Tưtưởng nghệ thuậtcủaThạchLam Hoàng Thiệu Khang Mọi cái rồi sẽ trôi đi, riêng sự thật còn lại "Qua bao biến thiên lịch sử, qua bao chính kiến nghệthuật tả hữu . dọc con đường từ 45, văn chương và tưtưởng về văn chương củaThạchLam vẫn là một trong những giá trị còn lại". 1 - Văn chương củaThạchLam là những trang đẹp. Cho đến nay, nó càng làm lôi cuốn tâm hồn những con người đương đại, những con người đã trải qua hai cuộc chiến có máu và lửa thảm khốc. Thoát ra khỏi không gian và thời gian "Vầng trăng và quầng lửa", con người hôm nay tìm về ThạchLam như nhu cầu tìm về một cõi hiền hoà, yên tĩnh, dịu dàng .; về một cõi mình có thể lắng nghe mình - về thời gian của "Gió đầu mùa", không gian của "Nắng trong vườn", hương vị của "Hà nội 36 phố phường" . 2 - Văn chương củaThạchLam là những trang hiện thực thoáng qua, những dấu ấn còn lại trong cảm nhận của ta sau một cơn gió nhẹ . dấu ấn trong miên man. Đó là chủ nghĩa hiện thực không tả thực, một chủ nghĩa hiện thực mỹ thuật (réolisme pitoresque). Ở đây không có rùng rợn và bão tố, không có sần sùi, gồ ghề kịch tính . Tất cả chỉ là đẹp và tinh tế; những "Dưới bóng hoàng lan, Đứa con đầu lòng" . đi nhẹ vào tâm thức ta. 3 - Cũng có khi văn chương củaThạchLam đưa mỗi chúng ta vào một tự vấn về nhân cách, nhân phẩm, lương tâm, danh dự . nghĩa là những tự vấn ở vùng đạo lý, đạo đức tiên thiên; những "Sợi tóc, Đứa con trở về " . mang hình câu hỏi tra vấn nhẹ nhàng. 4 - Từ thẩm mỹ cho đến tư tưởng, văn chương ThạchLam xu hướng vế cái đẹp của chất người, và chúng ta hiểu, vì sao ThạchLam để lại nhiều giá trị hơn cả so với những giá trị khác trong Tự lực văn đoàn. ThạchLam cảm hứng trên hằng số của tinh thần, cho nên văn chương của ông cũng trở thành một hằng số giá trị trong văn học Việt Nam. Thời văn học Việt Nam những thập kỷ 30 - 40, các tưtưởng về nghệ thuật, dẫu đứng phía nào, ở nghệthuật vị nghệthuật hay nghệthuật vị nhân sinh, ở chủ nghĩa hiện thực hay chủ nghĩa lãng mạn . cũng đều ở trình độ giản đơn, nếu không nói là thô sơ. Các nhà tưtưởngnghệthuật thưở ấy mang cấu trúc tư duy tam đoạn luận. Chưa thấy có sự xác lập nhiều tiền đề trong mạch lý giải, biện luận. Do vậy, tính biện chứng bị vắng bóng. Họ chưa thấy được nghệthuật và văn chương là những hoạt động nhiều chiều và có khi là chúng ngược nhau, đan dệt ngang dọc. Họ tuyệt đối hoá một tiền đề để đi tới một hợp đề duy nhất. Cho nên các cuộc tranh luận như là rơi vào tình trạng bất đồng ngôn ngữ, không có giao lưu, thắng bại. Trong bối cảnh và tình cảnh tưtưởng ấy, ThạchLam xuất hiện trong một tưtưởng về sứ mệnh của văn chương (nghệ thuật). ThạchLam đang đặt văn chương đối diện với một sứ mệnh toàn vẹn. Trong lời tựa tập "Gió đầu mùa", ông viết: "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới đầy giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn . " So với thời đại của mình, tưtưởngnghệthuật này tỏ ra hiểu văn chương hơm cả. Có thể tìm thấy trong những lời phát biểu ấy những nội dung như sau: 1 - ThạchLam lắc đầu với loại văn chương đem đến cho người đọc thái độ thoát ly, quên lãng thực trạng cuôc sống. ThạchLam đang sống và làm việc với những người bạn chí thân trong Tự lực văn đòan, những Thế Lữ (Tôi chỉ là người bộ hành phiêu lãng, Đường trần gian xuôi ngược thú vui chơi ), những Xuân Diệu (Tôi là con chim, đến từ núi lạ, ngửa cổ hót chơi .), thế mà ông vẫn cứ lắc đầu! Phải công bằng - một công bằng mang tính lịch sử, mà nói rằng, văn chương thời ấy có một loại (mà chúng ta hay mệnh danh là văn học lãng mạn), bên cạnh những tưtưởngnghệthuật rất quý giá, vẫn đã rơi vào cái hạn chế mà ThạchLam vừa đề cập tới (đem đến cho người đọc sự thoát ly, sự quên). Trong một cảm nhận thú vị và khâm phục Thơ Mới, chính nhà phê bình Hoài Thanh (trước 45) đã viết: "Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử - Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ . ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận . " (Thi nhân Việt Nam) Thoát ly và quên lãng, xét đến cùng, cũng là một thái độ phản kháng thực tại. Nhưng nó không nhập cuộc. ThạchLam muốn có một cái thế nhập cuộc của văn chương. 2 - Văn chương với ThạchLam phải là một thứ khí giới. Con người sinh ra văn chương, mong muốn nó trờ thành một công cụ chiến đấu cho hạnh phúc của con người. Đó là một sứ mệnh xét từ góc độ sinh thành chủng loại văn chương - nghệ thuật. Đó là quan điểm nghệthuật vị nhân sinh. Nhưng khi văn chương phát triển thì cũng phải nhìn nó từ góc độ sinh thành cá thể. Từ góc độ này, có thể chấp nhận thái độ nghệthuật vị nghệ thuật. Bình diện nhân sinh nằm nơi sâu của tiềm tàng, bình diện nghệthuật sẽ bay lên như một cõi riêng từ cái nền tiềm tàng đó. Muốn vị nhân sinh hay vị nghệthuật thì nghệthuật vẫn là tiếng nói của trái tim con người, vẫn là cuộc giao lưu giữa trái tim và những trái tim. Tự nó, văn chương đã mang cái véc - tơ hướng vào con người, vào cuộc đời. Văn chương, với Thạch Lam, là một thứ khí giới. Nhưng nó không mang tính vật chất thô thiển, nó là thứ khí giới thanh cao. Nó đến với nơi thanh cao của tinh thần con người. Viết đến đây, tôi tự nhiên liên tưởng tới thơ Sóng Hồng: Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ Mỗi vần thơ - bom đạn phá cường quyền . 3 - Sứ mệnh đầu tiên của văn chương, theo Thạch Lam, là tố cáo và thayđổi cái thế giới giả dối và tàn ác. Văn chương có thể nào khác như thế được khi con người đang bị chìm trôi trong bao bi kịch bởi sự tàn ác và giả dối. Đưa sự mệnh tố cáo lên hàng đầu, ThạchLam muốn văn chương phải mang được một chủ nghĩa nhân đạo hiện thực (Nhà Mẹ Lê) Nhưng khi ngôi nhà của cơ chế cũ đã nát vụn dưới buá tạ của văn chương phê phán, khi thói tàn bạo và giả dối đã bị phơi ra dưới ánh nắng mặt trời . thì văn chương cũng phải cảm nhận được một mạch sống đang chảy về đâu. Văn chương phải góp phần cho cuôc thay đổi. Sinh thành cá thể phải nằm trong sinh thành chủng loại của nó. 4 - Sứ mệnh đích thực của thứ khí giới thanh cao này là làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn. Văn chương tắn gội tâm hồn con người. Sống trong những điều kiện hiện thực, con người vướng nhiều bụi bặm. Bên những tinh chất, con người cũng mang những tạp chất. Con người dễ rơi vào tiền tài, danh vọng . rơi vào chốn phù du . Văn chương có tác dụng "thanh lọc" (Katharsis - chữ dùng của Pythagore) tinh thần con người. Lại nữa, tưởngtượng nếu không có văn chương - nghệthuật thì tâm hồn con người sẽ nghèo đi biết bao nhiêu. Văn chương là một trường thể nghiệm những rung động thẩm mỹ mãnh liệt và sâu lắng. Nó đến với hồn ta. Nó nhân đôi mỗi trái tim chúng ta. Tôi đã vẽ chân dung ThạchLam với những nét đơn sơ nhưng đầy lòng cảm mến. . Trong bối cảnh và tình cảnh tư tưởng ấy, Thạch Lam xuất hiện trong một tư tưởng về sứ mệnh của văn chương (nghệ thuật) . Thạch Lam đang đặt văn chương đối. Việt Nam những thập kỷ 30 - 40, các tư tưởng về nghệ thuật, dẫu đứng phía nào, ở nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh, ở chủ nghĩa hiện