Nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN một mặt phát huy được mặt tích cực đồng thời hạn chế khuyết tật của thị trường đảm
Trang 1BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
Kinh tế thị trường và việc cần thiết chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Trang 23 Nền kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó phân phối theo lao động là hình thức chủ yếu 7
4 Mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia 8
5 Nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN một mặt phát huy được mặt tích cực đồng thời hạn chế khuyết tật của thị trường đảm bảo kinh tế thị trường phát triển nhằm mục tiêu CNXH 8
Tóm lại, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là
“quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dânlàm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện chomọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc” 10III THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ỞNƯỚC TA HIỆN NAY 11
1 Thực trạng kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 11
2 Giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta 13
Trang 3I LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC CẦN THIẾT CHUYỂN SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM.
1 Lý luận chung về kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi tất cả cácquan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá; các yếu tố
“đầu vào”, “đầu ra” của sản xuất như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vậtchất, sức lao động, công nghệ và quản lý; các sản phẩm và dịch vụ tạo ra; chất xámđều là đối tượng mua bán, là hàng hoá
Kinh tế thị trường được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế khi các quan
hệ kinh tế giữa các chủ thể đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường(người bán cần tiền, người mua cần hàng và họ phải gặp nhau trên thị trường) thì nềnkinh tế đó là nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó, các quan hệkinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá, dịch
vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là hướng vàoviệc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường
2.Sự cần thiết chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Đại hội VII của Đảng đã xác định, đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta là một tất yếu kháchquan Đổi mới để nâng cao chất lượng cuộc sống, để phát triển kinh tế phù hợp với xu hướngphát triển chung của kinh tế thế giới Vì với cơ chế kinh tế cũ, với việc bao cấp tràn lan, quản lýkinh tế kém hiệu quả thì việc sản xuất không đủ sản phẩm để tiêu dùng dẫn đến không thể tíchluỹ để mở rộng sản xuất dẫn đến thiếu hụt ngân sách, làm cho nền kinh tế đình trệ Đặc trưngcủa kinh tế chỉ huy là rất cứng nhắc nó chỉ có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế trong giaiđoạn ngắn hạn và chỉ có tác dụng phát triển nền kinh tế theo chiều rộng Nền kinh tế chỉ huy ởnước ta tồn tại quá dài nên nó không những không còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩysản xuất phát triển mà nó còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng suất chất lượng
và hiệu quả sản xuất
Trang 4Bên cạnh đó, thị trường ở nước ta phát triển chưa đồng bộ, còn thiếu hẳn thị trường cácyếu tố sản xuất như thị trường lao động thị trường vốn và thị trường đất đai và về cơ bản vẫn làthị trường tự do, mức độ can thiệp của nhà nước còn rất thấp Xét về mối quan hệ kinh tế đốingoại, nền kinh tế nước ta đang hoà nhập so với nền kinh tế thị trường thế giới, giao lưu vềhàng hoá dịch vụ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế gầngũi hơn với thị trường kinh tế thị trường thế giới Tương quan giá cả của các loại hàng hoátrong nước gần gũi hơn với tương quan giá cả hàng hoá quốc tế Việc chuyển đổi nền kinh tếtheo cơ chế thị trường thúc sản xuất và cạnh tranh hàng hoá không chỉ trong nước mà vượt qua
cả ranh giới trong nước cạnh tranh với nước ngoài về các loại sản phẩm như: hàng tiêu dùng,thuỷ sản làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tích luỹ vốn để mở rộng và tái sản xuất Điều nàyphù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới: đó là sự phát triển kinh tế của mỗi nướckhông thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế Mỗi quốc gia đều phải tích cực áp dụngcác phương pháp khoa học kỹ thuật mới để cạnh tranh với nhau, đó là động lực để thúc đẩykinh tế Sự cạnh tranh lành mạnh trong nước, giữa các nước với nhau sẽ nâng cao năng suất laođộng, tạo ra nhiều của cải vật chất cho mỗi quốc gia, nâng cao đời sống vật chất tinh thần củanhân loại
Đổi mới cơ chế kinh tế không chỉ có ý nghĩa về lĩnh vực kinh tế mà còn có tác dụng vềmặt chính trị xã hội Chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, nước ta đã có điều kiện
mở rộng các mối quan hệ kinh tế, chính trị và trong các mối quan hệ có tính chất xã hội như:bảo vệ môi trường, chống chiến tranh hạt nhân, xoá đói giảm nghèo trong sự liên hệ giữa cácquốc gia
Như vậy, sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng XHCN là cần thiết và là một tất yếukhách quan
Thực chất của quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN là quá trình kết hợp giữa chuyển nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cung tựcấp sang nền kinh tế hàng hoá tiến tới nền kinh tế thị trường và quá trình chuyển cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta có đặc điểm là quá trình chuyểnnền kinh tế kém phát triển mang tính tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.Mặt khác, ở nước ta cũng đã tồn tại mô hình kinh tế chỉ huy với cơ chế kế hoạch hoá tập trung
Trang 5Nó gần như đối lập với thị trường, kinh tế thị trường vận động theo cơ chế thị trường Thịtrường được coi là trung tâm của sản xuất và toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội Vì vậy quátrình chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường còn là quá trình xoá bỏ cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đồng thời cũng là quá trìnhquá trình thực hiện nền kinh tế mở, nhằm hoà nhập thị trường trong nước với thị trường thếgiới Kinh tế “đóng” “khép” thường gắn với nền kinh tế phong kiến, gắn với sản xuất nhỏ mangnặng tính cục bộ địa phương chủ nghĩa và với tình trạng “bế quan tỏa cảng” Chính sự xuất hiện
và phát triển của sản xuất hàng hóa đã phá vỡ các quan hệ truyền thống của kinh tế khép kín Sựphát triển của tư bản chủ nghĩa đã khẳng định: kinh tế hàng hoá làm cho thị trường dân tộc gắn
bó và hoà nhập với thị trường thế giới Chính giao lưu hàng hóa đã làn cho các quan hệ kinh tếđược mở rộng, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đã thúc đẩy nền kinh té phát triển nhanh chóng.Kinh tế mở là đặc điểm và là xu thế của thời đại ngày nay mà bất kỳ một quốc gia nào cũngphải coi trọng Trong quan hệ kinh tế quốc tế, chúng ta đã có nhiều đổi mới quan trọng, chúng
ta đã chuyển quan hệ kinh tế quốc tế từ đơn phương sang đa phương, quan hệ với tất cả cácnước không phân biệt chế độ chính trị, theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau
Trong những năm gần đây, thực hiện quan điểm về kinh tế đối ngoại nói trên hoạt độngkinh tế đối ngoại nước ta có những tiến bộ lớn Xuất khẩu hàng hoá tăng nhanh với nhịp độ trêndưới 20% hàng năm (1986-1992) đảm bảo nhập khẩu các loại vật tư và công nghệ chủ yếu,cảithiện dần cán cân thanh toán quốc tế Chúng ta đã nhanh chóng điều chỉnh và khắc phục đượcnhững hẫng hụt về thị trường và nguồn vốn từ các nước SNG và Đông Âu Nguồn vốn nướcngoài đầu tư vào Việt Nam cũng tăng nhanh
Trong những năm tiếp theo, nước ta cần phải biết phát huy lợi thế so sánh: nguồn tàinguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào với tiền công thấp, vị trí địa lý lãnh thổthuận lợi Tiếp tục phát huy và coi trọng các giá trị truyền thống, nhanh chóng thâm nhập vàocác thị trường mới, mở rộng thị trường khu vực, cải tiến xuất khẩu theo xu hướng tăng tỷ trọngcác mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhiên liệu, tạo ra các sản phẩm chủ lực như dầu
mỏ, nông - lâm - thuỷ sản Đồng thời nhà nước có chính sách đầu tư hấp dẫn tạo điều kiệnthuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 6II ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA.
Chuyển nền kinh tế từ hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung - hànhchính - quan liêu - bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là nội dung, bảnchất và đặc điểm khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta hiện tại và tương lai Đặcbiệt, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, được Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VII thông qua vào năm 1991, cũng đã nêu lên năm đặc trưngbản chất của xã hội XHCN và những quan điểm, phương hướng tổng quát về phát triểnkinh tế - xã hội theo định hướng XHCN ở nước ta Tuy nhiên, cũng cần phải phân tíchsâu thêm bản chất, đặc điểm đã được khái quát nói trên, để có thể hiểu rõ và thốngnhất hơn trong nhận thức và hành động
1 Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường đó là phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng năng lực sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân nhằm mục tiêu xã hội.
Kinh tế Nhà nước là nơi thể hiện đầy đủ nhất tính ưu việt của CNXH: đảm bảo
sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và bảo vệmôi trường sinh thái, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tất cả tất cảphục vụ con người trên tầm vĩ mô Nhà nước vừa là đại biểu cho toàn bộ nền kinh tế,vừa là chủ thể của kinh tế Nhà nước Do đó nhà nước phải vừa tôn trọng tính bìnhđẳng của các chủ thể kinh tế, vừa phải có ý thức đầy đủ đến việc phát triển kinh tế nhànước để nó thực sự có vai trò chủ đạo Để giữ được vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nướcphải nắm giữ những khâu, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân Kinh tếnhà nước phải là kiểu mẫu về năng suất, chất lượng, hiệu quả và chấp hành pháp luật
để lôi cuốn các thành phần kinh tế khác theo quỹ đạo của CNXH Kinh tế Nhà nướcphải có giá trị tổng sản lượng hàng hoá ngày càng tăng, đóng góp tỷ lệ cao trong ngânsách nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ và đời sống của mọi người lao động
Trang 72 Nền kinh tế thị trường với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là lực lượng vật chất để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển theo một định hướng chung, đó là XHCN.
Nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta lấy giải phóng sức sản xuấtlàm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế, hình thức sở hữu Trongnền kinh tế nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
và sở hữu tư nhân, từ ba loại hình sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh
tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Đại hội Đảng VII đã khẳng định, cácthành phần kinh tế đang tồn tại khách quan tương ứng với tính chất và trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đó là: kinh tế Nhà nước,kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa và kinh tế tư bản Nhànước Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu,
mà còn phải khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân đểhình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độcông hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong vàngoài nước, các hình thức đan xen và xâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tếđều có thể tham gia thị trường với tư cách chủ thể thị trường bình đẳng
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước ta
là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng thấp kém, đưa nềnkinh tế hàng hoá phát triển kể cả trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp
Nền kinh tế nhiều thành phần vừa phản ánh tính đa dạng phong phú trong việcđáp ứng nhu cầu xã hội vừa phản ánh tính chất phức tạp trong việc quản lý theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Do đó, việc “ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phầnphải đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước về kinh tế xã hội” Để hạn chế vàkhắc phục những hạn chế của mặt trái kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận độngtheo cơ chế thị trường mang lại, giữ cho công cuộc đổi mới đi đúng hướng và phát huybản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh
tế - xã hội bằng luật pháp, kế hoạch, chính sách, thông tin, tuyên truyền, giáo dục vàcác công cụ khác
Trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta, kinh tế Nhà nước lànhân tố quy định và bảo đảm tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường Kinh
Trang 8tế Nhà nước tạo cơ sở kinh tế cho xã hội mới, nó là lực lượng vật chất quan trọng và làcông cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Xây dựng hệ thốngkinh tế Nhà nước mạnh chính là tăng cường thực lực kinh tế của nhà nước, để làm chỗdựa, bảo đảm ổn định kinh tế và định hướng cho thị trường XHCN Buông lỏng khuvực kinh tế nhà nước là buông lỏng định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường.
3 Nền kinh tế thị trường thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập trong đó phân phối theo lao động là hình thức chủ yếu.
Việc giải quyết mối quan hệ trên được thực hiện theo kết quả lao động là chủyếu, kết hợp với một phần theo vốn và tài sản Đây là điểm khác biệt giữa nền kinh tếthị trường trong CNTB với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta Trongmối quan hệ giữa lao động và tư bản (vốn), giữa lao động sống và lao động quá khứ(lao động đã được vật hoá), CNTB coi trọng nhân tố tư bản, nhân tố lao động quá khứđược tích luỹ Bởi vậy, trong phân phối thu nhập, phân phối thành quả lao động,CNTB nhấn mạnh đến nhân tố tư bản (vốn) hơn là nhân tố lao động (lao động sống),nhấn mạnh đến yếu tố tích luỹ - đầu tư hơn là yếu tố tiền lương - thu nhập của ngườilao động Ngược lại CNXH đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển Cho nên,trong phân phối thu nhập và thành quả lao động của xã hội, CNXH nhấn mạnh đếnnhân tố lao động (lao động sống) và yếu tố tiền lương - thu nhập của người lao động.Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh đến yếu tố lao động, đến nâng cao thu nhập và tiêudùng của người lao động, chúng ta không thể không coi trọng đến vai trò của yếu tốvốn, đến tăng cường tích luỹ và đầu tư (cả nhà nước và tư nhân) và đến mối quan hệbiện chứng giữa tư bản ( vốn) và lao động Vì vậy, thu nhập theo vốn và tài sản kinhdoanh giờ đây đã trở thành điều bình thường Chỉ có trên cơ sở đó mới gia tăng sốngười giàu có trong xã hội Tăng số người có thu nhập cao đồng thời giảm số người cóthu nhập thấp trong xã hội và thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo vừa làmục tiêu, vừa là nội dung quan trọng của chính sách thu nhập và chính sách điều tiếtthu nhập của Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta
Trang 94 Mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Quá trình phát triển của kinh tế thị trường đi liền với xã hội hoá nền sản xuất xãhội Tiến trình xã hội hoá trên cơ sở phát triển của kinh tế thị trường là không có biêngiới quốc gia về phương diện kinh tế Một trong những đặc trưng quan trọng của kinh
tế thị trường hiện đại là việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài Xu hướng quốc
tế hoá đời sống kinh tế với những khu vực hoá và toàn cầu hoá đang ngày càng pháttriển và trở thành xu thế tất yếu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - côngnghệ hiện nay Tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không muốn, ít nhiều đều bịlôi cuốn, thu hút vào các quan hệ kinh tế quốc tế Tranh thủ thuận lợi và cơ hội, tránhnguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt qua thách thức là yêu cầu nhất thiết phải thực hiện Đểphát triển trong điều kiện của kinh tế thị trường hiện đại, Việt Nam không thể đóngcửa, khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung, tự cấp, mà phải mở cửa, hội nhậpvới nền kinh tế thế giới Sự mở cửa, hội nhập được thực hiện bằng nhiều hình thức nhưtăng cường hoạt động ngoại thương, hợp tác, liên doanh, liên kết để thu hút vốn đầu tưnước ngoài, tranh thủ nắm bắt công nghệ mới, tiến tới có khả năng cạnh tranh trên thịtrường thế giới, nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nhịp điệu kinh tếthế giới Tuy nhiên, sự mở cửa, hội nhập không có nghĩa là sự hoà tan, đánh mất mình,
mà phải trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cạnh tranhcủa nền kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia
5 Nền kinh tế thị trường vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN một mặt phát huy được mặt tích cực đồng thời hạn chế khuyết tật của thị trường đảm bảo kinh tế thị trường phát triển nhằm mục tiêu CNXH
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận động theo yêu cầucủa những quy luật vốn có của kinh tế thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung -cầu, cạnh tranh giá cả do thị trường quyết định; thị trường có vai trò quyết định đốivới việc phân phối các nguồn lực kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế
để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu xã hội
Trang 10Như vậy, có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế hànghoá do sự tác động của các quy luật kinh tế vốn có của nó, cơ chế đó giải quyết ba vấn
đề của tổ chức kinh tế là cái gì, như thế nào và cho ai Cơ chế thị trường bao gồm cácnhân tố cơ bản là cung cầu và giá cả thị trường
Bên cạnh đó, để khắc phục “những thất bại của thị trường” thì nền kinh tế nước
ta có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vai trò điều tiết củaNhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng Vai trò đó được thể hiện quacác chức năng kinh tế của nó Có thể nêu lên các chức năng kinh tế của Nhà nướctrong nền kinh tế thị trường dưới đây
Một là, đảm bảo ổn định chính trị, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để
tạo ra những điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế Về nhiều mặt, chức năng nàyvượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần Nhà nước tạo ra hành lang pháp luật cho hoạtđộng kinh tế bằng cách đặt ra bằng cách đặt ra những điều luật cơ bản về quyền sở hữutài sản và sự hoạt động của các doanh nghiệp Khuôn khổ luật pháp mà Nhà nước thiếtlập có tác dụng sâu sắc tới các hành vi kinh tế của con người và cả bản thân Chính phủcũng phải tuân theo
Hai là, điều tiết kinh tế đảm bảo cho nền kinh tế thị trường phát triển ổn định.
Nền kinh tế thị trường khó tránh khỏi bị chấn động bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế,đều phải trải qua các chu kỳ kinh doanh, tức là giao động lên xuống của GDP hoặcGNP, kèm theo các giao động lên xuống về mức độ thất nghiệp và lạm phát
Nhà nước làm dịu những giao động lên xuống chu kỳ kinh doanh thông quachương trình hoá kinh tế, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ Chẳng hạn, chínhphủ có thể giảm thuế trong cơn suy thoái với hy vọng tăng chi tiêu của dân chúng, nhờ
đó sẽ nâng cao GDP Ngân hàng Trung ương là người kiểm soát khối lượng tiền tệ cóthể áp dụng các biện pháp “nới lỏng tiền tệ” trong cơn suy thoái; Khi lạm phát cao,ngân hàng Trung ương áp dụng các biện pháp “thắt chặt tiền tệ” nhằm giảm lạm phát.Như vậy, thông qua chính sách tài chính và chính sách tiền tệ Nhà nước cố gắng ổnđịnh nền kinh tế duy trì nền kinh tế càng sát càng tốt đối với tình trạng có đầy đủ việclàm và lạm phát thấp
Trang 11Ba là, đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tính kém hiệu quả của cả hoạt động thị trường là những tác động, mà cácnhà kinh tế gọi là tác động bên ngoài Các doanh nghiệp vì lợi ích tối đa của mình cóthể lạm dụng tài nguyên xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hộiphải gánh chịu Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất hoá chất, tống chất thải ra hồgây ô nhiễm nguồn nước địa phương, làm chết cá, Chính phủ có thể buộc các doanhnghiệp phải trả tiền cho những thiệt hại do ô nhiễm, mà doanh nghiệp đã gây ra Sựcan thiệp của Chính phủ nhằm ngăn chặn những tác động bên ngoài để nâng cao hiệuquả
Một nguyên nhân khác dẫn đến tính kém hiệu quả của hoạt động thị trường là
sự xuất hiện của độc quyền Các tổ chức độc quyền có thể không tăng thậm chí giảm
số lượng hàng hoá mà chỉ tăng giá để tăng lợi nhuận Một nền kinh tế được thúc đẩybởi cạnh tranh hoàn hảo sẽ đạt hiệu quả cao, nhưng cạnh tranh làm hạn chế khả năngđạt lợi nhuận độc quyền nên các doanh nghiệp thường giảm bới cạnh tranh Vì vậy,Nhà nước có một nhiệm vụ rất cơ bản bảo vệ cạnh tranh và chống độc quyền để nângcao tính hiệu quả của hoạt động thị trường
Bốn là, đồng thời để đảm bảo tính hiệu quả thì Nhà nước phải sản xuất ra hàng
hoá công cộng, đảm bảo xây dựng kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế, thực hiện côngbằng xã hội Sự hoạt động của cơ chế thị trường có thể làm cho nền kinh tế đạt hiệuquả cao Nhưng cơ chế thị trường hoạt động phi nhân tính, nó không tính đến các khíacạnh nhân đạo và xã hội, không mang lại những kết quả mà xã hội cố gắng vươn tới.Việc phân phối và sử dụng tối ưu các nguồn lực không tự động mang lại một sự phânphối thu nhâp cao Sự can thiệp của Nhà nước nhằm phân phối thu nhập công bằng,bảo vệ các thành viên của xã hội chống lại những khó khăn về kinh tế, nâng cao mứcsống của các nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất Điều đó được thực sự thông quachính sách phân phối, bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội
Tóm lại, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta là “quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”