Bệnh tuyến yên – Phần 1 pps

10 246 1
Bệnh tuyến yên – Phần 1 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh tuyến yên – Phần 1 (diseases of the pituitary) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ, ở trong hố yên. Tuyến yên gồm 2 thùy: thuỳ trước chiếm 3/4 trọng lượng tuyến; thuỳ sau còn gọi là thùy thần kinh. Tuyến yên liên quan mật thiết với vùng dưới đồi và 2 cấu trúc này có ảnh hưởng qua lại, vì vậy có thể xem tuyến yên và vùng dưới đồi như một cấu trúc thống nhất. Đây là khâu trung gian giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết. Điều hoà chức năng tiết của tuyến yên là 2 hormon do vùng dưới đồi tiết ra gồm: hormon giải phóng (RH-releasing) và hormon ức chế (IH-inhibiting). 1. Thùy trước tuyến yên (anterior pituitary). Tế bào thuỳ trước tuyến yên gồm 3 loại: tế bào ái toan, ái kiềm và không bắt màu. Các hormon tuyến yên được tiết ra bởi các loại tế bào khác nhau, 50% tế bào thùy trước tuyến yên tiết ra growth hormon. Các loại tế bào trên nằm rải rác với hình thể, kích thước và sự bắt màu khác nhau. Hormon thuỳ trước tuyến yên là các protein và glycoprotein có trọng lượng phân tử cao. Bảng 4.21. Những hội chứng lâm sàng chính của thùy trước tuyến yên. Hormon Tăng tiết Giảm tiết GH < 25 tuổi- Bệnh khổng lồ. > 25 tuổi- Bệnh to đầu chi. Lùn tuyến yên. ACTH Bệnh Cushing. Suy chức năng thượng thận. TSH Bướu cổ. Suy chức năng tuyến giáp. FSH và LH Dậy thì sớm. Suy chức năng sinh dục. Prolactin Chảy sữa. Không tiết sữa. MSH Xạm da. Nguyên nhân - U cường sản tế bào tiết. - Tổn thương vùng dưới đồi. - Không rõ nguyên nhân. - Phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên. - Giảm tiết hormon dưới đồi. - Không rõ nguyên nhân. - Giảm chức năng tuyến yên. - Thâm nhiễm tế bào và hoại tử tuyến yên sau đẻ. 1.1.Tăng prolactin (hyperprolactinemia): 1.1.1. Nguyên nhân tăng prolactin: Prolactin tăng tiết do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường hay đi kèm với giảm năng tuyến sinh dục và/ hoặc tiết nhiều sữa, có thể là dấu hiệu chứng tỏ adenoma tuyến yên hoặc bệnh lý vùng dưới đồi. ở phụ nữ mạn kinh, 10- 40% có tăng prolactin, khoảng 30% phụ nữ mạn kinh có tăng tiết sữa là do khối u tuyến yên gây tăng prolactin. ở 30- 90% phụ nữ tăng tiết prolactin có tiết sữa không liên quan tới thai sản. ở bệnh nhân đã sinh con một hoặc nhiều lần, việc tăng tiết sữa có thể xuất hiện không kèm theo tăng tiết prolactin. Tuy vậy, tăng tiết sữa thường gây ra do tăng prolactin, 75% bệnh nhân tăng tiết sữa hay đi kèm với mạn kinh, tăng prolactin. Tăng prolactin gây vú to và chảy sữa ở nam giới rất hiếm gặp Bảng 1.3. Nguyên nhân gây tăng tiết prolactin máu. + Tăng prolactin sinh lý: - Có thai - Giai đoạn đầu nuôi con bằng sữa. - Stress. - Khi ngủ. - Đầu vú bị kích thích. - Khi ăn. + Do thuốc: - Hướng thần kinh: phenothiazin, butyrophenon, sulpirid, thioxanthen. - Estrogen (thuốc ngừa thai). - Hạ huyết áp: aldomet, reserpin, verapamil. - Chống nôn: metoclopramid. - Chẹn thụ thể H2: cimetidine. - Thuốc có nha phiến: codein, morphin. + Bệnh lý: - Tuyến yên: . U tuyến yên- prolactinom. . Adenoma tiết GH và prolactin. . Adenoma tiết ACTH và prolactin. . Hội chứng Nelson và Cushing. . Tăng sản tế bào tiết yếu tố giải phóng prolactin (prolactin releasing factor- PRF). - Dưới đồi: . Viêm não, bệnh do porphyrin. . Bệnh u hạt, bệnh sarcoid. . Ung thư. . Hố yên rỗng. . Khối adenoma ngoài yên tiết PRF. - Thần kinh: ảnh hưởng tới lồng ngực do kích thích dây thần kinh, bỏng, vết thương, chấn thương. - Suy giáp tiên phát. - Suy thận mạn tính. - Xơ gan. - Choáng. - Hội chứng cận ung thư: u phế quản, u thận. 1.1.2. Lâm sàng: Đa số bệnh nhân là nữ (chiếm 80%), triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo tuổi của bệnh nhân và bao gồm 2 nhóm triệu chứng: + Triệu chứng do khối u gây nên: - Nếu u nhỏ: có thể không có biểu hiện trong thời gian dài. - Nếu u lớn: gây xâm lấn có thể xuất hiện các triệu chứng thần kinh hoặc mắt: 40% ở nữ và 70% ở nam. + Do rối loạn nội tiết: - ở tuổi vị thành niên: dậy thì muộn, vô kinh. - ở người lớn: phụ nữ trẻ rất dễ bị, các triệu chứng thường là mất kinh và chảy sữa (80-90%); trong đó chảy sữa đơn độc (7-10%); có thể rối loạn kinh nguyệt, vô sinh. - ở nam giới: chẩn đoán thường muộn hơn. Bất lực trong hoạt động tình dục là một triệu chứng hay gặp. Chảy sữa chỉ xảy ra nếu trước đó đã có vú to. Vô sinh (do nguyên nhân prolactinoma) ít khi phát hiện được. 1.1.3. Cận lâm sàng: + Định lượng PRF: tăng khi đói >20 ng/ml và có khi cao >100 ng/ml, rối loạn nhịp tiết sinh lý bình thường trong ngày. +Nồng độ prolactin rất cao (chỉ số bình thường < 20 µg/l ở phụ nữ và < 15 µg/l ở nam giới). ở phụ nữ có thai tăng tới 100 - 300 µg/l; thông thường < 200 µg/l. Nếu prolactin ≥ 300 µg/l thường do prolactinoma, nếu > 150 µg/l ở bệnh nhân không có thai thường là do adenoma tuyến yên. + Chụp cắt lớp điện toán hoặc cộng hưởng từ vùng dưới đồi, tuyến yên có thể phát hiện được khối u. Nếu chụp cắt lớp không tìm được khối u thì đây là những trường hợp tăng prolactin vô căn mặc dù có thể có icroadenoma. 1.1.4. Điều trị: Lựa chọn biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và độ lớn của khối u. + Nếu khối u nhỏ, hố yên bình thường thì chỉ cần dùng đối kháng dopamine: bromocriptine viên 2,87 mg, biệt dược parlodel viên nang 11,47 mg (dạng mesylat) tương ứng với 10 mg dạng base có tác dụng bình thường hoá tỷ lệ PRF, liều ban đầu 0,625-1,25 mg, 2 lần/ ngày, có thể tăng liều tới 2,5mg x 2 lần/ngày. Nếu là macroprolactinoma có thể dùng tới 1,5 mg/ ngày. Thuốc sẽ làm giảm nồng độ prolactin và kích thước khối u. + Nếu khối u nhỏ, hố yên không bình thường có thể lựa chọn phương pháp nội hoặc ngoại khoa. + Nếu khối u lớn nên phẫu thuật, sau đó bổ sung xạ trị bằng cobalt và thuốc trong 6 tháng tiếp đó. Liều xạ có thể 4500 rad đợt 25 ngày có thể dùng dao gamma. 1.2. Bệnh to đầu chi (acromegaly): 1.2.1. Định nghĩa: Bệnh to đầu chi là bệnh mạn tính, thường gặp ở tuổi trung niên, do tiết quá nhiều hormon tăng trưởng (GH) và trong thời gian dài gây nên phát triển quá mức của xương, tổ chức liên kết và các cơ quan nội tạng. 1.2.2. Nguyên nhân: + Tại tuyến yên: - Adenoma tế bào ái toan hoặc kết hợp với tế bào không bắt màu. - Cường sản tế bào ái toan. + Ngoài tuyến yên: - Tổn thương vùng dưới đồi do u, viêm. - Chấn thương. 1.2.3. Lâm sàng: Bao gồm các triệu chứng do tăng tiết GH tác động lên tất cả các cơ quan, tổ chức và do khối u chèn ép. + Triệu chứng chủ quan: - Đau đầu thoáng qua hoặc thường xuyên gặp ở 80% các trường hợp. - Đau xương- khớp. - Mệt mỏi, rối loạn thị giác, hẹp thị trường, nhìn đôi, ù tai, chóng mặt, tăng cân, tăng tiết mồ hôi. - Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. + Triệu chứng khách quan: - Bộ mặt thay đổi: xương to phát triển không đều, xương gò má, hàm dưới, trán to và nhô ra làm hố mắt sâu, tai và lưỡi to. - Da dày, nhiều nếp nhăn, có thể xạm da, da ẩm nhớt. Tóc cứng, mọc nhiều lông, giai đoạn sau tóc rụng nhiều. - Giai đoạn đầu cơ phì đại, tăng trương lực về sau teo, thoái hoá. - Các xương sống, xương sườn, xương chân tay phát triển mạnh, to và dài ra, biến dạng. - Các tạng như tim, gan, thận, tuyến giáp, tuyến cận giáp đều to hơn bình thường. - ở phụ nữ có thể chảy sữa bệnh lý; ở nam: vú to, bất lực. . Bệnh tuyến yên – Phần 1 (diseases of the pituitary) TS. Hoàng Trung Vinh (Bệnh học nội khoa HVQY) Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ, ở trong hố yên. Tuyến yên gồm 2 thùy:. chức năng tuyến yên. - Thâm nhiễm tế bào và hoại tử tuyến yên sau đẻ. 1. 1.Tăng prolactin (hyperprolactinemia): 1. 1 .1. Nguyên nhân tăng prolactin: Prolactin tăng tiết do nhiều nguyên nhân. trước tuyến yên là các protein và glycoprotein có trọng lượng phân tử cao. Bảng 4. 21. Những hội chứng lâm sàng chính của thùy trước tuyến yên. Hormon Tăng tiết Giảm tiết GH < 25 tuổi- Bệnh

Ngày đăng: 28/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan