhập vào các hệ đất đá từ mặt đất hoặc từ các bộ phận nước mặt Sau đó nó vận động một... lý) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 79 Chương III: Tài nguyên nước ngầm III.1.2 Phân loại hệ tầng ngậm nước Dựa trên tính ngậm nước và chuyển nước để chia các hệ tầng ngậm nước: - Hệ ngậm nước: hệ địa chất trong đó có thể chứa nước trong các lổ rỗng và chuyển động như cát, cuội, sỏi, đá cát - Hệ ngậm nước yếu: hệ địa chất có tính chứa nước và dẫn nước kém như đất thịt, đất sét pha cát - Hệ ngậm nước. .. xảy ra 1 đỉnh phụ, đỉnh phụ thấp hơn đỉnh chính Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 72 Chương II: Tài nguyên nước mặt Tổng lưu lượng lũ trung bình toàn vùng ĐBSCL khoảng 38.000 m3/s Những năm lũ lớn có thể đạt 40 .000 ÷ 45 .000 m3/s Tổng lượng lũ vào ĐBSCL khoảng 350 ÷ 40 0 tỷ m3 Mức nước ở Tân Châu cao hơn Châu Đốc khoảng 40 ÷ 60 cm, vì vậy có sự chuyển nước từ sông Tiền sang sông Hậu qua các kênh nối... 211. 141 ha lúa bị ngập, thiệt hại 4. 405 tỷ đồng [Nguồn: Thanh Tặng (10/2008)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 73 Chương II: Tài nguyên nước mặt Trong khi nhiều vùng đất phải đối mặt với những cơn lũ dữ, nhiều khu vực khác lại đang ngày ngày “Cầu trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày…” Hạn hán là một hệ quả khác trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước Hạn hán cũng là thiên tai gây... cà phê, 50 ha mía cũng trong cảnh khát nước Kon Tum đã trích 100 triệu đồng từ ngân sách của tỉnh để mua 5 máy bơm và nhiên liệu phục vụ cho việc bơm nước tưới tiêu Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 74 Chương II: Tài nguyên nước mặt [Nguồn: Như Trang (19 /4/ 2003)] Một khó khăn khác là chất lượng nguồn nước đang ngày càng giảm sút, trong khi đó nhu cầu về nguồn nước sử dụng ngày càng tăng Với sự phát... người dân, khi bị tố cáo là làm ô nhiễm Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 75 Chương II: Tài nguyên nước mặt sông Thị Vải làm chết cá tôm của các hộ dân, ngư dân địa phương Cách nay hơn 2 năm, giữa năm 2006, Công ty Vedan lại dính vào scandal, khi Thanh tra Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong lần kiểm tra hàng loạt các doanh nghiệp đóng trên địa bàn được cho là đã xả thải xuống... , nước dưới đất khi khai thác có thể phục hồi trữ lượng Đây là đặc điểm riêng và cơ bản nhất của trữ lượng nước dưới đất Trữ lượng nước dưới đất được tính bằng m3/ngày Trữ lượng khai thác nước dưới đất được đảm bảo bởi trữ lượng tĩnh tự nhiên, trữ lượng động tự nhiên, trữ lượng bổ sung, trữ lượng tĩnh nhân tạo và trữ lượng động nhân tạo Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 78 Chương III: Tài nguyên nước . 93,000 44 ,00 137,000 Sông Mã - Chu 28 .40 0 15,760 4, 34 20,100 Sông Cả 27.200 19 ,46 0 4, 74 24, 200 Sông Gianh 4. 680 8, 140 8, 140 Sông Quảng Trị 2.660 4, 680 4, 680 Sông Hương 2.830 5, 640 5, 640 Sông. Hà Nội - 25 31 18 140 97 247 3 54 183 28 116 1 Bãi Cháy 2 10 48 43 49 198 46 4 666 80 50 86 1 Nam Định 2 34 28 24 220 1 24 186 327 102 60 1 6 Vinh 27 53 51 44 100 57 171 547 2 54 518 58 71 Huế. vụ cho việc bơm nước tưới tiêu. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 74 Chương II: Tài nguyên nước mặt [Nguồn: Như Trang (19 /4/ 2003)] Một khó khăn khác là chất lượng nguồn nước đang ngày càng

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:21

Mục lục

  • THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

  • DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

  • CHƯƠNG I: TÀI NGUYÊN NƯỚC

    • I.1. NHU CẦU VỀ NƯỚC

      • I.1.1. Môi trường nước tự nhiên

      • I.1.2. Nhu cầu sử dụng nước

      • I.1.3. Nhu cầu nước trong tương lai

      • I.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC - LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC

        • I.2.1. Chu trình thủy văn

          • a) Định nghĩa

          • I.2.2. Đánh giá tài nguyên nước

          • I.3.2. Phương trình cân bằng nước thông dụng

          • I.3.3. Phương trình cân bằng nước một lưu vực trong một thời đoạn bất kỳ

            • a) Lưu vực kín

            • b) Lưu vực hở

            • I.3.4. Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm

            • I.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

              • I.4.1. Khoa học quản lý môi trường

              • I.4.2. Quản lý tài nguyên nước

                • 1. Yêu cầu quản lý

                • 2. Giáo dục trong cộng đồng

                • 3. Tăng cường khả năng tự làm sạch của nguồn nước

                • I.4.3.Các chính sách liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam

                  • a) Các chính sách và chiến lược cấp quốc gia

                  • b) Các thể chế chính trong quản lý nguồn nước

                  • c) Các tiêu chuẩn về chất lượng nước

                  • I.5. CÂU HỎI ÔN TẬP

                  • CHƯƠNG II: TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

                    • II.1. SỰ HÌNH THÀNH DÒNG CHẢY SÔNG NGÒI

                      • II.1.1. Hệ thống sông ngòi

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan