1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp” ppsx

63 591 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 353,15 KB

Nội dung

Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp Luận văn Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 1 1 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 02 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 20. 03 1.1- Cơ sở lý luận về chiến lược marketing - Khái quát chiến lược marketing - Nội dung cơ bản của chiến lược marketing 1.2- Khái quát về Công ty 20 06 Giới thiệu khái quát về Công ty 20 – Bộ quốc phòng Lược sử quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 – Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ Lao động và cơ cấu tổ chức của Công ty CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY 20 GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 28 2.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 20 2.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 20 28 2.1.2. Nhận xét thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 20 30 2.2 Nội dung cơ bản của chiến lược marketing giai đoạn 2000- 2005 35 2.3- Đánh giá chiến lược marketing của Công ty giai đoạn 2000- 2005. 36 Kết luận chương 2 46 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2006- 2020 49 3.1- Định hướng cơ bản của chiến lược marketing giai đoạn 2005- 2020 49 2 2 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 3.2- Nội dung cơ bản của chiến lược marketing giai đoạn 2006 – 2010 50 3.3- Một số kiến nghị và giải pháp của tác giả nhằm góp phần triển khai chiến lược marketing giai đoạn 2006- 2010 54 KẾT LUẬN CHUNG 62 3 3 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp LỜI NÓI ĐẦU Trong n ền kinh tế thị trường, marketing là một hoạt động rất quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, nó đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo ra những cơ hội tốt nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm của doanh nghiệp. Hoạt động marketing của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ, là tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tổ chức tiêu thụ hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm mở rộng nhu cầu thị phần, chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm đang là vấn đề chiến lược, là bài toán tồn tại, phát triển hoặc tàn lụi mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm những lời giải hữu hiệu. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp marketing, tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường có ý nghĩa to lớn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nền kinh tế xã hội của đất nước. Là một sinh viên được lĩnh hội những kiến thức cơ bản các bộ môn kinh tế thương mại của Trường Đại học kinh tế quốc dân và là một thành viên trong bộ máy tổ chức điều hành hoạt động của Công ty 20 – Bộ Quốc phòng, em quyết định chọn đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp” với mong muốn có cái nhìn thực tế hơn về một vấn đề đặt ra nhiều bức xúc của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng nói riêng về chiến lược marketing trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời đưa ra một vài ý kiến của cá nhân nhằm phát huy những ưu điểm đã có những chưa được phát huy một cách có hiệu quả và góp phần khắc phục những hạn chế, nhược điểm, đặc biệt là vấn đề nhận thức và cách tổ chức thực hiện các nội dung chiến lược marketing nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để xây dựng đề tài này em đã vận dụng phương pháp nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp” bao gồm các nội dung: - Cơ sở lý luận về chiến lược marketing và khái quát về Công ty 20 4 4 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp - Đánh giá thực trạng kinh doanh và tình hình thực hiện chiến lược marketing của Công ty 20 giai đoạn 2000 – 2005 - Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty giai đoạn 2006- 2020 Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Anh Tuấn, Ban Giám đốc Công ty 20 – Bộ Quốc phòng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này. Trong quá trình nghiên cứu, do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ của thầy, cô và Ban Giám đốc Công ty 20 cùng toàn thể các bạn. Xin chân thành cảm ơn! 5 5 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY 20. 1.1. Cơ sở lý luận chiến lược marketing 1.1.1 Khái niệm: “Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người” (Trích trang 17 sách Marketing của PGS. PTS. Trần Minh Đạo nhà xuất bản thống kê - 2003). - Marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các vấn đề về sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ và tư tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức (Theo hiệp hội Marketing Mỹ). - Marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi (Theo Philip Kotler). - Marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận (Theo sách quản trị Marketing trong doanh nghiệp của TS. Trương Đình Chiến). “Chiến lược maketing là quá trình phân tích, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra các chương trình maketing đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu và mong muốn cụ thể” Như vậy, chiến lược maketing có các điểm cơ bản là: Một là, chiến lược maketing là một quá trình bao gồm: Phân tích, lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra. Hai là, chiến lược maketing được triển khai cho từng nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu nhất định. Ba là, mỗi nhóm khách hàng mục tiêu có nhu cầu và mong muốn riêng, nên chiến lược maketing được đặt ra với từng hàng hóa riêng biệt từng thị trường. 6 6 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp Chiến lược maketing được thiết lập ở cấp doanh nghiệp và bao quát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy là không thể có một chiến lược chung cho toàn bộ các sản phẩm hoặc toàn bộ thị trường của doanh nghiệp. Marketing thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu dùng. 1.1.2. Nội dung cơ bản của chiến lược marketing a. Mục tiêu của chiến lược marketing. Mục tiêu cuối cùng của chiến lược marketing vẫn là đảm bảo lợi nhuận có thể có cho danh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Các mục tiêu của chiến lược marketing là sự cụ thể hoá mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Các mục tiêu của chiến lược marketing thường là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần cần đạt được, chất lượng và đặc điểm nổi bật của sản phẩm, giá cả, dịch vụ, vị thế doanh nghiệp. Thông thường một chiến lược marketing có thể có nhiều mục tiêu, những mục tiêu này có thể không thống nhất với nhau và mỗi mục tiêu đều có tầm quan trọng khác nhau vì vậy cần sắp xếp thứ tự mục tiêu ưu tiên trong quá trình thực hiện chiến lược. Các mục tiêu đó phải được xác định sao cho chúng đáp ứng được các yêu cầu sau đây: - Phải phù hợp với những điều kiện khách quan của môi trường, thị trường và những yếu tố nội lực của doanh nghiệp . - Có thể đo lường được, những mục tiêu của doanh nghiệp có thể quy định dưới dạng định tính tức là mô tả bằng lời. Tuy nhiên sẽ là tốt hơn cho việc quản lý và đánh giá nếu các mục tiêu đó được xác định bằng chỉ tiêu định lượng cụ thể . - Các mục tiêu đó phải cung cấp định hướng cho các bộ phận trong doanh nghiệp. Theo đó, các mục tiêu sẽ được thiết lập trong một mối liên hệ có hệ thống giữa các bộ phận trong doanh nghiệp . Đối với các doanh nghiệp lớn mục tiêu có thể được thiết lập ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, những mục tiêu phổ biến nhất thường được thiết lập như: vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, hình ảnh của doanh nghiệp, vị trí sản phẩm và dịch vụ, khả năng lợi nhuận, chi phí và 7 7 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp giá cả … Ngoài ra, doanh nghiệp có thể theo đuổi các mục tiêu khác trong chiến lược kinh doanh của mình. b- Nội dung của chiến lược marketing: - Lựa chọn thị trường mục tiêu: Dựa trên những kết quả phân tích môi trường thị trường chiến lược maketing hiện tại của doanh nghiệp và nhiệm vụ mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới, thực chất của việc lựa chọn thị trường mục tiêu là việc lựa chọn những nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp định hướng tới và phục vụ với những sản phẩm nhất định. Những thị trường mục tiêu được doanh nghiệp lựa chọn có thể là một đoạn hay một số đoạn thị trường chính hay toàn bộ thị trường. Khi lựa chọn thị trường mục tiêu cần làm rõ các vấn đề cơ bản sau: + Loại sản phẩm sẽ được bán để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. + Cách thức để thoả mãn nhu cầu đó. + Quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường đó. + Khả năng bán và thu lợi nhuận trên thị trường đó. + Mức độ phù hợp giữa một bên là nhu cầu của khách hàng ở các thị trường đã lựa chọn và bên kia là khả năng thoả mãn những nhu cầu đó. - Thiết lập marketing mix. Maketing mix hay còn gọi là (marketing hỗn hợp), là một tập hợp các biến số mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý được và nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động và gây được những ảnh hưởng có lợi cho khách hàng mục tiêu. Các bộ phận chính cấu thành của maketing gồm 4 tham số: Sản phẩm, xúc tiến, giá cả, phân phối. Tham số sản phẩm : Đó là việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại, sản phẩm và các đặc tính kỹ thuật, bao gói, kích cỡ và dịch vụ sau bán hàng … Tham số giá cả: Là việc xác định mục tiêu của chiến lược giá cả, lựa chọn các phương pháp định giá, các chiến lược giá của doanh nghiệp. Tham số phân phối : Bao gồm các vấn đề như thiết lập các kiểu kênh phân phối, lựa chọn các trung gian, thiết lập mối liên hệ trong các kênh phân 8 8 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp phối, và toàn bộ mạng lưới phân phối, về các vấn đề dự trữ, kho bãi, phương thức vận chuyển … Tham số xúc tiến và khuyếch trương: Là mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nó bao gồm các hoạt động như quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khuyến mại khác …. 1.2. Giới thiệu khái quát Công ty 20 – Bộ Quốc phòng. 1.2.1. Lược sử quá trình hình thành, phát triển và nhiệm vụ của Công ty 20 – Bộ Quốc phòng qua các thời kỳ 1- Quá trình hình thành, phát triển Công ty 20 – Bộ Quốc phòng là một cơ sở công nghiệp Hậu cần được thành lập năm 1957. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với quá trình phát triển của ngành quân trang Quân đội nói riêng và ngành công nghiệp may mặc nói chung. Quá trình này có thể chia thành mấy giai đoạn chính như sau: *Thời kỳ là “ Xưởng may hàng kỹ” ( từ năm 1957 đến năm 1962 ) Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ngành Hậu cần Quân đội đã lập ra những cơ sở may mặc nhỏ làm nhiệm vụ may và cung cấp, thoả mãn một phần nhu cầu quân trang cho bộ đội. Khi hoà bình được lập lại ở Miền Bắc, Quân đội bước sang thời kỳ chính quy hoá, nhu cầu trang phục tăng lên, đòi hỏi có sự phát triển của ngành quân trang, ngày 18/02/1957 “ Xưởng may hàng kỹ” gọi tắt là X20 được thành lập tại Nhà máy Da Thuỵ Khê - Ba Đình – Hà Nội. X20 có nhiệm vụ đo may quân trang cho cán bộ trung, cao cấp trong toàn quân, trước mắt, chủ yếu cho cán bộ của các cơ quan Bộ Quốc Phòng, quân binh chủng đóng trên địa bàn Hà Nội, đồng thời nghiên cứu, chế thử các kiểu quân trang phục vụ cho Quân đội ( Chính vì vậy mà X20 có tên gọi là “Xưởng may hàng kỹ” ) X20 được tổ chức như một tổ hợp sản xuất nhỏ, với 36 cán bộ, công nhân viên, kỹ thuật hoàn toàn là thủ công. Mặc dù vậy, ngay năm đầu tiên bước vào sản xuất, X20 đã sản xuất được 16.520 bộ quân phục quy chuẩn. Tháng 9/1959, X20 chuyển cơ sở về 53 Phố Cửa Đông – Hà Nội và đổi tên thành “ Cửa hàng may đo Quân đội” (Vẫn giữ tên viết tắt là X20) 9 9 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp Trong thời gian tiếp theo, X20 làm nhiệm vụ thiết kế và may quân trang cho bộ đội chiến trường B, nhiều sản phẩm nổi tiếng đã được X20 sản xuất như: Tăng, võng Trường Sơn, mũ tai bèo và nhiều loại trang phục khác đã đi vào lịch sử * Thời kỳ là “ Xí nghiệp may 20 ” (Từ 1962 đến 1991, tên gọi tắt vẫn là X20) Tháng 12 năm 1962, Tổng cục Hậu cần ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế Xí nghiệp Quốc Phòng, tên chính thức là “ Xí nghiệp may 20” Ngoài nhiệm vụ đo, may quân phục cho cán bộ trung, cao cấp Quân đội, X20 còn phải nghiên cứu, tổ chức các dây chuyền sản xuất công nghiệp quân trang hàng loạt để đáp ứng nhu cầu phục vụ Quân đội. X20 đã đổi mới kỹ thuật, phát triển mạng lưới gia công với gần 30 hợp tác xã may mặc, nhờ đó không ngừng tăng sản lượng phục vụ Quân đội (Năm 1962, sản xuất 115.690 bộ quy chuẩn, năm 1963 sản xuất 304.838 bộ quy chuẩn) Tháng 8 năm 1964, Đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá Miền Bắc, X20 đã nghiên cứu sản xuất hàng may đặc chủng cho Quân đội như: - Trang phục của bộ đội Đặc công - Quân phục cho bộ đội đi học tập, công tác ở nước ngoài. - Quần áo phủ ngoài bộ kháng áp của phi công - áo giáp chống bom bi … Trong thời gian này, X20 đã hiện đại hoá sản xuất, lắp đặt 50 máy may chạy điện của Trung Quốc. Mở rộng quy mô và năng lực sản xuất, do đó, tháng 4/1968 X20 được Tổng cục hậu cần xếp hạng 5 công nghiệp nhẹ. Từ đó, X20 chính thức là một Xí nghiệp công nghiệp Quốc Phòng được xếp hạng, là một Xí nghiệp đần đàn của ngành may Quân đội tham gia thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đột xuất phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng. Trong thời gian này, X20 đã thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt quan trọng như: may trang phục cho Bộ đội chiến trường Miền Nam, may đo cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, giúp Quân đội Lào may đo cho Bộ đội Lào, may đo toàn bộ trang phục phục vụ tang lễ của Chủ tich Hồ Chí Minh… Cuối năm 1970, Xí nghiệp hoàn thành việc xây dựng cơ sở mới tại Phương Liệt - Đống Đa – Hà Nội, chuyển các cơ sở sơ tán về cơ sở mới. Song đến tháng 4/1972 Xí nghiệp lại phải sơ tán một lần nữa về Kim Bài – Thanh Oai – Hà Tây nhưng vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Tổng cục Hậu cần giao 10 10 [...]... marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY 20 GIAI ĐOẠN 2000 - 2005 2.1 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 20 2.1.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 20 Vốn và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Là doanh nghiệp công ích, hoạt động phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Quân... của toàn Công ty 26 26 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 7 Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn Công ty, thông qua công tác quản lý thu chi tài chính, phân phối thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước Đề xuất với Giám đốc các biện pháp phân phối, sử dụng các quĩ của Công ty Tổng hợp phân tích tình hình quản lý các quĩ của Công ty. .. khẩu của Công ty 19 19 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 3) Chức năng nhiệm vụ của phòng Chính trị Phòng chính trị Công ty là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị ở Công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ và Giám đốc Công ty, sự chỉ đạo của Cục Chính trị – Tổng cục Hậu cần Chức năng nhiệm vụ cụ thể: - Công tác tuyên huấn 1 Tiến hành công. .. 198,199 của Công ty 198/Bộ Tổng Tham mưu và xưởng Mỹ Đình của Công ty 28/TCHC Quý III/2003 tiếp nhận thêm các xí nghiệp 20B, 20C từ Công ty Lam Hồng/QK4 và xí nghiệp may Bình Minh từ Công ty Việt Bắc/QK1, tiến hành bàn giao hầu hết quân số, toàn bộ trang thiết bị và chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp 198 về Công ty 22/TCHC Đến tháng 12/2003 12 12 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp... ở Công ty 4 Thực hiện chế độ nề nếp nội dung báo cáo nghiệp vụ về công tác cán bộ lên Cục chính trị theo quy định (sau khi có ý kiến của lãnh đạo chỉ huy Công ty) 21 21 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 5 Giúp Đảng uỷ, Giám đốc Công ty về các chủ trương, biện pháp lãnh đạo chỉ đạo thực hiện công tác chính sách trong Công ty Theo dõi hướng dẫn chỉ dạo kiểm tra thực hiện công. .. với Công ty hàng ngày Tổ chức nơi ăn, ở (nếu có) cho khách đến quan hệ với Công ty theo quy định được phân cấp 5 Xây dựng và thông báo kịp thời lịch công tác, giao ban, trực ban của Giám đốc Công ty, lịch hội họp, học tập, thời gian biểu làm việc hàng ngày của toàn Công ty 27 27 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 6 Tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ an toàn, trật tự cho toàn Công. .. Minh, Luật công đoàn và Quy định của Cục Chính trị – Tổng cục Hậu cần 2 Chỉ đạo tổ chức hoạt động của các tổ chức quần chúng thực hiện các chương trình kế hoạch hoạt động của Công ty Chỉ đạo từng tổ chức quần chúng đi sâu thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Công ty + Đoàn Thanh niên 22 22 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 1 Trực tiếp giúp Đảng uỷ chỉ đạo, hướng dẫn mặt công tác... xuất khẩu của Công ty được tặng 6 Cúp chất lượng châu Âu và 01 cúp chất lượng toàn cầu Trên thị trường nội địa, đặc biệt 32 32 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp là đồng phục ngành đã được các đơn vị bạn hàng đánh giá cao, thường xuyên đặt hàng tại Công ty với số lượng lớn và ổn định Hiện nay khách hàng chủ yếu của Công ty là Bộ Quốc phòng (chiếm 65% doanh thu của Công ty) Ngoài... CBCNV của Công ty là 4027 CBCNV, trong đó lao động nữ chiếm 87% (do đặc thù ngành dệt may nói chung) Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty 20 GIÁM ĐỐC CÔNG TY 20 14 14 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp PGĐ SẢN XUẤT PHÒN G KỸ THUẬ T CÔNG NGHỆ PHÒN G TỔ CHỨC S.XUẤ T XÍ NGHIỆ P MAY 1 PGĐ KỸ THUẬT XÍ NGHIỆ P MAY 3 PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN XÍ NGHIỆ P MAY 4 PGĐ KINH DOANH VĂN PHÒNG CÔNG... với các khách hàng 18 18 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 5 Giúp Giám đốc Công ty chủ trì và phối hợp với các phòng nghiệp vụ xây dựng giá cả mua, bán các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, giá gia công sản xuất hàng xuất khẩu 6 Quản lý, theo dõi thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu của Công ty đã ký với các khách hàng 7 Có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh . Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp Luận văn Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp 1 1 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải. với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực. Thực trạng và giải pháp” bao gồm các nội dung: - Cơ sở lý luận về chiến lược marketing và khái quát về Công ty 20 4 4 Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp - Đánh giá thực

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Mô hình tổ chức Công ty 20 - Đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp” ppsx
Bảng 2 Mô hình tổ chức Công ty 20 (Trang 15)
Bảng 8-Công ty 20 – BQP - Đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp” ppsx
Bảng 8 Công ty 20 – BQP (Trang 44)
Bảng 9-Công ty 20 – BQP - Đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp” ppsx
Bảng 9 Công ty 20 – BQP (Trang 45)
Hình 1: Thấu kính của nhà cung ứng - Đề tài “Chiến lược marketing của Công ty 20: Thực trạng và giải pháp” ppsx
Hình 1 Thấu kính của nhà cung ứng (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w