Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
640,63 KB
Nội dung
133 Bản đồ này đáp ứng nhiều nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng. Nó được dùng để dự tính khi lập kế hoạch và thiết kế các công trình công nghiệp lớn, các công trình giao thông lớn; dùng để đánh giá chung về lãnh thổ, dùng làm bản đồ hàng không, để giải quyết nhiều nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Bản đồ 1:500.000 được thành lập trong lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6 0 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k 0 = 0.9996. Các mảnh bản đồ có dạng hình thang. Trên bản đồ địa hình khái quát cũng biểu thị các yếu tố nội dung sau: a- Thuỷ hệ: Khi biên vẽ thuỷ hệ trên bản đồ này, cần phản ánh được đặc trưng hình dạng của các đường bờ và đặc điểm địa lý của chúng, mật độ tương đối của mạng lưới sông ngòi; đặc điểm phân bố của các hồ; đặc điểm uốn khúc của sông, đặc điểm các bãi bồi, biểu thị các kênh đào và các công trình thuỷ lợi. Trên bản đồ chủ yếu là vẽ các con sông có độ dài 1.5 cm. Để phản ánh đặc điểm riêng của một số khu vực thì có khi phải vẽ những con sông có độ dài nhỏ hơn. Ở những nơi có mật độ sông ngòi quá dày đặc, thậm chí cũng có thể loại bỏ một số con sông có độ dài 1.5 cm. Trên bản đồ còn vẽ các đường biển. Chỉ rõ các đoạn sông nào mà tàu bè qua lại được. Biểu thị tất cả các kênh có thể cho tàu thuyền đi được. Các kênh khác thì được biểu thị có chọn lọc. Trên bản đồ vẽ các đảo có diện tích 1mm 2 . Ở những nơi tập trung nhiều đảo nhỏ thì chúng được biểu thị bằng cá chấm điểm. Trên bản đồ vẽ các hồ có diện tích từ 2 mm 2 trở lên. Để phản ánh được đúng mật độ phân bố của các hồ thì ở một số trường hợp có thể phải vẽ một số hồ có diện tích trên bản đồ < 2 mm 2 . Trên bản đồ phải ghi chú các yếu tố thuỷ văn. b- Các điểm dân cư: Trên bản đồ 1:500.000, các điểm dân cư cũng được đặc trưng theo kiểu cư trú, theo ý nghĩa hành chính - chính trị và số dân: 134 - Biểu thị tẩt cả các thành phố, các vùng dân cư kiểu thành phố, các trung tâm hành chính (từ huyện lỵ trở lên), các vùng dân cư quan trọng ở nông thôn. Đối với các vùng dân cư còn lại thì tiến hành lựa chọn phù hợp với chỉ tiêu lựa chọn đã quy định đối với từng vùng. - Để phản ánh các kiểu cư trú và số dân người ta dùng các kiểu chữ với kích thước khác nhau để ghi chú. c- Đường sá giao thông: Các tuyến đường sắt được phân cấp theo độ rộng của đường ray, số đường ray, dạng sức kéo, trạng thái của đường. Các đường bộ không ray được biểu thị theo các cấp; đường ô tô trục, đường nhựa tốt, đường nhựa, đường đá, đường đất ô tô đi được, đường đi trên đồng ruộng, đường trong rừng, đường mòn. Trên bản đồ biểu thị tất cả các đường sắt rộng. Đối với những đường sắt hẹp thì chủ yếu biểu thị những đường có độ dài lớn hơn 2cm trên bản đồ. Ở những vùng có lưới đường sắt dày đặc thì thậm chí có thể lược bỏ một số đường có chiều dài >2cm. Trên đường sắt phải biểu thị các nhà ga, các đường tránh tàu. Biểu thị tất cả các đường ôtô trục và các đường nhựa tốt. Ở những vùng có mật độ đường sá dày đặc có thể bỏ một số đường nhựa ngắn ít quan trọng. Ở những vùng có ít đường nhựa thì phải biểu thị tất cả những đường đá loại tốt. Đường đất chỉ biểu thị ở những vùng không có đường cấp cao hơn. Các đường trên đồng ruộng và đường rừng chỉ được biểu thị ở những vùng đường sá rất kém phát triển. d- Dáng đất: Dáng đất được biểu thị bằng các đường bình độ với khoảng cao đều 50m cho vùng đồng bằng và 100m cho vùng núi. Ngoài ra còn sử dụng đường bình độ nửa khoảng cao đều và đường bình độ phụ ở những nơi cần thiết. Trên bản đồ còn biểu thị các điểm độ cao đặc trưng. Ngoài ra còn dùng các ký hiệu riêng để thể hiện các yếu tố địa hình không thể hiện được bằng đường bình độ. 135 Để phản ánh trực quan, có khi người ta còn dùng phương pháp vờn bóng địa hình và tô màu theo các tầng độ cao. Dáng đất đáy biển được biểu thị theo thang tầng độ sâu: 10, 20, 50, 100, 150, 200, 300, 400, 500, 700, 1500, 2000. Ngoài ra còn ghi các điểm độ sâu. e- Thực vật và đất: Thực vật và đất thì được biểu thị với các loại sau đây: Rừng, rừng bụi rậm, các vườn cây trồng, đầm lầy, bãi cát, bãi đá, vùng đất mặn. Khi biên vẽ thì cần phải phản ánh được đặc điểm phân bố và tương quan diện tích của các loại thực vật và đất khác nhau. Tiêu chuẩn lựa chọn của rừng là 10 mm 2 , của bãi cát là 1 cm 2 , của đầm lầy và vùng đất mặn là 25 mm 2 . g- Ranh giới: Trên bản đồ 1:500.000 thì các đường ranh giới hành chính – chính trị được vẽ từ cấp huyện trở lên. Khi vẽ đường ranh giới thì phải đảm bảo độ chính xác hình học trong phạm vi tỷ lệ bản đồ cho phép. Ngoài các nội dung kể trên, bản đồ 1:500.000 còn được dùng để làm bản đồ bay cho nên trên đó còn cần phải thể hiện các số liệu giao thông hàng không như các điểm và các đường dị thường, độ lệch nam châm, các đường đẳng từ thiên. 5.2.3. Bản đồ địa hình khái quát tỷ lệ 1:1000.000 Bản đồ này cũng đáp ứng nhiều nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng: - Nghiên cứu cấu trúc bề mặt và các điều kiện tự nhiên của các vùng rộng lớn. - Lập kế hoạch và dự thảo các phương án có tính chất an toàn về khai thác lãnh thổ và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên. - Làm bản đồ bay. - Sử dụng làm tài liệu để thành lập các bản đồ địa lý chung tỷ lệ nhỏ và các bản đồ chuyên đề Ở nước ta hiện nay, bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 được thành lập trong phép chiếu hình nón đồng góc với 2 vĩ tuyến chuẩn 11 0 và 21 0 . Cách thức chia múi và 136 phân mảnh hệ thống bản đồ địa hình này theo hệ thống UTM quốc tế, danh pháp tờ bản đồ theo hệ thống hiện hành có chú thích danh pháp UTM quốc tế. Kích thước mỗi mảnh bản đồ là = 4 0 và = 6 0 . Trên bản đồ các đường kinh tuyến và vĩ tuyến được vẽ cách nhau 1 0 . Bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 biểu thị các yếu tố: Thuỷ hệ, dân cư, đường sá giao thông, dáng đất, ranh giới hành chính, chính trị, lớp phủ thực vật và đất. a- Thuỷ hệ: Trên bản đồ thể hiện những yếu tố sau: - Thể hiện bờ biển, sông ngòi, hồ và những thiết bị thuộc thuỷ hệ. - Phản ánh những đặc điểm cơ bản của các kiểu bờ biển, đặc điểm phân cắt và mức độ khúc khuỷu của nó, đặc trưng các dải gần bờ (các bãi cát, đảo, ). - Thể hiện đặc điểm của từng hệ thống sông, thể hiện các sông chính, đặc điểm uốn khúc của sông, mật độ tương đối của mạng lưới sông ngòi. Đối với những vùng có mật độ sông ngòi trung bình thì vẽ các con sông có độ dài 1.5cm trở lên, ở vùng sông ngòi thưa thớt thì có thể vẽ những con sông < 1.5cm. Đối với những vùng có sông ngòi dày đặc thì có khi cũng phải loại bỏ 1 số sông có độ dài 2 – 3 cm. Các hồ và các bể chứa nước được vẽ nếu diện tích > 2 mm 2 , các hồ nhỏ chỉ thể hiện ở những nơi chúng tập trung dày đặc. Trên bản đồ cần chỉ rõ nhừng đoạn sông tàu qua lại được. Các kênh đào cho tàu qua lại thì vẽ tất cả, còn các kênh để tưới tiêu thì được thể hiện có chọn lọc. b- Dân cư: Các điểm dân cư được phân chia theo kiểu cư trú thành phố, kiểu thành phố, nông thôn theo số người và theo ý nghĩa hành chính chính trị. Trên bản đồ biểu thị tẩt cả các thành phố, điểm dân cư kiểu thành phố cũng thường được vẽ tất, chỉ ở những nơi chúng tập trung dày đặc thì mới cần có sự lựa chọn. 137 Các điểm dân cư có diện tích lớn thì được biểu thị bằng ký hiệu diện tích: Hầu hết tất cả các điểm dân cư được biểu thị bằng ký hiệu phi tỷ lệ - đó là những vòng tròn có kích thước khác nhau. Sự phân biệt các điểm dân cư theo kiểu số người và theo ý nghĩa hành chính – chính trị được thể hiện thông qua các ký hiệu vòng tròn và chữ ghi chú. c- Đường sá giao thông: Đường sắt biểu thị trên bản đồ được phân loại theo độ rộng của đường ray, theo số đường ray và dạng sức kéo. Trên đường sắt còn biểu thị các nhà ga. Các đường không ray thì phân biệt biểu thị: Đường ô tô trục, đường nhựa tốt, đường nhựa, đường đá và đường đất. Thông thường thì các đường thuộc 3 cấp đầu được vẽ tất cả. Đối với đường đá và đường đất thì có sự lựa chọn. Trên bản đồ cần chỉ rõ các đoạn đường ngầm, các đèo, những nơi qua sông. Về giao thông đường thuỷ thì biểu thị các đường biển, các cảng và bến tàu, các đoạn sông và các kênh mà tàu, thuyền qua lại được. d- Dáng đất: Khoảng cao đều cơ bản để biểu thị dáng đất lục địa là như sau: Trong phạm vi độ cao từ 400m trở xuống thì khoảng cao đều là 50m; ở độ cao 400 – 1000m thì khoảng cao đều là 100m, 1000m thì khoảng cao đều là 200m. Sự biểu thị dáng đất lục địa còn được bổ sung bằng các ký hiệu riêng, ghi chú độ cao và tên gọi các đối tượng sơn văn. Để thể hiện trực quan dáng đất, người ta có thể vờn bóng hoặc tô màu theo các tầng độ cao. Mức độ tổng quát hoá dáng đất trên bản đồ 1:1.000.000 là tương đối lớn. Trên bản đồ chỉ thể hiện được các dạng địa hình lớn và trung bình. Dáng đất đáy biển được biểu thị bằng các đường đẳng sâu 50, 100, 150, 200, 300, 400, 500, 700, 1000, 1500, 2000, 3000, 4000, 5000, ngoài ra còn dùng các điểm độ sâu. 138 e- Lớp phủ thực vật và đất: Trên bản đồ biểu thị các loại rừng , rừng bụi rậm, đầm lầy, bãi cát, vùng đất mặn, Các khu rừng riêng biệt có diện tích từ 10 mm 2 trở lên thì được vẽ. Ở những khu vực chuyển tiếp từ rừng sang kiểu vùng khác thì vẽ các khu rừng có diện tích từ 2 mm 2 trở lên. Trên bản đồ vẽ các đầm lầy có diện tích từ 25 mm 2 và các bãi cát có diện tích từ 1 cm 2 . f- Ranh giới hành chính – chính trị: Trên bản đồ biểu thị ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh và ranh giới huyện. Đường ranh giới quốc gia được thể hiện với sự khái quát ít nhất. Ngoài các yếu tố kể trên, trên bản đồ 1:1.000.000 còn thể hiện một số số liệu giao thông hàng không như các đường đẳng từ thiên, các đường dị thường có độ lệch từ. ***** CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ BIÊN TẬP VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 6.1. Cơ sở lý thuyết thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ 6.1.1. Những vấn đề chung về thể hiện bản đồ và mô hình hoá bản đồ Thiết kế và thành lập bản đồ là môn học quan trọng cơ bản của bản đồ học về lý thuyết cũng như thực tế. Nhiệm vụ quan trọng của sự phát triển lý thuyết bản đồ học là soạn thảo ra cơ sở lý luận về môn học này. Kết quả của quá trình thiết kế và thành lập bản đồ là phần chính quan trọng của sản phẩm bản đồ. Đó là bản gốc biên vẽ (Bản đồ tác giả), trên đó chứa toàn bộ nội dung, đặc điểm của tác phẩm bản đồ cần thành lập. 139 Lý thuyết của môn học này bao gồm các khái niệm và lý luận về các vấn đề: 1- Thể hiện trên bản đồ các đối tượng, hiện tượng. 2- Mô hình bản đồ. 3- Soạn thảo các phương pháp thể hiện, xây dựng các ký hiệu quy ước bản đồ và xác định các nguyên tắc chính khi thiết kế chúng. 4- Thông tin bản đồ, bản chất thông tin bản đồ, sử dụng, đánh giá dung lượng thông tin bản đồ. Các khái niệm và các vấn đề đã nêu là cơ sở, cầu nối mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành của thiết kế và thành lập bản đồ. Nó là phần chung nhất không thể thiếu trong mọi trường hợp của quy trình sản xuất bản đồ. Phần cơ sở chung này bao gồm các vấn đề: - Thiết kế cơ sở trắc địa và toán học cho bản đồ. - Lý thuyết chung về thiết kế và thành lập bản đồ. - Các phương pháp thể hiện thông tin bản đồ, các vấn đề về thành lập bản đồ gốc. - Trang thiết bị kỹ thuật dùng để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ của bản đồ. 1. Sự thể hiện trên bản đồ các đối tượng, hiện tượng Sự thể hiện trên bản đồ các đối tượng, hiện tượng là quá trình đưa, biến đổi các thông tin cho trước về đối tượng, hiện tượng nào đó lên hình ảnh bản đồ. Hay nói cách khác đó là quá trình sắp đặt các đối tượng, hiện tượng trong một không gian topo, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tự nhiên và kinh tế xã hội thông qua hệ thống ký hiệu quy ước bản đồ. Khái niệm về sự thể hiện bản đồ làm rõ bản chất và toàn bộ quá trình thành lập bản đồ. Đó là vấn đề lựa chọn cơ sở toán học cho bản đồ: - Lựa chọn bề mặt toán học của trái đất, hành tinh và các thông số khác. - Lựa chọn phép chiếu bản đồ. 140 - Tỷ lệ bản đồ Đó là lý thuyết, phương pháp cụ thể để xác định sự tương ứng giữa toạ độ thực của đối tượng trên bề mặt trái đất và trên bản đồ. Trên bản đồ không thể hiện toàn bộ các đối tượng, hiện tượng thực tế, do đó cần phải chỉ ra các đặc trưng tiêu biểu của đối tượng để khái quát hoá hình dạng của chúng. Các đối tượng được biểu thị trong mối quan hệ không gian, lôgic. Khi xây dựng hình ảnh bản đồ có thể chỉ trên cơ sở sử dụng các phương pháp thể hiện tương ứng và hệ thống ký hiệu bản đồ. Sự phát triển của bản đồ học và các ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác (Trắc địa, địa lý) đã dẫn đến các khái niệm mới, thuật ngữ mới: Ví dụ, trong bản đồ học có thuật ngữ, khái niệm: Mô hình bản đồ, hệ thống ký hiệu bản đồ, Ứng dụng các khái niệm, hiểu biết này cho phép tìm ra và phát triển các khái niệm và phương pháp mới trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới như: Tự động hoá thành lập, lưu trữ bản đồ, điện tử tin học (các phần mềm chuyên dụng) Nghiên cứu và sử dụng mô hình bản đồ trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Ví dụ, dùng mô hình bản đồ để thành lập hệ thống thông tin địa lý (GIS) 2. Mô hình bản đồ. Bản chất và các dạng mô hình bản đồ: Mô hình bản đồ là sự thành lập các bản đồ bằng cách xây dựng các mô hình không gian cho từng đối tượng nội dung bản đồ và mối liên hệ giữa chúng trên một cơ sở toán học xác định. Đối tượng của mô hình bản đồ là các vấn đề thực tế hiển nhiên, khách quan. Sự khác nhau giữa mô hình bản đồ với các mô hình khác được đặc trưng và xem xét ở 3 khía cạnh: a. Về mặt toán học: Trong quá trình mô hình hoá bản đồ phải xem xét và xử lý các vấn đề về bản chất toán học của mô hình (lựa chọn phép chiếu bản đồ, tỷ lệ và các yêu tố khác, ). Đồng thời trong quá trình đó, người ta sử dụng 141 các phương pháp toán học khác nhau để xây dựng các biểu, bảng để hoàn thành các công việc phân tích, tổng hợp, đáp ứng mục đích, yêu cầu đối với bản đồ. b. Về mặt cấu trúc nội dung: Mô hình bản đồ biểu diễn các tính chất đặc trưng của các đối tượng thực tế. Khi thể hiện luôn phải đảm bảo sự tương ứng của đối tượng và mô hình. Nói cách khác, sự tương ứng cấu trúc nội dung được đảm bảo bằng: - Sự thể hiện đúng, chính xác bản chất , nội dung của đối tượng, hiện tượng. - Hình dạng bên ngoài, cấu trúc không gian bên trong được tổng quát hoá tương ứng với mục đích, ý nghĩa của bản đồ cần thành lập. - Sự thể hiện đúng, chính xác bản chất nội dung của đối tượng, hiện tượng. - Hình dạng bên ngoài, cấu trúc không gian bên trong được tổng quát hoá tương ứng với mục đích, ý nghĩa của bản đồ cần thành lập. - Sự thể hiện các dấu hiệu chính, các đặc trưng của đối tượng. Như vậy, trong quá trình mô hình hoá bản đồ cần xem xét đến mục đích, nội dung và tỷ lệ bản đồ để xác định sự đầy đủ và tính chi tiết nội dung của mô hình, mối liên hệ giữa chúng, sự tương ứng với thực tế khách quan. c. Về mặt ký hiệu: Sự thể hiện các đối tượng tất nhiên phải thông qua ký hiệu bản đồ. Các phương pháp thể hiện bản đồ bao gồm: - Các quy luật, công thức toán học dùng để mô hình hoá các đối tượng, hiện tượng thực tế. - Các phương pháp biểu diễn hình ảnh bản đồ trên các loại vật liệu khác nhau (giấy, điamát, băng, đĩa từ ). Tất cả các khía cạnh, vấn đề vừa nêu trên có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau trong một tổng thể thống nhất đặc trưng cho các mô hình bản đồ tương ứng. Các dạng mô hình bản đồ: 142 Trong mô hình hoá bản đồ, phụ thuộc vào nhiệm vụ, điều kiện cụ thể, phương pháp mô hình hoá, người ta chia mô hình bản đồ thành 2 dạng chính: Dạng cơ bản và dạng dẫn xuất. 1- Dạng cơ bản: Được lập ra từ các dạng tư liệu khác nhau (Số liệu đo toàn đạc trắc địa, ảnh mặt đất, ảnh hàng không, ảnh vũ trụ, ). Khi xây dựng dạng mô hình này có thể đo vẽ trực tiếp thực địa hoặc theo các kết quả đo vẽ trên ảnh, kết quả nghiên cứu, thực hành khác (khí tượng, địa chất, hải dương học, ). 2- Dạng dẫn xuất: Là các mô hình được thành lập từ mô hình của dạng thứ nhất. Căn cứ vào mục đích, đề tài của bản đồ mà người ta xác định các cơ sở toán học, chọn phương pháp thể hiện nội dung, thiết kế hệ thống ký hiệu quy ước. Khi thành lập mô hình bản đồ dẫn xuất người ta tiến hành khái quát cấu trúc các đối tượng cần thể hiện đồng thời thiết kế cấu trúc mới của đối tượng dựa trên cơ sở cấu trúc ban đầu. Khi thiết kế mới các đối tượng có thể dùng các thông tin bổ sung về đối tượng bản đồ, mối liên quan giữa chúng và hướng phát triển đối tượng. Các mô hình bản đồ dẫn xuất được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đời sống kinh tế, xã hội phục vụ cho mọi đối tượng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong khoa học và kinh tế quốc dân. 6.1.2. Hệ thống ký hiệu bản đồ và những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế 1. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống ký hiệu bản đồ Khi thiết kế hệ bất kỳ bản đồ nào cũng phải xác định đặc điểm, khối lượng nội dung cần thiết để đảm bảo chất lượng bản đồ. Để đạt được điều đó cần chọn lựa phương pháp tối ưu thể hiện các đối tượng, hiện tượng thông qua hệ thống ký hiệu quy ước bản đồ. - Khi thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa lý chung thì các phương pháp thể hiện, hệ thống ký hiệu mang tính truyền thống, định sẵn (nó được ghi trong quy trình, quy phạm cho bản đồ địa hình). [...]... bản gốc và các phương pháp chế in bản đồ Trong từng trường hợp cụ thể, thiết kế bản đồ là chỉ dẫn cụ thể (phụ thuộc vào dạng bản đồ cần lập, mức độ hiện tại, mới của bản đồ) Theo đặc điểm thiết kế bản đồ, người ta chia bản đồ ra thành 3 loại chính: a Bản đồ địa hình b Bản đồ truyền thống hay sêri bản đồ (Địa lý chung và chuyên đề) c Sêri các bản đồ gốc hay các bản đồ gốc mới làm lần đầu Ngoài ra còn... các vấn đề sau: - Lựa chọn tỷ lệ bản đồ - Lựa chọn phép chiếu bản đồ - Lựa chọn và trình bày lưới tọa độ, lưới chiếu bản đồ - Sơ đồ bố cục (kích thước vùng lãnh thổ, kích thước khung trong, khung ngoài, bảng chú giải, các bản đồ phụ, ) - Hệ thống chia mảnh bản đồ (đối với bản đồ nhiều mảnh) a Lựa chọn tỷ lệ bản đồ - Tỷ lệ bản đồ xác định kích thước không gian mô hình bản đồ: Tỷ lệ quyết định kích thước... giới hạn vùng lãnh thổ bản đồ và vị trí tương đối của nó so với khung bản đồ 153 2- Sự phân bố, bố trí tên gọi bản đồ, tỷ lệ bản đồ, bảng chú giải, các khái niệm bổ sung hỗ trợ, các đồ thị biểu đồ và các bản đồ phụ (nếu thấy cần) Mục đích chính của công việc soạn thảo sơ đồ bố cục bản đồ là: - Đảm bảo cho bản đồ có bố cục mang tính khoa học thực tiễn - Thuận tiện cho sử dụng bản đồ - Đáp ứng yêu cầu... nhiệm xuất bản, năm xuất bản, - Kích thước, tỷ lệ sơ đồ bố cục tốt nhất là bằng tỷ lệ bản đồ cần lập, cũng có thể nhỏ hơn 1.5 – 2 lần Để giải quyết nhiệm vụ này không chỉ với các tờ bản đồ riêng mà cần cho các bản đồ nhiều tờ và xêri bản đồ, tập bản đồ * Sơ đồ bố cục cho bản đồ 1 tờ riêng lẻ có mấy dạng chính sau: - Tất cả các yếu tố chính trong sơ đồ bố cục (lãnh thổ bản đồ, tên gọi bản đồ, tỷ lệ,... thẩm mỹ cho bản đồ - Đáp ứng yêu cầu kỹ thuật (kích thước giấy in, kích thước và khả năng của máy in ốp sét ) Thiết kế sơ đồ bố cục bản đồ là làm bản maket, sơ đồ bố cục cho tờ bản đồ, trên đó chỉ ra: - Kích thước tờ bản đồ - Khung bản đồ (kích thước khung trong, khung ngoài) - Vị trí lãnh thổ bản đồ - Phân bố vị trí tên bản đồ, bảng chú giải, - Một số thông tin về cơ sở sản xuất bản đồ, người chịu... nghĩa bản đồ 2- Thiết kế cơ sở Trắc địa – Toán học cho bản đồ 3- Soạn thảo nội dung bản đồ và phân loại các đối tượng, hiện tượng 4- Xác định các đặc tính, chỉ số (số lượng, chất lượng) của các đối tượng, hiện tượng bản đồ 5- Thiết kế các phương pháp thể hiện bản đồ, hệ thống ký hiệu quy ước, bảng chú giải bản đồ 6- Thiết kế trình bày bản đồ 7- Thiết kế công nghệ thực hiện các công việc làm bản gốc... hiệu bản đồ (HTKHBĐ), HTKHBĐ là tập hợp các ký hiệu có nguyên tắc chung về thiết kế và thể hiện chúng trên bản đồ - Ký hiệu bản đồ thể hiện hình ảnh đối tượng lên bản đồ - Các ký hiệu bản đồ được đưa lên bản đồ theo mục đích, đề tài bản đồ - Khi thiết kế HTKHBĐ cần tính đến đặc điểm sinh học của mắt, điều kiện sử dụng chúng, trình độ hiểu biết của người sử dụng bản đồ, khả năng công nghệ khoa học kỹ... là phép chiếu của bản đồ Trên các bản đồ này, lưới toạ độ địa lý chỉ được thể hiện trên khung bản đồ Còn trên bản đồ chỉ có lưới toạ độ vuông góc Kích thước của các ô lưới này phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ 1:25.000 – 4cm 1:50.000 – 2cm 1:100.000 – 2cm Trên các bản đồ chuyên dùng còn có các đường khác như: đường đẳng từ (trên bản đồ hàng hải) d Soạn thảo sơ đồ bố cục bản đồ: Trên sơ đồ bố cục thường bao... của bản đồ học) Với những đặc thù như vậy nên quy trình sản xuất bản đồ cũng có những đặc điểm, tính chất riêng Những đặc điểm này thể hiện rõ trong từng giai đoạn công việc của quy trình sản xuất bản đồ Sơ đồ về quy trình công nghệ sản xuất bản đồ có thể chia ra 4 giai đoạn chính sau: 1 Chuẩn bị biên tập: Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất bản đồ Nó được tiến hành đồng thời với quá trình. .. tập thành lập, trình bày bản đồ) để quyết định đưa vào in ấn xuất bản đồ Đồng thời nó cũng là bước thử nghiệm cho việc lựa chọn phương án chế in ấn xuất, thử nghiệm chất lượng giấy in, màu mực in, Kết thúc giai đoạn này là bản thừ màu bản đồ Bản thử màu bản đồ là hình mẫu của bản đồ (cả về nội dung và hình thức) sẽ in ra hàng loạt Bản thử màu đã được ký duyệt cho in ấn xuất bản đồ sẽ là bản mẫu để kiểm . lượng sản phẩm bản đồ (bồi vải, phủ màng polyme lên mặt bản đồ) . Sơ đồ quy trình sản xuất bản đồ: 6.2. Thiết kế bản đồ Thiết kế và biên tập bản đồ là các quá trình liên quan. đoạn này là bản thừ màu bản đồ. Bản thử màu bản đồ là hình mẫu của bản đồ (cả về nội dung và hình thức) sẽ in ra hàng loạt. Bản thử màu đã được ký duyệt cho in ấn xuất bản đồ sẽ là bản mẫu để. thiết kế và thể hiện chúng trên bản đồ. - Ký hiệu bản đồ thể hiện hình ảnh đối tượng lên bản đồ. - Các ký hiệu bản đồ được đưa lên bản đồ theo mục đích, đề tài bản đồ. - Khi thiết kế HTKHBĐ