Khối u lành tính dạ dày I. ĐẠI CƯƠNG Khối u lành tính dạ dày là một bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 5%. So với ung thư dạ dày thì hiếm gặp hơn nhiều. Tuy vậy, trong những năm gần đây do hoàn thiện của kỹ thuật chụp XQ dạ dày, nhất là sự áp dụng rộng rãi của phương pháp nội soi thì sự phát hiện của các khối u lành tính dạ dày nhiều hơn trước.G.Đ.Mus và K.V.Bardosanhitzo trong thời gian từ 1980-1982 đã mổ 448 ca các bệnh về dạ dày, trong đó có 4 ca là u lành tính (1%) gồm 3 ca là polip và 1 ca là u mỡ.V.P.Pêtrop theo dõi 293 bệnh nhân đã được mổ cắt đoạn dạ dày từ 1974-1982 , lý do mổ gồm: Ung thư dạ dày : 85; loét dạ dày: 73; loét hành tá tràng 85 và ppolip dạ dày là 46.G.V.Grôpôva trong 15 năm ( 1965-1981) đã điều trị ngoại khoa cho 286 bệnh nhân bị polip dạ dày.Viện quân y 103 trong 10 năm nay đã điều trị cho hàng nghìn trường hợp các bệnh lý về dạ dày nhưng chưa gặp trường hợp nào có khối u lành tính dạ dày. II. PHÂN LOẠI Có 2 loại 1. Theo tổ chức học 2. + U biểu mô ( epithelium), thường là u tuyến + U lành tính không phải là biểu mô mà xuất phát từ tổ chức liên kết. Theo N.S.Chimofiv chia ra: - Từ trung mô: Có u cơ, u xo ưthần kinh, u mỡ, u xương, u xương sụn, u tương bào ( plasmoeytome) - Từ nội mô: U máu, u bạch huyết, u nội mô ( endotheliome) - U dạng nang: u nang, u nang dạng da ( dermoid)2. Theo vị trí giải phẫu: + U ở niêm mạc: Thường là u tuyến, polip. + U ở thành dạ dày: Thường là u xuất phát từ tổ chức liên kết. III. MỘT SỐ U LÀNH TÍNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP1. Polip dạ dày Là loại u lành tính thường gặp nhất của dạ dày. Do phát triểu của kỹ thuật nội soi dạ dày nên polip dạ dày ngày càng được phát hiện nhiều.Theo A.V.Grgorian và CS (1970), tỷ lệ phát hiện polip dạ dày trên mổ tử thi là 1,1%. Theo W.Rosch là 0,33 - 0,9%. Cũng theo các tác giả trên tỷ lệ polip dạ dày trong nội soi là 4 -5%. Polip dạ dày thường phát triển trên viêm dạ dày teo đét. Hình thể ngoài của polip rất khác nhau, hình tròn hay bầu dục, có kích thước từ 0,5-5cm. Thường có chân rộng, đôi khi có cuống. Nếu chân dài polip có thể di động xuống môn vị có thể gây hẹp. Bề mặt thường nhẵn, đôi khi giáp như súp-lơ, màu sắc khác nhau từ đỏ nhạt đến đỏ xẫm, dễ chảy máu. Vị trí thường ở vùng hang vị hay môn vị, hiếm hơn ở tâm vị hay đáy dạ dày. Số lượng thường là một, có khi rất nhiều. Tiến triển của polip có khuynh hướng ác tính hoá. Nhiều người cho polip dạ dày như một bệnh tiền ung thư. Vì vậy khi phát hiện polip dạ dày cần phải cắt bỏ bằng nội soi hay qua mổ dạ dày, nhiều khi phải cắt đoạn hay cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Biến chứng thường gặp của polip dạ dày là chảy máu và ung thư hoá2. U thần kinh Xuất phát từ tổ chức thần kinh, thường nhất là đám rối Auerbach. Theo Hortolomei và Burghole chia ra 3 thể+ U hạt thần kinh, u xơ thần kinh và u soan (Schwanoma)+ U Shwanu thường hay gặp nhất đứng thứ hai sau polip. U được hình thành bởi sự đa sản của những tế bào vỏ thần kinh. Đôi khi xuất hiện trong bênh cảnh chung của bệnh Recklinghausen.U thường rất to, phát triển từ bờ cong lớnTiến triển có thể làm loét lớp vỏ gây chảy máu và có khả năng ung thư hoá dưới thể sarcoma.3. U cơ Phát sinh từ lớp cơ vòng và cơ dọc của dạ dày, thường tiến triển rất chậm. Khối u có thể phát triển ra ngoài dính vào các cơ quan lân cận , nhưng nhiều khi rất tự do có thể vỡ do hoại tử và chả máu vào trong ổ bụng. Khối u cũng có thể phát triển vào trong lòng dạ dày, niêm mạc có thể bị loét gây chảy máu. nếu u ở gần môn vị gây hẹp môn vị. Đáng ngoại nhất là ung thư hoá (myosarcoma), chiếm tới 10% trong tất cả các loại sarcoma của dạ dày.4. U mỡ Xuất phát từ lớp dưới niêm mạc. Kích thước rất khác nhau, có thể nhỏ bằng hạt đậu, có khi nặng tới vài cân. Giống như u cơ, nó có thể phát triển ra ngoài ( u mỡ dưới thanh mạc) và phát triển vào trong (u mỡ dưới niêm mạc). Loại đầu ít gặp hơn và thường có nhiều u, loại thứ hai hay gặp hơn và thường có chân rộng. Bệnh thường phát triển không có triệu chứng, trừ khi khối phát triển vào trong lòng dạ dày làm cản trở lưu thông thức ăn. Đó thường là lý do bệnh nhân đến khám. Ngoài các u trên, còn có thể gặp các loại u lành tính khác như u xơ, u mạch máu, u bạch huyết nhưng rất hiếmgặp. IV. TRIỆU CHỨNG1. Triệu chứng cơ năng Các triệu chứng cơ năng thường ít, nhưng khi khối u đã to thì xuất hiện nhiều triệu chứng, nhưng không có triệu chứng nào đặc hiệu. Bệnh nhân thường đến khám với các triệu chứng sau:+ Đau bụng vùng thượng vị, thường đau không dữ dội, không có tính chất chu kỳ+ Khó tiêu, chán ăn, hoặc cảm giác đầy bụng+ Nếu khối u to gần môn vị thì có triệu chứng hẹp môn vị hoặc ở gần tâm vị có triệu chứng khó nuốt.2. Triệu chứng thực thể Thường nghèo nàn, ít khi sờ thấy u. nhưng nếu u to thì có thể sờ thấy với tính chất của một khối u lành tính u di động, mặt nhẵn ranh giới rõ.3. Toàn thân Thường ít thay đổi, nhưng đôi khi người gầy sút khi khối u gây rối loại tiêu hoá và ăn uống4. Xquanga. Nguyên tắc: + Phải kết hợp giữa soi và chụp dạ dày + Ở nhiều tư thế khác nhau+ Soi và chụp dạ dày khi đầy một nửa thuốc, đầy hoàn toàn và khi bài xuất hết+ Có thể bơm hơi hoặc uống thuốc sinh hơi.b. Hình ảnh Xquang thường gặpHình một khối u: Đó là hình khuyết (tư thế nghiêng) hình tròn sáng hơn ( trong tư thế thẳng)Nói chung hình ảnh khối u lành tính có những đặc tính sau: Hình đều đặn, thuần nhất, thành dạ dày mềm mại, các niêm mạc bình thường, không bị co kéo do khối u, rất di động khi soiCần chú ý phân biệt với dị vật dạ dàyc. Một vài hình ảnh đặc biệt+ U ở thành dạ dày: Không có hình huyết , mà là hình chèn ép. Để phân biệt với u ngoài dạ dày phải chụp thành dạ dày+ Hình khối u bị loét lớn ở giữa: Có hình càng cua (tư thế nghiêng) và hình huy hiệu (tư thế thẳng)Tóm lại XQ dạ dày có thể chẩn đoán được khối u lành tính dạ dày nhưng không chính xác. Theo G.D.Mus và K.V.Bardosahhitzo sự trùng hợp trong chẩn đoán XQ và phẫu thuật là 75%.5. Nội soiLà một phương pháp có giá trị vì có thể nhìn thấy khối u và làm sinh thiết để cho một chẩn đoán chắc chắn.Nhưng phương pháp nội soi cũng hạn chế vì không có giá trị trong trường hợp khối u ở thành dạ dày phát triển ra ngoài. Hơn thế nữa nội soi dạ dày với sinh thiết cùng cho những kết quả dương tính và âm tính giả. Kết quả âm tính giả của nội soi là 1,36%- 60%( A.S.Balalukin, T.B. Rozsanov, Hemonek)Theo G.D.Mus chẩn đoán phù hợp giữa nội soi với tổ chức học sau mổ là 77,92%. Chẩn đoán tổ chức học trước mổ với sau mổ phù hợp là 85%. V. CHẨN ĐOÁNChẩn đoán xác định u lành tính dạ dày chủ yếu dựa vào XQ và nội soi dạ dày với sinh thiết. Tuy vậy các phương pháp trên không phải bao giờ cũng chính xác và áp dụng được trong một số trường hợpThường chỉ xét nghiệm tổ chức học bệnh phẩm sau mổ mới cho chẩn đoán chính xác. VI. TIẾN TRIỂNThường tiến triển chậmKhi khối u to có thể ảnh hưởng đến ăn uống và lưu thông của dạ dàyKhối u có thể bị loét, hoại tử gây chảy máu vào trong ổ bụng hay trong dạ dàyTất cả các khối u lành tính của dạ dày đều có khuynh hướng phát triển ác tính hoá. Vì vậy khi đã phát hiện u lành tính dạ dày cần phải điều trị ngoại khoa VII. ĐIỀU TRỊĐiều trị các khối u lành tính dạ dày chỉ có thể bằng ngoại khoaMục đích của phương pháp là cắt bỏ khối u hoặc cắt đoạn dạ dày hay cắt bỏ toàn bộ dạ dày với khối u. Lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào nguyên nhân của khối u, tính chất và vị trí của nó. . dạ dàyTất cả các khối u lành tính của dạ dày đ u có khuynh hướng phát triển ác tính hoá. Vì vậy khi đã phát hiện u lành tính dạ dày cần phải đi u trị ngoại khoa VII. ĐI U TRỊĐi u trị các khối. Thường là u xuất phát từ tổ chức liên kết. III. MỘT SỐ U LÀNH TÍNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP1. Polip dạ dày Là loại u lành tính thường gặp nhất của dạ dày. Do phát tri u của kỹ thuật nội soi dạ dày nên. Khối u lành tính dạ dày I. ĐẠI CƯƠNG Khối u lành tính dạ dày là một bệnh hiếm gặp, chiếm khoảng 5%. So với ung thư dạ dày thì hiếm gặp hơn nhi u. Tuy vậy, trong những