Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
876,31 KB
Nội dung
Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước VI.3. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO IWRM VI.3.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng 8 a) Định nghĩa Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất và nước, rừng và động vật hoang dã và nguồn lợi thủy sản. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng trong sử dụng nước lần đầu tiên được giới thiệu chính thức tại Hội nghị Thế giới về Nước 1977 (Argentina) cho chương trình quốc tế Thập kỷ về cung cấp nước sạch và vệ sinh trong những năm 1980. Sau đó, ý tưởng về quản lý nước bởi cộng đồng và phi tập trung hóa trong cấp nước tiếp tục được thử nghiệm, củng cố và lan rộng trong thập kỷ 1990, đặc biệt là ở các nước đang phát triển sau các sự kiện Hội nghị tư vấn toàn cầu về nước sạch tổ chức ở New Delhi (1990) và Tuyên bố Dublin về nước và phát triển bền vững (1992) và Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất ở Rio de Janiero (1992). Gần đây, một trong sáu tuyên bố chính thức của Hội nghị quốc tế về nước ngọt ở CHLB Đức (2001) đã xác nhận tầm quan trọng của quản lý dựa vào cộng đồng rằng: “Phi tập trung hóa là cốt lõi. Địa phương là nơi để chính sách quốc gia đáp ứng nhu cầu của cộng đồng”. Nguyên tắc cốt lõi của quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng, dù tồn tại dưới hình thức nào, vẫn là sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy trì các hệ thống cấp nước mà cộng đồng được hưởng lợi. Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng có ba khía cạnh chính gồm: - Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ tham dự vào hệ thống cấp nước để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành công. - Quyền lực: với tư cách vừa là người sử dụng vừa là người quản lý tài nguyên nước, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến kiểm soát, vận hành và duy trì tài nguyên nước và hệ thống cấp nước đi kèm. - Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ các quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này đề cập đến năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính, sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nước. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng là một quá trình quản lý hiệu quả có sự tham gia của cộng đồng với vai trò là trung tâm của hệ thống quản lý nước. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế và năng lực địa phương, và công nghệ được sử dụng. Mô hình này có thể xác lập dưới dạng các hội người tiêu dùng và các nhóm hành động cộng đồng ở khu vực thành thị cho đến các nhóm sử dụng nước và hợp tác xã thủy lợi ở vùng nông thôn (Bandaragoda, 2005). 8 Tham khảo chi tiết: Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tĩnh (2006) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 181 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng không hàm ý cộng đồng phải có trách nhiệm đối với tất cả các khía cạnh trong hệ thống nước mà họ đang sử dụng. Họ có thể tham gia vào một, một vài hoặc tất cả công việc quản lý, vận hành, kỹ thuật và tài chính của một hệ thống cấp nước. Theo Bruns (1997), mức độ tham gia của cộng đồng rất đa dạng, từ việc đơn thuần chia sẻ thông tin về kế hoạch nước, cho đến thảo luận để đưa ra các ý tưởng; hoặc từ việc tham gia như hình thức “nhân công giá rẻ” hoặc “chia sẻ chi phí”, hoặc tham gia để xây dựng quyết định dựa trên sự đồng thuận đến chuyển giao trách nhiệm và quyền để kiểm soát hệ thống tại địa phương. b) Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt nam: góc nhìn từ chính sách và thể chế Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã có lịch sử từ lâu, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ - nơi hàng năm lũ lụt từ sông Hồng và sông Mê-Kông thường gây ra nhiều thiệt hại cho người, tài sản, mùa màng và đất đai. Nhờ sự tham gia của cộng đồng, hàng ngàn đê, đập, hồ chứa nước nhân tạo, kênh mương và giếng làng đã được xây dựng tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, bản chất của sự tham gia của cộng đồng trong quản lý nước có sự khác biệt tương ứng với điều kiện kinh tế xã hội, môi trường thể chế chính trị và tổ chức xã hội của đất nước ở từng giai đoạn. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu quá trình chuyển đổi kinh tế năm 1986, Chính phủ đã liên tục đề cao sự tham gia và đóng góp của cộng đồng và các ngành trong mọi lĩnh vực phát triển của đất nước, kể cả khai thác, sử dụng, xử lý, cung cấp và bảo vệ nguồn nước. Điều này được biết đến dưới khái niệm “xã hội hóa” như là một phương châm hành động với khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giao đầy đủ trách nhiệm quản lý nước cho cộng đồng thì hầu như chưa được xem xét đến. Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào năm 1998. Về vấn đề sở hữu, Luật này quy định tài nguyên nước là tài sản của tất cả mọi người và được Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 1). Điều này có nghĩa nước là tài sản chung. Luật cũng quy định mọi tổ chức hoặc cá nhân đều có quyền khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho đời sống và sản xuất, đồng thời họ cũng phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, trong luật này không có từ nào nhắc đến “sự tham gia của cộng đồng” hoặc “quản lý bởi cộng đồng” đối với tài nguyên nước. Một bước tiến khi quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng được chính thức đề xuất trong Chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/4/2006. Chiến lược này nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng là một biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững. Chiến lược này nhấn mạnh: (1) huy động sự tham gia của nhân dân nhằm bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vùng đông dân cư và các vùng đang bị ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng; (2) xây dựng các cơ chế phù hợp huy động khả năng của cộng đồng trở thành những người hỗ trợ chính cho việc giám sát bảo vệ nguồn nước và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và suy thoái; (3) tăng cường sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các kế hoạch lưu vực sông và dự án về tài nguyên nước. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 182 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước Ngày nay đã có nhiều loại hình thể chế cộng đồng về quản lý và cung cấp nước ở Việt Nam. Với xu hướng “xã hội dân sự” đang phát triển trong nước, sẽ có nhiều tổ chức cộng đồng hơn ra đời trong tương lai, và chắc chắn xu hướng này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các cộng đồng tham gia vào các hoạt động quản trị xã hội và quản lý tài nguyên. Đặc biệt ở hai lĩnh vực hiện nay cộng đồng đã tham gia - quản lý công trình thủy lợi phục vụ nước cho sản xuất nông nghiệp, và cấp nước sinh hoạt nông thôn. VI.3.2. Quản lý nước theo lưu vực sông 9 a) Khái niệm Quản lý lưu vực sông là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các lưu vực sông. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người. Trên thế giới, kể từ sau Hội nghị Dublin (1992) và Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và phát triển của thế giới họp tại Rio de Janiero (1992), phần lớn các nước trên thế giới đều trong tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước với việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý nước càng được chú trọng và được coi là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, điều phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước giữa các vùng, các khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sông. Nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng nhất của lưu vực sông. Việc sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái lưu vực nên quản lý nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người đến tài nguyên và môi trường sống. Quản lý nước theo địa giới hành chính là phương thức truyền thống vẫn phổ biến trên thế giới nhiều thế kỷ gần đây và vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Ở nước ta cũng vậy, điều 58 của Luật Tài nguyên nước đã giao nhiệm vụ quản lý nước thuộc trách nhiệm của bộ máy hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, để phát triển bền vững thì nước cũng cần thiết phải được quản lý theo lưu vực sông. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, điều 64 của Luật Tài nguyên nước đã thể chế hóa về quản lý lưu vực sông bằng việc quy định nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông và việc thành lập cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực sông đối với các lưu vực sông lớn ở nước ta. Việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông là một xu thế và định hướng mà nước ta sẽ phải thực hiện trong các giai đoạn tới. Tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trong bối cảnh của nước ta thì việc thực hiện trong thực tế không phải dễ dàng, sẽ có nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu để từng bước giải quyết. Phương hướng chung là phải tiếp cận 9 Tham khảo chi tiết với Nguyễn Văn Thắng Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 183 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước kinh nghiệm của các nước trên thế giới và nghiên cứu vận dụng với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các lưu vực sông ở nước ta, thông qua trao đổi rộng rãi để tìm ra một mô hình hợp lý. Việc thực hiện quản lý nước theo lưu vực sông luôn gắn chặt với việc thành lập trên lưu vực một tổ chức có vai trò chủ yếu là điều hành tất cả các hoạt động có liên quan đến sử dụng nước và các yếu tố liên quan đến nước, bảo vệ môi trường lưu vực sông, gọi chung là Tổ chức lưu vực sông (TCLVS). Việc thành lập TCLVS không có gì khó khăn vì đã được thể chế hóa trong Luật Tài nguyên nước. Tuy nhiên, xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ cũng như hình thức của TCLVS, xây dựng các cơ chế cho tổ chức này có thể hoạt động được một cách hiệu quả mới là vấn đề quan trọng, tránh tình trạng TCLVS thành lập chỉ mang tính hình thức mà không triển khai được hoạt động và không phát huy vai trò của mình trong thực tế. b) Một số kinh nghiệm của thế giới về quản lý lưu vực sông Hiện nay việc đổi mới thể chế trong QLLVS ở các nước thường tập trung vào hai việc: (1) thành lập các tổ chức quản lý ở cấp lưu vực, và (2) đổi mới các hoạt động liên quan đến quản lý nước ở lưu vực sông như xây dựng cơ chế phối hợp, đổi mới pháp chế, thiết kế lại các công cụ kinh tế trong chính sách nước (như giá nước, thuế, trợ cấp), thiết kế lại các tổ chức kinh tế (các tổ chức dịch vụ công, các tổ chức cung cấp dịch vụ, thị trường nước, chuyển giao quản lý tưới cho các tổ chức dùng nước). Trên thế giới đã có hàng trăm các TCLVS được thành lập. Các tổ chức này có cơ cấu tổ chức và chức năng không hoàn toàn giống nhau tùy thuộc vào mỗi nước và điều kiện các lưu vực sông. Sự khác nhau thường tập trung vào các điểm chính: hình thức tổ chức, chức năng, mức độ tham gia trong quản lý nước của TCLVS, phương thức hoạt động, cơ chế tài chính. - Về hình thức của TCLVS: Các hình thức của TCLVS trên thế giới có thể quy thành ba loại phổ biến như sau: cơ quan thủy vụ lưu vực sông; ủy hội lưu vực sông, hội đồng lưu vực sông. o Cơ quan thủy vụ lưu vực sông: là hình thức TCLVS có đầy đủ quyền hạn và phạm vi quản lý lớn nhất. Ví dụ Cơ quan thủy vụ thung lũng Tennessce (Mỹ), Cơ quan thủy vụ Núi tuyết (Úc) Đây là những tổ chức liên ngành lớn, tiếp nhận hầu hết các chức năng của các cơ quan hiện hữu, trong đó bao gồm tất cả chức năng điều hành và quản lý nước. Hình thức này có thể áp dụng đối với các lưu vực có nhiệm vụ phát triển lớn. o Ủy hội lưu vực sông: là mô hình thấp hơn cơ quan thủy vụ lưu vực sông về quyền hạn cũng như sức mạnh của tổ chức và ảnh hưởng của nó trong quản lý lưu vực sông. Một Ủy hội lưu vực sông thường bao gồm một hội đồng quản lý đại diện cho tất cả các bên quan tâm và có một văn phòng kỹ thuật chuyên sâu hỗ trợ. Ủy hội lưu vực sông liên quan chủ yếu đến xây dựng chính sách, lập quy hoạch phát triển lưu vực, xây dựng thủ tục và kiểm soát sử dụng nước. Ủy hội có thể điều chỉnh các vấn đề sử dụng nước liên quan đến nhiều tỉnh, thông qua các chính sách liên quan đến nước của lưu vực sông, xây dựng các cơ sở dữ liệu, thông tin và mô Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 184 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước hình phù hợp về các vấn đề quản lý trên quy mô toàn lưu vực. Một số Ủy hội lưu vực sông nắm cả chức năng vận hành (có thể cả đầu tư ) đối với những công trình lớn, còn hầu hết việc vận hành và quản lý hàng ngày các công trình và hệ thống cung cấp dịch vụ nước là công việc của các tỉnh nằm trong lưu vực. Một Ủy hội như vậy có thể giám sát việc thực hiện các chiến lược, vận hành và quản lý các công trình thủy lợi, thủy điện chủ chốt. Ví dụ về loại tổ chức này như Ủy hội sông Murray- Darling (Úc), Ủy hội sông Mê-Kông o Hội đồng lưu vực sông: là mô hình yếu hoặc có ít quyền lực nhất hiện nay. Hội đồng lưu vực sông hoạt động chỉ như là một diễn đàn mà tại đó chính quyền liên bang, các tiểu bang, cũng như đại diện các hộ dùng nước chia sẻ trách nhiệm phân phối nước, thúc đẩy toàn diện quản lý nước tại cấp lưu vực. Các Hội đồng lưu vực sông thường hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Hình thức này có vai trò giới hạn trong quy hoạch dài hạn, điều phối các vấn đề chính sách và chiến lược cấp cao, không có vai trò vận hành hoặc quản lý hàng ngày. Ví dụ về hình thức này như Hội đồng lưu vực sông Lerma - Chapala được thành lập năm 1993 (Mexico). - Về chức năng và nhiệm vụ: Quản lý nước theo lưu vực sông có sự khác biệt so với quản lý nước theo địa giới hành chính của các tỉnh ở chỗ phạm vi xem xét và giải quyết của quản lý nước ở đây là trên toàn bộ lưu vực sông, trong đó chức năng của quản lý nước có thể bao gồm hai loại: đề ra các tiêu chuẩn, kiểm tra, điều hành các tổ chức chịu trách nhiệm quản lý vận hành các công trình khai thác sử dụng nước; quản lý và điều hành về tài nguyên nước trên toàn bộ lưu vực sông. Việc xác định các chức năng và nhiệm vụ của TCLVS phải tương xứng với yêu cầu quản lý của lưu vực sông trong thực tế, trong đó chú trọng những yêu cầu cốt yếu. Với một lưu vực sông cụ thể tùy theo tình hình thực tế và yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn một số chức năng chính và tối cần thiết để thực hiện trước. Các chức năng khác có thể đưa vào trong tiến trình thực hiện các giai đoạn sau. Có thể thấy rằng gần như tất cả các TCLVS đều có chức năng lập quy hoạch quản lý lưu vực và bổ sung điều chỉnh quy hoạch này trong quá trình thực hiện. Ngoài quy hoạch, TCLVS có thể tham gia vào quản lý nước cũng như vận hành hệ thống công trình khai thác sử dụng tài nguyên nước nhưng với các mức độ khác nhau tùy theo hình thức của TCLVS. Trong thực tế, các TCLVS đều tập trung vào việc xây dựng và phát triển các chiến lược, chính sách, phân chia và điều phối sử dụng nước trong phạm vi lưu vực; có ít các TCLVS tham gia trực tiếp vào quản lý vận hành các công trình cụ thể mà việc này thường dành cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính đảm nhiệm. Từ chức năng có thể xác định cụ thể các nhiệm vụ của TCLVS trong quy hoạch và quản lý nguồn nước của lưu vực sông. - Về quyền hạn của TCLVS: quyền hạn của TCLVS phải được thể chế hóa trong các văn bản của nhà nước và phải tương xứng với nhiệm vụ trong quản lý nước của TCLVS được nhà nước giao cho. Trong thực tế có TCLVS tập trung rất nhiều quyền lực và đảm nhiệm phần lớn các nội dung của quản lý nước kể cả điều tra quan trắc các số liệu khí tượng thủy văn, số liệu chất lượng nước, đầu tư xây dựng và quản lý Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 185 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước vận hành các công trình sử dụng nước vừa và lớn (chẳng hạn các Tổ chức quản lý lưu vực các sông lớn của Trung quốc như sông Trường Giang, Hoàng Hà…). Ngược lại cũng có TCLVS có rất ít quyền hạn trong quản lý nước mà chỉ đóng vai trò như là một tổ chức tư vấn đóng góp các ý kiến về quản lý lưu vực sông cho các cấp chính quyền, không tham gia bất kỳ các hoạt động quản lý nước cụ thể nào. - Cơ chế tài chính: hoạt động của TCLVS cần có nguồn kinh phí ổn định lâu dài. Nguồn tài chính này có thể dựa trên sự trợ giúp của nhà nước, các tổ chức quốc tế hoặc đóng góp tài chính của các tỉnh, các hộ dùng nước được hưởng lợi trên lưu vực sông. Trong thực tế phần lớn các tổ chức lưu vực sông trên thế giới được trích một phần nguồn thu từ thuế tài nguyên nước và phí ô nhiễm nước cho các hoạt động quản lý của mình. - Thành phần tham gia: TCLVS còn là một diễn đàn để tất cả các bên liên quan trao đổi, thảo luận, giải quyết các tranh chấp và tìm tiếng nói chung trong quản lý sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Vì thế, TCLVS cần có sự tham gia của tất cả các thành phần liên quan đến quản lý nước và phải có đầy đủ quy chế cho thực hiện sự tham gia này. Các thành phần tham gia trong một TCLVS thường bao gồm cơ quan quản lý cấp Trung ương, đại diện của các tỉnh và địa phương, đại diện của các Bộ và ngành dùng nước, đại diện của cộng đồng các người dùng nước. Tùy theo chức năng và nhiệm vụ của mỗi TCLVS mà mức độ tham gia của các thành phần này có thể khác nhau, tạo nên đặc điểm riêng về hoạt động của mỗi tổ chức lưu vực sông. c)Áp dụng quản lý nước theo lưu vực sông ở Việt Nam Về vấn đề quản lý các lưu vực sông ở nước ta, ngoài các lưu vực sông lớn như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, lưu vực sông Mê-Kông, nước ta còn một số các lưu vực sông tương đối lớn chảy qua nhiều tỉnh như sông Đồng Nai, sông Mã, sông Cả, sông Sre-pok, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Ba, sông Cái Phan Rang Các lưu vực sông này đang tồn tại nhiều vấn đề trong quy hoạch cũng như quản lý nguồn nước nên cũng rất cần nghiên cứu các mô hình quản lý lưu vực thích hợp. - Về yêu cầu đối với Tổ chức lưu vực sông ở nước ta: để TCLVS sau khi thành lập có thể hoạt động được, các TCLVS cần có hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện và bối cảnh của lưu vực sông của nước ta. Nhiệm vụ của TCLVS không được trùng lặp với nhiệm vụ của các tổ chức khác trên lưu vực sông, đặc biệt là nhiệm vụ quản lý nước của hệ thống quản lý nước hiện hành của các tỉnh trên lưu vực. TCLVS cần có cơ chế phù hợp để có thể phối hợp hoạt động với các cơ quan và tổ chức khác trong quản lý sử dụng nước, nhất là với hệ thống quản lý theo địa giới hành chính hiện hành. TCLVS phải là một diễn đàn mở rộng cho tất cả các thành phần liên quan đến quản lý nước và môi trường tham gia trao đổi các ý kiến và thống nhất cách giải quyết các mâu thuẫn trong quản lý nước, trong đó phải coi trọng sự tham gia của cộng đồng. Điều này phải được thể hiện trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của TCLVS. - Về chức năng lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông: việc lập, trình duyệt và theo dõi thực hiện quy hoạch lưu vực sông là một trong những chức năng cần có của các TCLVS. TCLVS là tổ chức phù hợp nhất đảm nhiệm công tác quy hoạch lưu vực sông để xác định các chính sách và chiến lược thực hiện quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên môi trường liên quan khác, quản lý và bảo vệ lưu vực sông. Điều này cũng phù hợp với Luật Tài nguyên nước cũng như chức năng Nhà nước đã giao cho các Ban quản lý quy hoạch các lưu Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 186 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước vực sông đã thành lập ở nước ta như lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Mê-Kông, sông Đồng Nai. - Về chức năng quản lý nước cũng như mức độ tham gia trong quản lý nước: các TCLVS của nước ta có cần tham gia trong quản lý nước của lưu vực hay không và nếu có thì nên ở mức độ nào là phù hợp? Có thể thấy rằng các lưu vực sông của nước ta đang có nhiều tồn tại và bức xúc trong quy hoạch và cả trong quản lý nguồn nước cần phải tháo gỡ. Đây là hậu quả của cách quản lý riêng rẽ theo địa giới hành chính từ nhiều năm qua để lại đến ngày nay. Hiện tại nhà nước đã phân cấp cho hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính chịu trách nhiệm quản lý nước tại các tỉnh và địa phương, nhưng bao quát và giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn nước trên toàn bộ lưu vực sông cả về số lượng và chất lượng thì gần như chưa có cơ quan chịu trách nhiệm (chẳng hạn vấn đề phân chia hợp lý nguồn nước giữa các ngành dùng nước, giữa các khu vực, thượng lưu và hạ lưu, duy trì dòng chảy trên dòng chính và yêu cầu nước cho hệ sinh thái ). Điều này sẽ gây trở ngại rất nhiều cho việc thực hiện các nguyên tắc về quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững tài nguyên nước trên lưu vực và chỉ có thể giải quyết được khi trao chức năng này cho tổ chức lưu vực sông. - Về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của TCLVS: là một tổ chức có vị trí độc lập, có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với hoạt động điều phối, theo dõi giám sát và tư vấn cho nhà nước và các tỉnh về các hoạt động sử dụng nước và xâm phạm đến tài nguyên nước. Có sự tham gia đầy đủ của các thành phần liên quan thông qua các đại diện có vị trí tương xứng trong Ban hay Hội đồng điều hành của TCLVS. Hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro của các tỉnh và các ngành dùng nước trên lưu vực. TCLVS cần sử dụng quyền lực của các Tỉnh, Bộ và ngành liên quan thông qua vai trò và vị trí của các thành viên đại diện của tỉnh, Bộ và ngành tham gia trong Hội đồng đại diện của TCLVS để thực hiện các quyết định điều phối và quản lý. Các phân tích trên cho thấy việc giao trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước trong phạm vi toàn bộ lưu vực sông cho các TCLVS của nước ta như phần lớn các TCLVS trên thế giới thường đảm nhận là rất cần thiết để khắc phục các tồn tại của cách quản lý nước riêng rẽ theo địa giới hành chính hiện hành. Tuy nhiên, để không chồng chéo thì các TCLVS ở nước ta không nên tham gia vào các hoạt động quản lý khai thác và sử dụng nước của hệ thống quản lý nước theo địa giới hành chính hiện hành mà TCLVS chỉ nên đóng vai trò theo dõi, kiểm soát và trợ giúp cho hoạt động quản lý nước của các tỉnh và địa phương trên lưu vực sông hài hòa với nhau, vì quyền lợi riêng của các tỉnh cũng như cả lợi ích chung của toàn bộ lưu vực sông. Mặt khác, chỉ có được giao cho tham gia trực tiếp vào việc chỉ đạo, điều phối và kiểm soát việc sử dụng nước trên lưu vực sông thì TCLVS mới có vai trò và ảnh hưởng rõ rệt tới phát triển của lưu vực sông và hơn nữa có thể sử dụng một phần các nguồn thu về thuế, phí tài nguyên nước cho các hoạt động thường xuyên của TCLVS. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 187 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước Khung 6.1 Cứu nguy sông Sài Gòn - cần một giải pháp tổng hợp Sông Sài Gòn với chiều dài gần 110km, chảy qua 3 tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng nhất cho hơn 10 triệu dân trong lưu vực, đang bị nước thải từ các hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và cả sinh hoạt từ các khu dân cư đầu độc ở mức độ báo động khẩn cấp. Với viễn cảnh này thì chẳng bao lâu nữa sông Sài Gòn có thể sẽ trở thành sông Thị Vải thứ hai như Giáo sư - tiến sĩ Lâm Minh Triết đã nhận định: “nếu không cương quyết thực hiện (việc bảo vệ nguồn nước) thì sông Sài Gòn cũng sẽ trở thành “dòng sông chết” trong tương lai gần”. Nhiều cuộc hội thảo đã diễn ra, nhưng những gì các nhà khoa học nêu ra đến nay chỉ dừng lại với việc và cảnh báo tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn và xác định các nguyên nhân chứ chưa có liều thuốc cụ thể cho căn bệnh ô nhiễm này. Vậy liệu có giải pháp tổng thể nào cho vấn đề này không? Với một dòng sông như sông Sài Gòn - chảy qua địa phận nhiều tỉnh, để giải quyết vấn đề ô nhiễm thì việc quản lý không thể thực hiện đơn giản phân khúc địa lý theo kiểu hành chính được. Rõ ràng là “nước chảy bèo trôi”, một sự cố gây ô nhiễm ở Tây Ninh, Bình Dương (thượng lưu) có thể dễ dàng lan tỏa tới TP. Hồ Chí Minh (hạ lưu). Chuyện ô nhiễm kênh Ba Bò là một ví dụ sống động nhất. Việc chỉ lo xử lý nước sông ở tại TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ là giải quyết phần ngọn, không bao giờ giải quyết dứt điểm được vấn đề. Do đó, cần thực hiện ngay việc quản lý tổng hợp sông Sài Gòn theo lưu vực. Việc quản lý tổng hợp sông theo lưu vực là một vấn đề đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối của thế kỷ 20 và phát triển rất mạnh trong vài thập kỷ gần đây. Hiện nay trên thế giới đã có hàng trăm các tổ chức quản lý lưu vực sông được thành lập để quản lý tổng hợp lưu vực sông IRBM, đó là một quá trình bao gồm quản lý kết hợp gìn giữ và phát triển thống nhất tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan khác trong lưu vực nhằm tối ưu hóa các lợi ích về kinh tế, xã hội có được từ nguồn nước; giúp nhận diện, ngăn ngừa, xử lý các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, bảo đảm tính bền vững của hệ thống môi trường của toàn lưu vực. Vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông ở đây phải bao gồm: - Việc quản lý, bảo vệ, trồng mới rừng đầu nguồn sông Sài Gòn, góp phần bảo đảm cho sông có nguồn nước sạch và ổn định; - Việc quy hoạch xây dựng các công trình dọc theo dòng sông, đặc biệt là việc xây dựng các cơ sở sản xuất có khả năng gây ô nhiễm; - Việc sử dụng nguồn nước cho tất cả các mục đích: công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi trồng trọt, nước cấp sinh hoạt, thủy điện… góp phần duy trì nguồn nước được dồi dào, ổn định theo mùa; - Việc sử dụng nguồn nước cấp và quan trọng hơn là nước thải ra trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp (nước chảy tràn do mưa, nước xả ra từ ruộng có thể chứa một lượng thuốc bảo vệ thực vật đáng kể); nước thải từ hoạt động mang tính chất dịch vụ như y tế (bệnh viện), du lịch (khách sạn, nhà hàng), chợ… và cả nước Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 188 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư. Dần dần tiến đến xử lý cả nước thải sinh hoạt, không cho phép thải trực tiếp vào sông. Thực hiện điều này sẽ giúp đảm bảo nước được sử dụng hợp lý, bền vững, đồng thời hạn chế được nguồn gây ô nhiễm đối với sông Sài Gòn. - Và quan trọng nhất là: quản lý nước thải và xử lý nước thải từ các khu công nghiệp. Cần có biện pháp buộc các khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải chung cho toàn khu; các nhà máy phải đấu nối dẫn nước thải về hệ thống xử lý; với nhà máy có trạm xử lý riêng thì cần tăng cường kiểm tra chất lượng nước thải; - Quản lý, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước trong lưu vực giữa các nhóm lợi ích khác nhau (như nuôi trồng thủy sản với hoạt động sản xuất, trường hợp Vedan và các hộ nuôi tôm, cá là một ví dụ). Để thực hiện tốt việc quản lý tổng hợp sông Sài Gòn theo lưu vực cần có một bộ máy hiệu quả. Cụ thể là cần có một Ủy ban Lưu vực sông Sài Gòn đủ mạnh bao gồm đại diện các tỉnh, các ngành và cả đại diện người dân có lợi ích chung trên lưu vực và được hoạt động độc lập trên cơ sở Luật Tài nguyên nước và Luật Môi trường. Đứng đầu Ủy ban sẽ là một Chủ tịch UBND tỉnh, thành và hoạt động theo chế độ luân phiên. Ủy ban sẽ làm nhiệm vụ xây dựng, quản lý quy hoạch lưu vực sông, điều phối tài nguyên nước, môi trường trên toàn lưu vực trên cơ sở tối ưu hóa đảm bảo hợp lý lợi ích hợp lý giữa các lĩnh vực và các vùng dùng nước, bảo vệ và kiểm soát môi trường nước, hệ sinh thái rừng đầu nguồn, cập nhật bổ sung các phát sinh trong quá trình quản lý, cấp phép theo phân cấp. Ủy ban sẽ hoạt động bằng nguồn kinh phí đóng góp theo tỷ lệ lợi ích của các địa phương và các ngành sử dụng nước và chịu sự quản lý Nhà nước của ngành quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Bên cạnh đó, cần lưu ý một số công cụ hữu ích có thể sử dụng để tăng hiệu quả của việc quản lý chất lượng nước trong vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông là: - Mô hình hóa (modelling): là phương pháp sử dụng các công cụ toán học và tin học áp dụng vào môi trường để xây dựng phần mềm mô tả diễn biến chất lượng môi trường dưới tác động của một hay một số tác nhân có khả năng tác động đến môi trường. Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc mô tả, dự báo, kiểm soát ô nhiễm mà phương pháp quan trắc hoặc đo đạc thông thường khó thực hiện được. Phương pháp này cho phép thay thế một phần phương pháp quan trắc hoặc đo đạc thường đòi hỏi thời gian và kinh phí lớn. - Chỉ số chất lượng nước (WQI): có rất nhiều thông số về chất lượng nước (gồm các thông số hóa học như COD, BOD 5 , DO, pH, tổng N, các kim loại nặng…; các thông số vật lý như độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng…; các thông số sinh học như Colifom, Fecal streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí…). Việc có quá nhiều thông số chi phối, quyết định đến chất lượng nước như vậy dẫn đến việc với câu hỏi như chất lượng nước tuần này (hoặc hôm nay) thế nào thì khó có thể đưa ra được một câu trả lời ngắn gọn, súc tích (như: khá hay tốt chẳng hạn). Các nhà khoa học trong mấy thập kỷ gần đây đã đưa ra được một phương pháp cho phép giải quyết vấn đề đó: xây dựng và sử dụng WQI. Một số thông số đại diện quan trọng (theo đặc điểm nguồn nước, mục đích sử dụng) được chọn ra để khảo sát và tổng hợp thành một chỉ Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 189 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước số duy nhất: chỉ số chất lượng nước. Phương pháp này cho phép trả lời được câu hỏi tại một thời điểm nào đó chất lượng nước như thế nào, ví dụ WQI = 90 ÷ 100 điểm: loại I - rất tốt (không ô nhiễm hoặc ô nhiễm rất nhẹ); WQI = 80 ÷ 90 loại II - tốt (ô nhiễm nhẹ)… Hy vọng rằng, nếu được áp dụng thì giải pháp quản lý tổng hợp sông Sài Gòn theo lưu vực sẽ giúp kiểm soát và khắc phục dần tình trạng nguy kịch vì ô nhiễm của sông Sài Gòn, và xa hơn nữa sẽ giúp cho toàn lưu vực sông có được một sự phát triển bền vững trên cơ sở một dòng sông Sài Gòn xanh và sạch. [Nguồn: Nguyễn Văn Trung (11/2008)] VI.4. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các bài toán cơ bản về quy hoạch và quản lý nguồn nước? 2. Thế nào là công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước IWRM? Các thành phần cần xem xét khi tiến hành IWRM? 3. Tìm hiểu thêm về công tác quản lý nước theo lưu vực sông. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 190 [...]... xuất bản Nông nghiệp Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 192 Lê Trình, Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Quốc Bình, Phạm Văn Vĩnh (1992) Các phương pháp giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường Ban Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Cần Thơ Lê Trình (1997) Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước NXB Khoa học & Kỹ thuật Liên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất Công trình miền Bắc Thông báo động thái nước dưới đất năm 2007... công trình Bài giảng Đại Học Cần Thơ Lê Anh Tuấn (2002) Cẩm nang cấp nước nông thôn Đại Học Cần Thơ Lê Hoàng Việt (1999) Cơ sở Khoa học Môi trường Bài giảng Đại Học Cần Thơ Lê Hoàng Việt (2006) Nguyên lý các quy trình xử lý nước thải Giáo trình Đại Học Cần Thơ Lê Như Giang (2008) Ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp gia tăng Báo Lao động số 226 ra ngày 01 /10/ 2008 Lê Như Lai (23 /10/ 2008) Về tài nguyên nước. .. http://banqldash.thuathienhue.gov.vn/upload/Issues/Quan%20ly%20tai% Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 193 20nguyen%20nuoc%20theo%20luu%20vuc%20song.doc Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Danh Tĩnh (2006) Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Trung tâm Con người và Thiên nhiên PanNature Nguyễn Võ Châu Ngân (2004) Đánh giá thực trạng ô nhiễm nguồn nước khu vực phường 2 và kênh 8 Thước, thị xã Sóc Trăng - Mô hình thủy lực Đề tài. .. 2009 Thanh Tặng (10/ 2008) Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long http://vinhlong.agroviet.gov.vn/ tapchi.asp?sotc =10/ 2008&ID =104 0 Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Thế giới phụ nữ (2008) Ô nhiễm nước sinh hoạt: 20.000 người tử vong mỗi năm Trích http://www.bacninh.gov.vn/Story/KHCNMoiTruong/BaoVeMoiTruong/2008/7/12 875.html Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 194 Thông tấn... (19/4/2003) Hạn hán ở Tây Nguyên ngày càng khốc liệt http://vietbao.vn/ Xa-hoi/Han-han-o-Tay-Nguyen-ngay-cang-khoc-liet /108 15237/157/ Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Nguyễn Khắc Cường (1992) Thủy văn công trình Đại học Bách Khoa TP HCM Nguyễn Khắc Cường Môi trường và Bảo vệ Môi trường Giáo trình trường Đại học Kỹ Thuật TP HCM Nguyễn Quang Đoàn (2004) Thủy văn công trình Giáo trình trường Đại học Bách... fao.org/nr/water/aquastat/countries/viet_nam/index.stm Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Fred Pearce (2006) When the Rivers Run Dry: Water - The Defining Crisis of the Twenty-First Century Beacon Press Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 191 Freshley M D và Thorne P D (1992) Groundwater Contribution to Dose from Past Hanford Operations Report from Hanford Environmental Dose Reconstruction Project Gerard Kiely (1997)... Xuân Nghi (17/9/2008) Quanh việc Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải http://vneconomy vn/200809170344243P0C5/quanh-viec-vedan-gay-o-nhiem-song-thi-vai.htm Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 195 ... (2008) Bài giảng “Thủy văn Công trình Vĩnh Hưng Sự bí ẩn của hang động http://vietnam.vnanet.vn/Internet/vi-VN/49/130/7/ 5091/3/2007/Default.aspx Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 VOVNews (2008) Quản lý tài nguyên nước và những thách thức http://vovnews.vn /Home/Quan-ly-tai-nguyen-nuoc-va-nhung-thach-thuc/200812 /100 718.vov Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Water Environment Partnership in Asia State of... Bandaragoda D J (2005) Stakeholder participation in developing institutions for integrated water resources management: Lessons from Asia Working Paper 96 Colombo, Sri Lanka Biswas A K (1998) Water Resources Environmental Planning, Management, and Development Tata McGraw-Hill Publishing Company, New Delhi Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005) Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 Bruns B (1997)... Ngân (2007) Quản lý tài nguyên nước rừng đặc dụng Vồ Dơi Báo cáo giữa kỳ chương trình RESTOPEAT Cà Mau, Việt Nam Online Geography Resources Showcase Long Profiles and Valley Cross Sections http://www.geographyalltheway.com/ib_geography Truy cập ngày 23 tháng 01 năm 2009 Powell J (1975) Perspectives on water management Trích từ Ian G Coghill Readings in Geography Sorrett Melbourne Tr 79 109 Seckler D., . dự án về tài nguyên nước. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 182 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước Ngày nay đã có nhiều loại hình thể chế cộng đồng về quản lý và cung cấp nước ở Việt. văn, số liệu chất lượng nước, đầu tư xây dựng và quản lý Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 185 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước vận hành các công trình sử dụng nước vừa và lớn (chẳng. nhà hàng), chợ… và cả nước Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 188 Chương VI: Quản lý tổng hợp nguồn nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư. Dần dần tiến đến xử lý cả nước thải sinh hoạt, không