1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo “ Kế toán nguyên vật liệu ở công ty Charoen Pokphand Việt Nam” docx

60 582 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 158,67 KB

Nội dung

Nếu vật liệu được sử dụnghợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi thì sẽ hạ thấp đượcchi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanhnghiệp.. Để hoà

Trang 1

Báo cáo

“ Kế toán nguyên vật liệu ở công ty Charoen Pokphand

Việt Nam”

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của tồn tại xã hội loài người Mộttrong các ngành sản xuất đó là ngành công nghiệp Mỗi doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh là một đơn vị kinh tế cơ sở, một tế bào của nền kinh tế quốcdân, là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thựchiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các đơn

vị sản xuất

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,

vì thế nước ta đã và đang mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tưsản xuất, với mối quan hệ hai bên cùng có lợi Có sự quản lý chỉ đạo của nhànước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tối đa khả năng củamình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh Cho nên một doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển đứng vững trên thị trường thì cần phải nắm đượcthị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đểquan tâm tới tất cả các khâu trong sản xuất, từ khi bỏ đồng vốn ra - để đầu tưmột cách tiết kiệm nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Trong các khâu sản xuất của doanh nghiệp, vật liệu luôn là yếu tố quantrọng chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Nếu vật liệu được sử dụnghợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi thì sẽ hạ thấp đượcchi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanhnghiệp

Để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và mang lại lợi nhuận cao nhất,mỗi doanh nghiệp đều có những biện pháp tổ chức và quản lý khác nhau.Trong đó, thực hiện tốt hạch toán xuất nhập vật liệu sẽ giúp cho nhà quản lý

Trang 4

doanh nghiệp có những lựa chọn và quyết định hợp lý nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xuất phát từ những đặc điểm đó, em đã chọn đề tài: “ Kế toán nguyên vật liệu

ở công ty Charoen Pokphand Việt Nam” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp củamình Trong thời gian thực tập tại công ty với sự giúp đỡ nhiệt tình của banlãnh đạo, các cán bộ phòng kế toán cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cácthầy cô giáo hướng dẫn và sự cố gắng của bản thân em đã tìm hiểu toàn bộcông tác kế toán của công ty Đặc biệt em đi sâu vào nghiên cứu công tác kếtoán nguyên vật liệu làm cơ sở cho đề tài

Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn chưa cao, kinhnghiệm thực tế còn có nhiều hạn chế cho nên chắc chắn đề tài khó tránh khỏinhững sai sót Do vậy, em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các thầy côgiáo, các cán bộ phòng kế toán công ty Charoen Pokphand Viet Nam đểchuyên đề này được hoàn chỉnh hơn

Trang 5

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA

CÔNG TY

I Khái quát chung về đơn vị thực tập

1, Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Charoen Pokphand Việt Nam ( gọitắt là Công Ty C.P)

2, Giám đốc hiện hành của Doanh nghiệp: Suwes/W

3, Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai – Huyện Chương Mỹ – Hà Tây

4, Điện thoại: 0343.840501 – 507

5, Fax: 0343.840416

6, Quyết định thành lập: Giấy phép đầu tư số 1587/GP vào năm 1993

7, Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH

8, Hình thức sỡ hữu vốn: 100% vốn đầu tư nước ngoài

9, Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm nông nghiệp

10, Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, con giống, thiết

bị chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi và gia công trong dân

11, Năng lực hiện tại của Công ty:

- Tổng số vốn đầu tư: 30.000.000 USD

- Thời gian hoạt động: 40 năm

- Tổng diện tích đất sử dụng 25.5 ha

- Nhà máy thức ăn gia súc và

xưởng dụng cụ chăn nuôi

10 ha

Trang 6

- Trại giống gà bố mẹ 14 ha

- Quy mô kinh doanh:

Nhà máy thức ăn gia súc sản xuất thức ăn chăn nuôi để bán và sử dụngnội bộ với công suất 216.000 tấn / năm

Trại gà giống bố mẹ có khả năng nuôi 120.000 gà giống để sản xuất trứng ấpchuyển sang nhà máy ấp trứng để sản xuất ra gà con giống thịt và giốngtrứng với số lượng 12 triệu con/ năm

Tổ chức chăn nuôi gia công gà thịt trong dân để giúp nông dân tăng thu nhập.Nhà máy sản xuất dụng cụ chăn nuôi chuyên sản xuất dụng cụ, thiết bị bằngkim loại và bằng nhựa dùng trong chăn nuôi

Trước cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệpmuốn tồn tại và phát triển phải là một doanh nghiệp nhạy bén với cơchế,Công ty C.P là một công ty đạt được những ưu điểm đó Do phương châmcủa C.P Group là tiến hành với phương thức “quy trình khép kín” nên C.Pluôn tìm tòi mở rộng quan hệ kinh tế, thu hút được khối lượng lớn các côngviệc sản xuất, tìm tòi mở rộng thị trường, tận dụng được công suất máy móc,thiết bị hiện có, tạo được nguồn sản xuất ổn định, một mặt đáp ứng được nhucầu thị trường mặt khác đảm bảo việc làm cho công nhân viên và đem lại lợinhuận cao cho khách hàng từ việc mua sản phẩm có chất lượng cao với giá

cả phải chăng

II: Tìm hiểu chung về tổ chức công tác kế toán của đơn vị

1, Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

Để thực hiện công tác kế toán, thống kê và tài chính ở Công ty TNHH Charoen Pokphand thì phải tổ chức bộ máy kế toán Theo cơ chế tổ chức quản

Trang 7

lí của nước ta hiện nay, tổ chức thống nhất công tác tài chính kế toán, thống

kê ở các đơn vị kinh tế cơ sở và do phòng kế toán thực hiện

Bộ máy kế toán là tập thể cán bộ, nhân viên kế toán cùng công tác để thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và công tác tài chính ở tổ chức

Xuất phát từ các đặc điểm tổ chức sản xuất tổ chức quản lý cũng nhưcác đặc điểm của kế toán để phù hợp với điều kiện, trình độ quản lý Công tyTNHH Charoen Pokphand Việt Nam tổ chức hình thức kế toán theo hình thứctập trung Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán tài

vụ của công ty

Nhiệm vụ của phòng là thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp tự chủ tàichính trong doanh nghiệp phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.Quản lý các loại vốn của công ty

Quản lý các loại quỹ của công ty

Xây dựng các phương án, dự án đầu tư, kế hoạch tài chính thực hiện nghĩa vụnộp ngân sách, thanh quyết toán công nợ và thực hiện các chế độ quy địnhChấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán thống kê, kế toán và báo cáo tàichính hiện hành theo chế độ kế toán Việt Nam

Thực hiện công tác kế toán thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế

Kiểm tra giám sát toàn bộ tình hình hoạt động kinh tế, tài chính của doanhnghiệp

Trang 8

Giám đốc Tài chính

Kế toán trưởng

2 Chức năng từng bộ phận của phòng kế toán.

- Giám đốc tài chính: Là người quản lý chung tình hình kế toán trongdoanh nghiệp Cùng với tổng giám đốc và giám đốc kinh doanh đưa ra cácbiện pháp nâng cao quản lý và mang lại lợi nhuận cao cho công ty

- Kế toán trưởng: cùng với giám đốc tài chính phân tích đánh giá sốliệu qua các báo cáo

- Kế toán Nguyên vật liệu: Hàng ngày theo dõi số hàng được nhập vàoqua hợp đồng mua hàng Làm phiếu nhận hàng, lập phiếu chi trả tiền nguyênvật liệu khi có hoá đơn và theo dõi tài khoản phải trả cho người bán, cả kháchhàng trong nước và khách hàng nước ngoài Theo dõi tình hình nhập xuất

Trang 9

- Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình bán thức ăn gia súc hàng ngàyqua phiếu xuất kho và hoá đơn bán hàng.Kiểm tra tình hình thu tiền hàngngày qua giấy thu tiền mặt và giấy báo có của ngân hàng(nếu khách hàngchuyển khoản) Kiểm tra theo dõi tài khoản phải thu của khách hàng.

Bên cạnh đó kế toán bán hàng còn có nhiệm vụ tính chiết khấu, hoahồng, và bán hàng trả lại cho khách hàng Cuối tháng phải kiểm tra doanh thu

có khớp với số lượng hàng bán ra hay không

- Kế toán tập hợp chi phí: Hàng ngày có nhiệm vụ lập phiếu chi phátsinh và phân loại chi phí: chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuấtchung Kiêm luôn việc theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định

- Kế toán tiền lương: Phản ánh đầy đủ, chính xác thời gian và kết quảlao động của cán bộ công nhân viên Tính đúng, đủ, kịp thời tiền lương, quản

lí chặt chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ lương, các khoản chi trả theo lương,các chế độ về BHXH, BHYT, KPCĐ

- Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt hàng ngày và thu chi qua ngân hàng cónhân viên theo dõi số dư và số phát sinh trong tháng tại các ngân hàng có mởtài khoản của công ty và quản lý quỹ tiền mặt

- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ kiểm tra các nghiệp vụ trên, tập hợpchi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo lại cho kế toán trưởng và cùng kếtoán trưởng lập và kiểm tra bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh

3 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.

Hiện nay công ty C.P đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới của

bộ Tài chính và đồng thời sử dụng cả hệ thống kế toán Anh bởi công ty C.P làmột công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Căn cứ vào tình hình quản lý thực tế công ty nên bộ máy kế toán củacông ty đã áp dụng ghi sổ theo hình thức nhật ký chung để phù hợp với mô

Trang 10

hình của bộ máy và trình độ của nhân viên kế toán nhằm đảm bảo số liệu kịpthời trên cơ sở đáp ứng được chế độ các loại sổ kế toán ở công ty được theodõi chi tiết Hình thức này vừa đơn giản, dễ làm, vừa tránh được ghi chéptrùng lặp, bên cạnh đó cũng rất thuận tiện trong việc sử dụng máy tính trongcông tác kế toán.

Các loại sổ kế toán công ty đang sử dụng:

- Sổ Nhật ký chung: là sổ kế toán cơ bản dùng để ghi lại các nghiệp vụkinh tế phát sinh của từng tài khoản theo trình tự thời gian và làm căn cứ đểghi sổ cái

- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp dùng để hệ thống hoá các nghiệp vụkinh tế phát sinh của từng tài khoản tổng hợp Số liệu của sổ cái dùng để vàobảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán

- Các sổ chi tiết: là sổ dùng để ghi chép, phản ánh chi tiết và cụ thểtừng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt màtrên các sổ kế toán tổng hợp không phản ánh hết được

Trình tự ghi sổ.

- Hạch toán tổng hợp: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc kế toán vàomáy các nghiệp vụ kế toán phát sinh, máy sẽ chuyển số liệu vào sổ nhật kýchung, Sổ Cái, cuối tháng cộng số liệu của Sổ Cái vào bảng cân đối số phátsinh và Báo cáo kế toán

- Hạch toán chi tiết: Các chứng từ gốc sau khi dùng là căn cứ để nhập

dữ liệu vào máy Số liệu trên sổ tổng hợp sẽ được chuyển đến các bộ phận kếtoán chi tiết có liên quan để vào các sổ chi tiết của từng tài khoản Cuối thángtổng cộng số liệu chi tiết để chuyển vào bảng tổng hợp chi tiết Sau khi đốichiếu khớp đúng số liệu ghi trên bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái sẽ đượcdùng để lập báo cáo cuối tháng

Trang 11

(Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức NKC ở công ty Charoen pokphandVN)

Trang 12

4 Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng:

1, Hệ thống tài khoản: áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới của bộTài chính và đồng thời sử dụng cả hệ thống kế toán Anh bởi công ty C.P làmột công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

2, Chế độ kế toán áp dụng: Kế toán Việt Nam.

3, Hình thức kế toán áp dụng: Hình thức nhật ký chung

4, Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01/N, kết thúc 31/12/N

5, Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam

6, Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo số lượng và giá trị thực tế

7, Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo giá hạch toán

8, Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kiểm kê định kỳ

9, Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ

Trang 13

PHẦN II: KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU

* Đặc điểm chung về nguyên vật liệu sử dụng:

Là công ty chế biến thức ăn gia súc, sản phẩm của công ty sản xuất ra

là sản phẩm nông nghiệp Do vậy nguyên liệu được sử dụng trong sản xuấtcủa công ty có những đặc thù riêng Để tạo ra sản phẩm công ty phải sử dụngmột khối lượng tương đối lớn về nguyên liệu, phong phú đa dạng về chủngloại và mang những đặc điểm riêng khác nhau Đại đa số nguyên liệu sản xuất

là sản phẩm ngành nông nghiệp như ngô, khoai, sắn, đậu nành nhưng bêncạnh đó công ty còn sử dụng cả sản phẩm của ngành ngư nghiệp như: bột cá

Khối lượng các loại nguyên liệu sử dụng rất khác nhau, có những loạinguyên liệu được sử dụng với khối lượng lớn như: Ngô, sắn, đậu nành, bộtcá nhưng có những loại nguyên liệu sử dụng rất ít như: Premix, vi lượng,thuốc kháng sinh

Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty là do công ty tự khai thác từthị trường trong nước, thị trường nước ngoài và đều được mua theo giá thoảthuận Do đó, công ty có quan hệ với nhiều đối tượng cung cấp nguyên liệu

và lựa chọn các đối tượng phù hợp sao cho vừa đủ để sản xuất theo đơn đặthàng và nhu cầu của thị trường, vừa giảm chi phí nguyên liệu, tránh mất mát,

hư hỏng

Hầu hết tất cả các loại nguyên liệu sử dụng trực tiếp đồng thời chi phínguyên liệu lại chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất cho nên chỉmột biến động nhỏ về chi phí nguyên liệu là có thể ảnh hưởng tới giá thànhsản phẩm Do nguyên liệu chính của công ty là sản phẩm chính của ngànhnông nghiệp nên công ty luôn phải có biện pháp thu mua, vận chuyển, sử

Trang 14

dụng, bảo quản tốt, tránh ẩm mốc hao hụt làm ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình sản xuất của công ty, và giá thành của sản phẩm Đồng thời tính toán saocho các chi phí giảm xuống mức tối thiểu như chi phí vận chuyển, bốc dỡ

sử dụng nguyên liệu tiết kiệm mà vẫn mang lại hiệu quả cao

1 Phân loại nguyên vật liệu:

Phân loại nguyên vật liệu là việc sắp xếp các thứ vật liệu cùng loại vớinhau theo một đặc trưng nhất định thành từng nhóm Nhờ vậy để quản lí tốtnguyên vật liệu trong nhà máy

Việc sử dụng vật liệu trong các phân xưởng ở Công ty C.P có rất nhiềuloại với quy cách phẩm chất, công cụ kinh tế, mục đích sử dụng, nguồn hìnhthành khác nhau Trong điều kiện đó nhất thiết phải phân loại vật liệu thì mới

có thể tổ chức quản lí và hạch toán chặt chẽ vật liệu được

Các cách phân loại vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiềuloại, nhiều thứ khác nhau về nội dung kinh tế, công dụng và tính năng Để cóthể quản lí và tổ chức một cách chặt chẽ hạch toán chi tiết tới từng thứ, loạivật liệu phục vụ cho kế toán quản trị cần thiết của Công ty C.P thì phải tiếnhành phân loại nguyên vật liệu

Do nguyên liệu ở công ty đa dạng về chủng loại cho nên công tác kế toánphải đòi hỏi tiến hành phân loại nguyên liệu theo một trình tự phương pháp khoahọc Căn cứ vào nội dung công dụng kinh tế của nguyên liệu trong quá trình sảnxuất Việc phân loại nguyên liệu được chia thành 3 loại như sau:

- Nguyên liệu thô (Raw Material): ngô, rỉ mật, gạo, bột sữa

- Hỗn hợp (Premix )

- Thuốc thú y (Medicine)

Trang 15

Nhờ có cách phân loại này là cơ sở để Công ty C.P xác định được địnhmức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, là cơ

sở để tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Danh mục NVL

Trang 16

2 Đánh giá nguyên vật liệu.

Đánh giá nguyên liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị củanguyên liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thựcthống nhất

a Cách tính giá nguyên vật liệu nhập kho.

Charoen Pokphand Việt Nam là một công ty sản xuất thức ăn gia súcthuộc loại lớn bởi vậy nguyên liệu nhập kho không chỉ có mua trong nước(của những người trực tiếp sản xuất ra nguyên liệu và những cửa hàng lươngthực ) mà còn nhập khẩu từ nước ngoài về Vì thế cách tính giá ở đây ta cóthể phân ra như sau

• Nguyên vật liệu mua trong nước

- Nếu mua trực tiếp của người nông dân (hàng nông sản), thì saukhi giao hàng một ngày kế toán lập phiếu trả tiền và trả tiền mặt

- Nếu mua nguyên vật liệu của các công ty thương mại: Khách hàng bán vậnchuyển đến công ty vì thế chi phí vận chuyển được tính vào giá thành thực

tế ghi trên hoá đơn

Ví dụ 1: Ngày 21/08/2007 mua tấm gạo của ông Công Ty TNHH MinhHiền theo số phiếu nhận hàng 003182 (Hoá đơn 20833 )

Trang 17

Nguyên liệu này chủ yếu mua từ chi nhánh khác của tập đoàn C.P , vìthế khi nhập nguyên liệu thì chi phí vận chuyển phân bổ phải được phân bổcho từng loại trước khi tính giá thực tế nhập kho, vật liệu mua ngoài đánh giátheo giá vốn thực tế bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn và chi phí thực tế(trong đó chi phí thu mua thực tế bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, cân

đo, thuê bãi )

b Cách đánh giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.

Khi xuất kho công ty áp dụng phương pháp tính theo đơn giá bình quângia quyền để tính giá thực tế nguyên liệu xuất kho

Cách tính giá nguyên vật liệu xuất kho

Đơn giá thực tế

của nguyên liệu

Giá thực tế nguyênvật liệu tồn đầu kỳ

++

Giá thực tế nguyên vậtliệu nhập trong kỳ

Số lượng nguyên vậtliệu tồn đầu kỳ

++

Số lượng nguyên vậtliệu nhập trong kỳ

xx

Số lượng nguyên vậtliệu xuất dùng

Ví dụ: Trong tháng 8 năm 2007 trên sổ chi tiết nguyên vật liệu tấm gạo

#C có số liệu như sau:

Số dư đầu kỳ : 125.310 Nhập trong kỳ : 95.670

Thành tiền : 270.293.670 Thành tiền : 207.603.900

Cuối tháng tính được đơn giá thực tế nguyên liệu xuất kho là:

Trang 18

270.293.670 + 205.690.500

= 2.154đ

125.310 + 95.670

Đây chính là đơn giá thực tế của tấm gạo xuất dùng trong tháng

3 Chứng từ kế toán sử dụng kế toán nguyên, vật liệu.

Một trong những đặc trưng của hạch toán kế toán là ghi nhận thông tin phải

có căn cứ chứng từ Chứng từ kế toán là bằng cứ xác minh nội dung kinh tế,tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành theo địa điểm và thời gian hoànthành của chúng Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp kế toán được

sử dụng để ghi nhận thông tin kế toán vào các bản chứng từ kế toán Tổ chứcghi nhận thông tin vào chứng từ kế toán là một công việc chủ yếu của tổ chứccông tác kế toán ở các đơn vị Nội dung công việc tổ chức này là tổ chức hạchtoán ban đầu ở các bộ phận trong đơn vị và tổ chức thực hiện các nghiệp vụnội sinh

Đối với Công ty C.P thì tuỳ thuộc vào kế toán tăng nguyên vật liệu hay

kế toán giảm nguyên vật liệu mà có các chứng từ kế toán khác nhau

a Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu:

Do Công ty C.P nhập kho nguyên vật liệu chủ yếu là mua ngoài nên cócác chứng từ liên quan là:

- Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu

- Hoá đơn

- Giấy phép ra vào nhà máy

- Phiếu kiểm hoá chất lượng

- Phiếu nhập hàng

- Phiếu nhận hàng

Trang 19

- Phiếu chi

* Hợp đồng cung cấp nguyên liệu:

HỢP ĐỒNG MUA BÁN

Số: 35/2007/CCHH

- Căn cứ vào các quyết định hiện hành của pháp luật Việt Nam

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên

Hôm nay ngày 01/09/2007, Tại Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Tây, chúngtôi gồm có:

BÊN A: CÔNG TY TNHH MINH HIỀN

- Địa chỉ: Tổ 4 – Văn Quán – Văn Mỗ – Hà Đông – Hà Tây

- Điện thoại: 0343.542706 Fax: 0343.542706

- Tài khoản: 421104030042 Tại ngân hàng No &PTNT Hà Đông

- Mã số thuế: 050044729

- Do ông: Nguyễn Hữu Thuy – Giám đốc – làm đại diện

BÊN B: CÔNG TY TNHH CHAROEN POKPHAND VN

- Địa chỉ: Thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ – Hà Tây

- Điện thoại: 0343.840501 /7 Fax: 0343.840416

- Tài khoản: 102010000242875 Tại ngân hàng công thương Hà Tây chi nhánhXuân Mai

Mã số thuế: 0500232714

Do ông: Arthit Nukookit – Giám đốc kinh doanh - làm đại diện

Trang 20

Hai bên đã bàn bạc và thống nhất: Bên A đồng ý bán , bên B đồng ý mua lôhàng Tấm gạo với các điều kiện và điều khoản sau:

Điều1: Quy cách, trọng lượng, đơn giá và trị giá:

- Trọng lượng: 19.532 kg

- Đơn giá: 2.150đ/Kg

- Trị giá: 41.933.800 đ

(Bằng chữ: Bốn mươi mốt triệu, chín trăm ba mươi ba nghìn, tám trăm đồng)

Ghi chú: Giá trên là giá giao tại nhà máy của Công ty C.P

Điều 2: Giao hàng

1, Thời hạn giao hàng: 21/09/2007

2, địa điểm giao hàng: Tại kho nguyên liệu của Công ty C.P

Điều 3: Thanh toán

1, Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản

2, Thời gian thanh toán:

Thanh toán sau 15 ngày kể từ khi nhận hàng tại kho bên B và hoá đơn tàichính của bên A

Điều 4: Trách nhiệm của mỗi bên

2, Trách nhiệm của bên A

- Đảm bảo giao hàng như ghi tại điều 1 và điều 2 của bản hợp đồng này

- Cung cấp cho bên B hoá đơn GTGT

- Thông báo trước ngày giao hàng cho bên B ít nhất 5 ngày để bên B có thờigian chuẩn bị

Trang 21

- Chịu phạt 10% giá trị hợp đồng trong trường hợp không giao hàng cho bênmua đúng hạn

1, Trách nhiệm của bên B:

- Đảm bảo nhận hàng đúng thời gian quy định tại điều 2 và thanh toán đúngthời hạn quy định tại điều 3

- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực và vật lực để tiếp nhận hàng khi có thông báo củabên A

Điều 5: Các điều khoản chung

1, Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản và điều lệ của hợp đồngnày Bên nào tự ý gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng thì phải chịu phạttheo quy định của hợp đồng này

2, Bất cứ khiếu nại nào của bên B về chất lượng hàng hoá phải được thôngbáo cho bên A trong vòng 25 ngày kể từ ngày giao hàng để hai bên thươnglượng giải quyết Nếu quá thời hạn trên bên A không chịu trách nhiệm về sốhàng đã được giao

3, Mọi khiếu nại của bên B phải gửi cho bên bán bằng văn bản trong vòng 25ngày kể từ ngày nhận hàng mọi tranh chấp trước hết phải giải quyết bằngthương lượng, nếu không đạt được thoả thuận sẽ đưa ra trung tâm trọng tàikinh tế để giải quyết, phí trọng tài và các phí khác do bên thua kiện chịu

4, Các phụ lục nhằm sửa đổi, bổ sung của hợp đồng này đều phải có sự nhấttrí của hai bên và được làm bằng văn bản

Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp línhư nhau kể từ ngày kí

Đại diện bên A Đại diện bên B

Trang 22

Chủ kinh doanh Giám đốc kinh doanh

Nguyễn Hữu Thuy Arthit Nukookit

* Hoá Đơn

Trang 23

giấy phép ra vào nhà máy

Trang 25

* Phiếu Kiểm hoá chất lượng

PHIẾU KIỂM HOÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Trang 26

Kết quả kiểm tra

mốc

Đạt

Kết luận : Đạt yêu cầu để nhập kho

Người yêu cầu Người kiểm tra Người duyệt

* Phiếu nhập hàng

Trang 27

* Phiếu nhận hàng

Trang 28

* Phiếu chi

Trang 29

Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phòng kinh doanh

sẽ lập kế hoạch bán hàng và đưa cho phòng sản xuất Dựa vào kế hoạch nàyphòng sản xuất có kế hoạch xuất nguyên vật liệu, đồng thời kế hoạch nàyđược đưa cho phòng thu mua, phòng thu mua sẽ lên kế hoạch đi khai thác thịtrường và thu mua nguyên vật liệu

Công ty là nơi đánh giá cuối cùng về chất lượng hàng nhập và quyếtđịnh nhập hay không nhập hàng Khi khách hàng đến bán nguyên vật liệu chocông ty phải mang theo hoá đơn, hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đã kí vớiphòng thu mua Khi xe bán nguyên vật liệu tới nhà máy thì phải tuân theo cácbước sau :

- Khách hàng phải đăng kí với bảo vệ, bảo vệ sẽ in giấy phép ra vào nhà máy(trên giấy này thể hiện được tên người cung cấp, số thứ tự, số xe, tên nguyênvật liệu cần nhập), sau đó sẽ chuyển giấy này cho phòng KCS

- Khi có giấy phép ra vào KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng 30% số hàngnhập theo từng loại hàng

Trang 30

+ Nếu không đạt chất lượng KCS sẽ viết vào phiếu kiểm hoá chấtlượng không đạt và trả lại hàng Khách hàng trả lại phiếu cho bảo vệ và đượcphép mang hàng ra khỏi cổng nhà máy.

+ Nếu đạt chất lượng KCS sẽ viết phiếu kiểm hoá và chuyển cho phòngcân cùng với giấy phép ra vào nhà máy

- Theo thứ tự phòng cân sẽ gọi xe vào cân hàng, lúc này trong máy vi tính cótrọng lượng hàng nhưng phòng cân chưa in ra phiếu cân Trường hợp cân xequá tải (Ví dụ như container) sẽ cân hai lần : lần một cân đầu xe, lần hai cânđuôi xe Sau khi cân xe xong phòng cân in phiếu nhập hàng (Good acceptingform -3 liên ) rồi chuyển cho KCS

- KCS là người có trách nhiệm nhập hàng tại kho cùng với nhân viên của kho.Lúc này KCS sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu lần hai Nếuđạt chất lượng, KCS sẽ viết số lượng nhập vào phiếu nhập hàng và chuyểncho phòng cân sau khi đã có sự kí duyệt của trưởng phòng, chỉ giữ lại mộtliên

- Sau khi đã nhập hàng xong lái xe trở lại cân xe (xe không có hàng )để biếtđược trọng lượng thật của hàng sau khi trừ đi trọng lượng xe Lúc này phòngcân sẽ in phiếu cân, phiếu nhận hàng (Good receiving form - 3 liên)

Giao cho khách hàng liên của khách hàng Phòng cân sẽ trả lại giấyphép ra vào nhà máy cho khách hàng sau khi đã đóng dấu đầy đủ

Sau tất cả các bước trên, cuối ngày 2 liên còn lại của phiếu nhập hàng

và phiếu nhận hàng được chuyển về kế toán và bộ phận kho

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w