1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thạch Lam pdf

33 257 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 145,72 KB

Nội dung

Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các miệng ăn, mẹ ông dẫn các con trừ Nguyễn Tường Thụy về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở Cẩm Giàng..... Theo nhà

Trang 1

Thạch Lam

Thạch Lam sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội,

trong một gia đình công chức,nhưng quê gốc ông ở

Quảng Nam gốc quan lại đã đến hồi sa sút

Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881,

thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa

sứ nên thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu Mẹ

Trang 2

là bà Lê Thị Sâm[2], con gái cả ông Lê Quang Thuật (tục

gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm

quan võ ở Cẩm Giàng cùng thời với Huyện Giám (tức ông

nội Thạch Lam)

Ông bà Nhu có tất cả bảy người con (6 trai, 1 gái): Tường

Thụy, Tường Cẩm, Tường Tam, Tường Long, Thị Thế,

Tường Vinh và Tường Bách Trừ Tường Thụy, làm công

chức, các người con còn lại đều đã ít nhiều dự vào nghiệp

văn chương Trong số đó, nổi bật là Tường Tam (Nhất

Linh), Tường Long (Hoàng Đạo) và Tường Vinh (Thạch

Trang 3

Lam)

Một lần từ Cẩm Giàng lên Hà Nội tiếp tế tiền gạo cho hai

con học tập, ông Nhu gặp lại người lãnh đạo cũ là viên

Công sứ Hải Tường, mời sang Sầm Nứa (Lào) để làm

thông ngôn cho ông Gặp năm lũ lụt, mất mùa, buôn bán ế

ẩm nên ông Nhu nhận lời ngay Ngày 31 tháng 7 năm

1917, ông Nhu đi nhưng chỉ làm được tám tháng, thì ông

mắc bạo bệnh qua đời (1918)[3] Kể từ đó, mẹ Thạch Lam

phải một mình mua bán tảo tần nuôi một mẹ chồng và bảy

người con [4]

Trang 4

Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường Nam (tiểu học

Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu) Đến khi

người anh cả là Nguyễn Tường Thụy ra trường dạy học ở

Tân Đệ (Thái Bình), mẹ ông đã đưa cả nhà đi theo người

con này, nên Thạch Lam đến học ở Tân Đệ

Nhưng ở đây được một năm, làm vẫn không đủ cho các

miệng ăn, mẹ ông dẫn các con (trừ Nguyễn Tường Thụy)

về Hà Nội ở nhà thuê, rồi cứ thế lúc thì ở Hà Nội, lúc thì ở

Cẩm Giàng

Trang 5

Muốn sớm đỡ đần cho mẹ, Thạch Lam đã nhờ mẹ nói

khéo với ông Lý trưởng cho đổi tên và khai tăng tuổi để

học ban thành chung Tiếp theo, ông thi đỗ vào Cao đẳng

Canh Nông ở Hà Nội, nhưng chỉ học một thời gian, rồi vào

trường Trung học Albert Sarraut để học thi Tú tài

Khi đã đỗ Tú tài phần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để

làm báo với hai anh Buổi đầu, ông gia nhập Tự Lực văn

đoàn do anh là Nguyễn Tường Tam sáng lập, rồi được

phân công lo việc biên tập tuần báo Phong hóa và tờ

Trang 6

Ngày nay của bút nhóm này Đến tháng 2 năm 1935, thì

ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay

Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị

(Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng

Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở

Tuy chỉ là một mái tranh vách đất, thế nhưng “nhà cây

liễu”[5] là nơi thường lui tới của các văn nghệ sĩ Ngoài

các thành viên trong Tự Lực văn đoàn, còn có: Thế Lữ,

Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh,

Trang 7

Nguyễn Tuân, Huyền Kiêu, Nguyễn Xuân Khoát

Và Thạch Lam mất tại đây vào ngày 27 tháng 6 năm

1942[6] vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi

Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai

trai, một gái) trong cảnh nghèo Theo nhà văn Băng Sơn

thì sau khi Thạch Lam mất, vợ và các con ông có về sống

ở Cẩm Giàng với bà Thông Nhu một thời gian rồi vào

Nam, con gái đầu của ông tên là Dung sau cưới một viên

tướng của chính quyền Sài Gòn.[7] Gia đình đã an táng

Trang 8

ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà

Trưng, Thành phố Hà Nội

Tác phẩm

Hầu hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước

khi in thành sách Tác phẩm gồm có:

Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1937)

Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1938)

Trang 9

Ngày mới (truyện dài, Nxb Đời nay, 1939)

Theo giòng (bình luận văn học, Nxb Đời nay, 1941)

Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nxb Đời nay, 1942)

Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nxb Đời nay, 1943)

Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt

ngọc Cả hai đều do Nxb Đời Nay ấn hành năm 1940

Trang 10

Đôi nét về nhân cách

Nhà văn Thế Uyên (con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi

Thạch Lam là cậu), trong bài Tìm kiếm Thạch Lam, có

đoạn:

Mẹ tôi bảo chú Thạch Lam mơ mộng, tế nhị, đa cảm, thì

thủa nhỏ đã thế Và chính ở đây (trại Cẩm Giàng) những

người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm

đắc Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là

chuyện cải cách dân tộc Thường trong lúc ấy, Thạch Lam

Trang 11

ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ

có thế

Nhà văn Vũ Bằng kể lại:

Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai Anh quý từ cốc

nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một

cách gần như thành kính như thể cảm ơn trời đất đã cho

mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy Anh cẩn

thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời khiến

người ta tủi thân mà buồn Thạch Lam đi đứng nhẹ

Trang 12

nhàng… Anh là một người độc đáo có tài lại khiêm

nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn

Có lần Thạch Lam nói: Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ

Người khổ cách này, người cách khác Bí quyết là biết tìm

cái vui trong cái khổ Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi

Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi

thường sự sống

Một lần, Thạch Lam cho tiền một đứa trẻ bán rạc lang bị

cướp mất tiền, tôi nhắc khéo là có thể bị đứa trẻ đánh lừa,

Trang 13

Thạch Lam trả lời: Bị lừa hay không, cái đó không quan

hệ lắm Mình cần làm một việc xét ra phải làm, theo ý

mình

Tháng 2 năm 1935, Thạch Lam được giao quản trị báo

Ngày nay Một nhà thơ, vì cảnh nhà túng quẫn, cứ đến

gặp ông xin tạm ứng tiền nhuận bút Nhưng bạn vay 10

mà trả bài có 3 Có người nhắc ông sao không chặn lại,

ông vẫn cho tạm ứng và bảo rằng: Chẳng ai muốn làm

một việc như thế, người ta không còn con đường nào

khác mới phải làm như vậy Nếu không giúp đỡ, họ sống

Trang 14

ra sao?

Và mặc dù là người nghèo nhất trong gia đình (nhà tranh

vách đất, thậm chí cái mền không có tiền mua), Thạch

Lam vẫn thường mời bạn văn đến chơi nhà và thiết đãi

tận tình Khúc Hà Linh cho biết:

Thạch Lam nghèo một phần vì sách của ông bán ế,

nhưng không vì thế mà người vợ hiền thục kém mặn mà

với khách của chồng Những bữa rượu cứ tiếp diễn, và

bao giờ Thạch Lam cũng mời mọc thịnh tình cho đến khi

Trang 15

thực khách say mềm Trong lúc chè chén, có khi sinh sự

ồn ào, những lúc ấy Thạch Lam vẫn chỉ điềm nhiên nâng

chén, không nói lớn, mà chỉ cười [8]

Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam

Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất

Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng ngòi bút của Thạch Lam có

khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân

bình thường nghèo khổ

Nhận xét khái quát về sự nghiệp văn chương của ông, Từ

điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết:

Trang 16

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại

cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những

người nghèo, nhất là những người phụ nữ trong xã hội cũ,

sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh ("Cô

hàng xén") Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc

một gia đình đông con, sống cơ cực trong xóm chợ ("Nhà

mẹ Lê") Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí phức tạp của con

người ("Sợi tóc") "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một

cặp vợ chồng trí thức nghèo Chưa có truyện nào có ý

Trang 17

nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của các nhà văn

hiện thực phê phán "Theo giòng" là một thiên tiểu luận

viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật

tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào

khía cạnh nào Cuốn "Hà Nội ba sáu phố phường" có

phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi cảm

Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm

trầm, thường để lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương

xót.[9]

Trong "Lời nhà xuất bản Văn học" (khi in lại tác phẩm "Gió

đầu mùa" năm 1982) cũng có đoạn viết như sau:

Trang 18

Giới thiệu tập truyện ngắn "Gió đầu mùa" xuất bản trước

Cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn

chương không phải là một cách đem đến cho người đọc

sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ

khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố

cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho

lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn"

Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là "Tuyên ngôn văn

Trang 19

học" của Thạch Lam Và quả thật, trong toàn bộ gia tài

sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết

nào lại không thắm đượm tinh thần đó Là thành viên của

nhóm Tự Lực văn đoàn, song trước sau văn phong Thạch

Lam vẫn chẩy riêng biệt một giòng Đề tài quen thuộc của

nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị

hóa, những mơ ước thoát ly mang mầu sắc cải lương, là

những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức

phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý Thạch

Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao

động bần cùng trong xã hội đương thời Khung cảnh

Trang 20

thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng

quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một

bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những

khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng Trong khung

cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút,

thảm đạm của số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, người đàn

bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn,

là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà

nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là

cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi

hoàng hôn Tất cả những cảnh, những người ấy đều

Trang 21

được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng

nhưng vẫn hết sức chân thực

Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực

tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, lão Hạc của

Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất

Tố Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam,

chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến

trong mọi tác phẩm của ông Nhân vật Thạch Lam, bất

luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất

nhân ái Việt Nam Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta

Trang 22

thấy yêu con người, quý trọng con người hơn Và cũng từ

đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp

trong mỗi một con người

Trích thêm nhận xét của:

Nhà văn Nguyễn Tuân:

Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một

cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam

đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn

Trang 23

nhạy cảm và tầng trải về sự đời Thạch Lam có những

nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày Xúc cảm của

Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những

chân cảm đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn

quê Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc sống, trang

trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh Ngày

nay đọc lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái

nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất

văn học [10]

Nhà văn Vũ Ngọc Phan:

Trang 24

Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã

thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng Ông có một

ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ

mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp Phải là người giàu tình

cảm lắm mới viết được như vậy '[11]

GS Phạm Thế Ngũ:

Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng xã hội Đối

với ông, nhân vật thường là những người tầm thường

Trang 25

trong xã hội: mẹ Lê trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố

huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ

trọi…Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng

ý nghĩ của họ, chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên

truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong các tác phẩm

của Nhất Linh hay Hoàng Đạo…Ta thấy Thạch Lam, luôn

hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với

tất cả tâm hồn đa cảm của ông [12]

GS Phong Lê:

Trang 26

Thạch Lam có quan niệm dứt khoát về thiên chức của văn

chương: "Đối với tôi, văn chương không phải một cách

đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại,

văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà

chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả

dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong

sạch và phong phú hơn"

Có lẽ cả hai phương diện, vừa tố cáo, vừa xây dựng, đều

được Thạch Lam chú ý; và trong phần thành công của nó,

các dấu ấn hiện thực và lãng mạn trong văn Thạch Lam

Trang 27

đều tìm được sự gắn nối ở chính quan niệm này

Ở tư cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất

trung thực của người nghệ sĩ Ông viết: "Sự thành thực

chưa đủ cho nghệ thuật Có thể, nhưng một nhà văn

không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá

trị Không phải cứ thành thực là trở nên một nghệ sĩ

Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ

khéo tay thôi"[13].*PGS Nguyễn Hoành Khung:

Tình cảm của Thạch Lam chân thành, tuy nhiên, ông chỉ

Trang 28

mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người nghèo

qua những câu chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội

nghiệp

Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu

cho một giọng điệu riêng: trữ tình hướng nội trong truyện

ngắn Ngoài bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên

trong của cái “tôi”, với sự phân tích cảm giác tinh tế

Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời

sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn; chúng “đem

Trang 29

đến cho người đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát

dịu” (Nguyễn Tuân)

Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn Nhiều truyện

ngắn của ông dường như không có cốt truyện, song vẫn

có sức lôi cuốn riêng Truyện dài "Ngày mới" của ông

không có gì đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật[14]

Khúc Hà Linh (Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật

Hải Dương):

Trang 30

Thạch Lam có những tháng năm sống nơi thôn dã, nên

trong tác phẩm ông chất chứa nhiều hình bóng con người

và đời sống làng quê Ông tả nội tâm nhân vật tài tình,

nhuần nhị, tinh tế Văn ông hài hòa giữa lãng mạn và chân

thực, mà vẫn nồng nàn tình quê, nặng lòng với dân tộc

Thạch Lam không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn

thành công trong thể loại bút ký "Hà Nội băm mươi sáu

phố phường" gồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể

hiện vốn sống phong phú và tài hoa của ông [15]

Năm 1996, ở Cẩm Giàng có một con đường mang tên

Trang 31

Thạch Lam Đây là một việc làm mạnh dạn, là cách trân

trọng văn chương hiếm thấy tại thời điểm lịch sử lúc bấy

giờ[16] Hiện nay, truyện ngắn "Hai đứa trẻ" (in trong tập

truyện "Nắng trong vườn") của ông đang được giảng dạy

tại lớp 11 trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Thông tin dòng họ

Theo Gia phả họ Nguyễn Tường hiện đang lưu giữ ở Hội

An[17], thì họ này khởi đầu từ ông Nguyễn Văn Vân, thi

đỗ nhị trường, được bổ chức lễ sinh, làm việc bên chúa

Nguyễn Phúc Ánh Năm 1797, ông Vân theo chúa Nguyễn

Trang 32

ra đánh Quảng Nam, lập công to, nên được ban họ

Nguyễn Tường

Ông Vân có hai vợ Người vợ thứ (Nguyễn Thị Khoa

Nhàn) sinh ra bốn con trai, trong đó có người con thứ hai

tên Nguyễn Tường Phổ

Nguyễn Tường Phổ (1807-1856), sinh ở Cẩm Phổ (Hội

An) là người văn võ toàn tài Năm 35 tuổi (1842), ông thi

đỗ Tiến sĩ, lần lượt trải qua các chức: Hàn lâm viên biên

tu nội các (Huế), Tri phủ Hoằng An (Bến Tre), Tri phủ Tân

Trang 33

An (Gia Định) Rồi cuối cùng là Đốc học tỉnh Hải Dương

Vậy là ông Phổ, người Quảng Nam, trở thành vị khai

nguyên cho dòng Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng

Ông Phổ có con hai là Nguyễn Tường Trấp (còn gọi là

Tiếp) và Nguyễn Tường Chữ Sau, ông Trấp làm Tri

huyện Cẩm Giàng, được dân trong vùng gọi là Huyện

Giám Ông Trấp có ba vợ, nhưng chỉ có bốn người con,

trong số này có Nguyễn Tường Nhu, tức cha Thạch

Lam

Ngày đăng: 28/07/2014, 11:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w