1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 4) pps

7 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 227,62 KB

Nội dung

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 4) 5. Chế độ ăn trong suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính là hội chứng suy giảm đột ngột chức năng bài tiết của thận mà trước đó bình thường. Việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệu chứng rất quan trọng trong đó có chế độ ăn uống. Tùy theo giai đoạn của suy thận cấp tính để áp dụng chế độ ăn uống thích hợp: * Trong suy thận cấp tính giai đoạn vô niệu: Nguyên tắc: Đủ năng lượng, đủ glucid, ít protid, ít lipid, ít nước, ít muối, ít kali. Cần đưa calo để giảm tối thiểu dị hóa protein. Ví dụ một người nặng 60kg, khi bị suy thận cấp ở giai đoạn vô niệu, chế độ ăn cần 1840 Kcal, 350g glucid, 6g protid, 58g lipid và truyền 200-500 ml glucose 20%. * Trong suy thận cấp tính giai đoạn đái nhiều: Nguyên tắc: Đủ calo, đủ glucid, ít protid, đủ lipid, nhiều nước, ít hay đủ muối. Trong ví dụ trên, giai đoạn này cần cung cấp 2.100 Kcal, 256g glucid, 40g protid, 79g lipid và Na + 814mg. 6. Chế độ ăn trong suy thận mạn tính: Suy thận mạn tính có hội chứng lâm sàng, thể dịch của sự suy giảm chức năng ngoại tiết và nội tiết của thận xảy ra từ từ, ngày càng nặng và không hồi phục. Vì thế nó diễn biến từ giai đoạn nhẹ đến giai đoạn cuối với các triệu chứng rầm rộ của hội chứng urê máu cao. Trong suy thận mạn tính có sự ứ trệ các sản phẩm của sự thoái giáng protein như urê, creatinin, acid uric … và một số chất với lượng rất nhỏ như ac. Guanidinosuccinic, methyl-guanidin, acid phenolic, indol. Có khoảng trên 200 chất có nitơ với lượng bất thường trong suy thận mạn tính. Sự điều trị những rối loạn chuyển hóa protid trong suy thận mạn tính từ lâu dựa vào dinh dưỡng, ăn uống. Lúc đầu người ta áp dụng chế độ ăn kiêng đạm hoàn toàn và thấy người bệnh chóng suy kiệt, thiểu dưỡng. Về sau, trên thực nghiệm và lâm sàng nhiều công trình xác nhận, nếu khi đã suy thận, chế độ ăn quá nhiều protein sẽ phát triển xơ hóa cầu thận làm bệnh nặng lên, ngược lại chế độ ăn ít protein làm chậm tiến triển của bệnh. Khẩu phần protein hạn chế này không được vượt quá khả năng bài tiết urê của thận, vào khoảng gấp 3 lần urê niệu 24 giờ, gồm 2/3 là protid động vật để cung cấp những acid amin thiết yếu. Tùy theo mức độ suy thận và kèm theo các triệu chứng phù, tăng huyết áp, giảm mức lọc cầu thận hoặc đang áp dụng lọc màng bụng hay chạy thận nhân tạo chu kỳ để tạo chế độ ăn gia giảm. Nguyên tắc: Đủ hoặc giàu năng lượng. Đủ glucid. Giảm protid. Bình lipid. Đủ hoặc nhiều nước. Bình hoặc giảm natri. Áp dụng thực tế: Theo trường phái Bệnh viện Necker, chế độ ăn 0,7 g/kg thể trọng/ngày cho bệnh nhân nặng 70kg được phân chia như sau: - Năng lượng: 30-35 Kcal/kg thể trọng/ngày, 55% từ glucid, 33% từ lipid. - Protid: 0,7 g/kg thể trọng/ngày, có ≥ 50% protein năng lượng sinh học cao. - Lipid: 1/3 bão hòa, 1/3 không no đơn, 1/3 không no kép. - Glucid: gạo, mì, đường hấp thu chậm. - Nước: bằng nước tiểu dự trữ. - Muối natri: từ 500-1000 g natri. - Kali: hạn chế thức ăn giàu potasio. Theo Nguyễn Văn Xang, dựa vào nguyên lý chung và sát với hoàn cảnh Việt Nam, chế độ ăn trong điều trị bảo tồn suy thận mạn vừa và nặng cần theo các nguyên tắc: - Ít đạm, dùng đạm quý: thịt cá tôm nạc, trứng sữa. Mỗi ngày ăn đạm tương đương 100g thịt bò tươi hoặc 2 quả trứng. Bổ sung 1 cốc sữa loãng. Suy thận nặng lên thì thịt cá phải rút bớt. - Nhiều năng lượng (calo) bằng các chất bột ít đạm như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, bột sắn, miến dong. Có thể ăn nhiều các thứ đó theo khả năng kèm theo đường, mật ong, mía, quả ngọt, bánh kẹo ngọt. Cơm, mì mỗi bữa chỉ nên ăn 1 bát đầy hoặc 2 bát lưng. - Dầu, bơ, mỡ không kiêng, ăn đủ để cung cấp năng lượng. - Ăn rau họ cải, họ bầu bí, ăn quả ngọt, không ăn hoa quả chua. - Ít mặn, ít bột ngọt khi có phù và tăng huyết áp. - Nước uống đủ, bằng lượng nước tiểu 24 giờ thêm 500ml. Thực đơn cụ thể nên chọn theo hướng dẫn sau đây: Cần chế biến cho hợp khẩu vị, thay đổi món trong ngày và trong tuần. Ăn bữa sáng (chọn 1 trong những món sau hoặc chế biến tương tự). 1. Hai lát bánh mì có phết bơ đủ ngon kèm 1 cốc nước trà loãng pha đường, sữa đường loãng hoặc cà phê sữa cho thêm đường. 2. Khoai lang, khoai sọ luộc chấm mật ong kèm 1 cốc trà loãng pha đường. 3. Bánh cuốn nóng 1 đĩa có loáng thoáng thịt ruốc hoặc ít giò lụa thái chỉ và hành mỡ. 4. Phở có nước béo, loáng thoáng thịt, không mì chính (bột ngọt), có gia vị và rau thơm. 5. Bún riêu cua, có nước béo, không mì chính (bột ngọt). Bữa ăn trưa (có thể đổi làm bữa ăn tối). 1. Cơm 1 bát, cơm rang càng tốt. 2. Khoai tây rán, ăn no. 3. Canh cải hoặc các loại mùng tơi, có ít tôm nõn hoặc tôm tươi. 4. Cá nạc 1 lát mỏng hoặc vài lát thịt kho. 5. Tráng miệng bằng quả ngọt. Bữa ăn tối (có thể làm bữa ăn trưa). 1. Cơm 1 bát lưng. 2. Miến dong xào giòn với hạt tiêu. 3. Khoai sọ hầm nhừ với ít sườn hoặc thịt chân giò nửa nạc nửa mỡ, bỏ da. Ăn khoai nhiều hơn thịt. 4. Trứng rán (chiên) nửa quả với khoai tây thái nhỏ. 5. Rau luộc hoặc rau sống. Không ăn rau ngót, rau dền, rau muống hoặc ăn rất ít. 6. Tráng miệng bằng quả ngọt hoặc nước ngọt. Bữa ăn phụ (giữa buổi, ban đêm). Chọn 1 trong các món sau: - Khoai luộc chấm đường, mật ong, mật nước. - Bột sắn với đường. - Bánh kẹo ngọt, bánh quy bơ, kem ngọt. - Hoa quả ngọt như nhãn, mãng cầu, mít, sầu riêng, hồng xiêm, nho ngọt, xoài ngọt, dưa hấu, mía. Nước uống thêm hàng ngày bằng lượng nước tiểu ngày hôm trước với: nước lọc, nước chè xanh, chè lipton loãng có đường, nước khoáng, nước ngọt. Không uống nước chanh chua. Không uống các loại rễ lá cây vì gây suy thận nhanh. . CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TRONG BỆNH THẬN (Kỳ 4) 5. Chế độ ăn trong suy thận cấp tính: Suy thận cấp tính là hội chứng suy giảm đột ngột chức năng bài tiết của thận mà trước đó bình. quan trọng trong đó có chế độ ăn uống. Tùy theo giai đoạn của suy thận cấp tính để áp dụng chế độ ăn uống thích hợp: * Trong suy thận cấp tính giai đoạn vô niệu: Nguyên tắc: Đủ năng lượng,. lượng bất thường trong suy thận mạn tính. Sự điều trị những rối loạn chuyển hóa protid trong suy thận mạn tính từ lâu dựa vào dinh dưỡng, ăn uống. Lúc đầu người ta áp dụng chế độ ăn kiêng đạm

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN