29 một trong những bài học lớn mà Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đ• chỉ rõ. Đảng ta đ• nhận thức đúng quy luật khách quan nên đ• có những đướng lối, chủ trương đúng đắn, kịp thời. Chỉ thị 100- CT/ TƯ của ban bí thư ngày 13- 1- 1981 về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là khâu đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới. Nhưng cái mốc quan trọng đánh dấu sự đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế x• hội là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng tháng 12 năm 1986. Với Nghị quyết Đại hội VI, chúng ta đ• dứt khoát đoạn tuyệt với cơ chế hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển dần kinh tế sang cơ chế thị trường theo định hướng x• hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, các khu vực trên thế giới, động viên mọi người làm giàu trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Đường lối của đảng đ• nhanh chóng đi vào cuộc sống, được nhân dân lao đọng hứng khởi hưởng ứng và đ• đem lại nguồn sinh khí mới, tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng và dần dần đi vào thế ổn định. Sau tám năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đ• đạt được những thành tựu đáng kể: tăng trưởng kinh tế khá, lạm phát được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Sở dĩ có sự chuyển biến đi lên theo hướng vững chắc như vậy chính là nhờ chúng ta đ• đổi mới từng bước quan hệ sản xuất cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, do đó đ• giải phóng sức sản xuất của x• hội, khai thác được các tiềm năng cả ở bên trong và bên ngoài, làm cho lực lượng sản xuất nước ta có những bước phát triển nhảy vọt về chất. 30 Việc giải phóng lực lượng sản xuất có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta, bởi vì: Thứ nhất: nền kinh tế nước ta còn kém phát triển do điểm xuất phát thấp, đang ở trạng thái đan xen nhiều loại hình và thành phần kinh tế ở những trình độ rất khác nhau như phân tán và tập trung, thủ công và hiện đại, lạc hậu và tiên tiến Trong tình hình đó, nếu không kiến tạo được những hình thức quan hệ sản xuất đa dạng thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất ở tất cả các thành phần kinh tế hiện có, chúng ta sẽ không thể khai thác được tiềm năng to lớn của những thành phần kinh tế đó. Vì vậy, thừa nhận sự tồn tại lâu dài và thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là giải pháp quan trọng nhất để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Thứ hai: Khi lực lượng sản xuất được giải phóng sẽ tạo ra động lực để khai thác và sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn kực hiện có như nguồn lực nhàn rỗi trong dân cư, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và trí tuệ con người. Thứ ba: chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng, mọi tiềm năng sản xuất được gợi mở, khơi thông, chúng ta mới có thể thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư của nước ngoài để tranh thủ vốn, kỹ thuật công nghệ hiện đại và tri thức quản lý kinh nghiệm tiên tiến nhằm thúc đẩy nhanh chóng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh ế nước ta. Giải phóng lực lượng sản xuất thực chất là giải tỏa, tháo gỡ những lực lượng cản kìm h•m sự phát triển của lực lượng sản xuất. Giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất là hai quá trình diễn ra đồng thời và có tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau. Quá trình phát triển lực lượng sản xuất đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên đổi mới quan hệ sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có thể có, cả nguồn lực bên trong và bên ngoài. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách 31 mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất của nhiều quốc gia trên thế giới phát triển nhanh chóng và ngày càng mang tính chất quốc tế hóa cao. Do đó giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu hướng vừa cạnh tranh gay gắt vừa giao lưu và hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ Bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải hòa nhập vào xu thế chung đó. Đối với nước ta, để thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, x• hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển x• hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới là phải thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực với tất cả các nước, các khu vực trên thế giới. Để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta thừa nhận sự tồn tại lâu dài của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Một đất nước vừa phát triển theo định hướng x• hội chủ nghĩa lại vừa thừa nhận sự phát triển của thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Điều đó không phải là một nghịch lý, vấn đề đặt ra ở đây là, chúng ta sẽ sử dụng chủ nghĩa tư bản như thế nào để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất mà vẫn xây dựng được đát nước theo định hướng x• hội chủ nghĩa. Hơn bảy mươi năm trước đây, Chính sách kinh tế mới được Lê nin đề ra cùng với sự thừa nhận, “ toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa x• hội đ• thay đổi căn bản”( 12) đ• cứu v•n kinh tế nước Nga Xô viết trẻ tuổi khỏi sụp đổ. Đó là quan điểm từ bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, mở rộng trao đổi, thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước. Chủ nghĩa tư bản nhà nước theo Lê nin là cao hơn 32 nhiều so với nền sản xuất nhỏ, rằng: “ Chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản, ( nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu tư sản và chủ nghĩa x• hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”( 13). Chúng ta sẽ không thể xây dựng thành công chủ nghĩa x• hội nếu không xây dựng nền công nghiệp tiên tiến. Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế tiểu nông, con đường phát triển mang tính tự phát sẽ là trải qua chủ nghĩa tư bản, song để tránh cho nhân dân khỏi những đau khổ mà chế độ tư bản chủ nghĩa có thể gây ra, Đảng ta dứt khoát lựa chọn con đường x• hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước như một công cụ hữu hiệu, bắt nhà nước tư bản phải “ cày trên mảnh đất vô sản”, biến thành phần kinh tế tư bản tư nhân thành “ một trợ thủ đắc lực cho chủ nghĩa x• hội”. Rõ ràng, công cuộc đổi mới đòi hỏi một tư duy mềm dẻo, năng động và nhạy bén, phải “ vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng của Lê nin về chính sách kinh tế mới, về chủ nghĩa tư bản nhà nước, sáng tạo nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đưa nước ta đi lên chủ nghĩa x• hội một cách vững chắc”( 14). IV- Những thành tựu Việt Nam đ• đạt được Sau 10 năm đổi mới, đất nước ta đ• trải qua không ít những khó khăn và gặt hái được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt tạo đà thúc đẩy sự phát triển của những giai đoạn kế tiếp. 33 Cụ thể là chúng ta đ• thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hoàn thành xuất sắc, vượt nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm; trong 5 năm từ 1991- 1995, nhịp độ tăng bình quân về tổng sản phẩm quốc nội( GDP) đạt 8,2%( vượt kế hoạch là 5,5- 6% và hơn hẳn kế hoạch 5 năm 1986- 1990 là 3,9%); nhịp độ tăng bình quân về sản xuất công nghiệp là 3,3%, sản xuất nông nghiệp là 4,5%, kim ngạch xuất khẩu là 20%. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi thu được những tiến bộ: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đến năm 1995 là 29,1%; tỷ trọng dịch vụ từ 38,6% lên 41,9%; vốn đầu tư cơ bản toàn x• hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP, đến năm 1995 lên 27,4% GDP; bắt đầu có tích lũy nội bộ nền kinh tế. Nguồn vốn công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiếp nhận từ nước ngoài tăng nhanh; viện trợ ODA năm 1991 là 180 triệu đô la, năm 1996( do có lệnh bỏ cấm vận đối với Việt Nam của Mỹ) nên tổng viện trợ ODA từ năm 1991- 1995 vốn cam kết là 9,058 tỷ đô; vốn đầu tư nước ngoài FDI năm 1991 là 0,62 tỷ đô( vốn thực hiện) với 364 dự án, năm 1996 là 2,5 tỷ đô( vốn thực hiện) với 362 dự án. Lạm phát đ• giảm xuống một cách thần kỳ, từ 67,1% năm 1991 xuống còn 5,2% năm1993, 14,4% năm 1994 và 12,3% trong 10 tháng đầu năm 1995. Hoạt động khoa học công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế- x• hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường . Ngày càng có thêm nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ được áp dụng có hiệu quả vào sản xuất đời sống, trong đó có một số công nghệ tiên tiến được tiếp thu từ nước ngoài. Nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN đang từng bước được tiếp tục xây dựng. Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp với lực lượng sản xuất. Về mặt x• hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Các mặt y tế, giáo dục, bảo hiểm cho nhân dân được triển khai 34 thực hiện cơ bản, mức thu nhập bình quân của người dân cũng được nâng lên( xấp xỉ 200 đô la/năm). Nước ta hiện nay có chỉ số phát triển con người( HDI) là 0,539 xếp thứ 120/174 nước; chỉ số tuổi thọ là 0,67; chỉ số kiến thức là 0,78; chỉ số GDP/người là 0,17. Trong khi đó chỉ số HDI của Hàn Quốc là 1,882; của Trung quốc 0,594. Song song với trình độ dân trí, mức độ hưởng thụ văn hóa cũng được nâng lên. Người lao động được phát huy hết khả năng tích cực của mình. Chúng ta giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Về mặt chính trị, chúng ta tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ. Về quan hệ đối ngoại, với chủ trương muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, chúng ta đ• đặt được quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê thì chỉ số ghi nhận quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là 55,1%( thuộc vào diện trung bình trên thế giới). Vào năm 1998, vượt lên những khó khăn và thách thức lớn do thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Châu á giảm, sức mua của nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước chững lại, thiếu vốn và công nghệ hiện đại, sản xuất công nghiệp nước ta vẫn đứng vững, tiếp tục tăng trưởng và phát triển với nhịp độ khá. So với năm 1997, giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp nước ta tăng khoảng 12% đạt kế hoạch điều chỉnh cua quốc hội và tiếp tục đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng trong các ngành xuất khẩu và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tổng GDP cả nước tăng từ 31,8% năm 1997 lên 33,2% năm 1998( theo giá so sánh năm 1994), là thành tựu nổi bật, khẳng định xu thế đi lên đầy triển vọng của sản xuất công nghiệp của nước ta. Trong khó khăn chung, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ được vai tò chủ đạo của toàn bộ ngành công nghiệp xét trên cả hai yếu tố quy mô và tốc độ. Đây là khu 35 vực chiếm tỷ trọng lớn nhất( 46,7%) lại bao gồm toàn bộ ngành công nghiệp then chốt của toàn bộ nền kinh tế và đuy trì được nhịp độ tăng trưởng cao 8,7%. Năm 1998, tỷ trọng của công nghiệp quốc doanh trung ương chiếm 65,45 tổng giá trị sản xuất của công nghiệp quốc doanh nói chung. Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 6,3%. Các công ty cổ phần, TNHH, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn trong giá trị sản xuất ngoài quốc doanh tăng trưởng khoảng 4,5%. Khu vực công nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài tuy chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á, khu vực này vẫn đạt kết quả khả quan: phát triển toàn diện và giữ vững tốc độ tăng trưởng cao so với các năm trước: 1998 tăng 1,6% so với năm 1997. Không chỉ bổ sung nguồn vốn, trang bị kỹ thuật và công nghệ mới, khu vực này còn hình thành một số ngành công nghiệp mới kỹ thuật cao làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng công nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới: hàng loạt sản phẩm mới của các ngành công nghiệp lắp ráp ô tô, sản xuất đồ điện cao cấp, thiết bị bưu điện viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và được xuất khẩu sang thị trường thế giới. . kỹ thuật công nghệ hiện đại và tri thức quản lý kinh nghiệm tiên tiến nhằm thúc đẩy nhanh chóng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh ế nước ta. Giải phóng lực lượng sản xuất thực. hoạch là 5, 5- 6% và hơn hẳn kế hoạch 5 năm 198 6- 1990 là 3,9%); nhịp độ tăng bình quân về sản xuất công nghiệp là 3,3%, sản xuất nông nghiệp là 4 ,5% , kim ngạch xuất khẩu là 20%. Cơ cấu kinh tế. nước Đông Âu và Châu á giảm, sức mua của nhiều mặt hàng công nghiệp trong nước chững lại, thiếu vốn và công nghệ hiện đại, sản xuất công nghiệp nước ta vẫn đứng vững, tiếp tục tăng trưởng và