11 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Giới thiệu sùng trắng Có hơn 100 loài bọ cánh cứng thuộc họ bọ hung từ vài giống khác nhau (Cyclocephala, Phyllophaga, Ataenius) được xem là sùng trắng. Tuy nhiên gọi chung là Phyllophaga crinita. Đặc điểm sinh học của chúng giống nhau nhưng khác nhau về sự phân bố, môi trường sống, chu kì sống và thời gian xuất hiện. Nhìn chung các loài bao gồm: Cyclocephala immaculata (Oliver), Cotinis nitida (Linnaeus). Một thành viên quan trọng khác của họ bọ hung là Popillia japonia di chuyển vào Đông Bắc Mỹ và di cư đến phía Tây và Nam. 2.1.1 Môi trường sống, nguồn thức ăn và khả năng gây hại của sùng trắng Môi trường sống và nguồn thức ăn của sùng trắng chủ yếu trên các đồng cỏ. Sùng ăn trên lá cỏ, các thực vật cấy ghép và cây trang trí trong nông nghiệp. Chúng là côn trùng gây hại nghiêm trọng đến thức ăn của bò, gây hại đến bắp lúa miến và mía đường. Ngoài ra sùng còn ăn các chất hữu cơ mục nát Hầu hết sự tàn phá trên thực vật do sự gây hại của sùng trên rễ. Sùng trắng là một trong những côn trùng phá hoại lớp đất mặt. Chúng ăn rễ cỏ và có thể phá hoại hoàn toàn hệ thống rễ của thực vật. Vùng rộng của lớp đất mặt có thể bị chết trong một thời gian ngắn. 2.1.2 Đặc điểm sinh học, phân bố, chu kì sống, tập tính hoạt động của sùng trắng và xác định loài Sùng trắng là ấu trùng hình chữ C của một nhóm lớn bọ cánh cứng được gọi là bọ hung. Nhiều loài bọ hung được tìm thấy ở bang United States dưới các đám cỏ. Hầu hết các loài quan trọng là: bọ cánh cứng Nhật Bản , Popillia japonica Newman; loài bọ cánh cứng tháng 5 và tháng 6 , Phylophaga spp.; loài bọ da phía bắc và phía nam, Cyclcephala spp.; ataenius, Ataenius spretulus. Cụ thể hơn, các con sùng trắng phân bố rộng khắp trên trái đất, chúng là ấu trùng của bọ da Châu Âu, Rhizotrogus majalis (Razoumowsky); Bọ cánh cứng ở Châu Á, Maladera castanea ; và bọ cánh cứng vào tháng 6, Cotinis nitida. 12 Có nhiều loài sùng trắng ở Nebraska. Hầu hết các nhóm quan trọng là bọ da Cyclocephala spp. (ấu trùng một năm), bọ cánh cứng tháng 5/tháng 6 Phyllophaga spp. (vòng đời 3 năm), và vài loài riêng trong nhóm riêng của chúng, black turfgrass ataenius, Ataenius spretulus. Việc xác định các giai đoạn ấu trùng của 3 nhóm này có thể thực hiện được bằng cách kiểm tra các đốt hậu môn. (Nguồn http://ianrpubs.unl.edu/Insects/g1085.htm) Bọ da Loại sùng trắng này hoàn thành chu kì sống của nó trong một năm. Thành trùng màu nâu rám nắng, dài 15mm và nhỏ hơn ấu trùng tuổi 3. Thành trùng thường xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 7. Chúng bị hấp dẫn bởi ánh sáng và thường ở quanh các cửa sổ hoặc các đèn hành lang. Thành trùng để trứng trên mặt đất thành từng cụm nhỏ. Ấu trùng nhỏ nở ra từ trứng và bắt đầu ăn rễ cỏ. Hầu hết sự phá hoại xuất hiện vào cuối mùa và sớm giảm khi ấu trùng tiến đến giai đoạn ấu trùng thứ 2. Khi bắt đầu thời tiết lạnh, các ấu trùng di chuyển sâu hơn xuống đất cho đến khi qua mùa đông. Khi đất trở nên ấm hơn trong mùa xuân chúng di chuyển lên trên và ăn rễ cỏ trong một thời gian ngắn, hóa nhộng và nhũ hóa thành thành trùng để bắt đầu chu kì sống mới. Bọ cánh cứng tháng 5/tháng 6 Ấu trùng ăn chủ yếu các cây mục nát. Ấu trùng đào bới làm nhổ bật cỏ. Có thể thấy ấu trùng trên mặt đất sau cơn mưa rào. Chúng rất dễ nhận biết vì chúng thường đi bằng lưng chứ không đi bằng chân Các ấu trùng loại này phải mất 3 năm để hoàn thành chu kì sống. Tuy nhiên có thể dưới 2 năm ở nhiệt độ đất trung bình.Thành trùng màu nâu tối được gọi là Ataenius Phyllophaga Cyclocephala Hình 2.1 Các đốt hậu môn từ các loài sùng trắng khác nhau. 13 Hình 2.2 Vòng đời sùng (Trích Peter A.C. Ooi, 2005) Phyllophaga grubs, ngắn hơn 16mm. Thành trùng bị hấp dẫn bởi ánh sáng ban đêm và có thể ăn lá cây. Thành trùng hoạt động trong mùa xuân, thường từ cuối tháng 5 cho đến đầu tháng 7. Trứng được đặt trong đất và nở sau một vài ngày. Các ấu trùng nhỏ ăn suốt đầu mùa hè, di chuyển xuống đất đến khi qua đông. Sang mùa hè thứ 2 chúng ăn nhiều – gây hại nhiều, rồi di chuyển xuống đất đến qua mùa đông thứ 2. Chúng tiếp tục ăn trong năm thứ 3, qua đông là trưởng thành và nhũ hóa sau mùa xuân để hoàn tất chu kì sống. Chúng có thể được xác định qua các đốm đen ở dọc 2 bên cơ thể Black Turfgrass Ataeciusi Chu kì sống của loài này liên quan đến cả ấu trùng một năm và ấu trùng 3 năm, nhưng thành trùng và ấu trùng thì nhỏ hơn nhiều. Hầu hết các loài trong nhóm đều ăn phân để sống. Sự gây hại của chúng chủ yếu xuất hiện trong bãi chơi gôn vào mùa mát còn trong mùa ấm thì không thấy. Thành trùng màu nâu tối và dài khoảng 6 mm. Ấu trùng có vẻ bề ngoài giống các sùng trắng khác, nhưng nhỏ hơn nhiều. Phải có một lượng lớn các ấu trùng xuất hiện trước khi sự phá hoại xuất hiện. Các con thành thục qua đông trong khu vực bảo vệ sát mặt đất. Chúng vũ hóa trong mùa xuân và đặt trứng trên mặt đất. Thế hệ đầu tiên ăn vào tháng 5 và tháng 6, thế hệ tiếp theo nhũ hóa vào tháng 7. 2.1.3 Các giai đoạn phát triển khác của sùng trắng: Bọ hung có chu kỳ sống hoàn toàn với trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành. Các con bọ cánh cứng Nhật Bản, bọ da, bọ cánh cứng tháng 6, bọ da Châu Âu, bọ cánh cứng phương Đông và bọ cánh cứng Châu Á có chu kì sống một năm. Các bọ cánh cứng tháng 5/ tháng 6 thường mất 2 hoặc 3 năm để phát triển trong Ohio nhưng một số loài phía nam thì có chu kì sống một năm. Black turgrass ataenius và các bọ cánh cứng tháng 5/tháng 6 trưởng thành qua đông thì thành con trưởng thành. 14 Trứng: Hầu hết trứng có màu trắng kem dài 1,5mm và hình trái xoan nhỏ khi được đẻ đầu tiên trong đất. Chúng hút nước từ đất và lớn lên dần dần trở nên tròn ra. Nhộng: Nhộng thường dài hơn con trưởng thành và thường nằm trong các ổ đất 24 – 48 mm. Nhộng có màu kem sau đó tối dần trước khi thành trùng. Thành trùng: Thành trùng là các con bọ hung khỏe mạnh, các con bọ cánh cứng hình bầu dục với cái anten trên đầu. Nhìn chung là dễ xác định bằng mắt thường nhưng việc xác định một số loài bọ cánh cứng tháng 5/tháng 6 và các con bọ da thì cần phải có chuyên gia. 2.1.4 Biểu hiện gây hại Sau khi nở từ trứng, các ấu trùng nhỏ của cả 3 nhóm đều ăn rễ cỏ. Dấu hiệu đầu tiên của sự tổn thương được xác định bằng các vùng cỏ sắp chết và mất màu thể hiện các triệu chứng tương tự như do tình trạng ẩm. Đầu tiên các vùng chết nhỏ nhưng sẽ lan rộng và kết thành khối khi các ấu trùng sinh trưởng và mở rộng vị trí ăn. Cỏ có thể chết do hệ thống rễ bị phá hoại nếu hơi ẩm đất không được duy trì để khuyến khích sự tái sinh của ngọn. Nói chung, 8 – 10 sùng một năm hoặc 3 – 5 ấu trùng 3 năm hiện diện trước khi sự tổn thương xuất hiện. Trong khi các nhân tố khác có thể gây các triệu chứng tương tự thì thật dễ dàng để xác định nếu các ấu trùng có mặt. Kiểm tra đất quanh khu vực rễ. Nếu không có sùng thì kiểm tra cỏ để tìm các nguyên nhân khác như rễ nông, sâu kéo màng, bệnh, mật độ dày quá mức, nhiệt độ nóng, và/hoặc do rệp. 2.1.5 Các biện pháp hạn chế sùng trắng Biện pháp sử dụng tuyến trùng kí sinh: Các tuyến trùng kí sinh thương mại (Steinernema carpocapsae hoặc Heterohabditis) có thể diệt sùng rất đã hiệu quả. Các tuyến trùng hoạt động tốt nhất dưới đất ẩm vì vậy tưới nước là rất quan trọng. Biện pháp sử dụng hóa chất ( thuốc trị bệnh): Xử lý thuốc vào cuối mùa hè sau khi trứng nở, sùng nhỏ ăn và gây hại sẽ được kiểm soát. Vì hầu hết các loại thuốc sử dụng trên đồng cỏ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên sử dụng thuốc trị bệnh cần có thời gian chính xác để xử lý hiệu quả. Sùng có thể bị tổn thương khi xử lý thuốc vào cuối mùa hè, nhưng sau đó sẽ trở nên khó ngăn chặn. Cần quan sát 15 sự nhiễm bệnh trong thời gian chính xác và tưới nước sau khi sử dụng để giữ sùng ở gần mặt đất và để rửa thuốc trừ sâu. Xử lý thuốc hóa học có ưu điểm là hiệu quả rất nhanh chóng nhưng không thể sử dụng lâu dài vì có thể dẫn đến hiện tượng lờn thuốc, gây ảnh hưởng đến môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các động vật nuôi. Sử dụng thiên địch tự nhiên: là biện pháp xử lý dựa trên vài loài thú ăn mồi (ví dụ như các con bọ cánh cứng đất…) và các loài kí sinh. Ấu trùng ong bắp cày kí sinh trên sùng trắng và giết chết nó rồi chuyển sang giai đoạn kén trong đất. Mặc dù biện pháp sử dụng thiên địch tự nhiên ít khi diệt hoàn toàn quần thể sùng trắng nhưng biện pháp này chỉ khống chế dựa trên các sinh vật từ tự nhiên nên không làm biến đổi hệ sinh thái môi trường giúp môi trường được cân bằng, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người đồng thời có thể duy trì quần thể sùng trắng ở một mức độ cho phép để sử dụng vào các mục đích khác có lợi cho con người. 2.2 Chế phẩm sinh học diệt côn trùng 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của biện pháp sinh học Biện pháp sinh học được hình thành và phát triển dựa vào những quan sát và thực nghiệm của các nhà nghiên cứu tự nhiên từ thời xa xưa. Cho đến hôm nay biện pháp sinh học đã phải trải qua những bước thăng trầm trong nhiều thế kỷ. Nhìn chung lịch sử hình thành và phát triển của biện pháp sinh học được chia thành 4 giai đoạn: 2.2.1.1 Giai đoạn tiền sử đến năm 1888 Con người đã áp dụng biện pháp sinh học để trừ dịch hại từ rất lâu vì vậy, biện pháp sinh học còn được gọi là biện pháp bảo vệ thực vật cổ truyền. Theo Coppel và Mertins (1977),việc áp dụng biện pháp sinh học đầu tiên để trừ dịch hại là việc người Ai Cập cổ đại thuần hóa mèo rừng để bắt chuột trong nhà. Theo Vaxiliev (1975) và Hoàng Đức Nhuận (1979), nông dân Việt Nam cũng biết sử dụng côn trùng có ích từ rất sớm, ngay từ thế kỷ I – IV, nông dân nước ta đã biết dùng kiến vàng để trừ sâu hại trong vườn cam quýt (1995). Còn theo Forskal (1775) và Botta (1841), người Yêmen chuyển các tổ kiến có ích về định cư chúng trên cây chà là để trừ các côn trùng có hại (Doutt, 1964; Coppel và Mertins, 1977). 16 Mặc dù vậy mãi đến những năm của thế kỷ XVI – XVII, những dẫn liệu mới có giá trị khoa học và thực tiễn. Cuốn sách “De Animalibus Insectis” của Aldrovandi công bố năm 1602 là công trình đầu tiên viết về biện pháp sinh học (Phạm Văn Lầm, 1995). Trong cuốn sách này, Aldrovandi đã miêu tả ong kén trắng tập thể Apanteles glomeratus ký sinh trên sâu non loài bướm Pieris rapae nhưng ông vẫn chưa phân biệt được kén và trứng của ong ký sinh. Hiện tượng ký sinh côn trùng chỉ được giải thích đúng bởi Vallisnieri vào năm 1760. Ngoài ra còn có các tài liệu công bố về côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi ăn thịt của Gedert, Degeer, Reamur, E.Darwin,… đã đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm vế biện pháp sinh học trừ sâu hại. Linnaeus (1760) đã đưa ra khái niệm “cân bằng tự nhiên”, đây là một trong những cơ sở lý luận quan trọng của biện pháp sinh học (Phạm Văn Lầm, 1995). Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, những tư tưởng khoa học ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Những quan sát, mô tả đơn giản, riêng biệt các hiện tượng ký sinh côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi, bệnh lý côn trùng là những chuẩn bị càn thiết cho sự hình thành những ý niệm về vai trò của thiên địch trong hạn chế sự sinh sản của sâu hại. Trong thế kỷ XIX, nhiều công trình nghiên cứu về thiên địch của sâu hại được tiến hành như ấn phẩm nổi tiếng “Đại cương về côn trùng” do Kirby viết vào năm 1862 (Kirby, Spense, 1862), cuốn sách “Ong cự ký sinh côn trùng” của Ratzeburg xuất bản năm 1844 (Coppel, Mertins, 1977; Doutt, 1964), tác phẩm “tuyển tập về côn trùng” của Kollar xuất bản năm 1840. Nhưng những nghiên cứu này chỉ mang tính chất thông tin, chưa ứng dụng được trong thực tiễn. Năm 1878, Metschnikov quan sát được bệnh nấm của bọ hung hại lúa mì Anisoplia austriaca do nấm Entomophthora anisopliae, nay đổi thành Metarhizium anisopliae (Zimmermann, 1992). Năm 1884, Metschinikov sản xuất bào tử nấm Metarhizium anisopliae với lượng lớn để bán. Sự thành công này mở đầu cho việc nghiên cứu sử dụng vi sinh vật trừ sâu hại và khuyến khích các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm nhiều loại nấm để trừ sâu hại. Qua các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã hiểu ra rằng hiệu quả của nấm trừ côn trùng phụ thuộc rất lớn vào ẩm độ môi trường (Coppel và Mertins, 1977). Qua chương trình áp dụng nấm Beauveria 17 globurifera để trừ bọ xít lúa mì Blissus leucopterus trên đồng ruộng vào năm 1891–1892, vì hiệu quả gây bệnh của nấm không giống nhau nên các chủ trang trại không thích áp dụng biện pháp này (Coppel va Mertins, 1977; Weiser, 1966). 2.2.1.2 Giai đoạn phát triển từ năm 1888 đến năm 1940 Năm 1889, Koebele nhập nội bọ rùa Rodolia cardinalis từ Australia sang California để trừ rệp sáp Icerya purchasi hại cam quýt thành công (Doutt,1964), đánh dấu sự phát triển của biện pháp sinh học. Phương pháp Koebele giúp biện pháp sinh học trở thành biện pháp có hiệu quả trong phòng chống dịch hại. Từ năm 1893 đến năm 1912, ở Hawaii Koebele đã thực hiện thành công nhiều chương trình áp dụng biện pháp sinh học có giá trị lớn cho sự phát triển của biện pháp sinh học chống côn trùng gây hại cây trồng (Coppel và ctv, 1977). Từ đây các chương trình nhập nội thiên địch được tiến hành rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để trừ nhiều loài sâu hại quan trọng trong nông nghiệp. Ngoài việc nhập nội thiên địch, các nhà khoa học còn tiến hành nghiên cứu nhân thả thiên địch như nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma từ năm 1910 – 1911 ở nước Nga và Trung Á, kéo theo rất nhiều thực nghiệm nghiên cứu ong mắt đỏ. Năm 1928, Fladers tìm được qui trình nhân nuôi ngài mạch quanh năm, góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu sử dụng ong mắt đỏ (Schepetilnikova, 1974). Mặc dù vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng đã được biết từ lâu nhưng đến những năm đầu thế kỷ XX mới có một số thí nghiệm sử dụng vi khuẩn để trừ sâu hại. Chế phẩm thương mại đầu tiên từ vi khuẩn Bacillus thiringiensis là “Sporeine” được sản xuất trước năm 1938. (Jacobs, 1951). Chương trình áp dụng biện pháp sinh học trừ cỏ dại đầu tiên có ý nghĩa do Koebele tiến hành ở Hawaii vào năm 1902 (Perkins và Swezey, 1924). Đầu thế kỷ XX, các nước Australia, Sri – Lanka, Ấn Độ, Cộng Hòa Nam Phi, New Zealand, Madagscar, đảo Mauritius tiến hành nhập nội côn trùng từ cỏ dại (Julien, 1992). Những nghiên cứu dùng nấm trừ cỏ dại được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX (Halsted, 1894). Những nghiên cứu về biện pháp sinh học trừ bệnh hại côn trùng được chú ý từ năm 1908, Potter đã chứng minh rằng hoạt tính của vi sinh vật gây bệnh cho cây có thể được ức chế bằng các sản phẩm trao đổi chất của chính nó (Baker, 1985). Năm 18 1926, Sanford đã gợi ý dùng quần thể vi khuẩn hoại sinh có trong phân xanh để phòng chống bệnh ghẻ khoai tây (Baker, 1985). Năm 1929, Hino và Kato thông báo hiện tượng Ciccinobolus sp. Ký sinh nấm Oidium spp. Năm 1932, Weidling mô tả hiện tượng Trichoderma ký sinh trên một số nấm khác. Năm 1937 – 1938, Drechsler nghiên cứu hiện tượng nấm ký sinh nấm nấm ăn tuyến trùng (Snyder và ctv, 1976) . Tóm lại, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của biện pháp sinh học trừ côn trùng gây hại, là thời kỳ biện pháp sinh học có nhiều thành công rực rỡ, là thời kỳ biện pháp sinh học được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 2.2.1.3 Giai đoạn phát triển từ năm 1940 đến năm 1960 Năm 1939, thuốc hóa học trừ sâu tổng hợp ra đời và được sử dụng rộng rãi. Theo phân tích của Sailer (1972) về sự lãng quên biện pháp sinh học trước sự ra đời của DDT: năm 1915 tương quan số lượng các công trình nghiên cứu biện pháp hóa học và biện pháp sinh học là 1 : 1, trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai tương quan này là 6 : 1, năm 1946 tương quan này nghiêng hẳn sang biện pháp hóa học 20 : 1 (Phạm Văn Lầm, 1995). Tuy vậy vẫn có những chương trình nghiên cứu biện pháp sinh học được tiến hành như sự phát hiện độc tố alpha của Toumanoff (1953), nội độc tố delta của Hannay (1953), ngoại độc tố beta của Hall và Arkawa (1959) (Coppel và ctv, 1977); phát hiện nhiều thực khuẩn thể tấn công vi khuẩn gây bệnh gây bệnh cây trong tự nhiên và cho rằng có thể dùng các thực khuẩn thể này để bảo vệ cây không bị một số vi khuẩn (Fulton, 1950; Stolp, 1956; Cross, 1959); và những nghiên cứu về các vi sinh vật khác như hoàn thiện phương pháp nuôi côn trùng vật chủ và các thiên địch của chúng (Hagen và Franz, 1973), ong mắt đỏ Tricogramma (Schepetilnikova, 1974), ong ăn lá Diprion herlyniae (Sommonds và ctv, 1976). Trong thời kỳ này, các nhà côn trùng học đã biết lợi dụng thiên địch tại chỗ trong phòng chống côn trùng hại với những biện pháp bảo vệ thiên địch trong tự nhiên: phun thuốc theo băng, dùng thuốc có thời gian tác dụng ngắn, chuẩn bị nơi qua đông cho chim ăn sâu,… (Coppel và ctv, 1977; Telenga, 1959). Bắt đầu từ thập kỷ 50, cùng với những phát hiện các nấm chuyên tính để trừ cỏ dại: nấm Colletotrichum xanthii trừ cỏ Cuscuta (Leach,1946) và trừ cỏ Xanthium 19 spinosum (Butler, 1951), nấm Alternaria cuscuta (Simmonds và ctv, 1976); thiên địch để trừ cỏ dại được nhập nội taị các nước phát triển (Australia, Canada, Hoa Kỳ,…) lẫn các nước đang phát triển (Nevis, Kenya, Tanzania, Chile,…) (Julien, 1992). Những dẫn liệu về cơ sở khoa học của biện pháp sinh học trừ bệnh hại cây trồng xuất hiện nhiều trên các bào chí khoa học, Stout (1950) tìm thấy một chủng yếu virus gây bệnh khảm ở đào, cây bị nhiễm virus này chỉ gây triệu chứng bệnh rất nhẹ, và cây vẫn có triệu chứng bệnh rất nhẹ khi bị nhiễm chủng mạnh của chính virus đó. Gramann (1950) cũng quan sát thấy hiện tượng tương tự ở nhóm virus X của khoai tây (Snyder, 1976). Như vậy khi nhiễm virus có độc tính gây bệnh yếu cho cây, cây sẽ chống lại được các chủng có độc tính gây bệnh cao. Ngoài ra nấm ký sinh nấm cũng được thực hiện nghiên cứu bởi Aytoun (1953), Boosalis (1954, 1956), Butler (1957). Côn trùng ăn tuyến trùng thực vật cũng được chú ý đến bởi Aguilar (1944), Brown (1954), Hutchinson và ctv (1960),… Một số nhà khoa học phê phán biện pháp hóa học, nghiện cứu biện pháp hóa học với biện pháp sinh học: dùng thuốc có tác dụng chọn lọc, giảm nồng độ, giảm số lần dùng thuốc, chọn thời gian dùng thuốc thích hợp (Michelbacher, Bacon, 1952; Smith, Allen, 1954; Bartlett, 1956). Năm 1959, khuynh hướng sinh thái với các nguyên lý sinh thái học được hình thành và chấp nhận trong bảo vệ thực vật. 2.2.1.4 Giai đoạn phát triển từ năm 1960 đến nay Do yêu cầu phải bảo vệ môi trường, những nhà khoa học phải tăng tốc tìm kiếm những biện pháp bảo vệ thực vật không độc hại, không nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường sống. Và biện pháp sinh học đã, đang và sẽ là một nhóm biện pháp cần được tập trung tìm kiếm, nghiên cứu trên thế giới. Các lĩnh vực nghiện cứu về biện pháp sinh học được mở rộng và đạt được nhiều thành công. Biện pháp sinh học được coi là biện pháp quan trọng, là cốt lõi của phòng trừ tổng hợp địch hại. 2.2.2 Vai trò của chế phẩm sinh học Theo thống kê của tổ chức Lương - Nông Thế Giới cho thấy: các loại cây trồng trên đồng ruộng hiện nay phải chống đỡ với 100 loài sâu hại khác nhau,10.000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600 loài tuyến trùng và 600 loài virus gây bệnh. Quả là 20 một lực lượng hùng hậu tấn công cây trồng, gây tổn thất cho mùa màng. Hàng năm khoảng 20% (tức 1/5) sản lượng lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất trắng. Để khắc phục tình trạng trên, con người đã tích cực tìm kiếm các biện pháp phòng chống các tác nhân gây hại. Từ đó ra đời nền công nghiệp hóa học thuốc trừ sâu, diệt các mầm bệnh cho cây trồng. Cho đến nay không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại cây trồng. Có thể nói không một biện pháp bảo vệ mùa màng nào hơn biện pháp hóa học về mặt hiệu quả và qui mô. Nhưng biện pháp hóa học cũng có mặt hạn chế của nó. Người ta đã biết quá nhiều trường hợp ô nhiễm môi trường khi dùng chất diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu hóa học, làm cho người bị ngộ độc , súc vật bị chết và cả hệ sinh vật đi kèm quanh cây trồng cũng bị ảnh hưởng. Cân bằng sinh thái bị phá hủy nghiêm trọng. Đáng ngại hơn, một số thuốc trừ sâu chậm bị phân hủy và có thể giữ tác dụng của mình rất lâu trong đất (ví dụ DDT giữ được 25 năm). Như vậy các hợp chất này được tích lũy trong đất và nồng độ của chúng tăng dần theo thời gian. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là sự tùy tiện về liều lượng và thời gian phun thuốc hóa học chồng sâu bệnh đã tạo nên dư lượng thuốc không cho phép trên các loại rau màu và lương thực, gây nên những vụ ngộ độc thực phẩm rất tai hại cho sức khỏe con người. Trước thực trạng này, con người không chịu bó tay. Những cuộc tìm kiếm, thử nghiệm các biện pháp mới để phòng chống sâu bệnh đã được tiến hành và cuối cùng cũng thu được những kết quả rất khả quan. Cũng từ đó các chế phẩm thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng có nguồn gốc sinh học được ra đời. Thoạt tiên người ta chỉ chú ý đến những loài côn trùng có lợi cho đấu tranh sinh học như bọ xít, bọ rùa, ong kí sinh… Sau một thời gian người ta lại phát hiện được vai trò tích cực của vi sinh vật trong việc điều chỉnh cân bằng sinh học của sinh quần. biện pháp sinh học được hoàn thiện thêm dần khi người ta sử dụng vi sinh vật để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Ở nhiều nước, chế phẩm sinh học được sản xuất ở qui mô lớn và được sử dụng rộng rãi trong công tác phòng trừ sâu bệnh cho hàng triệu hecta cây trồng và cây rừng. Có thể nói biện pháp đấu tranh sinh học bằng vi sinh vật đã thực sự trở thành một nội dung quan trọng của hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. . rễ của thực vật. Vùng rộng của lớp đất mặt có thể bị chết trong một thời gian ngắn. 2. 1 .2 Đặc điểm sinh học, phân bố, chu kì sống, tập tính hoạt động của sùng trắng và xác định loài Sùng trắng. hại đến bắp lúa miến và mía đường. Ngoài ra sùng còn ăn các chất hữu cơ mục nát Hầu hết sự tàn phá trên thực vật do sự gây hại của sùng trên rễ. Sùng trắng là một trong những côn trùng phá hoại. nguồn thức ăn của sùng trắng chủ yếu trên các đồng cỏ. Sùng ăn trên lá cỏ, các thực vật cấy ghép và cây trang trí trong nông nghiệp. Chúng là côn trùng gây hại nghiêm trọng đến thức ăn của bò, gây