Cơn đau quặn thận docx

5 407 1
Cơn đau quặn thận docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cơn đau quặn thận Cơn đau quặn thận còn được gọi là "cơn đau bão thận", vì đây là cơn đau dữ dội, xuất hiện đột ngột mà nguyên nhân từ thận. Cơn đau bắt đầu từ vùng hông lưng một bên, làm bệnh nhân phải gò xương sống xuống để giảm đau. Sau đó cơn đau lan ra phía trước theo đường dưới sườn tại rốn và xuống tận cơ quan sinh dục ngoài như bìu ở nam giới, môi lớn ở phụ nữ. Cơn đau có lúc dịu lúc tăng và thường làm bệnh nhân vật vã, toát mồ hôi. Nguyên nhân gây ra cơn đau quặn thận là do thận và vỏ thận bị căng bất thần do co thắt hay bị tắc nghẽn đường thoát của nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Tác nhân gây nghẽn là sỏi, cục máu đông hoặc mủ. Có thể làm giảm cơn đau bằng các thuốc giảm đau hay chống co thắt nhưng tốt nhất là khi đã xác định bệnh rồi thì nên loại bỏ sỏi thận càng sớm càng tốt. Nếu để lâu không chỉ đau nhiều hơn mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm khuẩn đường tiểu, suy thận Tùy vào mức độ và tính chất của sỏi thận mà có nhiều cách xử trí bệnh, nếu là sỏi nhỏ, mềm thì có thể tán sỏi qua da mà không nhất thiết phải phẫu thuật mở 1. Triệu chứng: - Giai đoạn trước cơn đau: thường xảy ra rất đột ngột, nhưng đôi khi có những triệu chứng báo hiệu trước như đau ngang vùng thắt lưng, đái khó hoặc đái ra máu. - Giai đoạn cơn đau: đau rất giữ dội, đau quằn quại, như bị dao đâm từ bên trong, hướng lan của cơn đau là lan xuống dưới, xuống bìu hoặc bộ phận sinh dục ngoài. Các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng. Người bệnh lúc đó vã mồ hôi, mặt tái đi, lo lắng, sợ sệt, sốt, nôn mửa, có cảm giác buồn đái (ténesme vésicale). Khi khám thấy mạch nhanh, ấn vùng thận phía sau lưng rất đau, ấn các điểm dau niệu quản phía bụng rất đau. Cơn đau có thể kéo dài từ 1-2 giờ đến một ngày. - Giai đoạn sau cơn đau: người bệnh đi đái rất nhìêu hoặc đái khó, có thể kèm theo đái máu hoặc đái mủ. 2. Thể lâm sàng: Trên đây là cơn đau điển hình, nhưng cũng có trường hợp cơn đau quặn thận mà đau nhẹ thoáng qua, hoặc ngược lại rất đau kéo dài từ 1 ngày đến 2,3 ngày. 3. Chẩn đoán: Dựa vào mấy đặc tính sau: - Cơn đau đột ngột, dữ dội, lan xuống bìu hoặc bộ phận sinh dục ngoài. - Có đái ra máu, đại thể hoặc vi thể. - Các điểm đau vùng thận và niệu quản dương tính (+). - Tiền sử đã có những cơn đau quặn thận. 4. Chẩn đoán phân biệt. Rất dễ nhầm cơn đau quặn thận với những cơn đau bụng cấp tính khác. 5. Bên phải hay nhầm với: - Cơn đau quặn gan: đau vùng hạ sườn phải, lan lên vai, sau khi đau có sốt và vàng da. Khám ấn vùng gan túi mật đau. Dấu hiệu Murphy (+). - Đau ruột thừa: đau vùng hố chậu phải, ấn điểm Mac-Burney (+) người bệnh có sốt, bạch cầu cao trong máu cùng với tăng đa nhân trung tính. 6. Bên trái có thễ nhầm với: - Cơn đau thắt ngực: những trường hợp không điển hình, cơn đau thắt ngực không lan lên trên cánh tay mà lan xuống bụnh. Hay ngược lại, có cơn đau quặn thận không lan xuống dưới mà lam lên ngực, vùng trước tim. Trường hợp này hiếm. 7. Chung cho cả hai bên có thể nhầm với: - Cơn đau do loét dạ dày thủng dạ dày: đau vùng thượng vị không lan xuống bìu. Nếu thủng dạ dày, ấn vùng thượng vị có phản ứng. Tiền sử có hội chứng loét dạ dày tá tràng. - Viêm tuỵ tạng chảy máu hoại tử: đau rất dữ dội vùng thượng vị, nôn mửa, ấn vùng thượng vị và điểm sừong lưng đau. Người bệnh trong tình trạng sốc, vã mồ hôi, tái mặt, huyết áp hạ. Thử Amylaza trong máu rất cao. - Cơn đau dạ dày trong bệnh tabét: đau dữ dội và đột ngột vùng thượng vị, mất đi cũng đột ngột, có tiền ssử giang mai, thử BW (+). Hết cơn đau người bệnh khoẻ như thường. - Tắc ruột: đau bụng, nôn, bí ỉa, bí trung tiện. Bụng có triệu chứng rắn bò. - Đau bụng chì: những người nhiễm độc chì có thể có những cơn đau bụng, đau toàn bụng, táo bón, tăng huyết áp, chân răng có viền đen. Thử máu tỉ lệ chì cao. 8. Cơ chế: Cơn đau thận là do hiện tượng giãn đột ngột các đùi thận và bể thận gây nên. Khi chụp thận ngược dòng (UPR) nếu bơm nhanh, mạnh thì cũng gây nên cơn đau quặn thận nhân tạo. Đôi khi do các phản xạ thần kinh. Ví dụ nguyên nhân ở bên này nhưng lại gây đau ở bên kia. 9. Nguyên nhân: - Sỏi thận niệu quản: là nguyên nhân thường gặp. Có thể làm tắc ở bể thận hoặc niệu quản. Những sỏi nhỏ hay gây nên cơn đau thận hơn những sỏi to, vì sỏi nhỏ dễ di chuyển hơn. Triệu chứng thông thường của sỏi thận là: cơn đau quặn thận và đái ra máu. Chụp Xquang sẽ thấy hình sỏi. - Lao thận: đôi khi cũng gây nên cơn đau thận, nhưng ít hơn. Triệu chứng chủ yếu của lao thận là đái ra máu và viêm bàng quang. Thử nước tiểu có những thay đổi bất thường, cấy nước tiểu có thể tìm thấy vi khuẩn lao. Chụp Xquang thận tĩnh mạch, có những thay đổi điển hình. - Ung thư thận: cũng có thể gây cơn đau quặn thận, nhưng ít hơn. Triệu chứng chủ yếu của ung thư thận là đái ra máu. Khám thấy thận to, giãn tĩnh mạch bìu. Chụp Xquang thận, thấy thận to và những thay đổi đặc hiệu ở đài thận. . Cơn đau quặn thận Cơn đau quặn thận còn được gọi là " ;cơn đau bão thận& quot;, vì đây là cơn đau dữ dội, xuất hiện đột ngột mà nguyên nhân từ thận. Cơn đau bắt đầu từ vùng. vi thể. - Các điểm đau vùng thận và niệu quản dương tính (+). - Tiền sử đã có những cơn đau quặn thận. 4. Chẩn đoán phân biệt. Rất dễ nhầm cơn đau quặn thận với những cơn đau bụng cấp tính. cơn đau điển hình, nhưng cũng có trường hợp cơn đau quặn thận mà đau nhẹ thoáng qua, hoặc ngược lại rất đau kéo dài từ 1 ngày đến 2,3 ngày. 3. Chẩn đoán: Dựa vào mấy đặc tính sau: - Cơn đau

Ngày đăng: 28/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan