1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010 ppt

45 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 177,81 KB

Nội dung

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010 1 MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước CPH : Cổ phần hoá TTCK : Thị trường chứng khoán TNHH : Trách nhiệm hữu hạn CTCP : Công ty cổ phần 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hiện nay, quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế với nền kinh tế thế giới đang đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế chúng ta nói chung cũng như là đối với nền kinh tế Nhà nước nói riêng. Các doanh nghiệp hoạt động không chỉ cần số lượng mà cả về mặt chất lượng. Nhưng thực tế còn có một số doanh nghiệp vẫn có sự bảo hộ của Nhà nước tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp từ đó nhận thấy Nhà nước chưa tạo ra sân chơi bình đẳng cho hệ thống doanh nghiệp phát triển, trong khi Việt Nam đã tham gia vào sân chơi chung của thế giới. Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI nền kinh tế nước ta đang chuyển mình theo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nhu cầu đòi hỏi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính hoạt động chủ động cho chính doanh nghiệp là một xu thế tất yếu. Chính vì vậy, với mục tiêu giúp quá trình cổ phần hóa được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả nên đề tài là: "Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010". 3 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN I. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Một số khái niệm 1.1. Công ty cổ phần Theo điều 51, Luật Doanh nghiệp Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: + Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần + Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi đã góp số vốn vào doanh nghiệp. + Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 55 và khoản 1 điều 58 trong luật này. + Cổ đông có thể là tổ chức hay cá nhân số lượng tối thiểu là 3 không hạn chế số lượng tối đa. Công ty có quyền phát hành cổ phiếu của mình ra công chúng theo luật chứng khoán. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh. 1.2. Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp Nhà nước được hiểu là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vố, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao 1 . 1.3. Cổ phần hóa Quá trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần là rất phức tạp. Nó dẫn đến hàng loạt những thay đổi trong doanh nghiệp như: cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, hình thức sở hữu…. 1 1 LuËt Doanh nghiÖp 4 Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động Luật doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp đa sở hữu của người lao động trong doanh nghiệp, hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp. 2. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước Nhìn một cách tổng thể thấy rằng, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với doanh nghiệp ở khu vực hoạt động tư nhân. Việc sử dụng đồng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc thiết bị, chi phí rất lớn nhưng thu lại không được là bao so với chi phí đã mất, lượng vốn lớn nhưng thất thoát vốn đầu tư không còn là chuyện lạ gì đối với sự quản lý kém hiệu quả của bộ máy này. Theo số liệu thống kê thì nợ phải trả gấp 2.6 lần vốn Nhà nước cấp. "Theo như bản công bố kiểm toán năm 2006, do tình trạng hoạt động kém hiệu quả thiệt hại 4.500 tỷ đồng. Ngân hàng cũng có thông báo về sự thâm hụt vốn của một số tổng công ty như: tổng công ty dệt thép, xi măng… đã khiến những ngân hàng đình chỉ cho vay. Một số kênh thông tin khác là hàng loạt vụ án bị phanh phui cho thấy sự yếu kém của công ty có những doanh nghiệp dấu lỗ hàng chục năm như Tổng công ty dâu tằm tơ phải tuyên bố phá sản. Trong quá khứ Chúng ta đã từng chứng kiến tổng công ty dệt Long An bán tài sản không đủ trả nợ. Tổng công ty Dâu tằm nợ 10 - 20 năm khiến cho kho bạc Nhà nước phải xuất tiền trả nợ hộ… xuất phát từ tình trạng hoạt động kém hiệu quả đó của doanh nghiệp Nhà nước gây ra hiện tượng thâm hụt ngân sách, chính sách không còn đủ số ngân sách đẻ chi cho công việc quan trọng như chi cho giáo dục, y tế là những lĩnh vực cần một khoản tiền lớn. Từ những lý do trên cho thấy rằng việc cổ phần hóa được WB và IMF đặt ra như một giải pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách cho nền kinh tế Nhà nước". 2 2 2 http:// Vnexpress.com.vn 5 Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc (Tổng giám đốc điều hành) Phó giám đốc Phó giám đốc Các phòng ban Các phòng ban Các phòng ban Các phòng ban - Do sự độc quyền bảo hộ của Nhà nước đối với doanh nghiệp và một số mặt hàng cung cấp mang tính độc quyền đã đánh mất động lực nâng cao hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp này, đưa đến tình trạng xã hội buộc phải chấp nhận tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ sản xuất ra với chất lượng ít được cải tiến nhưng giá cả ngày càng tăng không hợp lý. - Do Nhà nước duy trì hệ thống tài chính cứng nhắc không có sự linh hoạt, hệ thống pháp luật văn bản luật vẫn còn sơ hở gây ra hiện tượng lách luật kiếm vụ lợi riêng: - Đội ngũ quản lý doanh nghiệp trình độ chưa cao, hình thức hoạt động tập thể "cha chung không ai khóc" gây ra các quyết định dù có sai lầm hậu quả trách nhiệm thì xã hội chịu, qui trách nhiệm thì không ai chấp nhận về mình. - Bệnh thành tích trong hoạt động doanh nghiệp Nhà nước, luôn ghi điểm thành tích tốt nhưng trên thực tế kết quả lại không được như vậy. Từ những lý do trên cho thấy rằng việc cổ phần hóa là điều cần làm và phải làm càng sớm càng tốt giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế. 2.2. Vai trò của cổ phần hóa * Mô hình 6 Một thực tế cho thấy rằng kinh nghiệm trên thế giới các nước có thành phần kinh tế công càng lớn thì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này ta muốn duy trì tốc độ tăng trưởng cao cần có sự cơ cấu lại thành phần kinh tế này. Cổ phần hóa sẽ giúp sàng lọc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã có những người chủ thực sự. Việc cổ phần hóa cũng giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước một con số đáng kể. Mặt khác, thông qua cổ phần hóa Nhà nước thu lại được phần giá trị tài sản Nhà nước trước đây đã giao cho các doanh nghiệp quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả. Tất cả các khoản tiền này sẽ được dùng để tài trợ cho các dự án mang tầm quốc gia phục vụ lợi ích cho toàn dân tộc như: giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tác động gián tiếp của việc cổ phần hóa cũng có mặt hạn chế của nó chẳng hạn; cổ phần hóa là tiềm ẩn của sự gia tăng thất nghiệp tăng áp lực về số lượng lao động dư thừa trong xây dựng. Vậy việc cổ phần hóa cần có chính sách cụ thể rõ ràng cho người lao động trong tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh những lý do đã nêu, thì hiện nay thị trường chứng khoán hay thị trường tài chính phát triển ngày càng lớn và nhu cầu có nguồn hàng cung cấp cho thị trường thứ cấp đang khan hiếm chính vì thế, cổ phần hóa là cách giúp cho thị trường giải quyết lượng hàng khan hiếm này, tránh gây ra hiện tượng cổ phiếu thiếu gây ra tình trạng làm giảm giá trên thị trường gây rối loạn thị trường đang trỗi dậy trong khoảng mấy năm trở lại đây. Một cái nhìn khách quan hơn cho thấy công cuộc cổ phần hóa là một giải pháp tích cực để hạn chế tình trạng tham nhũng, nâng cao dân chủ và công bằng xã hội. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa hoạt động theo Luật doanh nghiệp khi đó có mọi hoạt động theo cơ chế thị trường chi phối bởi quy luật cung cầu và pháp luật, và chủ doanh nghiệp là toàn thể cổ đông không 7 còn hiện tượng tham nhũng, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được công khai đối với cổ đông. Công ty cổ phần có: - Khả năng huy động vốn lớn nhờ phát hành cổ phiếu và trái phiếu. - Được tổ chức quản lý chặt chẽ - Gắn người lao động với kết quả cuối cùng - Để mở rộng tầm hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách gọi thêm vốn dưới dạng cổ phiếu và trái phiếu. 3. Các phương pháp tiến hành cổ phần hóa và quy trình để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 3.1. Các phương pháp tiến hành cổ phần hóa 3 Nhà nước đề ra 3 mô hình giúp doanh nghiệp Nhà nước bán cổ phần sau khi cổ phần hóa, tùy theo với mỗi doanh nghiệp phù hợp với một mô hình khác nhau mà việc áp dụng chúng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình 1 bán toàn bộ tất cả số cổ phần mà Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp ra công chúng. Với hình thức này áp dụng cho doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối, các doanh nghiệp sử dụng mô hình này cần có tỷ lệ sinh lời cao có đầy đủ thông tin công khai minh bạch được thông báo rộng rãi ra công chúng. Hình thức bán cổ phần có thể thông qua sở giao dịch chứng khoán hay tổ chức trung gian tài chính. Mô hình 2 giữ nguyên giá trị hiện có của Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu nhằm huy động vốn của xã hội để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hình thức áp dụng với một số doanh nghiệp mà Nhà nước muốn giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp và doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả cần có thêm một lượng vốn kinh doanh mở rộng sản xuất. Với mô hình này thì yêu cầu đối với doanh nghiệp cần có một bản kế hoạch rõ ràng về dự án kinh doanh hay mở rộng sản xuất, dự án phải 3 3 http://mof.gov.vn 8 khả thi có khả năng sinh lợi cao thì mới thu hút được nguồn vốn của xã hội đầu tư cho dự án này. Mô hình 3 bán bớt cổ phần mà Nhà nước có tại doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác để chuyển thành công ty cổ phần. Hình thức này áp dụng cho các doanh nghiệp chưa cần có nhu cầu thêm vốn mà chỉ cần cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và biện pháp quản lý doanh nghiệp. Với doanh nghiệp áp dụng mô hình này còn có sự quản lý Nhà nước chi phối về vốn cổ phần. 3.2. Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Quy trình cổ phần hóa được Bộ Tài chính ban ra Nghị định 187/2004/NĐ-CP kèm theo thông tư hướng dẫn thực hiện gồm các bước sau: Bước 1: Xây dựng phương pháp cổ phần hóa Cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa đồng thời với quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp. Tiếp đó , trưởng ban chỉ đạo lựa chọn và lập tổ giúp việc cổ phần hóa. Trong thời hạn tối đa 10 ngày, ban chỉ đạo cùng tổ giúp việc cùng doanh nghiệp tiến hành lựa chọn thời điểm, phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan bao gồm: - Các hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp - Các hồ sơ về tài sản của doanh nghiệp - Hồ sơ về công nợ - Hồ sơ về tài sản cần dùng, vật tư hàng hóa ứ đọng, mất phẩm chất - Hồ sơ về công trình dở dang - Hồ sơ về các khoản vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác - Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty - Danh sách lao động thường xuyên làm việc tại công ty đến thời điểm có quyết định cổ phần hóa và phân loại lao động theo quy định. 9 Tổ giúp việc cùng doanh nghiệp kiểm kê tài sản và quyết toán thuế phối hợp các cơ quan có liên quan xử lý vấn đề tài chính phát sinh. Ban tổ chức lựa chọn tổ chức định giá để giao cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng định giá, hạơc giao cho tổ giúp việc hay cho doanh nghiệp tự xác định lại giá trị doanh nghiệp, tùy theo điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp. Trong vòng 50 ngày, ban chỉ đạo phải hoàn tất việc thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và Bộ Tài chính để tiến hành công bố giá trị doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định hiện hành, vào tình hình thực tế của doanh nghiệp ban chỉ đạo xem xét, quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho tổ giúp việc thực lập phương án cổ phần hóa với những nội dung như sau: - Giới thiệu chung về doanh nghiệp, trong đó có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm liền kề trước khi cổ phần. - Đánh giá thực trạng doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm thực trạng tài chính, lao động, và các vấn đề khác. - Phương án sắp xếp lại lao động sau cổ phần hóa - Phương án cổ phần hóa, hình thức cổ phần hóa dự vốn cơ cấu vốn điều lệ và phương thức phát hành cổ phiếu. - Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần Trong thời gian không quá 5 ngày, cơ quan thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp xem xét và phê duyệt phương án cổ phần hóa. Bước 2: Tổ chức bán cổ phần - Đối với trường hợp bán đấu giá trực tiếp tại doanh nghiệp: Tổ chức bán đấu giá cổ phần cho nhà đầu tư, đồng thời xác định giá đấu thành công bình quân để bán cổ phần cho người lao động và các nhà đầu tư chiến lược. - Đối với trường hợp bán đấu giá cổ phần tại tổ chức trung gian tài chính: ban chỉ đạo lựa chọn tổ chức tài chính trung gian giao cho doanh nghiệp ký hợp đồng, cùng doanh nghiệp phối hợp với tổ chức trung gian đó thực hiện bán cổ phần cho người lao động, nhà đầu tư chiến lược và cho 10 [...]... hóa tình hình tài chính doanh nghiệp Nhà nước trước khi cổ phần hóa: Từ thực trạng doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay thì việc cơ cấu lại năng lực sản xuất kinh doanh và cơ cấu lại tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi quyết định cổ phần hóa là cần thiết Nhà nước cần phân loại doanh nghiệp, lựa chọn doanh nghiệp cần cổ phần hóa ở tầm trung hạn và dài hạn Trước khi cổ phần hóa doanh nghiệp. .. hạn chế chưa giải quyết được trong suốt tiến trình cổ phần hóa kể từ những năm 1992 cho tới nay 5.1 Tốc độ cổ phần hóa chậm chạp: Theo báo cáo mới nhất của Ban Kinh tế Trung ương, từ năm 2001 đến hết tháng 1 0-2 005, cả nước đã cổ phần hóa được 2.057 doanh nghiệp Nhà nước, nhưng số vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ chiếm 9% toàn bộ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, một con số rất nhỏ bé... ý trong giai đoạn này đó chính là tiến trình cổ phần hóa còn chậm có doanh nghiệp cổ phần hóa phải trong 2-3 năm mới hoàn thành công việc cổ phần hóa 3.3 Giai đoạn chủ động: 7/1998 - 6/2002 Trong giai đoạn này Nghị định 44/1998 ra đời ngày 29/6/1998, tạo ra một bước tiến mới cho việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Đối tượng mua cổ phiếu bao gồm cả người nước ngoài và những người định cư... từ nhà đầu tư cho doanh nghiệp 3000 tỷ đồng số lượng doanh nghiệp cho giai đoạn này lên tới con số 800 doanh nghiệp 4 Mục tiêu cổ phần hóa trong giai đoạn 200 7- 2010 5 66 http://mof.gov.vn 55 Bé KÕ ho¹ch & ®Çu t 20 Ngày 29/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban Quyết định 1729/QĐ, phê duyệt 71 tập đoàn công ty Nhà nước cổ phần hóa trong giai đoạn 2007 2010 "Theo đó trong giai đoạn này có: - 1 tập đoàn kinh... doanh nghiệp Nhà nước Cơ chế quản lý doanh nghiệp còn gặp khó khăn, theo phong cách quản lý cũ, chưa bắt nhịp cùng thời đại theo cơ chế thị trường, phương thức còn mong chờ ở chế độ cấp phát không có tính chủ động trong quản lý của chính những người đứng đầu doanh nghiệp III MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 1 Xây dựng và hoàn hiện một. .. lao động, những chính sách về chuyển nhượng cổ phần, chính sách lao động sau quá trình cổ phần hóa Cho tới giai đoạn cuối năm 2002 con số doanh nghiệp cổ phần hóa lên tới 900 doanh nghiệp 3.4 Giai đoạn 7/2002 - 2007 Đòi hỏi ngày càng cần nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình cổ phần hóa nhằm giúp cho việc cổ phần hóa được tốt hơn trong giai đoạn này thì việc ra đời hàng loạt các văn bản... thành lập một đội hay một phòng ban chuyên trách chịu trách nhiệm về vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp, xây dựng các ban chỉ đạo đấu giá cổ phần 5 Đổi mới phương thức quản lý điều hành doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa Nhà nước cần có cái nhìn khác khi tham gia vào các vấn đề quản lý đối với doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa Vì đôi khi doanh nghiệp bị sự chi phối quá sâu của nhà nước trong quản... nghị định số 28/Cp ngày 7/5/1996 coi như bước ngoặt trong hệ thống pháp lý quản lý doanh nghiệp, phạm vi đối tượng được mở rộng "Tính trong giai đoạn này thì có tới 25 doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công 19 ty cổ phần nâng số tổng công ty cổ phần lên 30" 6, ngoài ra còn có một số doanh nghiệp đang tiến hành triển khai công tác cổ phần hóa Nhưng có một số điều còn cần lưu ý trong giai đoạn này đó... chức và viên chức - Các nhà quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp tạo ra lực cản cho quá trình cổ phần hóa: Chính vì quan niệm rằng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã làm mất đi vai trò chủ đạo của Kinh tế nhà nước, nên nhiều nhà lãnh đạo đã không khuyến khích chủ trương thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch; không ít lãnh đạo các doanh nghiệp chưa thực sự quyết tâm tiến hành cổ phần hóa, còn do dự Đối... trị đích thực của doanh nghiệp 5.3 Quản lý doanh nghiệp và chính sách lao động Vấn đề về quản lý doanh nghiệp và chính sách lao động của doanh nghiệp chưa có văn bản pháp lý quy định riêng cho vấn đề này Khi các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, Nhà nước chủ trương người lao động được mua cổ phần ưu đãi Nhưng lãnh đạo các doanh nghiệp cổ phần hóa ngày càng có nhiều "chiêu" thúc đẩy người lao động . TỐT NGHIỆP Đề tài Một số giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010 1 MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước. trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 2007 - 2010& quot;. 3 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN I. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Một số khái niệm 1.1. Công ty cổ phần Theo. trình để cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 3.1. Các phương pháp tiến hành cổ phần hóa 3 Nhà nước đề ra 3 mô hình giúp doanh nghiệp Nhà nước bán cổ phần sau khi cổ phần hóa, tùy theo với mỗi doanh

Ngày đăng: 28/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w