Lý luận Quan hệ sản xuất trong Công nghiệp hóa hiện đại hóa - 3 pdf

7 204 0
Lý luận Quan hệ sản xuất trong Công nghiệp hóa hiện đại hóa - 3 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

15 phương thức mới. Trong x• hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của các cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời cũng là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng x• hội. C. Mác đ• nhận định: “ Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của x• hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng x• hội”( 9). đó là nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất song cũng chỉ rõ rằng quan hệ sản xuất bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất là hình thức x• hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó đó để phát triển, nó tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất: có thể thúc đẩy hoặc lìm h•m sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuất lỗi thời không còn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, bộc lộ mâu thuẫn gay gắt với lực lượng sản xuất thì trở thành “ xiềng xích trói buộc” kìm h•m sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song tác dụng kìm h•m đó chỉ là tạm thời, theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng nó sẽ bị thay thế bằng kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất( thúc đẩy hoặc kìm h•m), vì nó quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống 16 tổ chức quản lý sản xuất và quản lý x• hội, quy định phương thức phân phối phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó ảnh hưởng đến thái độ của quảng đại quần chúng lao động- lực lượng sản xuất chủ yếu của x• hội; nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ lao động, áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác và phân công lao động Tuy nhiên, không được hiểu một cách giản đơn tính tích cực của quan hệ sản xuất chỉ là vai trò của những hình thức sở hữu. Mỗi kiểu quan hệ sản xuất là một hệ thống, một chỉnh thể hữu cơ gồm cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Chỉ trong chỉnh thể đó, quan hệ sản xuất mới trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm phát triển sản xuất. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung nhất của sự phát triển x• hội. Sự tác động của quy luật này đ• đưa x• hội loài người trải qua các phương thức sản xuất: công x• nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất cộng sản tương lai. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật vận động, phát triển của x• hội qua sự thay thế kế tiếp nhau từ thấp lên cao của các phương thức sản xuất. Nhưng không phải bất cứ nước nào cũng phải nhất thiết, tuần tự trải qua tất cả các phương thức sản xuất mà loài người đ• biết đến. Thự tế phát triển của lịch sử nhân loại cho thấy, tùy theo điều kiện lịch sử- cụ thể, một số nước có thể bỏ qua một hoặc một số phương thức sản xuất để tiến lên phương thức sản xuất mới cao hơn. Đó chính là sự biểu hiện của quy luật chung trong điều kiện cụ thể của 17 mỗi nước. Quy luật chung chi phối sự vận động phát triển của tất cả các nước; còn hình thức, bước đi cụ thể lại tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. 18 II- Cơ sở lý luận của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa 1-Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, x• hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động x• hội cao. 2- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi phương thức sản xuất x• hội nhất định có một cơ sở vật chất- kỹ thuật tương ứng. Cơ sở vật chất của một x• hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất x• hội phù hợp với trình độ kỹ thuật( công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động x• hội sử dụng, tác động vào để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu x• hội. Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất- kỹ thuật của một x• hội là: sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất; sự phát triển khoa học- kỹ thuật; tính chất và trình độ của các quan hệ x• hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất thống trị. Nói cơ sở vật chất- kỹ thuật của một phương thức sản xuất nào đó là nói cơ sở vật chất- kỹ thuật đó đạt đến một trình độ nhất định làm đặc trưng cho phương thức sản xuất đó được khẳng định sự thay thế phương thức sản xuất cũ và được phát triển đúng trên cơ sở bản thân nó. 19 Đặc trưng của cơ sở vật chất- kỹ thuật của các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản là dựa vào công cụ thủ công, nhỏ bé, lạc hậu. Cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản, đặc trưng của nó là nền đại công nghiệp cơ khí hóa và chỉ khi xây dựng xong cơ sở đó, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới trở thành phương thức sản xuất thống trị. Chủ nghĩa x• hội- giai doạn thấp của phương thức sản xuất mới cao hơn chủ nghĩa tư bản- đòi hỏi một cơ sở vật chất- kỹ thuật cao hơn trên cả hai mặt: trình độ kỹ thuật và cơ cấu sản xuất, gắn với thành tựu của cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại. Do vậy có thể hiểu: Cơ sở vật chất- kỹ thuật của chủ nghĩa x• hội sẽ là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, có trình độ x• hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học- công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa x• hội, xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa x• hội là một tất yếu khách quan và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là vì: cơ sở vật chất- kỹ thuật là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất có liên quan đến sự phát triển về chất đối với lượng sản xuất, và năng suất lao động; đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong x• hội và đối với sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa x• hội. Có hai loại nước quá độ lên chủ nghĩa x• hội: các nước quá độ lên chủ nghĩa x• hội đ• qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, các nước quá độ lên chủ nghĩa x• hội chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa( các nước có nền kinh tế kém phát triển). 20 Đối với những nước phát triển quá độ lên chủ nghĩa x• hội, những nước này đ• có sẵn nền đại công nghiệp của chủ nghĩa tư bản để lại cho nên chỉ cần điều chỉnh nền đại công nghiệp đó theo yêu cầu của chủ nghĩa x• hội thì về cơ bản đ• có cơ sở vật chất- kỹ thuật của x• hội mới. Do đó, vấn đề công nghiệp hóa không cần phải đặt ra. Sở dĩ chúng ta phải điều chỉnh nền đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản theo yêu cầu của x• hội vì nền đại công nghiệp cơ khí của chủ nghĩa tư bản dù hiện đại đến đâu chỉ là tiền đề vật chất cho x• hội mới chứ chưa phải là cơ sở vật chất cho chủ nghĩa x• hội vì nó dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, phân bố không đều giữa xá ngành, vùng do đó tất yếu phải điều chỉnh nó. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa x• hội chưa qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, những nước này nền kinh tế lạc hậu chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, muốn có cơ sở vật chất- kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại thì phải tất yếu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan vì: + Nó là con đường duy nhất để tạo ra sự phát triển về chất đối với lực lượng sản xuất và năng suất lao động. Chất của lực lượng sản xuất là hệ thống công cụ lao động hiện đại với trình độ công nghệ hiện đại. + Công nghiệp hóa tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của mọi thành viên trong x• hội bởi vì công nghiệp hóa sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng, khối kượng của cải sản xuất ra ngày càng nhiều tù đó mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của x• hội nói chung và của con người nói riêng. + Là con đường duy nhất để đảm bảo sự thắng lợi cuối cùng vủa chủ nghĩa x• hội. 21 Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa không những là tất yếu mà còn là điều kiện sống còn của chủ nghĩa x• hội. Công nghiệp hóa là tất yếu khách quan đối với những nước quá độ lên chủ nghĩa x• hội trong đó có nước ta. 3- Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Tạo điều kiện biến đổi về chất lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế; do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân; góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa x• hội. - Tạo điều kiện vật chất cho việc củng cố tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước; nâng cao năng lực tích lũy, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người- nhân tố trung tâm của nền sản xuất x• hội. - Tạo điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh và quốc phòng. - Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế. Sự phân tích trên cho thấy mối quan hệ gắn bó trực tiếp giữa công nghiệp hóa với lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa là để thực hiện x• hội hóa về mặt kinh tế, kỹ thuật theo định hướng x• hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và toàn diện; do vậy, Đảng ta cho rằng: “ Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm”( 10) của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa x• hội ở nước ta. . 18 II- Cơ sở lý luận của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa 1-Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn. dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, muốn có cơ sở vật chất- kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện đại thì phải tất yếu tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là. tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động x• hội cao. 2- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Mỗi phương thức sản

Ngày đăng: 28/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan