GIÁO ÁN Y KHOA - CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ pdf

13 806 5
GIÁO ÁN Y KHOA - CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ Các biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào căn nguyên, nhưng các đặc điểm chẩn đoán lại luôn hằng đònh. Các đặc điểm này được mô tả trong cuốn Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, xuất bản lần thứ 4 (tạm dòch, Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn trí tuệ, DSM-IV) và được tóm tắt trong bảng 5. Bảng 5: Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo tiêu chuẩn DSM-IV A. Khiếm khuyết nhận thức trong 2 nhóm sau: 1. Suy giảm trí nhớ (giảm khả năng học các thông tin mới hoặc nhớ lại các thông tin đã học trước đây) 2. Rối loạn trong một (hoặc nhiều) nhận thức sau: a. Rối loạn ngôn ngữ (Aphasia) b. Giảm khả năng thức hiện các động tác vận động dù chức năng cảm giác còn nguyên vẹn (Apraxia) c. Không nhận biết hoặc xác đònh được đồ vật dù chức năng cảm giác còn nguyên vẹn (Agnosia) d. Rối loạn chức năng thực hiện các hoạt động kết hợp (như lên kế hoạch, tổ chức, phân công theo trình tự, tóm tắt) B. Các khiếm khuyết nhận thức trong tiêu chuẩn A1 và A2 gây ra sự suy giảm đáng quan tâm về chức năng xã hội hoặc công việc khi so với khả năng bình thường trước đây. C. Bệnh nhân không đang bò sảng (delirium). D. Các rối loạn không phải là biểu hiện của trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ : Có đúng bệnh nhân bò sa sút trí tuệ không ? và nguyên nhân là gì ? Sa sút trí tuệ có thể bắt đầu cấp tính, ví dụ sau một tai biến mạch máu não. Khởi phát có thể bán cấp như trong CJD. Nhưng điển hình nhất là sa sút trí tuệ khởi phát từ từ mãn tính như trong bệnh Alzheimer. Trong giai đoạn sớm của quá trình sa sút trí tuệ, các thay đổi thường nhẹ và do đó chẩn đoán thường bò trễ cho đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn trung bình (moderately). Do đó, một bệnh sử được hỏi cẩn thận và đầy đủ từ bệnh nhân, vợ chồng, người thân và bạn bè là điều rất cần thiết. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA SA SÚT TRÍ TUỆ ♦ Các thay đổi nhận thức: Quên (mới xuất hiện), khó hiểu trong giao tiếp bằng lời nói và chữ viết, khó khăn trong việc tìm từ để dùng, rối loạn đònh hướng, không biết các sự kiện phổ biến. ♦ Các triệu chứng tâm thần: Chứng tự kỷ hoặc lãnh đạm, trầm cảm, nghi ngờ, lo âu, mất ngủ, chứng sợ, hoang tưởng, ảo giác hoặc kích động. ♦ Thay đổi nhân cách: Các mối quan hệ không thích hợp, bàng quan, tránh các sinh hoạt xã hội, bởn cợt tán tỉnh quá mức, dễ thất vọng, có các cơn giận dữ. ♦ Có vấn đề về hành vi: Đi lang thang, kích động, làm ồn, đứng ngồi không yên. ♦ Thay đổi các hoạt động hàng ngày: Khó khăn trong chạy xe, bò lạc đường, quên công thức nấu ăn, thờ ơ chăm sóc bản thân, gia đình, khó khăn trong quản lý tiền bạc, sai lầm trong công việc. KHÁM LÂM SÀNG Các dấu hiệu phát hiện được trong thăm khám có thể giúp gợi ý nguyên nhân của sa sút trí tuệ. Ví dụ sa sút trí tuệ kèm dấu thần kinh khu trú có thể do nguyên nhân bệnh lý mạch máu não. Khám lâm sàng bao gồm đánh giá sự thức tỉnh, các chức năng nhận thức, khám thần kinh và khám tổng quát các cơ quan khác. Các chức năng nhận thức cần đánh giá bao gồm: lời nói (mất ngôn ngữ), trí nhớ vận động (mất thực dụng), nhận biết đồ vật (mất nhận biết đồ vật) và khả năng thực hiện các hoạt động kết hợp (chức năng thực hiện, quản lý), sự đánh giá và cảm nhận. Các test đánh gía nhận thức có thể hổ trợ cho việc thăm khám này. Các test đánh giá nhận thức Việc phát hiện sự suy giảm nhận thức và trí nhớ có thể sớm hơn nếu chúng ta dùng những phương tiện đánh giá chuẩn trên những bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ sa sút trí tuệ nêu trên. Có rất nhiều test dùng để đánh giá chức năng nhận thức và trí nhớ, nhưng hai test đơn giản nhất hiện nay đang thường được sử dụng là MMSE (Mini Mental Status Examination) và test vẽ đồng hồ (Clock Drawing Test). Thậm chí nếu các test này cho kết quả bình thường thì cũng không sao, vì nó sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá lại bệnh nhân sau đó. Trong các nghiên cứu về sa sút trí tuệ hoặc trong các khoa điều trò bệnh sa sút trí tuệ, một số test chi tiết hơn được dùng để đánh giá và theo dõi bệnh như: PDS (Progressive Deterioration Scale), DAD (Disability Assessment for Dementia), … để đánh giá hoạt động sống hàng ngày; CDR (Clinical Dementia Rating Scale), GDS (Global Deterioration Scale), … để đánh giá chức năng trí tuệ toàn bộ; ADAS-Cog và ADAS-NonCog (Alzheimer’s Disease Assessment Scale-Non-cognitive), BEHAVE- AD, NPI, … để đánh giá các vấn đề về thay đổi hành vi tâm thần của bệnh nhân sa sút trí tuệ. MMSE (Mini Mental Status Examination): MMSE đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước để phát hiện và theo dõi sự suy giảm nhận thức ở người già. Cần khoảng 10-15 phút để phỏng vấn làm test này. Thang điểm từ 0 đến 30 điểm này đánh giá được các vùng chức năng: đònh hướng về thời gian và không gian (10 điểm), sự ghi nhận (3 điểm), sự chú ý và làm toán (5 điểm), trí nhớ gấn (3 điểm), ngôn ngữ và chức năng thực hiện các hoạt động kết hợp (8 điểm) và cấu trúc thò giác (1 điểm). Bảng 3: Thang điểm MMSE ĐỊNH HƯỚNG Hôm nay là thứ mấy 1đ Hôm nay là ngày bao nhiêu 1đ Tháng mấy 1đ Năm nào 1đ Bây giờ là mấy giờ 1đ Ông/bà đang ở chỗ này là chỗ nào (bệnh viện, tên) 1đ Ở khoa nào 1đ Thành phố nào 1đ Miền nào: Nam, Trung, Bắc? 1đ Nước nào 1đ TRÍ NHỚ: Tiếp nhận, ghi nhớ *Cho nhắc lại ba từ: Con mèo 1đ Chìa khóa 1đ Khu rừng 1đ (Mỗi từ/1 giây, 1 đ cho mỗi từ đúng) *Cho lặp lại 1 lần nữa để chắc chắn đã hiểu SỰ CHÚ Ý: Tính toán Làm test 100 trừ 7: 100 – 7 = ?(93) 1đ 93 – 7 = ?(86) 1đ 86 – 7 = ?(79) 1đ 79 – 7 = ?(72) 1đ 72 – 7 = ?(65) 1đ TRÍ NHỚ: nhớ lại Nhắc lại 3 từ đã ghi nhớ ở trên: Con mèo 1đ (không cần đúng thứ tự) Chìa khóa 1đ Khu rừng 1đ NGÔN NGỮ Đưa BN xem và bảo BN nói tên của: Đồng hồ 1đ Cây viết 1đ Cho lặp lại cụm từ: “Không có nếu và hoặc nhưng” 1đ HIỂU NGÔN NGỮ NÓI bảo bệnh nhân làm theo lệnh -Dùng tay phải 1đ -Chạm vào đầu mũi 1đ -Sau đó chạm vào tai bên trái 1đ HIỂU NGÔN NGỮ VIẾT Cho đọc thầm (không thành tiếng) và thực hiện: “ NHẮM MẮT LẠI” 1đ CHỮ VIẾT: Cho viết một câu đúng ngữ pháp và có nghóa. 1đ THỊ GIÁC KHÔNG GIAN Vẽ chép lại hai ngũ giác giao nhau. 1đ Tổng cộng: 30đ Có 3 mức đôï gợi ý đánh giá tình trạng nhận thức: ♦ Từ 24 – 30: không suy giảm nhận thức. ♦ Từ 18 – 23: suy giảm nhẹ hoặc trung bình. ♦ Dưới 18 : suy giảm nặng Test vẽ đồng hồ (Clock Drawing Test) Test vẽ đồng hồ được dùng để tầm soát suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Một người có khả năng vẽ đồng hồ bình thường có thể loại trừ bò suy giảm nhận thức. Test vẽ đồng hồ và MMSE dễ thực hiện và có giá trò theo dõi bệnh trong chẩn đoán và điều trò. Test vẽ đồng hồ đỏi hỏi bệnh nhân phải thông hiểu lời nó, có trí nhớ, và chức năng thò giác không gian còn tốt. Phương pháp đơn giản là yêu cầu bệnh nhân vẽ một mặt đồng hồ có đầy đủ số và đặt kim để chỉ giờ (ví dụ như 2giờ 45 phút). Có nhiều cách đánh giá, như thang điểm 10 dưới đây. Hình 2: Các mẫu vễ đồng hồ của bệnh nhân Alzheimer được đánh giá từ tốt (10) đến xấu (1) Từ 10-6: vẽ mặt đồng hồ hiønh tròn và số nhìn chung còn đủ. 10 Kim đồng hồ chỉ đúng vò trí (2h45’) 9 Hơi sai vò trí kim đồng hồ 8 Sai nhiều nhưng có ý nghóa giữa kim giờ và phút 7 Đặt kim sai giờ hoàn toàn 6 Dùng mặt đồng hồ không thích hợp (số của đồng hồ kim nhưng hiện giờ bằng số). Từ 5-1: vẽ mặt đồng hồ và số không trọn vẹn 6 Đổi vò trí số trên mặt đồng ho, còn kim đồng hồà 4 Mặt đồng hồ không còn nguyên vẹn, số vẫn còn trong đồng hồ nhưng vô trật tự. 3 Số và mặt đồng hồ tách biệt nhau, không còn kim đồng hồ 2 Vẫn còn cấu trúc đồng hồ, nhưng hình tượng rất mơ hồ 1 Không cố gắng để vẽ CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ: Hội chứng sa sút trí tuệ có hơn 50 nguyên nhân. Các nguyên nhân chính được liệt kê trong bảng 1. Bệnh Alzheimer chiếm khoảng 50-60%, còn lại chủ yếu là VaD và DLB. Các sa sút trí tuệ quan trọng khác là FTD và sa sút trí tuệ dưới vỏ. Sa sút trí tuệ trong bệnh prion như CJD cũng quan trọng nhưng hiện nay số lượng bệnh rất ít. Bệnh Alzheimer Theo tiêu chuẩn DSM-IV, chẩn đoán bệnh Alzheimer bao gồm các tiêu chuẩn chẩn đoán sa sút trí tuệ (bảng 5) kết hợp với hai đặc điểm nữa: (1) khởi phát bệnh từ từ với giảm nhận thức liên tục, và (2) khiếm khuyết chức năng nhận thức không phải do các nguyên nhân khác của sa sút trí tuệ. Điều này ám chỉ rằng chẩn đoán bệnh Alzheimer là một chẩn đoán loại trừ. Bệnh Alzheimer được chẩn đoán theo 3 mức độ: chắc chắn, có lẻ và có thể. Bảng 6: Tiêu chuẩn NINCDS-ADRDA trong chẩn đoán bệnh Alzheimer (AD). Definite AD Tiêu chuẩn chẩn đoán của probable AD. Mô bệnh học phù hợp với bệnh Alzheimer. Probable AD Bệnh sử và test tâm thần kinh phù hợp với sa sút trí tuệ Giảm sút tăng dần về trí nhớ và một loại nhận thức. Không có rối loạn ý thức. Khởi phát giữa 40-90 tuổi Không có bệnh lý hệ thống hoặc bệnh lý não gây sa sút trí tuệ. Possible AD Sa sút trí tuệ với khởi phát và diễn tiến khác Có sự hiện diện bệnh lý hệ thống hoặc bệnh lý não khác. Giảm sút tăng dần một chức năng nhận thức. Sa sút trí tuệ không phải bệnh Alzheimer Sa sút trí tuệ căn nguyên mạch máu (VaD) VaD là loại sa sút trí tuệ do sang thương mạch máu hoặc rối loạn hệ tuần hoàn gây ra. Mặc dù khái niệm đơn giản như vậy nhưng VaD bao gồm nhiều dạng lâm sàng của sa sút trí tuệ bò gây ra bởi bệnh nhồi máu hoặc xuất huyết não, hoặc bởi thiếu máu não toàn bộ do ngồn gốc rối loạn tim mạch hoặc tuần hoàn. VaD chiếm khoảng 10-20% trường hợp sa sút trí tuệ. Các đặc điểm gợi ý chẩn đoán VaD trên người có suy giảm nhận thức bao gồm: - Khởi phát bệnh đột ngột và diễn tiến suy giảm nhận thức từng bước. - Tiền sử tai biến mạch máu não hoặc cơn thoáng thiếu máu não. - Suy giảm nhận thức theo mảng (liên quan vò trí tổn thương). - Có dấu thần kinh khu trú (yếu liệt, giảm mất cảm giác nữa người, dấu Babinski, …) - Có nguồn gây thuyên tắc mạch (như xơ vữa mạch cảnh, rung nhó) - Hiện diện xơ vữa động mạch và/ cao huyết áp. - Bằng chứng bệnh mạch máu não trên hình ảnh học. Bảng 7: Tiêu chuẩn chẩn đoán VaD theo NINDS-AIREN: Có thể chẩn đoán VaD khi có: 1. Sa sút trí tuệ 2. Bệnh lý mạch máu não 3. Có mối liên quan giữa hai rối loạn trên: - Khởi phát sa sút trí tuệ trong vòng 3 tháng sau khi tai biến mạch máu não được chẩn đoán. - Giảm chức năng nhận thức đột ngột và tiến triển từng bước. Sa sút trí tuệ kèm thể Lewy (DLB) DLB được nhắc đến ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Trong các trung tâm nghiên cứu, tỉ lệ DLB thậm chí còn cao hơn VaD. Bảng 8: Tiêu chuẩn đồng thuận chẩn đoán DLB A. Giảm nhận thức tiến triển ảnh hưởng đến chức năng xã hội hoặc nghề nghiệp. B. Chẩn đoán Probable DLB khi có hai đặc điểm sau và Possible DLB khi có một đặc điểm: 1. Nhận thức dao động theo sự thay đổi của sự chú ý và sự thức tỉnh 2. Ảo thò tái phát (thường chi tiết, có hình dạng rõ). 3. Biểu hiện parkinson nhẹ (nhưng ít biểu hiện run) C. Các đặc điểm hổ trợ (không đòi hỏi) 1. Hay bò té. 2. Ngất 3. Mất ý thức thoáng qua 4. Nhạy cảm với thuốc chống loạn thần. 5. Hoang tưởng hệ thống. 6. o giác (ở các thể thức khác). Sa sút trí tuệ trán-thái dương (FTD) Trước đây được chẩn đoán là “bệnh Pick” cho các bệnh nhân teo thùy trán khu trú và/ thuỳ thái dương. Nó bao gồm mất chức năng thuỳ trán, có thể kèm theo bệnh lý neuron vận động và mất ngôn ngữ tiên phát. FTD là nguyên nhân phổ biến nhất sau AD và VaD ở bệnh nhân trên 65 tuổi, tỉ lệ khoảng 10% trường hợp. Đặc điểm chẩn đoán FTD chính bao gồm: Rối loạn hành vi: Khỏi phát từ từ và tiến triển chậm; Mất nhận thức bản thân và xã hội sớm (bao gồm vệ sinh cá nhân kém và hành động phạm pháp nhẹ như shoplifting) Dấu hiệu giải ức chế sớm (ví dụ, tính dục, bạo lực) Hành vi rập khuôn và lập lại (ví dụ, dọn đồ đạt trong nhà) Dễ sao lãng và có tính xung động. Triệu chứng về cảm xúc: Trầm cảm, lo âu; Mắc chứng nghi bệnh; Cảm xúc không liên quan và mất năng lượng. Rối loạn lời nói: Giảm lời nói tiến triển Nhại lời. Khám thực thể: Xuất hiện phản xạ nguyên phát và rối loạn cơ vòng sớm. Bất động, cứng cơ, run muộn. Huyết áp thấp và dao động. Các hội chứng sa sút trí tuệ dưới vỏ Không giống như bệnh Alzheimer, chủ yếu là sa sút trí tuệ vỏ não, một số sa sút trí tuệ ảnh hưởng chính lên cấu trúc dưới vỏ như hạch nề, trung não và thân não. Các bệnh này sẽ thiếu các đặc điểm rối loạn chức năng cổ điển của vỏ não như mất ngôn ngữ, mất thực dụng và mất nhận biết đồ vật. Thay vào đó sa sút trí tuệ đi kèm với việc chậm lại của quá trình thông tin, kém tập trung, thiếu sự kiên đònh và thay đổi nhân cách rõ rệt (điển hình là chứng bàng quan và mất năng lượng) và thay đổi khí sắc (thường gặp trầm cảm). Ngôn ngữ thường bình thường ngoại trừ sự rối loạn phát âm và giảm tính tự phát. Bảng 9: Các nguyên nhân chính của sa sút trí tuệ dưới vỏ 1. Thoái hóa: ♦ liệt trên nhân tiến triển ♦ bệnh Huntington ♦ bệnh Parkinson ♦ thoái hoá vỏ-nền 2. Mạch máu: ♦ trạng thái lổ khuyết ♦ bệnh Binswanger (thưa chất trắng lan toả) 3. Chuyển hoá: ♦ bệnh Wilson ♦ suy tuyến cận giáp 4. Mất myelin: ♦ xơ cứng rải rác ♦ phức hợp sa sút trí tuệ AIDS 5. Nguyên nhân khác; ♦ não úng thuỷ áp lực bình thường Nhận biết nguyên nhân sa sút trí tuệ dưới vỏ là một điều quan trong bởi vì một số trường hợp có thể điều trò được. Các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ có thể điều trò được Một số nguyên nhân sa sút trí tuệ có thể điều trò được, thậm chí phục hồi gần hoàn toàn và ngăn ngừa được cho tương lai của bản thân và gia đình. Bảng 10: Các nguyên nhân gây sa sút trí tuệ có thể điều trò Thiếu dinh dưỡng Vitamin B12, acid folic, B1 Rối loạn nội tiết Cường/ suy giáp Cường/ suy tuyến cận giáp Hội chứng Cushing Bệnh Addison Nhiễm trùng Phức hợp sa sút trí tuệ AIDS Giang mai Nhiễm độc Rượu, thuốc, kim loại nặng Các loại khác Tụ máu dưới màng cứng Não ứng thủy áp lực bình thường Trầm cảm (giả sa sút trí tuệ) CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT SA SÚT TRÍ TUỆ Bên cạnh chẩn đoán xác đònh sa sút trí tuệ theo tiêu chuẩn nêu trên, chúng ta cần phải chẩn đoán phân biệt với các tình trạng suy giảm nhận thức khác (Bảng 4) Bảng 4: Chẩn đoán phân biệt suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ ♦ Sảng ♦ Chậm phát triển tâm thần vận động ♦ Suy giảm nhận thức khu trú bao gồm rối loạn trí nhớ (như loạn thần Korsakoff), mất ngôn ngữ. ♦ Trầm cảm (giả sa sút trí tuệ) ♦ Do thuốc. ♦ Suy giảm nhận thức liên quan với tuổi. ♦ Giảm nhận thức nhẹ (Mild Conigtive Impairment) * Đặc điểm của sảng giúp phân biệt với sa sút trí tuệ (theo Ham, 1977): Khởi phát đột ngột, có thể xác đònh được ngày khởi bệnh Bệnh cấp tính, thường vài ngày đến vài tuần, không hơn 1 tháng. Thường có thể phục hồi hoàn toàn. Rối loạn đònh hướng lực sớm. Lâm sàng thay đổi từ lúc này sang lúc khác trong ngày. Thay đổi chức năng sinh lý rõ ràng. Ý thức thay đổi, u ám hoặc kích động. Rối loạn tâm thần vận động (tăng động hoặc giảm động) * Đặc điểm của trầm cảm giúp phân biệt với sa sút trí tuệ (theo Ham, 1977)ä: - Khởi phát đột ngột, thời gian mắc bệnh ngắn. - Thường có tiền sử bệnh tâm thần từ trước (kể cả cơn tầm cảm chưa được chẩn đoán) - Mất chức năng rõ rệt (thường than phiền mất trí nhớ) - Thường trả lời “không biết”. - Khí sắc khá ổn đònh. - Mất cả trí nhớ gần và xa. - Khí sắc trầm cảm xảy ra trước suy giảm trí nhớ. - Kèm theo lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm giác ngon miệng, và ý tưởng tự sát. * Chậm phát triển tâm thần vận động: Biểu hiện suy giảm nhận thức kéo dài suốt cuộc sống. * Các rối loạn khu trú như: - Hội chứng mất trí nhớ trong loạn thần Korsakoff: giảm trí nhớ nhiều không tương ứng với khiếm khuyết các nhận thức khác. - Mất ngôn ngữ (thông hiểu và diễn tả) đơn thuần. * Do thuốc: [...]... ngữ sa sút trí tuệ hổn hợp (mixed dementia) thường được sử dụng Bảng 2: Tần suất các dạng sa sút trí tuệ thường gặp Nguyên nhân Khởi bệnh trước 65 tuổi (%) Khởi bệnh sau 65 tuổi (%) Bệnh Alzheimer 34 55 Sa sút trí tuệ mạch máu 18 20 Sa sút trí tuệ thể Lewy 7 20 Sa sút trí tuệ trán-thái dương 12 Các nguyên nhân khác 29 5 (Nguồn: từ “The spectrum of dementia and its treatment Galton CJ JR Coll Physicians... Các nguyên nhân chính của sa sút trí tuệ được trình b y trong bảng 1 Bảng 1: Các nguyên nhân chính của hội chứng sa sút trí tuệ Vỏ não Bệnh Alzheimer Thoái hoá trán- thái dương, bao gồm: Bệnh Pick [sa sút trí tuệ trán- thái dương (FTD)] Mất vận ngôn tiến triển Do rượu Dưới vỏ Sa sút trí tuệ do nhồi máu đa ổ (chất trắng) Bệnh Parkinson (PD) Liệt trên nhân tiến triển Bệnh Huntington Não úng th y áp lực... thường (NPH) Sa sút trí tuệ liên quan với AIDS V - dưới vỏ Sa sút trí tuệ do căn nguyên mạch máu Sa sút trí tuệ kèm thể Lewy (DLB) Thoái hoá vỏ não-hạch nền Lan toả Bệnh Prion bao gồm bệnh Creutzfeldt-Jacob (CJD) Nguyên nhân khác Nguyên nhân chuyển ho - nhiễm độc: Suy giáp Thiếu Vitamin B12 Thuốc/ kim loại Nhiễm trùng, bao gồm Giang mai thần kinh Chấn thương sọ não U não, u màng não Trong các nguyên nhân... test đánh giá nhận thức và trí nhớ nhưng chưa đủ tiêu chuẩn sa sút trí tuệ thì được gọi là giảm nhận thức nhẹ (Mind Cognitive Impairment - MCI) Khoảng 15% MCI phát triển thành sa sút trí tuệ mỗi năm Hiện tại tên gọi n y chỉ được dùng bởi các nhà chuyên khoa Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay đang được thực hiện để xem thuốc ức chế men cholinesterase có thể làm chậm diễn tiến của MCI sang sa sút trí tuệ. .. chuẩn chẩn đoán MCI (theo Petersen và CS, 1999): - Than phiền chủ quan về giảm trí nhớ - Các test đánh giá trí nhớ bất thường theo tuổi và trình độ học vấn - Chức năng nhận thức chung bình thường - Hoạt động sống hàng ng y bình thường - Không có sa sút trí tuệ trên lâm sàng • Tiêu chuẩn chẩn đoán AAMI (theo Crook và CS, 1984): Trên 50 tuổi Giảm trí nhớ khởi phát từ từ trong cuộc sống hàng ng y (ví... test đánh giá trí nhớ gần kém hơn người trẻ bình thường 1SD (ví dụ, Benton Visual Retention Test ≤ 6đ) Chức năng nhận thức chung bình thường Không có sa sút trí tuệ (MMSE từ 24đ trở lên) Trong giai đoạn sớm của quá trình sa sút trí tuệ, việc phân biệt các dạng bệnh trên có thể khó khăn Cách duy nhất để làm sáng tỏ là theo dõi bệnh nhân một thời gian NGUYÊN NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ Thuật ngữ sa sút trí tuệ trước... 65 tuổi) và sa sút trí tuệ tuổi già” đã thường được dùng vào những năm 1960 và 1970 Vào thời điểm đó, bệnh Alzheimer được xem là nguyên nhân chính của sa sút trí tuệ trước tuổi già, thường x y ra ở tuổi trung niên, còn sa sút trí tuệ tuổi già được nghó là do xơ vữa mạch máu não Các nghiên cứu về giải phẫu bệnh sau n y trên các mẫu não của các bệnh nhân đã chứng tỏ rằng bệnh nhân sa sút trí tuệ tuổi già... số châu u và Bắc Mỹ, trên 50% trường hợp sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer khi so với 1 2-3 0% trường hợp VaD Nhưng ở các nước châu Á, VaD thường gặp hơn, chiếm đến 60% trường hợp sa sút trí tuệ Các dạng khác còn lại của sa sút trí tuệ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn Tần suất tương đối của các dạng sa sút trí tuệ thường gặp được trình b y trong bảng 2 với hai nhóm trước và sau 65 tuổi Dạng cùng tồn tại chung hai nhóm... não, u màng não Trong các nguyên nhân trên, bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất Theo các nghiên cứu gần đ y, các y u tố mạch máu có thể góp phần phát triển sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer Sa sút trí tuệ căn nguyên mạch máu (VaD) có lẽ là nguyên nhân phổ biến thứ 2 của sa sút trí tuệ trong cộng đồng và trong một số chuyên khoa, đặc biệt như thần kinh, tim mạch, nội tiết; tỉ lệ mắc bệnh... cũng có các thay đổi bệnh học điển hình của bệnh Alzheimer Quan điểm hiện nay, bệnh Alzheimer vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ ở mọi lứa tuổi (trên và dưới 65 tuổi) Nhưng một điều quan trọng cần biết là không phải tất cả sa sút trí tuệ đều là bệnh Alzheimer Hội chứng sa sút trí tuệ được chia ra làm nhiều nhóm bệnh khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân, bệnh học, đặc điểm hoá-thần kinh . CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ Các biểu hiện lâm sàng của sa sút trí tuệ có thể thay đổi, tuỳ thuộc vào căn nguyên, nhưng các đặc điểm chẩn đoán lại luôn hằng đònh. Các đặc điểm n y được mô. Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn trí tuệ, DSM-IV) và được tóm tắt trong bảng 5. Bảng 5: Chẩn đoán sa sút trí tuệ theo tiêu chuẩn DSM-IV A. Khiếm khuyết nhận thức trong 2 nhóm sau:. liệt. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN SA SÚT TRÍ TUỆ : Có đúng bệnh nhân bò sa sút trí tuệ không ? và nguyên nhân là gì ? Sa sút trí tuệ có thể bắt đầu cấp tính, ví dụ sau một tai biến mạch máu

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan