Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
584,67 KB
Nội dung
199 Các phương pháp thành lập bản đồ địa lý chung được phân ra: + Theo tỷ lệ bản gốc biên vẽ, bản đồ được in. + Theo phương pháp đưa hình ảnh từ bản đồ tư liệu lên bản gốc. + Theo thứ tự thực hiện công việc. Phương pháp cơ bản đưa hình ảnh từ bản đồ tư liệu lên bản gốc là phương pháp cơ ảnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phải chuyển đổi phép chiếu và thỉnh thoảng để chuyển hình ảnh từ bản đồ tư liệu lên bản gốc người ta dùng phương pháp theo lưới ô vuông. Khi thành lập thường lập bản gốc các đối tượng: yếu tố nét, vờn bóng địa hình, ghi chú chú giải và các makét các yếu tố nền. Khi đó, người ta thường dùng các nguyên liệu: bản nhựa trong (điamát) để có thể tách thành lập và dùng phương pháp phối kết hợp đảm bảo hiệu quả của sơ đồ công nghệ và nâng cao chất lượng công việc. Khi sử dụng các tư liệu bản đồ khác nhau có tỷ lệ lớn hơn, công việc thành lập bản đồ có thể tiến hành ở tỷ lệ của bản đồ tư liệu và đồng thời tổng quát hoá hình vẽ luôn. Đặc biệt là đối với địa hình và thuỷ hệ, khi đó tiến hành lựa chọn chi tiết các dạng điển hình, đặc trưng. Trước khi thành lập người thực hiện phải nghiên cứu kỹ vùng lãnh thổ thể hiện, đặc điểm địa lý của nó, các tư liệu bản đồ và các tài liệu biên tập. Khi thành lập từng yếu tố, từng đối tượng cần tính đến mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Khi chuẩn bị in, người ta áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, sơ đồ công nghệ chuẩn bị bản gốc thanh vẽ khác nhau (trên giấy, trên điamát, màng khắc, ). Ứng dụng các công nghệ hiện đại có thể đồng thời thành lập ra bản gốc biên vẽ, bản gốc thanh vẽ hay bỏ qua giai đoạn thanh vẽ (đặc biệt là đối với công nghệ bản đồ số). 6.7. Thiết kế biên tập và thành lập bản đồ chuyên đề 200 Hiện nay, bản đồ chuyên đề (BĐCĐ) rất đa dạng phong phú về nội dung và mục đích sử dụng bản đồ. Nó phản ánh các hiện tượng, đối tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Bản đồ chuyên đề được thiết kế và thành lập bởi: - Cơ quan Trắc địa - bản đồ quốc gia (thuộc Tổng cục địa chính) đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. - Các cơ quan, tổ chức chuyên ngành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đặt ra đối với ngành. Nói chung, cơ sở để thiết kế BĐCĐ là sử dụng các phương pháp khoa học, các mô hình toán học, các phương pháp tiến dẫn hệ thống, tổng hợp, phương pháp mô hình hoá để biểu thị đối tượng, hiện tượng. Sự phát triển của bản đồ học chuyên đề và tổng hợp trong giai đoạn hiện đại là dựa trên nền tảng của soạn thảo các lý thuyết chung và các tài liệu định mức kỹ thuật cụ thể. Khi tổ chức hợp tác, cộng tác, người ta chia ra các giai đoạn chính: - Theo thành lập BĐCĐ. - Đặt ra các kết quả định trước, đã tính sẵn và các yêu cầu đối với chúng. - Các dạng tham gia thực hiện của các cơ quan có liên quan. Để thực hiện thuận lợi và đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi với BĐCĐ tốt nhất là dùng các bản đồ địa hình làm bản đồ tư liệu, lấy nền cơ sở địa lý từ bản đồ địa hình, bản đồ địa lý chung, trên đó người ta thể hiện các nội dung chuyên đề, chuyên ngành. 6.7.1. Bản đồ chuyên đề và nguyên tắc phân loại chúng BĐCĐ biểu thị các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội và sự kết hợp giữa chúng. Đề tài bản đồ xác định mức độ đầy đủ chi tiết khác nhau của nội dung bản đồ chuyên đề (theo đề tài cụ thể). Ngoài ra, trên các BĐCĐ bao giờ cũng 201 phải xác định mức độ thể hiện các tập hợp địa lý (nền cơ sở địa lý), để trên đó thể hiện các đối tượng, hiện tượng chuyên đề. Ý nghĩa chính của BĐCĐ là đảm bảo cung cấp cho người sử dụng các thông tin chuyên đề về môi trường tự nhiên và các đối tượng kinh tế xã hội để giải quyết các nhiệm vụ khoa học hay kinh tế quốc dân, hay để truyền đạt các hiểu biết về thế giới quanh ta. Trên bản đồ chuyên đề cần biểu thị mức độ kiến thức hiện đại về các đối tượng, hiện tượng tương ứng với các ngành khoa học. Mức độ đầy đủ, chi tiết nội dung bản đồ cần tương ứng với tỷ lệ và mục đích bản đồ. Sự phát triển và tiến bộ không ngừng của bản đồ học chuyên đề đảm bảo điều kiện tối ưu giải quyết các nhiệm vụ chuyên ngành. Từ đó cũng xuất hiện các thuật ngữ mới: BĐCĐ chuyên ngành. Sự đa dạng phong phú của BĐCĐ là điều kiện để phân loại và xác định các dạng, loại BĐCĐ. Khi thiết kế BĐCĐ cần xem xét đến mối liên hệ của chúng với các bản đồ địa lý chung. BĐCĐ có thể phân loại như sau: - Theo nội dung (đề tài). - Theo các phương pháp thể hiện. - Theo mục đích sử dụng. - Theo tỷ lệ và vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện. Theo nội dung, BĐCĐ được chia nhóm: theo các yếu tố môi trường tự nhiên và các hiện tượng kinh tế, xã hội; theo khoa học mà chúng được dùng để nghiên cứu. Theo phương pháp thể hiện, trên bản đồ chuyên đề có thể dùng các phương pháp thể hiện khác nhau: đường đẳng trị, nền chất lượng, nền đồ giải Theo các chỉ số, đặc trưng chất lượng, số lượng của đối tượng, hiện tượng, chúng biểu thị nhiều mặt của đối tượng hiện tượng cần nghiên cứu: cấu trúc 202 hiện tượng, phân bố đối tượng, mối liên quan của chúng, động thái của chúng, Theo mục đích sử dụng, BĐCĐ được phân loại theo các dấu hiệu sau: + Bản đồ khai thác và đánh giá. + Bản đồ kế hoạch hoá. + Bản đồ dự báo Theo tỷ lệ và vùng lãnh thổ bản đồ thể hiện, BĐCĐ được phân loại theo nguyên tắc chung cho bản đồ địa lý chung. Nói chung, việc phân loại các BĐCĐ đã được đề cập tương đối kỹ trong phần phân loại bản đồ và atlas. 6.7.2. Các đặc điểm chính khi thiết kế và thành lập bản đồ chuyên đề A/ Đặc điểm thiết kế bản đồ chuyên đề: Khi thành lập BĐCĐ có rất nhiều vấn đề có liên quan cần phải giải quyết: mục đích, đề tài, thể loại bản đồ Trong mối liên hệ đó, thiết kế khoa học kỹ thuật BĐCĐ gồm các giai đoạn và công việc sau: - Soạn thảo đề tài và mục đích bản đồ. - Thiết kế cơ sở toán học bản đồ. - Xác định các yếu tố nội dung bản đồ và các nguyên tắc tổng quát hoá chúng. - Lựa chọn phương pháp biểu thị và thiết kế hệ thống ký hiệu. - Soạn thảo bản chú giải cho BĐCĐ. - Thiết kế phần trình bày bản đồ. - Soạn thảo các makét và các tư liệu nội dung chuyên đề. - Xác định công nghệ thực hiện các công việc biên tập và thành lập, chuẩn bị in bản đồ. Các bản đồ chuyên đề mới được thành lập theo một loạt hướng sau: - Biểu thị các lĩnh vực mới của môi trường quanh ta; mở rộng khái niệm chuyên đề trên cơ sở áp dụng các phương pháp mới, công nghệ mới. 203 - Soạn thảo nguồn bản đồ mới, thiết kế các BĐCĐ với lượng thông tin lớn, các loại bản đồ mới theo mục đích sử dụng và hình thức trình bày. Xác định đề tài và mục đích bản đồ được thực hiện để đáp ứng yêu cầu sử dụng của các ngành cụ thể nền kinh tế quốc dân, khoa học và văn hoá. Lựa chọn đề tài là đặt ra, xác định tập hợp các đối tượng, hiện tượng cần thể hiện trên bản đồ và ý tưởng, ý nghĩa của hình ảnh bản đồ. Công việc này liên quan chặt chẽ với xác định kiểu, loại bản đồ và mục đích bản đồ để từ đó xác định tên gọi của bản đồ. Nguyên tắc hệ thống trong bản đồ học chuyên đề cho phép xác định vị trí của bản đồ trong tập bản đồ hay sêri bản đồ. Mục đích của bản đồ để xác định đặc điểm và lĩnh vực sử dụng bản đồ, yêu cầu về độ chính xác và các phương tiện biểu thị. Đề tài của bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ, các khái niệm khác về bản đồ, sơ đồ bố cục bản đồ, Thiết kế cơ sở toán học cho bản đồ là lựa chọn cho nó phép chiếu bản đồ, tỷ lệ và bố cục bản đồ, Phép chiếu bản đồ được chọn tương ứng với mục đích, nội dung, đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ. Thông thường người ta chọn phép chiếu bản đồ trong số các phép chiếu có sẵn. Tốt nhất là sử dụng được các phép chiếu của bản đồ địa lý chung hay bản đồ địa hình tư liệu. Khi đó chỉ còn soạn thảo bố cục BĐCĐ theo sự phân chia hành chính, lãnh thổ, theo phân vùng địa lý tự nhiên hay kinh tế - xã hội. Trên bố cục BĐCĐ còn phải chú ý bố trí cho các bảng biểu, đồ thị, tranh ảnh, Trong sản xuất bản đồ khi soạn thảo bố cục bản đồ cũng đồng thời xác định luôn kích thước của bản đồ có tính đến khả năng công nghệ in ấn xuất bản và các thông số kinh tế - kỹ thuật. 204 Xác định các yếu tố nội dung BĐCĐ là một trong các giai đoạn chính của thiết kế BĐCĐ. Để giải quyết vấn đề này người ta đặt ra 3 nhiệm vụ liên quan với nhau: 1- Xác định nguyên tắc biểu thị thống nhất từ chung đến riêng. Đặt ra các nhân tố đặc trưng cho tác phẩm bản đồ như một hệ thống thống nhất còn các yếu tố nội dung là các thành phần tạo nên hệ thống này. Với mục đích đó đòi hỏi phải: + Nghiên cứu các đối tượng và hiện tượng, cấu trúc của chúng và các chỉ số cơ bản, các yếu tố trong mỗi đối tượng, hiện tượng; trạng thái và động thái phát triển của các đối tượng, hiện tượng này. + Làm rõ đặc điểm phân bố chúng, xác định đơn vị phân chia lãnh thổ. + Xác định mối liên hệ của các đối tượng, hiện tượng phân chia chúng cụ thể chi tiết, xác định các đặc điểm giá trị, đánh giá, tổng hợp của các đối tượng, hiện tượng. 2- Đặt ra cách phân loại các đối tượng, hiện tượng được thể hiện, những chỉ số đặc trưng của chúng, nguyên tắc khái quát các khái niệm, lựa chọn thang bậc tương ứng. 3- Xác định mức độ đầy đủ và chi tiết cần thiết khi thể hiện các đối tượng, hiện tượng, đặt chỉ tiêu định mức lựa chọn các yếu tố nội dung. Khi soạn thảo các yếu tố địa lý cần chọn các yếu tố đặc trưng cho hiện trạng địa hình, điều kiện địa lý và đặc điểm lãnh thổ. Trong sơ đồ công nghệ, việc thành lập cơ sở địa lý có thể làm riêng. Để chuẩn bị nền cơ sở địa lý có thể dùng bản đồ địa hình và các dẫn xuất của nó, bản đồ địa lý chung trong đó bao gồm cả: Bản đồ nền, bình đồ ảnh, bản đồ biển và các loại bản đồ khác. Trên bản đồ, hình ảnh của các yếu tố tập hợp địa lý đảm bảo các thông tin chuyên đề có tính không gian và định vị: Chúng cho ta biết sự định hướng, vị trí địa lý của các đối tượng, hiện tượng. Ngoài ra người ta còn xác định khối lượng tên gọi, ghi chú, chữ số cần thiết phân bố trên bản đồ. 205 Kết quả của thiết kế BĐCĐ là chỉ ra các yếu tố nội dung, phân loại chúng và phác thảo chú giải bản đồ, sơ đồ biên tập, các makét, các chỉ dẫn tổng quát hoá (nằm trong kế hoạch biên tập bản đồ). Lựa chọn phương pháp biểu thị bản đồ, thiết kế hệ thống ký hiệu có ý nghĩa quan trọng trong thành lập BĐCĐ. Trên các bản đồ này, chúng ta bắt gặp tất cả các phương pháp cơ bản thể hiện bản đồ và dạng biến điệu, kết hợp giữa chúng. Lựa chọn và áp dụng cách biểu thị các đối tượng, hiện tượng nghĩa là: - Đặt ra nguyên tắc mô hình hoá toán học cấu trúc không gian – lãnh thổ các đối tượng và các yếu tố của nó cũng như cụ thể hoá, chi tiết hoá các thông tin địa hình, định vị. - Chọn dạng hệ thống ký hiệu để thể hiện các thông tin chất lượng và một số đặc tính không gian, xác định các thông số của ký hiệu và truyền đạt chúng trong các yếu tố cấu trúc để tương ứng với thông tin. - Xác định nguyên tắc kết hợp trong biểu thị các đối tượng, hiện tượng của các yếu tố cấu trúc thành phần (số lượng và chất lượng). Soạn thảo thiết kế bản chú giải BĐCĐ được thực hiện trong toàn bộ quá trình chuẩn bị biên tập. Bước đầu tiên của sơ thảo, phác thảo bảng chú giải là nhóm các đối tượng và phân loại chúng, soạn thảo hệ thống ký hiệu đồng thời với việc lựa chọn phương pháp biểu thị cho bản đồ. Khi kết thúc thiết kế phải bố trí, sắp xếp nó trong khung, trên diện tích của bản đồ. Bảng chú giải được dùng khi sử dụng bản đồ. Bảng chú giải cũng có thể được soạn thảo như một tài liệu cho quá trình thành lập bản đồ. Bảng chú giải được sử dụng khi thiết kế nội dung bản đồ, bản thân nó là kết quả của quá trình thiết kế nó. Bảng chú giải dùng để đọc và phân tích BĐCĐ. Bảng ký hiệu quy ước là tài liệu đồ hoạ bắt buộc phải có trong thiết kế kỹ thuật bản đồ. Khi soạn thảo bảng chú giải, mẫu tổng quát hoá, trích mảnh bản đồ đồng thời người ta cũng thiết kế trình bày bản đồ, đặt ra các quyết định có tính nguyên 206 tắc với bản đồ. Còn phần thực hiện trình bày bản đồ có thể được hoàn thiện ở giai đoạn sản xuất sau. Nhưng ở đây cũng vẫn phải tiến hành các thử nghiệm để chọn ra phương án tối ưu về thể hiện đường nét và màu sắc trong trình bày bản đồ. Như vậy, để lựa chọn được hướng giải quyết tối ưu trong thiết kế BĐCĐ cần dựa trên cơ sở: - Thực hiện các công việc nghiên cứu, biên tập và thử nghiệm từng bước trong quá trình soạn thảo nội dung bản đồ và trình bày màu sắc. - Tiến hành xử lý các tư liệu nội dung chuyên đề và cơ sở địa lý để rút ngắn và hoàn thành công nghệ của các giai đoạn thành lập bản gốc và chuẩn bị in bản đồ. B/ Đặc điểm thành lập BĐCĐ: Những đặc điểm chính của thành lập BĐCĐ gồm có: - Trên bản gốc biên vẽ (bản gốc tác giả) người ta nhận được hình ảnh nội dung chuyên đề và các yếu tố đặc điểm địa lý. - Các bản gốc nội dung chuyên đề là sản phẩm của các cơ quan khác nhau, tổ chức khác nhau (không thuộc ngành bản đồ) do đó đòi hỏi ở mức độ khác nhau. Bản gốc biên vẽ có thể thành lập ở dạng tách riêng (bản gốc nội dung chuyên đề + nền cơ sở địa lý) hay tổng hợp. Thành lập các bản gốc nội dung chuyên đề có thể là các cơ quan chuyên ngành và phi bản đồ hay các cơ quan thuộc chuyên ngành trắc địa - bản đồ. Không phụ thuộc là BĐCĐ được thành lập ở đâu, những bản gốc này phải thành lập trên phép chiếu bản đồ đã xác định, bằng hệ thống ký hiệu quy ước và nội dung nền, nét cần phải tương ứng với bảng chú giải đã soạn thảo. Những yêu cầu này là tiêu chuẩn, là bắt buộc đối với tác phẩm bản đồ. 207 Trong thực tế các bản gốc nội dung chuyên đề có thể chưa đáp ứng được yêu cầu đã nêu trên thì trong qúa trình thành lập bản gốc biên vẽ hay chuẩn bị in bản đồ người ta có thể tiến hành chỉnh sửa cho đáp ứng yêu cầu bản đồ (phép chiếu, kích thước ký hiệu, màu sắc trình bày, ). Nếu chất lượng bản gốc nội dung chuyên đề không tốt (chất lượng đồ hoạ kém, nội dung không chính xác, ), không thể sử dụng được, chỉ có thể trả lại và yêu cầu cung cấp các tư liệu khác cho thành lập BĐCĐ. Cơ quan bản đồ có thể đặt hàng, yêu cầu với các cơ quan hữu quan và bộ phận cung cấp tư liệu để thực hiện các công việc sau: - Tiếp nhận các bản gốc nội dung chuyên đề thể hiện chính xác vị trí không gian của đối tượng và được thành lập bằng hệ thống ký hiệu đã xác định nhưng có thể khác các thông số cần cho bản đồ mới (phép chiếu, kích thước ký hiệu, ). - Tiếp nhận các xử lý sơ bộ các bản gốc nội dung chuyên đề. Việc lựa chọn sơ đồ công nghệ thực hiện các công việc dựa trên cơ sở xác định chỉ dẫn thành lập đã nêu trên (thành lập bản gốc tách hay tổng hợp, sử dụng các bản gốc nội dung chuyên đề đã xử lý hay chỉ dùng các makét, sơ đồ). Chuẩn bị in và in BĐCĐ thông thường được thực hiện theo sơ đồ công nghệ. Theo khả năng có thể chuẩn bị bản gốc thanh vẽ trên điamát, trên màng khắc hay dựa trên kết quả thành lập bản đồ số trên máy tính điện tử. Đặc điểm của thành lập BĐCĐ là áp dụng, sử dụng một số lượng màu lớn trong thành lập, chuẩn bị in và in bản đồ, do đó cần nhiều bản gốc thanh vẽ, các phụ lục kèm theo và công việc in càng phức tạp khi nội dung BĐCĐ phức tạp, phong phú. 6.7.3. Đặc điểm thiết kế và thành lập bản đồ chuyên đề bằng tư liệu ảnh vệ tinh Vào những thập kỷ 70, công việc thăm dò và nghiên cứu vũ trụ đã có những bước tiến nhảy vọt. Các kết quả của nó đã được áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong khoa học, kinh tế sản xuất và quốc phòng. 208 Trong khoa học trắc địa - bản đồ, các ảnh vũ trụ, ảnh vệ tinh ngày càng có nhiều ứng dụng trong nghiên cứu khoa học và thực tế sản xuất bản đồ. Sử dụng ảnh vũ trụ trong sản xuất và hiệu chỉnh bản đồ là một trong những phương hướng phát triển mới của bản đồ học. Nó được phát triển toàn diện cùng với những thành tựu của khoa học điện tử, viễn thông, điều khiển học, Hiện nay, ảnh vũ trụ có thể nhận được từ 2 hệ thống khác nhau: - Hệ thống chụp ảnh (trên các vật liệu ảnh). - Hệ thống phi chụp ảnh (sử dụng các sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, tia lazer, tia quét để nhận ảnh theo nguyên tắc thu phát). Các ảnh vũ trụ có độ phân giải cao, sẽ có độ biến dạng hình học ít hơn, cung cấp các thông tin tốt hơn và có tính đo được cao hơn. Để có được các tấm ảnh này người ta phải sử dụng các máy ảnh chuyên dụng nhiều kênh. Máy ảnh nhiều kênh này dùng để chụp ảnh đồng thời nhiều vùng quang phổ khác nhau. Để nhận được ảnh ở vùng sóng hồng ngoại, người ta dùng máy chụp ảnh, còn sóng trung bình và dài – sóng vô tuyến truyền hình. Cách thu nhận ảnh và các nguyên tắc thu nhận ảnh bằng các thiết bị chuyên dụng khác nhau ta có thể xem trong chương trình “Trắc địa ảnh”. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố, nhân tố sử dụng ảnh vũ trụ để thành lập bản đồ bề mặt trái đất, các hành tinh. Sử dụng ảnh vũ trụ trong khoa học Trắc địa - bản đồ cần phải giải quyết một số vấn đề sau: - Thu nhận các ảnh vũ trụ chất lượng cao. - Thành lập và tăng dày các điểm khống chế cần thiết cho thực hiện các công việc đo vẽ ảnh và bản đồ. - Nghiên cứu hiệu quả sử dụng ảnh vũ trụ. - Nghiên cứu các tính chất hình học, thể hiện hình ảnh, soạn thảo phương pháp điều vẽ. - Soạn thảo phương pháp xác định toạ độ và biến đổi ảnh vũ trụ. [...]... trụ để thành lập các bản đồ tỷ lệ nhỏ và một số ở tỷ lệ trung bình với các vùng có nội dung không quá phức tạp ***** CHƯƠNG 7: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ 7.1 Khái niệm chung Sử dụng bản đồ - đó là một bộ phận của bản đồ học, trong đó nghiên cứu những đặc điểm và phương hướng sử dụng các tác phẩm bản đồ (bản đồ, tập bản đồ ) trong các phạm vi khác nhau của hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, thiết lập các phương... khoa học về trái đất và trong nhiều khoa học xã hội, trong quy hoạch, trong xây dựng và trong các ngành kinh tế 7.2 Các phương pháp xác định một số yếu tố trên bản đồ 210 1 Mô tả theo bản đồ Đó là sự trình bày ở dạng bài viết các kết quả phân tích về chất lượng của các hiện tượng và quá trình thể hiện trên bản đồ 2 Các phương pháp đồ giải Đó là phương pháp dựng theo bản đồ các lát cắt, mặt cắt, đồ thị,... bản đồ toán Đó là những phương pháp dựng và phân tích các mô hình toán học dựa theo các số liệu thu nhận được từ bản đồ và lập ra các bản đồ dẫn xuất mới trên cơ sở mô hình toán học đó Trong thực tế, các phương pháp nói trên thường được sử dụng kết hợp, ví dụ: sự phân tích có thể được bắt đầu bằng mô tả hiện tượng theo bản đồ, tiếp theo tiến hành đo đạc trên bản đồ và kết thúc ở việc lập mô hình bản đồ. .. dụng bản đồ, đánh giá độ tin cậy và độ chính xác của các kết quả thu nhận được từ bản đồ Mục đích của sử dụng bản đồ chính là để nhận thức thực tế khách quan nhằm thu được từ bản đồ những đặc trưng chất lượng và số lượng của hiện tượng được biểu thị trên bản đồ; nghiên cứu những mối quan hệ tương tác và động thái của các hiện tượng; dự đoán sự xuất hiện, sự phân bố và phát triển của chúng Bản đồ được... từ bản đồ có sự kết hợp với phân tích trực quan và phân tích bằng dụng cụ thông thường 4/ Tự động hoá nghiên cứu bản đồ Đó là việc tự động hoá hoàn toàn quá trình sử dụng bản đồ 7.3 Xác định một số chỉ tiêu hình thái Đo đạc hình thái là một phần của hình thái học mà nội dung chủ yếu của nó là nghiên cứu các đặc trưng số lượng của dáng đất Từ các kết quả thu được bằng các phương pháp đo đạc bản đồ, ... kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu v.v… Độ chính xác bản đồ, độ chính xác kỹ thuật là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu 1 Độ chính xác bản đồ Độ chính xác bản đồ là chỉ số đặc trưng cho độ chính xác xác định các trị số lượng trên bản đồ bằng các dụng cụ lý tưởng và trong những điều kiện lý tưởng Đối với các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn và trung bình, sai số trung phương...- Soạn thảo các vấn đề về phương pháp luận bản đồ hoá trái đất và các hành tinh (nghiên cứu đặc điểm bề mặt, soạn thảo cơ sở toán học, xác định các dạng bản đồ và nội dung của chúng ) Nhiệm vụ của công tác bản đồ sử dụng ảnh vũ trụ là: - Soạn thảo các phương pháp biến đổi ảnh vũ trụ lên phép chiếu bản đồ đã lựa chọn - Xác định hệ thống toạ độ - Xử lý ảnh để chất lượng ảnh... biểu đồ và những mô hình hình vẽ hai chiều và ba chiều khác 3 Các phương pháp đồ giải, giải tích Là phương pháp đo trên bản đồ các toạ độ, độ dài, độ cao, diện tích, thể tích, góc và từ đó tính toán được chỉ số hình thái và cấu trúc của các đối tượng và hiện tượng Các phương pháp đồ giải giải tích bao gồm các phương pháp đo đạc bản đồ và các phương pháp đo đạc hình thái 4 Các phương pháp lập mô hình bản. .. biến đồi hình ảnh trên ảnh vũ trụ lên phép chiếu bản đồ đã chọn Công việc nắn ảnh được tiến hành trên các thiết bị chuyên dụng, máy tính điện tử và các phần mềm chuyên dụng Công việc nắn ảnh hoàn thành, dựa theo các phương pháp điều vẽ, đoán đọc ảnh để người ta chính xác hoá và chuyển đổi hình ảnh từ ảnh vũ trụ sang hình ảnh bản đồ Nói chung, công việc sử dụng ảnh vũ trụ để đo vẽ và làm ảnh bản đồ là... Theo mức độ cơ giới hoá và tự động hoá, các phương pháp sử dụng bản đồ được phân ra thành 4 nhóm sau: 1/ Phân tích trực quan Bao gồm đọc bản đồ, so sánh trực quan và đánh giá trực quan các đối tượng 2/ Phân tích bằng dụng cụ Đó là việc sử dụng các dụng cụ đo và các trang bị cơ học (compa đo, các ô lưới, máy đo diện tích…) trong sử dụng bản đồ 211 3/ Các phương pháp nửa tự động Đó là việc ứng dụng máy . loại bản đồ và mục đích bản đồ để từ đó xác định tên gọi của bản đồ. Nguyên tắc hệ thống trong bản đồ học chuyên đề cho phép xác định vị trí của bản đồ trong tập bản đồ hay sêri bản đồ. . của bản đồ để xác định đặc điểm và lĩnh vực sử dụng bản đồ, yêu cầu về độ chính xác và các phương tiện biểu thị. Đề tài của bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ, các khái niệm khác về bản đồ, sơ đồ. niệm khác về bản đồ, sơ đồ bố cục bản đồ, Thiết kế cơ sở toán học cho bản đồ là lựa chọn cho nó phép chiếu bản đồ, tỷ lệ và bố cục bản đồ, Phép chiếu bản đồ được chọn tương ứng với mục đích,