Đặc điểm dịch tễ học sốt rét ở Việt Nam Bệnh sốt rét là một trong những bệnh đã và đang gây thảm hoạ cho loài người. Ở Việt Nam số dân sống trong vùng nguy cơ SR trên 34 triệu người (thống kê 1997). Số bệnh nhân sổt rét 1997 đã giảm nhiều (445.200 người), nhưng vẫn còn trên 150 người chết do SR. Bệnh SR lưu hành được phải có các yếu tố dịch tễ. Để thực hiện tốt công tác phòng chống SR cần phải quan tâm nghiên cứu đến dịch tễ học sốt rét. 1. Đặc điểm địa hình trong dịch tễ học sốt rét Nước ta có khoảng 2/3 diện tích nằm trong vùng sốt rét lưu hành quanh năm. Miền Bắc có địa hình phức tạp, nhiều núi rừng, cao nguyên, trung du, bờ biển, đảo, đồng bằng. Các vùng xen kẽ nhau làm cho địa hình thêm phức tạp. Miền nam 3/4 đất đai là rừng, đồi núi và ven biển. Nhìn chung địa hình Việt Nam nhiều núi rừng, sông, suối, hồ, ao, mương, lạch tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển làm cho SR lưu hành nặng thêm. 2. Đặc điểm thời tiết,khí hậu ảnh hưởng tới DTHSR .2.1.Mưa: Muỗi chỉ đẻ ở những nơi có nước. Mưa là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển. Mùa mưa ở Nam Bộ: Tháng 5- tháng 10. Mùa mưa ở miền Trung: Tháng 7- Tháng 12. Mùa mưa ở miền Bắc: Tháng 5 - tháng 10. Mật độ muỗi thay đổi theo độ mưa, mùa mưa nhiều là mùa muỗi phát triển mạnh. Vì vậy dịch SR thường xẩy ra vào mùa mưa. Cao điểm đầu và cuối mùa mưa. .2.2. Nhiết độ tự nhiên: Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới DTHSR. Nhiệt độ càng cao thời gian hoàn thành chu kỳ hữu giới ở muỗi để tạo ra các thoa trùng truyền bệnh càng ngắn. Miền nam Việt Nam nhiệt độ trung bình hàng năm trên 200c (trừ Đà Lạt) nên rất thuận lợi cho sốt rét phát triển. Miền Bắc Việt Nam, mùa hè nhiệt độ lên cao, muỗi sinh sản nhiều, sự lan truyền SR tăng. Mùa đông nhiệt độ tự nhiên thấp, muỗi sinh sản ít, sự lan truyền SR giảm. Do vậy đỉnh cao của mùa sốt rét các vùng (Bắc, Trung, Tây Nguyên, Đông nam bộ vào những thời điểm khác nhau). .2.3. Đặc điểm Plasmodium trong DTHSR ở Việt Nam. KSTSR là yếu tố quyết định dịch sốt rét. - Dịch do P.falciparum, xẩy ra đột ngột, diễn biến nặng, tử vong cao. - Dịch do các loại Plasmodium khác thường nhẹ, kéo dài, dai dẳng. .2.4. Muỗi truyền bệnh sốt rét. Muỗi truyền bệnh sốt rét giữ vai trò quan trọng trong các vụ dịch. Vùng nào có nhiều muỗi truyền bệnh thì vùng đó dịch lan rất nhanh. - An. minimus: Muỗi truyền bệnh SR chủ yếu phân bố ở vùng rừng núi (ven rừng nhiều suối khe) khắp cả nước. Muỗi hút máu về tối và đêm chủ yếu ở trong nhà, đẻ trứng ở suối nước trong chảy chậm, 2 bên bờ có cỏ, lòng suối có cát , có ánh sáng. - An. dirus: Muỗi truyền bệnh SR chủ yếu, phân bố ở rừng rậm và bìa rừng từ bắc Sông Chu (Thanh Hoá) trở vào Nam. Muỗi phát triển mạnh vào mùa mưa (tháng 8,9 và 10). Muỗi sống ngoài nhà, ưa hút máu lúc sẩm tối, đẻ trứng ở các vũng nước đọng trong bóng râm. - An. sundaicus: Phân bố ở đồng bằng ven biển nước lợ (Nam bộ). Muỗi xuất hiện suốt mùa mưa, đỉnh cao tháng 5, 6 và 7. Muỗi sống trong nhà hút máu cả ngày lẫn đêm, đẻ trứng ở ao, hồ, ruộng lúa. 2.5. Các yếu tố nguy cơ về tập quán đối với DTHSR. Nước ta có nhiều dân tộc ít người. Người dân tộc thường sống du canh, du cư hoặc sống lẻ tẻ từng bản nhỏ, từng cụm, nhà lá đơn sơ ở lưng chừng đồi rậm hoặc gần khe suối có nhiều bụi rậm Tạo điều kiện thuận lợi cho SR phát triển. Hiện nay vấn đề di biến động dân số, xây dựng kinh tế mới, tìm vàng, đá quí, thuỷ điện, công trường Đang là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới dịch tễ học sốt rét. 2.6. Các yếu tố nguy cơ về kinh tế- xã hội đối với DTHSR. - Xã hội: Điều kiện xã hội ảnh hưởng rất lớn đến DTHSR. Điều kiện xã hội gồm có: Kinh tế, văn hoá, tinh thần, mức độ phát triển y tế. - Chiến tranh: Chiến tranh làm đảo lộn mọi sinh hoạt bình thường, tạo điều kiện thuận lợi dịch SR bùng nổ. - Giao thông đi lại: Phương tiện giao thông, trao đổi kinh tế, văn hoá, du lịch , thương mại giữa các nước ngày càng phát triển, nên dễ xảy ra những vụ dịch do giao lưu. 2.7. Phân vùng DTHSR ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, SR Việt Nam được phân làm 7 vùng: Vùng 1: Vùng đồng bằng và đô thị. Không có sốt rét lưu hành, nhưng có sốt rét tản phát là do giao lưu. Vùng 2: Vùng nước chảy đồi thấp (Trung du): Sốt rét lưu hành nhẹ. Vùng 3: Vùng nước chảy núi đồi, rừng thưa, núi nhô ra biển, hải đảo: Sốt rét lưu hành vừa. Vùng 4: Vùng nước chảy núi rừng, rừng miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên: Sốt rét lưu hành nặng. Vùng này chia làm 3 á vùng: - Ở vùng 4a: Nước chảy núi rừng miền Bắc: Vector chính là An.minimus. - Ở vùng 4 b: Nước chảy núi rừng miền Trung và Tây Nguyên: Vector chính là: An.minimus và An.dirus. - Ở vùng 4c : Rừng miền Đông Nam bộ: Vector chính là An.minimus và An.dirus nhưng mật độ thấp hơn. Vùng 5: Vùng cao nguyên miền Bắc: Sốt rét lưu hành nhẹ, cũng có thể xảy ra dịch. Vùng 6: Vùng núi cao trên 800m ở miền Bắc và vùng núi cao trên 1200-1500m ở miền Nam: Không có SR lưu hành, nhưng có sốt rét tản phát là do giao lưu. Vùng 7: Vùng ven biển nước lợ: SR lưu hành ở mức độ khác nhau và không ổn định. Vùng 7 chia làm 2 á vùng. Á vùng 7a: Từ Phan Thiết trở ra: Không có An. sundaicus. Á vùng 7b: Từ Phan Thiết trở vào: Nhiều An. sundaicus. 3. Tình hình sốt rét hiện nay ở Việt Nam - Thực trạng sốt rét. - Những thành tựu . Đặc điểm dịch tễ học sốt rét ở Việt Nam Bệnh sốt rét là một trong những bệnh đã và đang gây thảm hoạ cho loài người. Ở Việt Nam số dân sống trong vùng nguy. SR cần phải quan tâm nghiên cứu đến dịch tễ học sốt rét. 1. Đặc điểm địa hình trong dịch tễ học sốt rét Nước ta có khoảng 2/3 diện tích nằm trong vùng sốt rét lưu hành quanh năm. Miền Bắc có. mùa sốt rét các vùng (Bắc, Trung, Tây Nguyên, Đông nam bộ vào những thời điểm khác nhau). .2.3. Đặc điểm Plasmodium trong DTHSR ở Việt Nam. KSTSR là yếu tố quyết định dịch sốt rét. - Dịch