1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp thăm khám cận lâm sàng hệ tiêu hóa pptx

10 379 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 107,87 KB

Nội dung

Phương pháp thăm khám cận lâm sàng hệ tiêu hóa 1. Phương pháp thăm khám về hình ảnh. 1.1. X quang: Chiếu chụp X quang hệ tiêu hoá là một thăm dò cần thiết. 1.1.1. Chiếu chụp X quang ổ bụng không dùng thuốc cản quang nhằm: + Tìm liềm hơi: nếu thấy liềm hơi chứng tỏ có hơi trong ổ bụng (do thủng các tạng rỗng). + Tìm mức nước, mức hơi nếu có ở vùng quanh rốn, hoặc khắp bụng chứng tỏ có tắc ruột. + Thấy cơ hoành lên cao, kém di động (có thể gặp trong áp xe gan, ung thư gan…). + Thấy hình sỏi mật, sỏi tụy, sỏi thận (với điều kiện các sỏi này có canxi). 1.1.2. Chụp ống tiêu hoá: Cho bệnh nhân uống thuốc cản quang (ví dụ: baryte), thuốc cản quang cho ta thấy hình thể ống tiêu hoá từ thực quản tới hậu môn. Nếu thụt thuốc cản quang từ hậu môn lên sẽ biết hình thái của khung đại tràng. 1.1.3. Chụp ống Stenon: Bơm thuốc cản quang vào ống Sténon rồi chụp có thể thấy hình sỏi, hình chít hẹp ống Sténon. 1.1.4. Chụp đường mật bằng uống hoặc tiêm thuốc cản quang vào mạch máu hoặc chụp đường mật-tụy ngược dòng: Đặt một ống thông theo ống soi mềm tá tràng vào đường mật qua lỗ Vate bơm thuốc cản quang để chụp mật tụy ngược dòng. Cũng có thể chọc qua da vào đường mật rồi bơm thuốc cản quang để chụp. Phương pháp này cho thấy đường mật rất rõ nhưng có thể bị tai biến. 1.1.5. Chụp động mạch gan chọn lọc và nút hoá chất: Để chẩn đoán và điều trị khối u gan. 1.2. Soi nội tạng: 1.2.1. Soi ổ bụng: Là phương pháp thăm dò hình thái các tạng trong ổ bụng như: gan, mật, lách, phúc mạc, các quai ruột… + Kỹ thuật phải được tiến hành vô khuẩn như một phẫu thuật. Đầu tiên chọc một kim qua thành bụng để bơm hơi vào bụng tạo thành một khoảng trống sau đó dùng Troca chọc vào trong bụng, qua đó đưa đèn soi vào khoang bụng để quan sát các tạng trong đó. + Chỉ định: chủ yếu đối với các bệnh gan-mật, ngoài ra còn được chỉ định trong các bệnh của bộ máy sinh dục nữ, bệnh của màng bụng, của dạ dày, ruột… + Các kỹ thuật chẩn đoán phối hợp: chọc hút tế bào gan, sinh thiết gan, sinh thiết màng bụng, sinh thiết tế bào khối u, chụp tĩnh mạch cửa… + Kỹ thuật điều trị phối hợp: chọc hút áp xe gan hoặc áp xe trong ổ bụng, cắt dày dính, cắt dây thần kinh phế vị, lấy sỏi mật và cắt túi mật. + Tai biến: soi ổ bụng có thể gây ra một số tai biến như: nhiễm khuẩn ổ bụng, chảy máu, tràn khí. 1.2.2. Nội soi ống mềm: + Soi thực quản: quan sát hình ảnh niêm mạc thực quản, các bệnh lý của niêm mạc thực quản. + Soi dạ dày-tá tràng: thăm dò tổn thương loét, viêm toàn bộ lòng dạ dày-tá tràng. + Soi đại tràng: thăm dò tổn thương trong đại tràng. + Soi trực tràng: có thể soi bằng đèn soi ống cứng hoặc mềm. + Các kỹ thuật phối hợp: - Quết niêm mạc chẩn đoán tế bào học. - Sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học. - Chụp đường mật-tụy ngược dòng: thăm dò sỏi, u, dị dạng… + Các kỹ thuật điều trị: - Nong hẹp thực quản. - Cắt polyp. - Cầm chảy máu dạ dày-thực quản. - Lấy sỏi mật… 1.3. Phương pháp ghi hình hiện đại: 1.3.1. Ghi hình phóng xạ: Tiêm các chất đồng vị khác nhau tùy cơ quan ghi hình: rose Bengal đánh dấu, vàng 98 (98Au), Technetium 99,… các chất này sẽ được cố định ở gan hoặc tụy. Dùng một máy đếm phóng xạ đặt trên bụng đối diện với các cơ quan muốn ghi hình và ghi lại lượng các chất phóng xạ được giữ lại trong các cơ quan đó và vẽ được hình ảnh của cơ quan trên một tờ giấy. + Giá trị chẩn đoán: - Cho biết khối lượng của cơ quan. - Tổn thương có giới hạn: thể hiện bằng vùng thừa hoặc khuyết xung động. + Chỉ định : áp dụng cho các tạng đặc là gan, tụy, lách. Các tạng rỗng như dạ dày ruột không áp dụng được. Phương pháp này không gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, ít nguy hiểm nhưng nhược điểm là không cho biết rõ bản chất vùng khuyết xung động (áp xe gan hay ung thư gan), tổn thương phải lớn hơn 3cm đường kính. 1.3.2. Siêu âm: Khi một chùm siêu âm phát ra xuyên qua các tổ chức đến mặt tiếp giáp giữa 2 tổ chức có tỉ trọng khác nhau nó sẽ dội lại, sự dội đó nhiều hay ít tùy theo sự chênh lệch về tỉ trọng giữa 2 tổ chức. Chỉ những cơ quan đặc mới có khả năng truyền âm do đó siêu âm chỉ thăm dò được các cơ quan đặc như : gan, mật, lách, tụy… Các cơ quan rỗng chứa hơi không truyền âm được cho nên không thể áp dụng cho dạ dày ruột thừa. + Giá trị chẩn đoán: - Cho biết kích thước của cơ quan. - Cho biết tổn thương có giới hạn của cơ quan từ 1cm trở lên. Ví dụ: ung thư, áp xe gan. + So với ghi hình bằng đồng vị phóng xạ nó có ưu điểm hơn vì cho biết: - Tổn thương đó là đặc hay dịch lỏng. - Có thể hướng dẫn cho chọc hút vào tổn thương một cách chính xác. Phương pháp này không đau đớn, không chảy máu, hình ảnh đẹp rõ hơn hình phóng xạ; dần dần nó được dùng thay cho phương pháp ghi xạ. 1.3.3. Chụp cắt lớp quét theo tỉ trọng: Phương pháp này chụp hình các tạng đặc chia thành nhiều lớp liên tiếp nhau, tùy theo tỉ trọng của cơ quan ở diện cắt đó (đặc, lỏng, mỡ) mà nó thể hiện những hình ảnh khác nhau. + Chỉ định: - Những tổn thương có giới hạn của các tạng đặc (gan, tụy, lách). - Các khối u ổ bụng không rõ nguồn gốc xuất phát. + So sánh siêu âm với hình ảnh của chụp cắt lớp theo tỉ trọng thì giá trị của 2 phương pháp này giống nhau. Tuy nhiên chụp cắt lớp vi tính cũng có ưu điểm hơn so với siêu âm. Ví dụ: đối với tụy tạng ảnh của chụp cắt lớp theo tỉ trọng rõ hơn hình ảnh siêu âm; nhưng nó cũng có nhựơc điểm so với siêu âm: - Liều lượng tia X phát ra rất lớn. - Không thể hướng dẫn để chọc hút tổn thương ngay khi chụp do đó chụp cắt lớp theo tỉ trọng không chỉ định rộng rãi được như siêu âm mà phải chọn lọc sau khi đã làm siêu âm. 1.3.4. Ghi hình bằng cộng hưởng từ (áp dụng thăm dò hệ tiêu hóa): Chỉ định chủ yếu đối với gan và tụy. Đối với lách ít được chỉ định hơn: + Với gan, hémochromatose là chỉ định hàng đầu. + Các khối u ổ bụng cũng có chỉ định nhưng kết quả không tốt bằng chụp cắt lớp theo tỉ trọng. + Đối với u mạch máu của gan thì phương pháp này mang lại hình ảnh đặc biệt rõ hơn các phương pháp khác và tránh không phải chụp động mạch. 1.3.5. Siêu âm nội soi: Dùng thăm dò thực quản, dạ dày và trực tràng. Phương tiện cần một ống nội soi mềm có gắn bộ phát siêu âm tần số cao hơn siêu âm ngoài (10 MHZ) để có thể vừa tiến hành nội soi vừa làm siêu âm. Phương pháp này cho hình ảnh thành ống tiêu hoá rất rõ do đó nó có khả năng chẩn đoán sớm ung thư ống tiêu hoá. Nó cũng cho biết tình trạng của các hạch bạch huyết lân cận để biết ung thư đã di căn chưa. 2. Các phương pháp thăm dò mô bệnh học. 2.1. Phương pháp sinh thiết: Dụng cụ sinh thiết là kim có đầu sinh thiết khi mở đường kính lớn 0,5cm hoặc là một loại kim đặc biệt để ngoặm niêm mạc và cắt mảnh nhỏ hoặc là một loại ống thông đặc biệt. Các tạng được sinh thiết là: + Thực quản. + Dạ dày. + Đại tràng. + Trực tràng. 2.1.1. .Sinh thiết ruột non: Phải dùng một ống thông đặc biệt, đầu ống thông có một bộ phận để sinh thiết, cho bệnh nhân nuốt ống thông đó vào ruột rồi làm sinh thiết. 2.1.2. Sinh thiết gan: Có thể sinh thiết dưới sự hướng dẫn của siêu âm hoặc sinh thiết mù. 2.1.3. Sinh thiết khối u bụng: Nếu khối u lớn, không ở vị trí nguy hiểm, có thể sinh thiết dưới sự hướng dẫn của soi ổ bụng hoặc siêu âm. 2.1.4. Sinh thiết hạch: + Nếu nghi ngờ hạch di căn có thể sinh thiết hạch ngoại vi. + Hạch trong ổ bụng không thể sinh thiết được. + Đề phòng tai biến cần làm các xét nghiệm trước khi làm sinh thiết: máu chảy, máu đông. 2.2. Phương pháp tế bào: 2.1.1. Xét nghiệm tế bào học của thực quản, dạ dày, trực tràng: Qua đèn nội soi dùng bàn chải quệt lên trên chỗ tổn thương để làm bong tế bào ra hoặc dùng kim hút chất dịch, chất mùn trên bề mặt tổn thương rồi phết lên phiến kính. 2.1.2. Xét nghiệm tế bào gan hoặc khối u bụng: Dùng kim nhỏ chọc vào gan hoặc khối u dưới sự hướng dẫn của đèn soi ổ bụng hoặc của siêu âm sau đó dùng bơm tiêm hút tế bào. Phương pháp này có ưu điểm là dùng kim nhỏ, ít gây biến chứng hơn sinh thiết. Chọc kim nhỏ kết hợp điều trị: tiêm cồn ethanol, acid citric… 3. Phương pháp xác định nguyên nhân. Tìm các tác nhân gây bệnh: + Tìm vi khuẩn. + Tìm ký sinh trùng, nấm. + Tìm virus. Bệnh phẩm: phân là chủ yếu, hoặc máu (virus viêm gan) hoặc trong tổ chức (virus viêm gan trong tổ chức gan, helicobacter pylori trong niêm mạc dạ dày) hoặc trong mủ áp xe gan chẳng hạn (vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng). 4. Các phương pháp thăm dò chức năng. 4.1. Xét nghiệm phân: + Xét nghiệm định tính soi dưới kính hiển vi: - Xét nghiệm hạt amidon bằng lugol (bình thường không có). - Hạt mỡ bằng soudanIII (bình thường chỉ có rất ít), sợi cơ cellulose (bình thường chỉ có rất ít). + Xét nghiệm định lượng: Định lượng lipid trong phân, bình thường lipid còn lại trong phân không quá 5% số lượng ăn vào. 4.2. Thăm dò chức năng từng bộ phận: + Thăm dò chức năng thực quản. + Thăm dò chức năng dạ dày. + Thăm dò chức năng đại tràng… . Phương pháp thăm khám cận lâm sàng hệ tiêu hóa 1. Phương pháp thăm khám về hình ảnh. 1.1. X quang: Chiếu chụp X quang hệ tiêu hoá là một thăm dò cần thiết. 1.1.1 xác. Phương pháp này không đau đớn, không chảy máu, hình ảnh đẹp rõ hơn hình phóng xạ; dần dần nó được dùng thay cho phương pháp ghi xạ. 1.3.3. Chụp cắt lớp quét theo tỉ trọng: Phương pháp. gan thì phương pháp này mang lại hình ảnh đặc biệt rõ hơn các phương pháp khác và tránh không phải chụp động mạch. 1.3.5. Siêu âm nội soi: Dùng thăm dò thực quản, dạ dày và trực tràng. Phương

Ngày đăng: 28/07/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w