Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
147,25 KB
Nội dung
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Con người được duy trí cuộc sống, làm việc, lao động và có khả năng chống đỡ bệnh tật nhờ sự cung cấp năng lượng qua thức ăn, đồ uống. Thành phần cấu tạo của một người nặng 60kg bao gồm khoảng 39kg nước, 13kg protein, 4,5kg chất béo, 3kg chất khoáng, 0,5kg chất glucid. Cơ thể người chứa hàng nghìn loại các phân tử hữu cơ. Ngoài nguồn năng lượng và nước ra, để đảm bảo cho nhu cầu sức khỏe cần có 9 acid amin thiết yếu, 2 acid béo và các vitamin, các chất vi lượng. Trong các thành phần vô cơ đưa vào, các chất được xem là thiết yếu đó là: calci, phospho, iod, magiê, kẽm, đồng, kali, natri, clo, coban, crôm, mangan, molibden và seleni. Để duy trì trọng lượng cơ thể, phải có sự cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng thải ra. 1. Năng lượng đưa vào: Lượng calori đưa vào do thành phần và sự hấp dẫn của thực phẩm, bữa ăn. Các chất dinh dưỡng cấu tạo nên cơ thể không phải là những vật liệu cố định mà luôn luôn được thay thế và đổi mới. Các vật liệu để xây dựng, đổi mới này hoàn toàn là do thức ăn, nước uống cung cấp. Như vậy, bữa ăn phải đáp ứng các yêu cầu phức tạp của cơ thể. Yêu cầu của bữa ăn bao gồm: - Đủ lượng, đủ calo. - Đủ chất: glucid, protid, lipid, chất khoáng, vitamin, chất xơ, vi lượng. - Cân đối, hợp lý giữa các thành phần: . Glucid vào khoảng 50-55% . Protid vào khoảng 15% . Lipid vào khoảng 30-35% - Cảm giác ngon: ngon miệng, ngon mắt, ngon mũi, ngon tai. 2. Năng lượng thải ra: Sự tiêu hao năng lượng hàng ngày có thể được đánh giá bằng tổng số năng lượng của nhu cầu cơ thể, năng lượng sinh nhiệt của chế độ ăn và hoạt động thể lực. HARRIS-BENEDICT đã đề nghị một công thức để tính sự tiêu hao năng lượng cơ sở dựa trên giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng như sau: BEE (Kcal) ở nam: 66,47 + (13,75 x W) + (5,0 x H) – (6,8 x A) x Hệ số hoạt động x Hệ số bệnh lý. BEE (Kcal) ở nữ: 655,09 + (9,6 x W) + (1,85 x H) – (4,7 x A) x Hệ số hoạt động x Hệ số bệnh lý. Trong đó: - BEE (basal energy expenditure) trung bình 30 Kcal/kg/ngày. - W: Trọng lượng cơ thể lý tưởng tính bằng kg. - H: Chiều cao tính bằng cm. - A: Tuổi tính bằng năm. - Hệ số hoạt động: nằm tại giường 1,2; ngoại trú 1,3. Bệnh nhân vật vã 1,2 → 1,4. - Hệ số bệnh lý: Sốt 1,1 → 1,4. Nhiễm khuẩn cấp 1,2 → 1,6. Chấn thương 1,35 → 1,5. Bỏng 1,1 → 1,9. Ưu năng tuyến giáp 1,3 → 1,9. Người ta còn đo sự tiêu hao năng lượng lúc nghỉ ngơi (resting energy expenditure (REE) bằng phương pháp đo gián tiếp bởi calo kế trong một khoảng thời gian biết trước sau đó tính ra 24 giờ. REE sau đó được nhân với hệ số để tính cho từng cá thể. Năm 1981 FAO/WHO/UNU đưa ra hằng số 11.000 REE ở người bình thường. 3. Đánh giá cân bằng nitơ hàng ngày: * Nitơ toàn phần trong nước tiểu / Urê toàn phần trong nước tiểu = 0,55. Do đó: Urê/1ml nước tiểu x thể tích nước tiểu 24 giờ x 0,55 = Nitơ toàn phần nước tiểu. Chúng ta biết 100g protein chuyển hóa được 16g nitơ. Do đó muốn có 1g nitơ cần 100/16 = 6,25g protein. Vì vậy có thể tính nitơ toàn phần nước tiểu bằng protein toàn phần nước tiểu x 6,25. Ví dụ: một người được cung cấp 98g protein, bài tiết urê/ml nước tiểu là 15g, lượng nước tiểu trong ngày là 1.700ml, theo tính toán trên ta có: - Nitơ toàn phần nước tiểu = (15 x 1700 x 0,55)/1000g = 14g - Protein toàn phần nước tiểu = 14g x 6,25 = 87,5g Được biết protein mất theo phân bằng 10% protein nước tiểu nên ta có: - Protein toàn phần thải ra = Protein toàn phần nước tiểu + Protein phân = 87,5 + 8,75 = 96,25. Trong trường hợp này, cân bằng protein là 98g – 96g = 2g. * Để đánh giá sự cân bằng protein và tình trạng dinh dưỡng theo nguyên tắc: thăng bằng khi lượng đưa vào = lượng thải ra. . Cân bằng (+) khi lượng đưa vào > lượng thải ra. . Cân bằng (-) khi lượng đưa vào < lượng thải ra. . Nếu cân bằng (-) kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tật và chết. . Nếu cân bằng (+) nhiều, kéo dài sẽ gây béo phì, đái tháo đường, tăng mỡ máu. * Có thể theo dõi khối lượng và thành phần của các khoang của cơ thể và đánh giá tại giường sự cân bằng nitơ hàng ngày theo công thức: Protein ăn vào hàng ngày (g) / 6,25 = Nitơ urê nước tiểu 24giờ (g) + 2,5g. Trong đó: 2,5g là số gần đúng của nitơ niệu phi urê cộng với sự mất nitơ qua phân và mồ hôi. * Đối với các bệnh nhân ổn định về lâm sàng có thể đánh giá: Protein ăn vào (g) = [nitơ urê niệu 24giờ (g) + 2,5g] x 6,25. Cũng cần đánh giá nhu cầu tối thiểu và mức chịu đựng tối đa năng lượng. Tóm lại, đối với người khỏe mạnh, không bệnh tật, chế độ ăn cần cung cấp: (1) Đủ số nhu cầu năng lượng: Người lớn: 25-40 Kcal/kg thể trọng/ngày: 1300 → 2000 Kcal. Trẻ em: 1000 Kcal + (100 x tuổi)/ngày. Trong đó: 1g glucid cho 4 Kcal, 1g protid cho 4 Kcal, 1g lipid cho 9 Kcal. Thành phần Số Kcal/Tổng số Kcal/ngày Số gam/ngày Glucid 60% ± 5/1000 – 1200 200 - 300 g/ngày Protid 10% ± 5/200 – 300 1 - 3 g/kg/ngày Lipid 30% ± 10/300 – 400 1 - 5 g/kg/ngày (2) Cân đối nhu cầu từng chất: - Glucid: đường < 20% (saccharose) chất bột (có vitamin B1, cellulose, pectin). - Lipid: acid béo thực vật lên trên 30% tổng số đưa vào: lipid thực vật: 20-30% acid béo chưa no (HDL tăng): 10%. - Protid: protid động vật lên trên 50% ở trẻ em, 25% ở người lớn: có tỷ lệ hợp lý giữa các acid amin có 9 acid amin thiết yếu có 2 acid béo. (3) Các tương quan: 1g nitơ = 6,25 g protein = 2g urê = 30g thịt = 1,5 mmol K. 1g muối ăn có 400mg natri. 1g mì chính có 400mg natri. Nhu cầu tối thiểu của cơ thể cần 400mg natri/ngày nghĩa là tương đương 1g muối ăn hoặc 1g bột mì chính. Trong chế độ căn thông thường có khoảng 3-6 g natri tương đương với 8-15 g muối tùy từng vùng. Trong bữa ăn có đủ cơm, mì, rau quả, thịt, cá có thể có 400mg natri tức 1g muối cho nhu cầu tối thiểu. (4) Chế độ ăn uống trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở những yêu cầu cho các bữa ăn đủ, đúng, hợp lý, qua nhiều năm nghiên cứu, Viện dinh dưỡng đã đưa ra tháp dinh dưỡng cân đối với nhu cầu thực phẩm trung bình cho một người trưởng thành, trong 1 tháng. Trong tháp dinh dưỡng có 12kg lương thực (gạo, mì, sắn); 10kg rau; 1,5kg thịt; 2kg thủy sản (cá, tôm, cua); 2kg đậu phụ; 600g dầu mỡ, vừng, lạc; dưới 500g đường; dưới 300g muối. Các thành phần cung cấp năng lượng trên được chế biến thành các món ăn. Nhờ nhìn qua các món ăn của một gia đình người ta biết được bữa ăn đó đủ hay thiếu dinh dưỡng. Nó cũng là một trong những cơ sở để đánh giá hoàn cảnh kinh tế và trình độ văn hóa của một gia đình. Món cơm là nguồn cung cấp năng lượng chính, yêu cầu được ăn no. Món giàu đạm, béo (cá, thịt, trứng, đậu phụ, vừng, lạc). Món rau cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ. Món canh cung cấp nước và chất dinh dưỡng bổ sung. Món tráng miệng bằng hoa quả hoặc kẹo bánh ngọt để kết thúc bữa ăn. Trong một số bữa ăn trong tuần hoặc bữa ăn liên hoan có thêm chất khai vị, thức uống. Ăn uống cũng cần được vệ sinh và tiết kiệm. Tóm lại bữa ăn là nguồn cung cấp năng lượng chính, phải đảm bảo nhu cầu sinh học, thay đổi theo giới, chiều cao, cân nặng, thay đổi sinh lý (có thai, cho con bú), hoạt động thể lực, thay đổi thời tiết và bệnh tật. II. CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ TRONG MỘT SỐ BỆNH THẬN Chế độ ăn uống đối với người sức khỏe bình thường đã quan trọng, nay bị bệnh thận càng quan trọng hơn. Nó có thể làm bệnh nặng lên (phù tăng nếu không ăn nhạt), thiểu dưỡng, suy kiệt nếu cân bằng nitơ âm tính nhiều trong suy thận mạn tính, lọc màng bụng ngoại trú liên tục. 1. Chế độ ăn nhạt: Khi bị phù do bệnh thận, suy tim, xơ gan và tăng huyết áp cần thực hiện chế độ ăn nhạt. Người ta phân biệt: ăn nhạt hoàn toàn, ăn nhạt vừa ăn, nhạt ít. * Ăn nhạt hoàn toàn: Lượng natri hàng ngày được cung cấp vào khoảng 200-300 mg, tương đương với 9-13 mmol, có sẵn trong thực phẩm của bữa ăn. Vì thế khi chế biến cần: - Không dùng muối, nước mắm, mì chính, bột canh trong nấu nướng. [...]... mEq) xuống còn 2g (51 mEq) khi bị tăng kali máu - Chế độ ăn tăng kali: cung cấp lượng kali quá 5,8g (150 mEq) Chỉ định khi dùng lợi tiểu quai, hypothiazid kéo dài, điều trị bằng glucocorticoid kéo dài - Chế độ ăn giảm calci Hạn chế sử dụng calci ăn hàng ngày, trung bình từ 800mg xuống còn 200-400 mg Chỉ định trong điều trị tăng calci máu và một số loại sỏi thận - Chế độ ăn tăng calci Chế độ ăn 1000mg... người ta áp dụng chế độ ăn kiêng đạm hoàn toàn và thấy người bệnh chóng suy kiệt, thiểu dưỡng Về sau, trên thực nghiệm và lâm sàng nhiều công trình xác nhận, nếu khi đã suy thận, chế độ ăn quá nhiều protein sẽ phát triển xơ hóa cầu thận làm bệnh nặng lên, ngược lại chế độ ăn ít protein làm chậm tiến triển của bệnh Khẩu phần protein hạn chế này không được vượt quá khả năng bài tiết urê của thận, vào khoảng... triệu chứng rất quan trọng trong đó có chế độ ăn uống Tùy theo giai đoạn của suy thận cấp tính để áp dụng chế độ ăn uống thích hợp: * Trong suy thận cấp tính giai đoạn vô niệu: Nguyên tắc: Đủ năng lượng, đủ glucid, ít protid, ít lipid, ít nước, ít muối, ít kali Cần đưa calo để giảm tối thiểu dị hóa protein Ví dụ một người nặng 60kg, khi bị suy thận cấp ở giai đoạn vô niệu, chế độ ăn cần 1840 Kcal, 350g... (hãng Fresenius) trong đó có chứa các acid amin thiết yếu và có các acid amin không thiết yếu 8 Các chế độ ăn đặc biệt khác: - Chế độ ăn nghèo purin Lượng tiền chất acid uric giảm tối thiểu như là một biện pháp điều trị bổ sung trong bệnh Gút và sỏi acid uric Cần ăn ít thịt nhất là gan, thận, lách, cá nục, cá thu, tôm, nước ép, rau khô Kiêng bia,rượu - Chế độ ăn giảm kali: giảm lượng kali ăn hàng ngày,... protid động vật để cung cấp những acid amin thiết yếu Tùy theo mức độ suy thận và kèm theo các triệu chứng phù, tăng huyết áp, giảm mức lọc cầu thận hoặc đang áp dụng lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo chu kỳ để tạo chế độ ăn gia giảm Nguyên tắc: Đủ hoặc giàu năng lượng Đủ glucid Giảm protid Bình lipid Đủ hoặc nhiều nước Bình hoặc giảm natri Áp dụng thực tế: Theo trường phái Bệnh viện Necker, chế độ ăn. .. bột canh thì giảm muối ăn với số lượng tương đương 2 Chế độ nước uống: Trong một số trường hợp bệnh lý: phù, suy thận cấp giai đoạn thiểu niệu-vô niệu, cần thực hiện nghiêm ngặt hạn chế natri kèm theo hạn chế nước để có hiệu quả trong điều trị Cần tính cân bằng nước vào, nước ra Lượng nước vào bao gồm lượng nước uống, lượng nước canh trong thức ăn, lượng nước chuyển hóa thức ăn khoảng 300 ml/ngày và... và có trong gạo, mì, đậu đỗ, sữa đậu nành Cần thay đổi khẩu vị, nên chế biến xen kẽ thịt bò, thịt lợn, cá, tôm … trong ngày và trong tuần Trứng chỉ nên ăn 1-2 quả trong 1 tuần Nếu đang điều trị bằng Corticoid nên ăn nhiều tôm, cua, cá, xương sụn để cung cấp calci - Chất béo: không được ăn nhiều, trái lại cần ăn ít Không ăn mỡ động vật Dùng dầu thực vật, dầu đậu tương để chế biến thức ăn Không ăn bơ,... Chế độ ăn 1000mg calci/ngày Chỉ định khi suy thận, calci máu giảm, có dấu hiệu của cường tuyến cận giáp thứ phát - Chế độ ăn ít phospho Hàm lượng chỉ từ 700-800 mg/ngày để ngăn ngừa tăng phospho máu và cường tuyến cận giáp thứ phát trong suy thận - Chế độ ăn giảm oxalat được chỉ định để giảm nguồn ngoại sinh của oxalat mạn tính, bệnh tăng oxalat niệu và sỏi thận do oxalat calci ... thức ăn Không ăn bơ, phủ tạng động vật (óc, gan, bầu dục, da) vì chứa nhiều cholesterol - Đủ chất khoáng, vitamin và vi lượng Có nhiều trong hoa quả, đậu đỗ - Ít muối, mì chính - Đủ hoặc ít nước Dựa vào lượng nước tiểu hàng ngày Cân bằng nước không được dương tính 5 Chế độ ăn trong suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính là hội chứng suy giảm đột ngột chức năng bài tiết của thận mà trước đó bình thường... thận, chế độ ăn nên: - Đủ năng lượng: 30-35 Kcal/ngày; trong đó glucid bao gồm cơm, mì, khoai củ các loại, bánh kẹo, đường mật - Đủ đạm: 1 g/kg thể trọng/ngày - Ít béo - Ít muối: khoảng 1,2,3g muối và mì chính - Ít nước: lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu 24 giờ + 500 ml/ngày - Hoa quả: vừa phải 4 Chế độ ăn trong hội chứng thận hư nguyên phát chưa suy thận: Nguyên tắc: Giàu năng lượng . bú), hoạt động thể lực, thay đổi thời tiết và bệnh tật. II. CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ TRONG MỘT SỐ BỆNH THẬN Chế độ ăn uống đối với người sức khỏe bình thường đã quan trọng, nay bị bệnh thận càng. tiểu + 500ml. 3. Chế độ ăn trong viêm cầu thận cấp tính: Phụ thuộc vào phù, tăng huyết áp, suy thận. Khi chưa có suy thận, chế độ ăn nên: - Đủ năng lượng: 30-35 Kcal/ngày; trong đó glucid. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN I. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Con người được duy trí cuộc sống, làm việc, lao động và có khả năng chống đỡ bệnh tật nhờ sự cung cấp năng lượng qua thức ăn,