Chu trình phát triển của ký sinh trùng đường ruột Những ký sinh trùng đường ruột thường theo phân ra ngoài và phát triển theo ba kiểu chu trình: A. CHU TRÌNH TRỰC TIẾP NGẮN: Đó là trường hợp giun kim amib và trùng roi Giardia. Trong kiểu chu trình này, trứng hay bào nang có tính nhiễm ngày từ đầu, do đó sự lây lan từ người này qua người kia rất nhanh và dễ dàng: 1. Bằng tay dơ: Như đã nói ở trên, giun kim đẻ trứng ở rìa hậu môn, thường thường ban đêm, làm ngứa đít khó chịu. Vì những trứng này có phôi từ lúc mới sinh ra nên có thể nhiễm trực tiếp. Sự tự nhiễm thường gặp ở trẻ em, chúng có tật mút đầu ngón tay sau khi gãi đít và như thế nuốt trứng thường xuyên và bị tái nhiễm liên tục. Tay chứa đầy trứng của đương sự cũng có thể sang trứng cho người khác trong những dịp bắt tay cháo hỏi hay sờ nắn những vật dụng linh tinh như thức ăn, ly uống nước, giấy, bút, giấy bạc Ở một moi trường bị nhiễm, bụi bậm lơ lửng trong không khí cũng có thể chứa trứng giun kim và người ta có thể bị nhiễm khi hít những bụi đó. (sơ đồ 2). Ở Việt Nam, bộ môn ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Hà nội điều tra trong một nhà trẻ, thấy 42% móng tay trẻ em chứa trứng giun kim, 12% sách vở học sinh ở một trường cấp 1 cũng vậy. Số lượng trứng phát tán có khi rất cao: Ở một chiếc chiếu tại một nhà trẻ đã tìm thấy được 257 trứng. Bào nang amib có thể tồn tại từ 5 tới 10 phút trên mặt bàn tay, 45 phút nếu ẩn dưới móng tay và nếu sau khi đi tiêu mà không rửa tay bằng xà phòng thì dễ lây lan cho người khác như trường hợp người nội trợ, người bán hàng rong, hàng quán tay dơ mà rờ vào thức ăn 2. Do côn trùng (ruồi, dán, ) Khi ruồi đậu trên các bãi phân, chân, vòi, và cánh có thể dính đầy bào nang, trứng giun sán rồi sau ssos nhiễm các thức ăn. Ruồi, dán có thể nuốt bào nang amib, Giardia và các bào nang này tồn tại nhiều ngày trong ống tiêu hoá, do đó phân của những côn trùng này đạt trên thức ăn cũng có thể truyền bệnh. Những bào nang nói trên và những trứng giun kim có thể tồn tại ở môi trường ngoài trong một thời gian khá lâu, mỗi trường này tác động như một “nơi đợi chờ” Ở nơi khô ráo, bào nang amib chỉ tồn tại từ 24 đến 72 giờ nhưng ở nơi ẩm ướt hay trong nước, nó có thể sống đến 15-20 ngày. Do đó, tau cải tưới bằng nước dơ, nhất là tưới phân người chưa ủ hoại rất dễ lây kiết lỵ cho người ăn rau sống. Ở nhiệt độ âm 10oC, nó bị giết chết trong vòng 24 giờ, do đó những thức ăn đông lạnh ít bị nhiễm. Còn trứng giun kim dễ hỏng khi gặp nước nên ít nhiễm người qua đường này. B. CHU TRÌNH TRỰC TIẾP DÀI: Đó là trường hợp giun đũa, giun tóc, giun móc, giun lươn. Trứng lưu lại ở môi trường ngoài, một thời gian trước khi có tính nhiễn, do đó ký sinh trùng không lây lan tức khắc và sự tự nhiễm không xảy ra. Thí dụ: Trứng giun đũa lúc theo phân ra ngoài chưa phân đoạn. Nếu gặp nơi ẩm ướt, có bóng răm và nhiệt độ thích hợp (25oC tới 30oC) thì phôi mới hình thành trong vòng 2 tới 4 tuần và chừng đó trứng mới có tính nhiễm Khi nào trứng theo rau cải, trái cây hay nước bị vấy bẩn vào ống tiêu hoá của người thì các dịch tiêu hoá sẽ làm tan rã vỏ trứng và phóng thích phôi. Au trùng đi ngang qua thành ruột, theo đường huyết dẫn đến gan, sau đó đến phổi: từ đó đến khí quản hầu, rồi theo thực quản xuông ruột non để phát triển và trưởng thành trong vòng 2 tháng sau. (sơ đồ 4). Trứng giun tóc cũng mất độ 6 tuần từ khi theo phân ra ngoài (ở xứ lạnh lâu hơn: 6- 12 tháng) mới bắt đầu có phôi và có tính nhiễm nhưng chu trình đơn giản hơn chu trình của giun đũa nhiều: sau khi phôi được phóng thích trong ruột non, nó xuống ruột già, phát triển và trưởng thành ở đó độ một tháng sau (không có giai đoạn chu du trong tạng phủ như trường hợp giun đũa). Chu trình giun móc còn phức tạp hơn. Trứng lúc theo phân ra ngoiaf chưa có phôi. Nếu điều kiện bên ngoài thuận tiện (nhiệt độ từ 20oC tới 30oC, độ ẩm cao, đủ oxigen, có bóng râm ) một ấu trùng thực quản có ụ phình (ấu trùng giai đoạn một) sẽ thành hình nội trong 24 giờ sau. Nó lột xác hai lần biến thành ấu trùng thực quản hình ống (ấu trùng giai đoạn ba) có tính nhiễm khoảng 5-10 ngày sau. Chính ấu trùng này nhiễm người bằng cách đia ngang qua da rồi theo đường huyết đến tim, từ đó vào phổi rồi theo cuống phổi đến khí quản, thực quản, xuống rá tràng, lột xác hai lần nữa và trưởng thành độ một tháng rưỡi sau. Nhứng người làm vườn, trồng rau cải ở nơi mà dân chúng đi tiêu bừa bãi rất dễ bị nhiễm giun móc vì ấu trùng sống trong đất ẩm sẽ xâm nhập chân và xuyên qua da vào cơ thể sơ đồ sau: Chu trình giun lươn cũng từa tựa như của giun móc nhưng trứng nở ngay trong ruột và không theo phân ra ngoài nên trong phân chỉ tìm thấy ấu trùng giai đoạn 1. Trong chu trình trực tiếp dài, môi trường ngoài đóng vai trò quan trọng trong sự truyền bệnh và tuỳ theo các yếu tố đất đai, khí hậu, nhân sự, ta có thể gặp ký sinh trùng này hay ký sinh trùng khác nhiều hơn. 1. yếu tố đất đai và khí hậu: * Ở trong không khí khá ẩm ướt trứng giun đũa sẽ phát triển hoàn toàn trong vòng 4 tuần ở nhiệt độ 20oC, 2 tuần ở 30oC, dưới 10oC không phát triển được nhưng vẫn tồn tại trong một thời gian khá lâu. Ngược lại, trứng giun đũa trong đất chỉ bị tiêu diệt khi nhiệt độ trên 40oC. * Độ ẩm cũng rất quan trọng: trứng rải rác trong đất sẽ chết khi độ ẩm dưới 4%. Trứng giun đũa tồn tại lâu trong đất sét có bóng râm hơn là trong đất cát có ánh nắng mặt trời rọi vào. Trong nước, trứng giun đũa phát triển tốt và có thể tồn tại đến 5 năm. Trứng giun tóc còn bền dai hơn trứng giun đũa và có thể chịu đựng những khoảng cách nhiệt độ lớn hơn nên gặp tứ xứ. Sự phân đoạn trứng giun móc cần một môi trường có một độ oxigen và độ ẩm cao. Nhiệt độ tốt nhất khoảng từ 20oC tới 30oC. Dưới 14oC và trên 37oC sự phân đoạn bị ngưng trệ. * Thể chất đất rất quan trọng: đất vôi, đất cát thuận lợi cho sự phát triển ấu trùng giun móc ở những vùng ẩm ưowts nhưng không thuận tiện ở những vùng khô. Những đất xốp như đất màu, đất có nhiều mùn, đất có bụi than ở các hầm mỏ cộng thêm ẩm ướt thuận lợi nhất cho sự sinh sống và phát triển của ấu trùng giun móc. Nếu môi trường thuận lợi, phôi thành hình trong vòng 24 giờ và ấu trùng giai đoạn 3 có thể chịu những nhiệt độ khá thấp (đến 10oC) do đó khác với giun móc, giun lươn cũng gặp ở những vùng ôn đới. 2. Yếu tố nhân sự: Nếu yếu tố đất đai và khí hậu ảnh hưởng đến sự tồn tại của một loài ký sinh trùng ở môi trường ngoài, mức độ nhiễm do con người gây ra. Chính sự phóng uế bừa bãi là sự truyền nhiễm của những bệnh ký sinh trùng, do đó, dân chúng càng đông và càng tập trung mà ý thức về sinh kém thì môi trường càng dễ bị ô nhiễm, số người mắc bệnh càng tăng và tỷ số ký sinh trùng ở những người bị nhiễm càng cao. Trẻ em là thành phần bị nhiễm nhiều nhất vì chúng hay tiếp xúc với đất và nước, chưa có ý thức nhiều về về sinh cá nhân và là nguồn lây lan chính. Ở người lớn, những người nào thường tiếp xúc với phân, với đất và đi chân không bị nhiễm giun móc, giun lương nhiều nhất, như những nông dân trồng lúa và nhất là trồng màu, những công nhân các nông trường cao su, trà, các mỏ than. Việc ăn rau sống, ăn những trái cây luôn cả vỏ mà không rửa kỹ như ổi, mận, sơri, táo, cocs Việc tưới trái cây, rau cải bằng nước dơ để giữ cho tươi (nước ao, sông rạch và luôn cả nước ở miệng cống ở thành phố!) làm cho người bị nhiễm liên tục bởi giun đũa, giun tóc và dĩ nhiêm bởi những ký sinh trùng có chu trình trực tiếp ngắn (giun kim, amib, trùng roi Giardia). C. CHU TRÌNH GIÁN TIẾP (phải qua một vật chủ trung gian): Trong quá trình phát triển của sán, giai đoạn ấu trùng được thực hiện ở một ký chủ khác hơn là ký chủ mà nó sống lúc đã trưởng thành: đó là ký chủ trung gian. 1. Ký chủ trung gian là một động vật không xương sống: Đó là trường hợp sán lá nhỏ ở gan và sán lá lớn ở ruột. Trứng sau khi theo phân ra ngoài, nếu gặp nước sẽ nở và cho ấu trùng lông hình trái lê tên là mirracidium. Au trùng này chỉ có thể tiếp tục phát triển nếu gặp con ốc đặc thù để ký sinh. Sau một thời gian, người ta thấy nhiều ấu trùng đuôi tên là cercaria rời bỏ ốc, bơi trong nước nhưng chưa có tính nhiễm trực tiếp. Au trùng này bám vào những cây thỷ sinh như cây ấu, ngó sen, rau muốn, rau dữa trong trường hợp sán lá lớn ở ruột hay biến thành nang trùng ở một ký chủ thứ hai, thường là một con cá nước ngọt như trường hợp sán lá nhỏ ở gan. Người ta bị nhiễm khi ăn nhằm những rau cải mọc dưới nước bị vấy bẩn, hay ăn cá nấu không chín (gỏi, cá nướng trui ) (sơ đồ 6). 2. Ký sinh trung gian là một động vật hứu nhũ: Đó là trường hợp sán dải heo và sán dải bò: Khi những đốt già theo phân ra ngoài thì những đốt này tan rã và phóng thích trứng. Trứng chỉ có thể tiếp tục phát triển nếu gặp con heo là một thú vật thích ăn phân người hay rau cỏ nhiễm phân người (trường hợp sán dải heo) hay gặp con bò ăn nhằm cỏ bik vấy bẩn bởi phân người (trường hợp sán dải bò). Trong ruột con heo hay con bò, các dịch tiêu hoá làm tan rã vỏ trứng và phôi được phóng thích. Nó đi ngang qua thành ruột, theo máu tới mội bộ phận trong cơ thể, nhiều nhất là trong mô mỡ bọ tim và những cơ (ở con bò) hay trong cơ của lưỡi, cổ, vai (ở con heo). Ở những nơi đó, nó biến thành nang ấu trùng màu trắng đục (6><8mm) đầu ấu trùng ẩn bên trong. Thị con heo, bò mang ấu trùng ấy được gọi là thịt gạo (heo gạo, bò gạo) (h. Tr4) Nếu người ăn thịt heo hay bò nấu không chín (nem, phở tái ) thì khi vào tới ruột non, dầu ấu trùng sẽ nhô ra, nó bám chặt vào thành ruột và rtwowngr thành trong vòng 3 tháng. Tóm lại: 1. Trong chu trình trực tiếp ngắn bệnh được truyền từ người này qua người kia: a. Do tay dơ và ruồi nhặng. b. Do nước uống và rau cải bị vấy bẩn bởi phân người. 2. Trong chu trình trực tiếp dài, nước và đất là hai yếu tố quyết định. Nước bị vấy bẩn bởi phân người, là nguồn truyển bệnh giun đũa và giun tóc khi người uống trực tiếp hay dùng để tưới rau cải. Nhưng nước còn có thể nhiễm khi người bơi hay lội trong nước (trường hợp giun móc và giun lươn). Đất có thể nhiễm thẳng người: đó là trường hợp giun móc mà ấu trùng sống trên mặt đất chui ngang qua da để vào người. 3. Trong chu trình gián tiếp, ký chủ trung gian đóng vai trò chủ yếu: Chỉ cần tiêu diệt những ốc đặc thù là có thể ngừa những bệnh sán lá và chỉ cần kiểm soát gắt gao việc moot heo bò hay đừng ăn thịt heo, thịt bò nấu không chín là có thể tránh bệnh sán dải heo và sán dải bò. Như đã trình bày ở trên, ở Việt Nam thường gặp giun kim, giun đũa, giun móc và amib. Đó là những ký sinh trùng phát triển theo chu trình trực tiếp ngắn hay trực tiếp dài. Điều này chứng tỏ là vệ sinh công cộng cũng như cá nhân của nhân dân ta còn kém, không rửa tay sạch trước khi ăn, ăn rau sống mà không rửa kỹ, uống nước không nấu chín, xử lý phân chưa tốt, hay ăn hàng rong, hàng quán Ngoài ra, ở Việt Nam giun móc thường gặp ở tuổi lao động như vậy nó liên quan đến nghề nghiệp, nhiều hơn và những người thường tiếp xúc với đất là bị nhiễm nhiều nhất. Dù sao nếu người dân không ỉa đồng, ỉa ruộng thì đất sẽ không có trứng hay ấu trùng giun sán. . Chu trình phát triển của ký sinh trùng đường ruột Những ký sinh trùng đường ruột thường theo phân ra ngoài và phát triển theo ba kiểu chu trình: A. CHU TRÌNH TRỰC TIẾP NGẮN:. những ký sinh trùng có chu trình trực tiếp ngắn (giun kim, amib, trùng roi Giardia). C. CHU TRÌNH GIÁN TIẾP (phải qua một vật chủ trung gian): Trong quá trình phát triển của sán, giai đoạn ấu trùng. nhưng chu trình đơn giản hơn chu trình của giun đũa nhiều: sau khi phôi được phóng thích trong ruột non, nó xuống ruột già, phát triển và trưởng thành ở đó độ một tháng sau (không có giai đoạn chu